Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh đau xương cụt

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi laasd19, 28/8/17.

  1. laasd19

    laasd19 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/12/16
    Bài viết:
    0
    Xương cụt hay còn được gọi là xương đuôi. Đây là phần xương cuối cùng của xương cột sống, nó được tạo thành từ 4-6 đốt sống dính liền nhau. Bộ phận này cũng giống như những hệ xương khớp khác, cũng có thể bị viêm, bị tổn thương, đau nhức dữ dội. Tuy nhiên, khi mắc bệnh nhiều người lại không biết đây là bệnh gì? có nguy hiểm không? và cách điều trị như thế nào. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ những thông tin về đau xương cụt http://www.daumoixuongkhop.net/dau-xuong-cut-khi-ngoi-lau-co-nguy-hiem-khong.html và cách chữa trị đúng đắn.

    [​IMG]

    Triệu chứng của bệnh đau xương cụt
    - Đau ở mông hoặc hông: Vị trí của xương cụt nằm ở mông, vì thế khi bị đau xương cụt thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở mông hoặc hông. Cơn đau có thể âm ỉ cả ngày hoặc đôi khi lại nhói lên do những tác động như người bệnh đứng lên, ngồi xuống, di chuyển...
    - Đau lan sang các vị trí khác: Ban đầu khi mắc bệnh, cơn đau chỉ xuất hiện duy nhất tại 1 điểm ở xương cụt, nhưng sau đó sẽ lan ra nhanh chóng ở các vị trí xung quanh như hông, háng đùi rồi lan cả xuống đầu gối, mắt cá chân. Tuy nhiên, triệu chứng này không giống nhau ở mỗi người bệnh.

    Các triệu chứng của bệnh đau xương cụt khiến cho nhiều người gặp cản trở, khó khăn trong việc vận động, đứng lên ngồi xuống không được, cũng không thể đứng yên, cảm giác vô cùng khó chịu.

    Nguyên nhân gây bệnh đau xương cụt
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau xương cụt, có thể là do tuổi tác, do chấn thương hoặc do các bệnh khác gây ra. Nhưng dù là nguyên nhân nào đi nữa thì người bệnh cũng không nên xem thường căn bệnh này, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.

    Các nguyên nhân chủ yếu gây đau xương cụt:
    - Do chấn thương: Khi vùng xương cụt bị chấn thương vấp ngã, tai nạn giao thông, khiến cho xương bị nứt hoặc tổn thương nghiêm trọng, cũng có thể dẫn đến bệnh đau xương cụt.

    [​IMG]

    - Do tuổi tác: Khi độ tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Đối với nữ giới lớn tuổi: dây tử cung sẽ bị hạ thấp nguyên nhân là do dây chằng nối với tử cung bị giãn ra, đây cũng là nguyên nhân gây đau xương cụt thường gặp ở nữ giới.

    - Do giới tính: Theo thống kê cho thấy nữ giới dễ bị đau xương cụt hơn nam giới do cơ địa. Đặc biệt là phụ nữ mang thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt cũng thường bị đau xương cụt, nhưng đây là một hiện tượng bình thường nên không có gì phải quá lo lắng.
    + Đau xương cụt khi mang thai: Do vị trí cổ tử cung thay đổi đột ngột, vì phải làm việc quá sức hoặc sinh đẻ nhiều, khiến cho cổ tử cung bị dính chặt lên trên, sệ xuống hoặc thoát ra ngoài gây đau xương cụt.
    + Do vòng tránh thai bất thường, có kích cỡ quá lớn, không phù hợp với cổ tử cung của nữ giới, khiến cho nó bị xô lệch cũng gây đau xương cụt.

    - Do nghề nghiệp: Người có tính chất công việc phải ngồi làm việc liên tục như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe hay thường bị đau xương cụt do sức ép chèn lên xương quá lớn.

    - Do các bệnh lý khác dẫn đến đau xương cụt.
    + Các bệnh đau nhức xương khớp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp...
    + Bệnh lý phụ khoa: viêm cơ quan sinh dục, khối u ở khoang xương chậu, u xơ cổ tử cung, khối u buồng trứng.
    + Bệnh lý về đường tiết niệu như viêm thận cấp, viêm thận mãn tính, viêm đường tiết niệu, có khối u, sỏi, hạch trong đường tiết niệu.

    Xem ngay: Các loại thuốc trị đau nhức xương khớp http://www.daumoixuongkhop.net/tri-benh-dau-nhuc-xuong-khop-uong-thuoc-gi.html

    Những cách chữa đau xương cụt mà không cần dùng thuốc

    [​IMG]

    Để điều trị bệnh đau xương cụt, người bệnh cần tìm được nguyên nhân gây bệnh.
    Đối với trường hợp bị đau xương cụt mà không phải do bệnh lý gây ra thì bạn có thể khắc phục bằng những cách sau đây:
    - Chườm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng vào vùng bị đau. Lưu ý, không được dùng tay đấm lên vùng bị đau xương cụt vì nó có thể gây tổn thương đến cơ thể.
    - Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, tránh làm việc quá sức hoặc vận động quá mạnh.
    - Khi tắm, nên sử dụng nước ấm để làm giảm đau nhức.
    - Tập luyện thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga sẽ giúp giảm đau nhức một cách hiệu quả.
    - Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học: bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, kẽm, magie, vitamin bằng những thực phẩm lành mạnh. Tránh xa các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

    Đối với trường hợp là bệnh lý thì tùy vào từng tình trạng mà người bệnh sẽ áp dụng những cách điều trị đau xương cụt cho phù hợp:
    - Sử dụng thuốc: Chủ yếu là các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm.
    - Điều trị bằng các biện pháp vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt theo sự chỉ định của bác sĩ.
    - Nếu bệnh quá nặng phải cần tiến hành phẩu thuật để cắt bỏ xương cụt đi.

    Để điều trị bệnh đau xương cụt hiệu quả thì tốt nhất nên điều trị sớm, vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí điều trị. Có một số trường hợp bệnh nặng và chuyển sang mãn tính, việc điều trị phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Mong rằng qua bài viết này giúp người đọc sẽ nắm rõ hơn về những thông tin của căn bệnh này, từ đó giúp cho việc điều trị thêm hiệu quả và nhanh chóng hơn. Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!

    Nguồn: http://www.dieutrithoatvidiadem.net/dau-xuong-cut-o-mong-nguyen-nhan-va-trieu-chung.html
     

Chia sẻ trang này