Bệnh suy nhược thần kinh là một trong những tên gọi chung của các chứng bệnh liên quan đến suy nhược hệ thần kinh như lo âu hồi hộp rối loạn lo âu. Dẫn đến các triệu chứng như tim đập nhanh, lo sợ cảm giác bồn chồn lo lắng. Thường người bệnh có những triệu chứng trên sẽ đi đến các chuyên khoa tim mạch để phòng và điều trị bệnh chứ không đến các chuyên khoa tâm thần để điều trị do tâm lý. Khi các bác sĩ gợi ý đến các khoa thần kinh thì bệnh nhân sẽ cảm thấy lo lắng và phản ứng lại bác sĩ. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn lo âu căng thẳng và suy nhược thần kinh. Stress Nếu bạn stress lâu ngày, dai dẳng đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, stress có 2 dạng nặng và nhẹ, nếu như chúng ta biết mình stress, biết các khắc phục và vượt qua được thì hệ thống thần kinh của bạn sẽ được rèn rũa và sẽ trở nên cứng cáp và can đảm mạnh mẽ hơn. Giúp bạn có thể vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống và tránh tình trạng bị trầm cảm, tự kỷ. Stress có từ mức độ nhẹ đến nặng, kéo dài sau sang chấn. Khi bị stress nhẹ, kể cả nặng, mà chúng ta vượt qua được, thì chúng ta đã được “trui rèn” trở nên cứng cáp, can đảm trong cuộc sống. Trường hợp này, stress có lợi. Khi stress nặng hoặc xảy ra nhiều lần mà chúng ta không vượt qua được thì rất dễ dẫn đến các phản ứng trầm cảm trong thời gian ngắn, phản ứng trầm cảm kéo dài hay vừa lo âu vừa trầm cảm… Rối loạn lo âu Rối loạn lo âu là một trong những nhóm bệnh của suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu khiến cho người bệnh cảm giác sợ hãi, tuy nhiên lại không biết mình sợ hãi cái gì và thường không có nguyên nhân rõ ràng. Hiện nay ngày càng có nhiều người đi khám bệnh rối loạn lo âu ngày một tăng. Tuy nhiên không phải ai cũng đi khám đúng chuyên khoa mà thường vào các chuyên khoa như tim mạch, hô hấp để điều trị bệnh. Đọc thêm: Một số triệu chứng rối loạn lo âu Ngoài ra, vì triệu chứng dễ thấy và thấy sớm nhất là hồi hộp đánh trống ngực (lo vô cớ) nên số lượng bệnh nhân đi khám bác sĩ tim mạch cũng nhiều và đôi khi được chẩn đoán là rối loạn thần kinh tim hoặc rối loạn chức năng thần kinh tim. Chỉ đến đến khi các triệu chứng trên kéo dài và chưa được dùng đúng thuốc chuyên khoa nên bệnh không giảm, thì lúc này mới đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Các rối loạn lo âu gồm nhiều loại khác nhau như lo âu lan tỏa, cơn hoảng loạn, lo âu và trầm cảm hỗn hợp… Nếu các triệu chứng lo âu hiện diện cùng lúc với các triệu chứng trầm cảm thì các bác sĩ chuyên khoa tâm thần có khuynh hướng chẩn đoán là trầm cảm. Như vậy, có thể hiểu suy nhược thần kinh còn có cả trầm cảm. Trầm cảm Trầm cảm được biểu hiện bằng các triệu chứng: buồn chán, không còn quan tâm hứng thú, mất ngủ, bứt rứt hoặc chậm rề rà, thiếu hụt năng lượng để làm việc, cảm thấy vô dụng, có lỗi và hay nghĩ tới cái chết… Trầm cảm có thể biểu hiện triệu chứng ở từng lúc hay thời gian khác nhau, hoặc sau một giai đoạn rối loạn tâm thần khác. Có người chỉ xuất hiện một cơn trầm cảm, mức độ có cả nặng và trung bình. Cơn trầm cảm nặng có tiêu chuẩn chẩn đoán rất rõ ràng và có cả nguy cơ tự tử. >> hay chóng mặt là bệnh gì có phải bị suy nhươc thần kinh không ? Một số cách phòng ngừa suy nhược thần kinh Một số cách giúp bạn phòng ngừa bệnh suy nhược thần kinh như ăn uống hợp lý, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, không nên lạm dụng rượu bia, sử dụng các chất kích thích Tránh stress không nên đặt tham vọng và mục tiêu quá lớn, khi bạn không thực hiện được khiến bạn chán nản và suy nghĩ nhiều. Học hỏi bạn bè, cởi mở hơn trong các mối quan hệ, hòa đồng và vui vẻ Tránh ích kỷ, thù hằn Nên nói ra tình trạng buồn phiền, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể và thần kinh) với người thân cận hoặc ai đó mà chúng ta tin tưởng. Trên đó là những triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh và rối loạn lo âu chúc bạn có một sức khỏe tốt. Bạn có thể xem thêm: Một số trieu chung dau nua dau