[Nhân Dân] Cố vấn quân sự ban đầu của lực lượng Việt Minh-Kỳ 2: Đơn vị “Bộ đội Việt - Mỹ”

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi TheDeathKnight, 30/3/20.

  1. TheDeathKnight

    TheDeathKnight T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/3/10
    Bài viết:
    611
    Cách đây 20 năm, tôi nhận được một phong bì gửi từ Seattle (Mỹ) và người gửi là cụ Mac Shin, một trong hai nhân viên tình báo đầu tiên của lực lượng Đồng minh đã đi cùng Bác Hồ về An toàn khu ở Tân Trào để phối hợp hoạt động chống phát-xít Nhật giữa Việt Minh và Đồng minh trong những ngày trước Cách mạng Tháng Tám lịch sử.

    Kỳ 1: Mac Shin và 128 ngày với Bác Hồ

    Trong giai đoạn 1992-2002, tôi là Thư ký Hội Việt - Mỹ, một tổ chức quần chúng hoạt động thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Năm 1995, trong bối cảnh hai nước vừa bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Hội Việt - Mỹ đã tổ chức mời được những người Mỹ thuộc lực lượng Đồng minh đã hoạt động tại chiến khu Tân Trào, cùng lực lượng kháng chiến cách mạng của Việt Nam chống phát-xít Nhật. Vì thế tôi đã được gặp gỡ, tiếp xúc thiếu tá Thomas, trung sĩ Henry Prunier,… là thành viên của toán “Con nai” (The Deer Team) - tên gọi toán đặc nhiệm thuộc Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ OSS, tiền thân của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) sau này; Frankie Tan, Mac Shin - hai nhân viên tình báo đầu tiên đi cùng Bác Hồ từ Côn Minh (Trung Quốc) về Việt Bắc. Năm 1995, khi thăm lại Việt Nam, họ đều là những người cao tuổi và tất nhiên, họ vô cùng cảm động khi có dịp tới thăm những nơi đã lưu lại những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời mình.

    Tôi để ý đến ông Mac Shin, có phần tò mò vì ông là người Hoa, lại là một trong hai nhân viên tình báo đến chiến khu Tân Trào trước cả toán “Con nai”. Trong mọi câu chuyện, mọi lúc tiếp xúc, ông Mac Shin luôn luôn nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh với hai tiếng Bác Hồ rất tôn kính. Ngày 10-5-2008, tại Seattle, Phó Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Tiến Minh đã đến và trao tặng Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho ông. Nhưng Mac Shin là ai? Không nhiều người ở Việt Nam hay Mỹ biết tên ông và ông có mối liên hệ với Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?

    Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phát-xít Nhật xâm lược và chiếm quyền của Pháp ở Đông Dương. Tuy nhiên, mùa hè năm 1944, sau khi Pháp được quân Đồng minh giải phóng, một số người Pháp theo phe De Gaulle tại các vùng của Việt Nam ở Đông Dương bắt đầu tìm cách cung cấp tin tức tình báo cho tổng hành dinh lực lượng Đồng minh ở Côn Minh.

    Côn Minh, một thành phố ở phía tây nam Trung Quốc, là căn cứ của Phi đoàn 14 Không quân Mỹ (còn gọi là phi đoàn Cọp Bay), do tướng Claire Chennault chỉ huy, đã bắt đầu quấy rối các tuyến vận chuyển và tiếp tế của phát-xít Nhật ở Đông Dương. Thành công của các cuộc tiến công ném bom này phụ thuộc vào các báo cáo thời tiết chính xác từ bên trong Đông Dương, cũng như thông tin tình báo về các hoạt động chuyển quân, căn cứ và kho tàng của phát-xít Nhật. Ngoài ra, một mạng lưới tình báo ở Đông Dương cũng rất cần thiết để giải cứu các phi công Mỹ khi máy bay bị bắn hạ hoặc rơi, che giấu họ khỏi quân Nhật, và nếu có thể, đưa họ ra khỏi Đông Dương trở về Côn Minh.

    OSS đã tham gia các hoạt động thu thập thông tin này từ Côn Minh. Một mạng lưới tình báo được thành lập gọi là nhóm GBT (ghép từ chữ cái đầu của tên các thành viên trong nhóm), làm việc ở miền nam Trung Quốc gần khu vực biên giới Trung - Việt, và sử dụng mạng lưới trong các cơ sở kinh doanh Pháp của họ ở Đông Dương. Mac Shin, sinh ngày 29-10-1923 tại Hồng Công (Trung Quốc), đã trốn đến Côn Minh khi phát-xít Nhật chiếm đóng Hồng Công, là nhân viên điện đài cho nhóm GBT.

    Tháng 3-1945, Nhật đảo chính lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Do hầu hết người Pháp bị cầm tù nên nguồn thông tin tình báo quý giá từ bên trong Đông Dương đến quân Đồng minh ở Côn Minh đã cạn kiệt. OSS nhận thấy cần tìm cách tổ chức thu thập các thông tin tình báo đáng tin cậy từ những người Việt Nam chống phát-xít Nhật.

    Tháng 11-1944, trung úy Shaw, phi công thuộc Phi đội 51 Không quân Mỹ phải hạ cánh xuống Cao Bằng do máy bay trục trặc động cơ. Shaw được Việt Minh che chở. Bác Hồ đã trực tiếp đưa Shaw về Trung Quốc cho lực lượng Đồng minh. Từ đó quan hệ giữa lực lượng kháng chiến Việt Minh và lực lượng Đồng minh được bắt đầu. Quân đội Mỹ ở Côn Minh đã quyết định gửi hai nhân viên tình báo thuộc nhóm GBT vào miền bắc Việt Nam để đào tạo và làm việc với lực lượng Việt Minh nhằm tái lập hoạt động tình báo chống Nhật ở Đông Dương, từ đó hỗ trợ Phi đoàn Không quân 14. Hai đặc vụ là doanh nhân người Mỹ gốc Hoa Frankie Tan (người mang chữ T trong nhóm GBT), và Mac Shin phụ trách điện đài.

    Tháng 4-1945, Bác Hồ, Mac Shin và Frankie Tan được máy bay quân sự Mỹ đưa từ Côn Minh đến biên giới Trung Quốc - Việt Nam phía bắc Cao Bằng. Từ đó, cùng với các thành viên Việt Minh được chọn để huấn luyện tình báo và một nhóm nhân viên bảo vệ, họ bí mật vượt qua biên giới về Pắc Bó, căn cứ địa cách mạng. Để giữ bí mật, Frankie Tan mang bí danh là Tam Xinh Shan và Mac Shin mang bí danh là Nguyễn Tư Tác. Sau đó, cả nhóm tiếp tục xuyên qua núi rừng Việt Bắc, tránh các đội tuần tra của quân Nhật, bám theo các cơ sở cách mạng, và tháng 5-1945 tới căn cứ địa Tân Trào.

    Ông Mac Shin mô tả chuyến đi đầy nguy hiểm này chủ yếu đi bộ, đôi khi đi ngựa. Cả ông và Frankie Tan được trang bị vũ khí nhẹ, mặc quần áo dân tộc thiểu số trong khu vực để cải trang, giữ im lặng khi tiếp xúc với dân địa phương để tránh bị phát hiện. Cả nhóm di chuyển chậm và thường vào ban đêm, tránh các con đường lớn và những địa hình thoáng đãng dễ bị phát hiện. Đôi khi, những cơn mưa biến mặt đất thành bùn trơn trượt, nhưng Bác Hồ, lúc đó đã hơn 50 tuổi vẫn nhất định không chịu cưỡi ngựa (theo lời ông Mac Shin).

    Lúc này ở khu vực phía bắc, Việt Nam đang phải chịu nạn đói khủng khiếp. Ông Mac Shin nhớ nguồn cung cấp thực phẩm luôn ở mức thấp. Tuy nhiên, người dân ở các cơ sở của Việt Minh vẫn vui vẻ chào đón và cung cấp, thậm chí là một con gà. Đôi khi nhóm phải uống nước từ thân cây tre.

    Mac Shin bị thu hút bởi sự ấm áp, chu đáo của Bác Hồ, người mà ông lúc đó chỉ biết đến với tên là Ah Kung (tiếng Trung nghĩa là “ông”). Bác Hồ và Mac Shin giao tiếp dễ dàng bằng tiếng Anh, tiếng Trung Quốc. Ông Mac Shin cũng cho biết, Bác Hồ rất độ lượng, bao dung với phong cách “trẻ trung” của ông, nhưng cũng tỏ ra nghiêm khắc thực hiện các nguyên tắc hoạt động bí mật. Một lần, khi băng qua một con sông, Mac Shin bắt gặp một con vật lạ bơi về phía mình. Ông rút khẩu súng lục ra và nã cả băng đạn vào con thú. Sau đó, khi biết chuyện, Bác Hồ đã phê bình ông vì lãng phí đạn dược quý giá và tạo ra tiếng động lớn có thể làm lộ bí mật.

    Tới Tân Trào, Mac Shin đã thiết lập và hằng ngày thực hiện một đến hai phiên liên lạc điện đài với Côn Minh. Ông đã báo cáo các thông tin về thời tiết, các cuộc chuyển quân của Nhật do mạng lưới trinh sát của Việt Minh thu thập được. Ngoài ra, ông cũng hướng dẫn một số cán bộ Việt Minh sử dụng điện đài. Mac Shin ở trong một ngôi lán đơn sơ lợp tranh không xa lán của Bác Hồ. Điều đó là khá đặc biệt, vì khu vực này trong An toàn khu, ngoài Mac Shin, không một nhân viên nào của Đồng minh được phép tự do tiếp cận. Đối với Mac Shin, 128 ngày với Bác Hồ, với “Ah Kung” là những ngày không thể nào quên.

    Hai bức ảnh Mac Shin gửi cho tôi, một bức chụp ông cùng các chiến sĩ du kích Việt Minh tập sử dụng các loại vũ khí do Mỹ gửi đến. Mặt sau bức ảnh, Mac Shin chú thích “45 tiểu liên Thomson, 30 súng carbin, 45 súng lục tự động”. Bức ảnh thứ hai chụp ông tắm suối cùng một đội viên đơn vị bảo vệ an toàn khu, với chú thích đề “Người anh em Nông Quốc Tuấn, thành viên trẻ nhất của đơn vị bảo vệ Bác Hồ tại An toàn khu Trung ương ở Tân Trào, thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai 1945”.

    Trong vài tuần, chỉ có Frankie Tan và Mac Shin là hai điệp viên Đồng minh có mặt tại căn cứ của Việt Minh. Bên cạnh công việc đào tạo và truyền tin, họ còn hỗ trợ việc xây dựng một đường băng dã chiến trong thung lũng Tân Trào, chuẩn bị cho chuyến nhảy dù của toán “Con nai” sau đó một thời gian ngắn.

    Cách mạng Tháng Tám thành công, các điệp viên Frankie Tan, Mac Shin, và thành viên của toán “Con nai” được lệnh về nước. Thời gian sống tại chiến khu Việt Minh với Bác Hồ, tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại những ký ức tốt đẹp không phai mờ trong tâm trí Mac Shin. Đối với ông, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn được gọi một cách vừa kính cẩn, vừa thân thiết: “Ah Kung - Bác Hồ”.


    Từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ giữa Việt Minh và lực lượng Đồng minh (bắt đầu từ sự kiện giải cứu trung úy Shaw - phi công Mỹ) đã được thiết lập, dẫn đến việc Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) tại Côn Minh (Trung Quốc) quyết định cử toán “Con nai” đến hoạt động ở miền bắc Việt Nam tại chiến khu Tân Trào của Việt Minh. Nhiệm vụ của toán “Con nai” là nhảy dù xuống Tuyên Quang, chuẩn bị cơ sở cho Việt Minh tiếp nhận vũ khí và cố vấn huấn luyện quân sự.

    Kỳ 2: Đơn vị “Bộ đội Việt - Mỹ”

    (Tiếp theo và hết)

    Tháng 5-1945, trung úy Dan Phelan nhảy dù xuống căn cứ địa Tân Trào, cùng lực lượng Việt Minh chuẩn bị các mặt, trong đó có việc xây dựng một đường băng dã chiến nhỏ để tiếp nhận máy bay Đồng minh. Sau đó, ngày 16-7-1945, toán “Con nai” tổ chức đợt nhảy dù thứ nhất xuống làng Kim Lung, thuộc chiến khu Tân Trào (Tuyên Quang), trong đó có thiếu tá Allison Thomas, Trưởng toán; trung sĩ William Zielski, trung sĩ Henry Prunier... Ngày 30-7-1945, đợt nhảy dù thứ hai bổ sung đầy đủ toán “Con nai”, gồm trung úy Rene Defourneux, trung sĩ Lawrence Vogt, trung sĩ Aaron Squires, binh nhất Paul Hoagland phụ trách quân y.

    Bác Hồ đã chỉ thị chọn người trong các đơn vị Giải phóng quân để tổ chức một đại đội gọi là “Bộ đội Việt - Mỹ”. Đơn vị này do ông Đàm Quang Trung làm Đại đội trưởng, quân số khoảng 200 người. Thiếu tá Thomas được xem là Tham mưu trưởng đại đội. Trong thời gian ở tại chiến khu Tân Trào, các thành viên toán “Con nai” tập trung huấn luyện cho đại đội Việt - Mỹ sử dụng vũ khí và chiến thuật du kích. Cũng trong thời gian đó, ba chuyến máy bay vận tải Dakota C47 đã thả dù một số vũ khí.

    Cho đến nay, cũng chưa thống kê được chính xác số lượng, chủng loại vũ khí, trang bị Mỹ đã cung cấp cho đại đội Việt - Mỹ và lực lượng kháng chiến Việt Minh. Tuy nhiên, căn cứ số vũ khí của đại đội Việt - Mỹ sử dụng trong trận đánh giải phóng Thái Nguyên ngày 20-8-1945, gồm một khẩu đại liên, hai súng cối 60 mm, bốn súng chống tăng Bazooka, tám trung liên Breno, 20 tiểu liên Thompson, 60 súng carbin, 20 súng ngắn Colt, một số ống nhòm cùng một số vũ khí đưa vào bằng đường bộ cùng Frankie Tan và Mac Shin (hai điệp viên Đồng minh đầu tiên đi cùng Bác Hồ về chiến khu Tân Trào, trong đó ông Mac Shin có cung cấp con số vũ khí gồm 45 tiểu liên Thomson, 30 súng carbin, 45 súng lục tự động) để phỏng đoán thì vũ khí Mỹ đã tiếp tế cho Việt Minh có lẽ khoảng như vậy, hoặc nhiều hơn một chút.

    Ngày 14-8-1945, phát-xít Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện lực lượng Đồng minh. Một ngày sau, Ủy ban khởi nghĩa ra lệnh cho các đơn vị Quân giải phóng tiến công các căn cứ của địch. Ngày 16-8-1945, Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.

    14 giờ ngày 16-8-1945, Quân giải phóng xuất phát từ Tân Trào tiến đánh quân Nhật tại thị xã Thái Nguyên. Đại đội Việt - Mỹ và toán “Con nai” cũng tham gia trận đánh này. Đại đội Việt - Mỹ có nhiệm vụ bao vây tiêu diệt mục tiêu khó khăn nhất là trại lính Nhật tại thị xã. Ngày 20-8-1945, quân Nhật trong đồn vẫn kháng cự, Bộ Chỉ huy Quân giải phóng gửi một tối hậu thư cho viên thiếu tá chỉ huy quân Nhật kêu gọi đầu hàng. Để tăng thêm thanh thế của quân giải phóng Việt Nam cùng Đồng minh hiệp đồng chiến đấu, đã có một tối hậu thư bằng tiếng Anh do thiếu tá Thomas ký, gửi quân Nhật yêu cầu đầu hàng (1).

    Tại Sở Hiến binh Nhật (đóng ở nhà Gauchie), quân Nhật dựa vào tường rào vững chắc, ngoan cố chống cự. Quân ta điều một tổ súng Bazooka do Tiểu đội trưởng Sùng Hải phụ trách đến bắn vỡ toang một mảng tường nhà. Quân ta xung phong vào, dùng súng ngắn, lựu đạn tiêu diệt địch, đánh chiếm mục tiêu. Các chỉ huy Quân giải phóng gồm Võ Nguyên Giáp, Đàm Quang Trung, có thiếu tá Thomas cùng đi, trực tiếp đến xem xét tại chỗ sự bố phòng trong ngôi nhà của quân Nhật. Sau đó, toán “Con nai” cùng Chi đội 4 Quân giải phóng mới được thành lập hành quân về Hà Nội. Ngày 9-9-1945, thiếu tá Thomas và các thành viên toán “Con nai” chấm dứt nhiệm vụ ở Hà Nội, được lệnh rút về nước.

    Sự hiện diện của toán “Con nai” tại Việt Nam khá ngắn ngủi, khoảng 80 ngày. Tháng 10-1995 sau nửa thập kỷ, họ mới có dịp trở lại Việt Nam theo lời mời và thu xếp của Hội Việt - Mỹ, vào thời điểm hai nước Việt Nam và Mỹ vừa chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Với các thành viên của toán “Con nai”, các nhân viên tình báo như Frankie Tan, Mac Shin,… đó là chuyến trở lại thăm Việt Nam một lần duy nhất, vì sau đó, không một ai trong số họ có điều kiện quay lại nữa.

    Thời gian ở thăm Việt Nam là những ngày tràn đầy ký ức về “một thời đã xa”. Các thành viên toán “Con nai” cho các bạn Việt Nam xem những kỷ vật cũ họ vẫn trân trọng cất giữ để nhớ về những ngày hoạt động tại chiến khu Tân Trào. Ông Henry Prunier mặc lại chiếc áo comple đũi ông may ở Hà Nội trước khi được lệnh về nước mà ông vẫn giữ cẩn thận suốt bao năm. Trong bữa tiệc tổ chức tại Hà Nội để chào đón đoàn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến dự. Khi nhìn thấy và nhận ra ông Henry Prunier, Đại tướng đã cầm lấy một quả cam ở trên đĩa và làm động tác xoay người vung tay như là ném trái lựu đạn để ông Henry Prunier thấy Đại tướng không quên người cố vấn quân sự của mình năm xưa. Trong chuyến thăm lại chiến khu Tân Trào, các thành viên toán “Con nai” đã trở lại nơi họ đã ở. Khi tới cây đa Tân Trào, thiếu tá Thomas kể lại dự định ban đầu là toán sẽ đi bằng đường bộ nhưng do quân Nhật lùng sục rất gắt gao nên toán phải sử dụng đường hàng không. Do thời tiết xấu, viên phi công không nhận ra được dấu hiệu của bãi nhảy dù ở mặt đất nên toán phải nhắm mắt nhảy xuống và dù của thiếu tá Thomas mắc đúng vào cây đa Tân Trào. Sau đó, toán “Con nai” được chiêu đãi một bữa thịt bò, và khi nhớ lại, thiếu tá Thomas cười và khen “thịt bò hôm đó ngon”.

    Khi tới thăm thị xã Thái Nguyên (nay là TP Thái Nguyên) để nhớ lại trận đánh giải phóng thị xã cùng đại đội Việt - Mỹ, thiếu tá Thomas cho tác giả (khi đó là Thư ký Hội Việt - Mỹ) xem bức ảnh một ngôi nhà. Ông cho biết, ngôi nhà này là nơi đặt sở chỉ huy của quân giải phóng trong trận đánh và nói ông muốn tìm thăm lại ngôi nhà này. Một cuộc tìm kiếm nhanh chóng được tổ chức, cuối cùng đã tìm được một thầy giáo rất già người địa phương. Ông giáo nhận ra cái cổng của ngôi nhà trong ảnh và dẫn mọi người đến tận nơi. Đó là cơ quan của Điện lực Thái Nguyên bây giờ nhưng may sao, cái cổng từ thời Pháp vẫn còn. Thiếu tá Thomas cho biết, lúc đó, dù nhận được lệnh qua radio là không tham gia các trận chiến đấu với quân Nhật cùng lực lượng Việt Minh, nhưng ông vẫn quyết định không thực hiện mệnh lệnh này.

    Nhìn lại thành viên của toán “Con nai”, những cố vấn quân sự ban đầu của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam trong những ngày tiền khởi nghĩa và chuyến thăm trở lại Việt Nam của họ sau 50 năm, để có thể thấy sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, trong đó có nhân dân Mỹ rất cần được thúc đẩy, nâng niu để hai dân tộc cùng hướng tới một nền hòa bình và thịnh vượng chung trên thế giới.

    (1)- Hai tối hậu thư này được lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

    https://www.nhandan.com.vn/baothoin...-quan-su-ban-dau-cua-luc-luong-viet-minh.html
    https://www.nhandan.com.vn/baothoin...-quan-su-ban-dau-cua-luc-luong-viet-minh.html



    tham khảo ngoài

    https://www.cia.gov/library/center-...-62-no-2/pdfs/oss-and-rise-of-ho-chi-minh.pdf
     
  2. Gaorangers.DARK

    Gaorangers.DARK Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    29/7/17
    Bài viết:
    4,901
    Bảo sao gián điệp mình cài vào hàng ngũ ba sọc tồn tại vỏ bộc tốt nhờ sự che chở của "cán bộ" da trắng và thân Mỹ.
     
    hanglomwa thích bài này.
  3. Zeitgeist 1.0

    Zeitgeist 1.0 You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    8,771
    Nơi ở:
    Onscreen
    Bác Hồ có thể giói nhiều thứ, nhưng tài ngoại giao vẫn là thứ ở đẳng cấp max level.
     
    adoniz279, nhatanh, scuuby and 3 others like this.
  4. Gaorangers.DARK

    Gaorangers.DARK Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    29/7/17
    Bài viết:
    4,901
    Nhưng mà hình như không dùng người giỏi thì phải.
     
  5. Zeitgeist 1.0

    Zeitgeist 1.0 You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    8,771
    Nơi ở:
    Onscreen
    là sao?
     
  6. Zainor Dean

    Zainor Dean Thợ cào phân

    Tham gia ngày:
    16/6/08
    Bài viết:
    10,892
    Nơi ở:
    Hội Dzườn Đào
    Nhầm, nhầm nặng luôn. Bác mà ko dùng người tốt thì ko có nổi CMT8 1945 chứ đừng nói là sau này.

    Nguyên dàn lãnh đạo VM thời đấy rất nhiều người gốc là... công tử tiểu tư sản, trí thức tây học, mà được bác chuyển màu quá đẹp.

    Tất nhiên trăm kín một hở, có những cái ko thể tác động nổi, như Bảo Đại, Trần Dụ Châu các thứ thì bó tay thôi.
     
  7. living2nd

    living2nd ✣✣✣ Xiaolonista✣✣✣ CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/7/11
    Bài viết:
    14,932
    Nơi ở:
    Unknown
    Một lần, khi đang ở Tòa Khâm, người của Ngô Đình Cẩn bảo ông Mười Hương ăn mặc chỉnh tề rồi chở ra biển Thuận An. Khi ông tới, Ngô Đình Nhu đã đợi sẵn. Nhu là bộ não của chế độ họ Ngô. Mấy năm rồi ông Mười Hương ở Tòa Khâm, Ngô Đình Cẩn, Dương Văn Hiếu rất muốn chiêu hàng nhưng bất thành, cuộc gặp gỡ lần này thực chất là chúng định dùng Nhu để chiêu hàng ông.

    Mở đầu câu chuyện, Ngô Đình Nhu nói, đáng tiếc là miền Nam không có được đội ngũ tuyên huấn giỏi như miền Bắc. Thực chất, đây là kiểu "đá xoáy", ý nói Việt Cộng chỉ giỏi tuyên truyền, hô hào, mị dân. Bắt ngay ý này, ông Mười Hương đáp: Ông Nhu nói vậy không đúng. Miền Bắc có lẽ phải chứ không phải giỏi tuyên truyền. Tuyên truyền rỗng thì cùng lắm lừa mị được vài người thôi, chứ làm sao lừa mị cho cả một dân tộc. Với lại, kiểu tuyên truyền đó làm sao kêu gọi được trí thức, mà trí thức trong hàng ngũ Việt Cộng đâu có thiếu!

    Sau cuộc nói chuyện đó, ông Mười Hương không gặp Ngô Đình Nhu nữa. Nhu thất vọng vì không chiêu hàng được ông Mười Hương, lại trả cho Ngô Đình Cẩn đưa ông về trại giam Tòa Khâm. Sau này, Ngô Đình Cẩn nói với thuộc hạ: "Tao không giết thằng Mười Hương, vì thằng này đích thật là Cộng sản ngoan cố nhưng nhiều cái nó nói, chúng ta phải suy nghĩ".
     
  8. resetlove21

    resetlove21 Gordon "λ-2" Freeman GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    13,421
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải thốt lên các Đ/c làm tôi tưởng mình đang ngồi họp với bộ tham mưu của VNCH phải ko nhỉ.
     
    Mephistopheles thích bài này.
  9. Gaorangers.DARK

    Gaorangers.DARK Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    29/7/17
    Bài viết:
    4,901

    Giai đoạn đầu tinh anh không thiếu, người yêu nước có ở mọi tầng lớp. Bác nhìn ra và dần chiêu mộ không phải là quá khó, cái chính Bác biết cách unlock nhanh. Nhưng có vài điểm bác không control được về việc: lúc hòa bình xây dựng . Có người dùng được mỗi thời chiến. Về late kháng chiến chống Mỹ sẽ thấy rõ.
     
    Mephistopheles thích bài này.
  10. WalkingToHorizoo

    WalkingToHorizoo T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/14
    Bài viết:
    501
    Có đọc truyện về 1 luật sư, trong truyện có kể về nhiều vụ liên quan dây mơ rễ má chính trị, đọc thấy chính trị nó phức tạp vl, các phe đấu đá nhau toàn anh tài đầu có sạn, đọc xong đau não vl 8-}. Đặt vào bối cảnh chính trị thời đó, không biết phải đấu đá dữ cỡ nào.
     
  11. nordhuscarl

    nordhuscarl C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/9/16
    Bài viết:
    1,854
    để lại lớp hậu thế biết linh hoạt biến đổi, ko đi vào vết xe đổ của anh ngố là ok rồi []==[]
     
  12. quadan

    quadan The Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/8/09
    Bài viết:
    4,258
    Về late mình bị cả Xô lẫn Trung tác động mạnh vào bộ máy. Ko dễ ăn không được của mấy nước lớn đâu.
     
    Mephistopheles and nhatanh like this.
  13. Shooter_CD

    Shooter_CD Gian thương trốn thuế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/1/10
    Bài viết:
    20,583
    Nơi ở:
    Venice
    Late game nói ra thì mình bị bóp từ nhiều phía, vừa thù trong vừa giặc ngoài, 2 người anh em CS là Liên Xô với TQ, 1 đứa thì toang, 1 đứa thì cắn lại mình, phía nam bị Cam bóp, còn cả cấm vận của Mẽo, bên trong thì bọn thù địch vẫn chống phá điên cuồng, vực dậy đc như bây giờ cũng gọi là thần kì rồi, mặc dù vẫn còn vài con sâu phá hoại làm chậm lại nhưng nhìn chung là vẫn rất tốt
     
  14. Rosa Cossette D'Elise

    Rosa Cossette D'Elise Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    6/12/18
    Bài viết:
    1,473
    ngồi trong phòng họp BTM VNCH thì đâu có thiệt hại nặng nề ở tết mậu thân lẫn mùa hè đỏ lửa 72
     
  15. wahaha

    wahaha Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    4/1/20
    Bài viết:
    2,548
    Có khi nào bác đá xoáy tụi này ngu như bọn vnch ko
     
  16. wolverrin2010

    wolverrin2010 bữa giờ còn ko được mắc ị

    Tham gia ngày:
    10/3/10
    Bài viết:
    3,843
    Nơi ở:
    the force is shemale
    Miền bắc k bá đạo để mà trận nào cũng thắng đâu 8-}
     
  17. hanglomwa

    hanglomwa Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/10/05
    Bài viết:
    3,791
    Bác có 1 cái vĩ đại nhất theo tôi là làm các việc rất phi thường nhưng lại coi nó là bình thường, chả đáng ca tụng.
     
  18. tuanfox5

    tuanfox5 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/3/06
    Bài viết:
    4,677
    Ngày cả việc hi sinh hạnh phúc cơ bản là ko vợ con, tránh việc tại nên chế độ cộng sản gia đình trị là điều cực kỳ khâm phục.
     
    nhatanh thích bài này.

Chia sẻ trang này