Ở dòng game bóng rổ từ trước tới nay vẫn là sự đối đầu giữa hai tên tuổi lớn là 2K Sports và EA Sports với hai sản phẩm đình đám NBA 2K và NBA Live. Nhưng trong những năm gần đây, NBA 2K đang thể hiện sự vượt trội khi liên tục chiếm vị trí cao nhất ở thể loại game bóng rổ. Chắc hẳn những ai là dân đam mê những game thể thao, đặc biệt là bóng rổ thì sẽ không thể không biết đến game bóng rổ NBA 2K. Với cách chơi sâu sắc, đồ họa bóng bẩy cùng với những tính năng được cải tiến liên tục trong từng phiên bản, dòng game bóng rổ sắp tới có lẽ chỉ còn là "sân khấu" riêng cho series NBA 2K. Không chỉ dùng lại ở mức đó, vào cuối tháng 9 vừa qua, 2K Sports lại tiếp tục cho ra mắt NBA phiên bản 2K16. Được biết trong phiên bản NBA 2K16 này nhà sản xuất đã hợp tác với đạo diễn Spike Lee (từng được đề cử 2 giải Oscar) để mang đến một không khí bóng rổ sôi động và hào hứng hơn bao giờ hết. Với luồng gió mới, cùng những cải tiến, tùy chỉnh dựa vào phản hồi của các fan qua các phiên bản trước, NBK 2K16 hứa hẹn sẽ nâng tầm series bóng rổ lừng danh này lên một tầm cao mới. NBA 2K16 nêu rõ tính năng nổi bật của NBA 2K16 “Be the Story” - đó là đặt trọng tâm vào MyCareer mode. MyCareer mode sẽ kể câu chuyện của một cầu thủ bóng rổ từ thời Trung học, khi vào Đại học và chạy thông qua sự nghiệp cho tới khi trở thành một cầu thủ NBA chuyên nghiệp. Các bạn sẽ theo chân một cậu bé, thông qua những thử thách và gian truân của một cầu thủ trung học hàng đầu và tham gia vào các quyết định của anh ta. Đó là lý do mà mỗi bìa NBA 2K16 đều có hình ảnh của các cầu thủ NBA trẻ. Cho dù người chơi sẽ được chọn trường đại học cầu thủ của mình sẽ theo học hay đội bóng anh muốn tham gia, thì cốt truyện phần sự nghiệp vẫn không thay đổi nhiều. Ở bản 2K16 này, câu chuyện gần như đã được viết sẵn và game thủ chỉ việc theo dõi sự thay đổi rõ rệt từ một thiếu niên thành một tay chơi giàu có của cầu thủ con cưng của mình. Khi đã đặt chân vào giải nhà nghề, game thủ sẽ bắt đầu chú tâm vào thi đấu, tập luyện, nhận được điểm số để nâng cấp như các bản trước. Bên ngoài trận đấu, bạn sẽ được lựa chọn luyện tập để cải thiện kỹ năng, giao tiếp và tạo mối liên kết với các ngôi sao khác hay tham gia các sự kiện truyền thông để đánh bóng tên tuổi. Điểm trừ là khởi đầu của phần sự nghiệp khá chậm chạp, các chỉ số của cầu thủ nhích rất chậm và sẽ mất khá lâu để cầu thủ có thể tự tin đặt chân vào một trận đấu lớn. Điều này khiến những ai thiếu kiên nhẫn sẽ bỏ dở giữa chừng, vô hình chung lỡ mất phần chơi hấp dẫn nhất của NBA 2K16. Phần lớn các phiên bản NBA trước đây, dù có cố gắng cải tiến đến mấy thì vẫn cứ lặp đi lặp lại một lỗi cơ bản đó là chuyển động nhân vật quá thô cứng, thực hiện các động tác kỹ thuật không uyển chuyển, vị trí chân thay đổi quá ảo và ngay cả bên phòng thủ cũng y chang. Mỗi một pha tấn công là một sự hỗn loạn trong vòng 3 điểm, vị trí các cầu thủ đảo lộn tứ tung. Tuy nhiên, vấn đề này đã được khắc phục triệt để trong NBA 2K16. Cử động nhân vật phải nói là uyển chuyển nhất trong tất cả các phiên bản từ trước đến nay, các động tác kĩ thuật spin-move, step-back, Turnaround, Fade-away,… đều được thể hiện rất nhịp nhàng. NBA 2K16 không còn xảy ra tình trạng hỗn loạn, cầu thủ này xọ vào cầu thủ kia, đứng đè lên nhau trông rối mắt như trước. Mỗi cầu thủ giờ đây đã được đặt vào những vùng khu vực xác định và mỗi khi có sự tương tác giữa các khu vực, hệ thống game sẽ đưa ra cách di chuyển hợp lý cho các cầu thủ, tránh việc người này đè lên người kia. Việc này cũng đơn giản giống trong bóng rổ đời thực, mỗi người có một phạm vi riêng của bản thân. Sự thay đổi này đã giúp cho hệ thống gameplay của NBA 2K16 đạt được đẳng cấp mới, giúp nâng cao trải nghiệm của người chơi. Quan trọng hơn hết, nó cho chúng ta cảm giác đang được xem, được chơi một trận NBA đúng nghĩa. Một cải tiến nữa nằm ở phần AI, nếu như ở các bản trước bạn có thể ghi lên đến 200 điểm một trận thì ở bản này bạn khó có thể lên đến được 100 điểm. Cách di chuyển của từng cầu thủ, bắt 1 – 1 hay phòng thủ khu vực đều rất tốt. Việc thực hiện các đường chuyền giờ đây có nhiều tùy chọn biến hóa, từ những đường chuyền ngang truyền thống, những đường chuyền bổng, chuyền đập đất, hay những pha phẩy tay chuyền chớp nhoáng với tốc độ cực cao. Những lựa chọn này đem lại nhiều biến thể tấn công đa dạng trong mỗi tình huống khác nhau. MyGM cũng là một chế độ chơi khá cuốn hút, nơi game thủ đóng vai một người quản lý đội bóng. Từ việc điều chỉnh giá vé, xây dựng đội hình cho đến quản lý đội ngũ nhân viên và các buổi tập. Thậm chí game thủ có thể chuyển đội bóng đến một thành phố khác, xây sân vận động mới hay thiết kế lại áo đấu, dĩ nhiên là phải có sự giúp sức và hỗ trợ tài chính từ các ông chủ đội bóng. Đây là một trong những chế độ quản lý chuyên sâu nhất mà bạn có thể tìm được ở một game thể thao. Bên cạnh MyGM và phần sự nghiệp, các chế độ chơi quen thuộc như đấu nhanh, luyện tập vẫn hiện diện và sẽ giúp bạn thư thả đầu óc sau những giờ phút tính toán căng thẳng. Mặc dù là một dòng game lớn, nhưng vấn đề về kết nối khi chơi online của 2K Sports luôn khiến các game thủ đau đầu. Rất may là năm nay, kết nối đến server của 2K Sports đã trở nên ổn định hơn. Các chế độ chơi cổ điển vẫn tồn tại bên cạnh chế độ chơi mới Pro Am và MyTeam, nơi các game thủ tự lựa chọn cầu thủ, sân bóng, tên đội, áo đấu cho đội bóng do mình tạo ra để thi thố với đội bóng của các game thủ khác. Là một game tuy không phải là quá nặng nhưng để trải nghiệm NBA 2K16 một cách mượt mà thì ta cũng cần phải có hệ thống với cấu hình tương đối, và đặc biệt cần phải lưu tâm đến sức mạnh đồ họa của card đồ họa. Vì đối với những game thể thao với đặc điểm có tốc độ khung hình cao, đặc biệt là trong những pha tấn công, úp rổ...Để duy trì được tốc độ cũng như vẫn có thể giữ được chất lượng hình ảnh một cách tốt nhất đòi hỏi card đồ họa phải có năng lực xử lí rất linh động. Và NVIDIA GTX 960 được sinh ra để làm những việc đó. Khi trải nghiệm NBA 2K16 ở độ phân giải FULL HD, với các thiết lập còn lại ở chế độ cao nhất ta có thể dễ dàng đạt được tốc độ xử lí từ 50 đến 60 FPS. Tuy nhiên việc tinh chỉnh các cài đặt sao cho tối ưu nhất với cấu hình máy để có thể trải nghiệm game với chất lượng tốt nhất. Để dễ dàng hơn, NVIDIA đã tung ra phần mềm hỗ trợ Geforce Experience với khá nhiều chức năng như tự động update driver mới nhất, quay phim màn hình... và đặc biệt trong số đó còn có chức năng “Optimize”, là chức năng giúp tối ưu hóa game tự động. Hiểu đơn giản thì thay vì ta phải tự tối ưu mọi thứ bằng tay thì với chế độ “Optimize” sẽ giúp ta tự động tối ưu hóa game một cách đơn giản chỉ với một cú click chuột. Giúp mang đến cho ta trải nghiệm game một cách tuyệt vời mà không cần tốn quá nhiều công sức. Ngoài ra với card GTX 960 còn mang đến cho chúng ta khá nhiều công nghệ mới mà các dòng card trong cùng phân khúc với nó không có được như công nghệ khử răng cưa thế hệ mới MFAA, công nghệ DSR, công nghệ G-Sync... Công nghệ khử răng cưa MFAA: Với công nghệ khử răng cưa đa khung hình (MFAA - Multi-Frame Anti-aliasing) giúp nâng cao chất lượng hình ảnh lên đến 30%. Thông thường, tính năng chống răng cưa (AA) khi kích hoạt trên kiến trúc đồ họa thế hệ trước đây sẽ kết hợp các mẫu khung hình lại với nhau và lưu tạm vào bộ nhớ ROM trên card. Khi game thủ chọn các chế độ khử răng cưa 2x hoặc 4x MSAA truyền thống, các mẫu khung hình lưu tạm trong bộ nhớ ROM sẽ được sử dụng. MFAA theo NVIDIA thì đây là cơ chế khử răng cưa cho phép chúng ta có được hình ảnh được xử lý khử răng cưa có chất lượng như MSAA 4x nhưng hiệu năng card chỉ tương đương MSAA 2x. Nói cách khác, bạn sẽ có hình ảnh được khử răng cưa cỡ MSAA 4x với số khung hình (fps) tương đương với số fps khi set MSAA 2x cho khả năng xử lí nhanh hơn và chất lượng hình ảnh cũng mượt mà hơn. Link : https://farm9.staticflickr.com/8726/17141092156_c87eb3d9a9_o.gif Tham khảo video: DSR thưởng thức game với độ phân giải cao: Trong số các tính năng mới mà kiến trúc Maxwell mang lại, công nghệ Dynamic Super Resolution (DSR) được dự đoán sẽ có tác động lớn nhất đến các game thủ do nó có thể cải thiện chất lượng đồ họa những game chỉ hỗ trợ độ phân giải trên 1920 x 1080 lên những màn hình có độ phân giải thấp hơn. DSR sẽ xử lý các game ở độ phân giải cao hơn, chi tiết hơn rồi sau đó, kết quả xử lý được DSR nén lại và trả về độ phân giải thực trên màn hình của bạn, do đó, bạn có thể thưởng thức hình ảnh đồ họa 4K, độ phân giải 3840 x 2160 trên bất kỳ màn hình phổ thông nào. DSR cải thiện đáng kể chất lượng hình ảnh, với việc bổ sung 13 bộ lọc chống răng cưa Gaussian và kỹ thuật downsampling đã giảm đáng kể mức độ sai lệch, tiếp tục nâng cao chất lượng chi tiết hình ảnh. Tương thích V-SYNC và G-SYNC: Một điểm đáng hấp dẫn nữa là với Geforce GTX 960, nhà sản xuất NVIDIA hỗ trợ đầy đủ cả V-SYNC và cả G-SYNC. Với công nghệ V-SYNC (Vertical Synchronization) tạm dịch là đồng bộ theo chiều dọc. Nói theo một cách dễ hiểu nhất thì V-SYNC có nghĩa là đồng bộ fps (frame per second) trong game cùng với tần số của màn hình hay còn gọi là độ làm tươi của màn hình (Refresh rate). Phần lớn các màn hình LCD hiện nay có tốc độ khung hình khoảng 60Hz. Và ngay cả khi card đồ họa của xuất tới 80 hay 100 khung hình/giây thì màn hình của bạn vẫn sẽ chỉ hiển thị tối đa 60 khung hình/giây. Sự chênh lệch trong việc xuất khung hình giữa màn hình và card đồ họa ,làm phí phạm sức mạnh của card đồ họa một cách vô ích. Sự chênh lệch này còn được gọi là sự không đồng bộ, và nếu chú ý ta sẽ thấy những hình ảnh bị "rách hay bóng mờ" trong lúc chơi game. Đó là do FPS của game tăng lên quá cao nên màn hình refresh ko kịp , dẫn đến tình trạng xé hình (Tearing). Để giải quyết tình trạng không đồng bộ này G-SYNC được cho ra đời nhằm đồng bộ FPS của game với Refresh rate của màn hình. Có nghĩa là FPS của game tối đa cũng chỉ bằng Refresh rate của màn hình. Với việc đồng bộ này tình trạng xé hình sẽ không còn xảy ra nữa. Với công nghệ G-SYNC là một công nghệ hoàn toàn mới được thiết kế để giải quyết tất cả những vấn đề mà V-SYNC không làm được, cùng với đó là tạo ra những hình ảnh chuyển động mượt mà hơn cho game. Điều này nghe có vẻ đơn giản, khi có vẻ như nó chỉ tập trung làm cho tốc độ đáp ứng của màn hình bằng tốc độ xử lí của GPU. Thay vì đồng bộ hóa Refresh Rate của cả màn hình lẫn GPU, G-SYNC sẽ chỉ làm tươi (Refresh Rate) màn hình sau khi GPU đã render xong một khung hình. Với việc đồng bộ tần suất Refresh Rate của màn hình theo tần suất của chính card đồ họa sẽ giúp cho việc chơi game không xảy ra những tình trạng như đứt gãy khung hình hay giật lag như trước đây. Công nghệ này hứa hẹn sẽ loại bỏ hoàn toàn hiện tượng các hiện tượng stutter, lag và tearing (vỡ hình) trên màn hình. Thay vì màn hình hoạt động riêng, card đồ họa làm việc riêng, thì G-SYNC sẽ kết nối cho mọi thứ làm việc với nhau, và sẽ có khả năng đồng bộ tốc độ làm mới của nó với tốc độ thay đổi của GPU ở bất kì giá trị nào trong khoảng 30Hz tới 144 Hz. Đó chính là lí do giúp màn hình chạy mượt hơn mà không có lag và giật. Tuy chỉ là một card đồ họa nhắm vào phân khúc tầm trung, nhắm vào phân khúc Full HD nhưng những gì mà Geforce GTX 960 mang đến cho ta khi trải nghiệm game là hết sức tuyệt vời. Với hàng loạt công nghệ đi kèm theo như tối ưu hóa game chỉ với một cú click chuột, công nghệ khử răng cưa thế hệ mới MFAA, công nghệ DSR giúp nâng cao chất lượng hình ảnh, công nghệ G-Sync giúp nâng cao chất lượng hình ảnh hạn chế hiện tượng giật lag, xé khung hình trong khi chơi game. Chắc chắn khi trải nghiệm game NBA 2K16 trên card đồ họa NVIDIA GTX 960 sẽ mang đến cho bạn cảm giác tuyệt vời mà không phải card đồ họa nào cũng làm được điều đó.
Gameplay hay quá! Kéo về chơi thử xem thế nào. Case nhà e chạy GTX 950 chắc chơi cũng được các bác nhỉ
GTX 950 thì chơi ok rồi bác, hiệu năng chỉ kém GTX 960 1 chút thôi. 2 con này mà chiến NBA 2K16 thì khỏe re luôn
Em tham khảo bên mấy diễn đàn nước ngoài thấy game này hay lắm, xem clip trên youtube cực đã. Quyết định tối nay kéo với chơi thử, ok thì đầu tư hẳn 1 con GTX 960 luôn hehehe. Một khi đã máu thì đừng hỏi bố cháu là aiiii