Đây là những bài viết của nhiều tác giả, em đánh lại (không phải copy mà là đánh máy, cho nên bác admin đừng cho là em câu bài) trong một vài cuốn sách. Vì đây là của sách nên mong các bác “nhiều chuyện” miễn bàn. Mỗi ngày em sẽ post một truyện với chủ đề “Cửa sổ tâm hồn” trong Topic “Thư giản”. Mong các bác ủng hộ vào xem mỗi ngày. Bác nào muốn tìm trên các trên web thì đừng hòng tìm thấy ngoài ở đây. Bài 1: SỐNG TRỌN VẸN TỪNG NGÀY Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, Brian Dison - tổng giám đốc của Tập đoàn Coca Cola – đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người. “Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè, và tinh thần. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần - đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy sướt, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn. Bạn làm thế nào đây ? Bạn đừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với những người khác. Đó là vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau, chúng ta là những cá nhân đặc biệt. Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì là tốt nhất cho chính mình. Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim của bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn sẽ mất đi ý nghĩa. Bạn chới để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảng khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình. Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa. Bạn chớ ngại nhận rằng mình vẫn chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau. Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhớ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn học biết cách sống dũng cảm. Bạn chớ khóa kín lòng mình với tình yêu bằng cách nói bạn không có thời gian yêu ai. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là hãy cho đi. Cách chóng nhất để đánh mất tình yêu là níu giữ thật chặt. Còn phương thế tốt nhất để giữ được tình yêu là bạn hãy chắp cho nó đôi cánh. Bạn chớ băng qua cuộc đời nhanh cho đến nỗi không những bạn quên mất nơi mình sống mà còn có khi quên cả bạn định đi về đâu. Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng. Bạn chớ ngại học. Kiến thức không có trọng lượng. Nó là kho báu mà bạn có thể luôn mang theo bên mình một cách dễ dàng. Bạn chớ phí phạm thời giờ hoặc lời nói một cách vô trách nhiệm. Cả hai điều đó một khi mất đi sẽ không khi nào bắt lại được. Cuộc đời không phải là một đường chạy mà nó là một lộ trình bạn hãy thưởng thức từng chặng đường mình đi qua. Quá khứ đã là lịch sử. Tương lai là một màu nhiệm. Còn hiện tại là một món quà của cuộc sống, chính vì thế mà chúng ta gọi đó là tặng phẩm ”. Present – cách chơi chữ trong tiếng Anh – có nghĩa là hiện tại, đồng âm với tặng phẩm.
E hèm tui xin có chút ý kiến mong "chủ nhà" vui vẻ chấp nhận. Chẳng wa là tui mới lập cái topic chủ yếu là những mẫu chuyện có thật được kiểm chứng về các hồn ma.Mục đích của tui là để mọi người cùng bàn luận & giải thích những hiện tượng kỳ quái nhất trên thế giới nhưng thằng cha admin dọn box rồi quét luôn cái topic mới lập của tui luôn rồi. Thôi thì cho tui post ké bên topic của you nha.Sẵn tiện làm phong phú cho topic hơn,vừa triết lý lãng mạng vừa khám phá ma quái luôn
HỒN MA BÓNG QUẾ HƯ HAY THẬT? Ma luôn luôn là hình ảnh ám ảnh loài người, mặc dù nhiêu người không tin có ma nhưng trong tâm trí họ vẫn có sẵn một dạng thể nào đó về cái mà họ cho là "ma". Nhà tâm lý và phân tâm học thường cho rằng sở dĩ như thế là do con người khi lớn lên đã hấp thụ vào bộ não những hình ảnh liên hệ đến ma quỷ qua các chuyện cổ tích, chuyện thường ngày, báo chí, lời đồn đại v.v... Theo Janet và Collin Bord, hai nhà nghiên cứi nổi tiếng của Hoa Kỳ về các hiện tượng ma quái lạ lùng đã chú tâm theo dõi ở các hài nhi mới sanh hay được hai ba tuổi về những gì chúng nó có thể biểu lộ qua những cử chỉ, ánh mắt do ảnh hưởng của những hiện tượng siêu nhiên hay "ma quái" từ môi trường ngoài tác động lên chúng. Lý do là những trẻ con quá nhỏ ấy chắc chắn chưa bao giờ có ý niệm về ma quỷ. Trong cuốn sách viết về các hiện tượng siêu hình nhan đề Ghosts and Haunting, hai nhà nghiên cứu Fanet và Collin đã ghi lại một dự kiện lạ lùng như sau về cháu bé lên ba tuổi tên là Walter Landry sống ở Cambridge, Massachusetts. Khi cháu bé vừa tròn 3 tuổi thì mẹ cháu qua đời (tháng 5 năm 1906). Trong khi người dì và một cô mụ lo việc mai táng tẩm liệm thì cháu bé bỗng nhiên kêu thét lên, mọi người chạy bổ tới, đứa bé vừa chỉ tay về phía trước mặt vừa kêu: "Hãy nhìn kìa! Bà ấy đó! Bà tới đó!.." Cô mụ hỏi lớn: "Bà nào? Cháu nói bà nào vậy?" Ðứa bé vừa rên rỉ vừa trả lời: "Mẹ cháu đó!" , vừa đưa tay chỉ về phía cửa . Mọi người nhìn theo thì lạ lùng vô cùng, một bóng mờ như chuyển động xuyên qua khỏi căn phòng. Sau đó, đứa bé kể lại là đã trông thấy người mẹ mình lướt tới và cố tình tìm cách ôm con mình vào đôi cánh tay. Ðiều kỳ lạ đáng lưu tâm là tại sao với tuổi nhỏ như thế, đứa bé chưa ý thức gì về ma quỷ, nếu có thấy hình ảnh mẹ mình như đã kể thì đáng lý ra phải vui mừng hoặc tự nhiên nhưng tại sao lại tỏ ý lo sợ, kêu thét lên một cách kinh hoàng như thế. Có phải người mẹ ấy đã tiến đến gần con trong một dạng thể không còn bằng xương bằng thịt như khi còn sống? Một hình ảnh phảng phất nét lạ kỳ rùng rợn nào đó chăng? Tuy nhiên qua câu chuyện có thật trên, dù sao cũng chỉ có bé Walter Landry là có thể coi như đã thấy rõ những gì gọi là "Ma" mà thôi . Thật ra, từ xưa đến nay, vô số báo cáo, tường thuật về vấn đề hồng ma bóng quế, nhiều hiện tượng nghiên cứu về ma được bổ sung thêm ngày càng nhiều cho các viện nghiên cứu về các hiện tượng không giải thích được. Sự kiện sẩy ra vừa mô tả trên về bé Walter Landry chỉ là một thí dụ hết sức nhỏ nhặt trong hàng vạn thí dụ có thật khác đã xảy ra trên khắp thế giới. Có nhiều trường hợp ma xuất hiện rõ ràng và nhiều người đã thấy, có khi chứng có còn được giữ qua lại trong hình ảnh chụp được, ma xuất hiện ở những lâu đài cổ, những ngôi nhà v..v... Ðặc biệt không phải chỉ những ngôi nhà hoang vắng mới có ma mà ngay cả những ngôi nhà có người đang ở cũng thường xảy ra các sự kiện về ma . Ma còn phá phách đồ đạc, bàn ghế, và đôi khi phát ra âm thanh kỳ lạ. Theo các tài liệu lưu trữ tại các thư viện và nhất là tại các thư viện tại viện nghiên cứu về các hiện tượng lạ lùng ở Virginia thì không chỉ hồn ma thể hiện qua hình ảnh người mà đôi khi còn ở cả loài vật. Nhiều tài liệu khác còn ghi nhận sự kiện đặc biệt khác nữa như con tàu ma trên biển cả, những tàu hỏa xe hơi, túp lều, căn nhà, tòa lâu đài, xuất hiện trong sương mù trong đêm khuya rồi sau đó biến mất. Ðiều đáng để các nhà nghiên cứu quan tâm là dù tin hay không tin, dù muốn tìm hiểu hay không lưu ý, các hiện tượng gọi là ma quỷ vẫn đã và đang xảy ra, xuất hiện như một hiện tượng thực góp phần hiện hữu dù trong khoảng khắc nào trên trái đất nơi mà hầu như chỉ có những vật hữu hình xuất hiện mà thôi . Nguyên nhân nào đã phát sinh hiện tượng ma quái thì cho đến nay vẫn còn chưa được giải thích rõ ràng. Giả thuyết phổ thông nhất đã cho rằng ma là sự biểu lộ lại những gì của quá khứ (quá khứ ấy có thể là lâu hay rất mau, chỉ vừa mới xảy ra về những sự kiện đau buồn, tàn khốc, oan ức, tức tưởi v.v... Mối xúc động đã phát sinh năng lực mạnh mẽ và bằng lý do này khác đã in sâu, ghi khắc vào nơi nào đó. Thường đó là nơi xảy ra, đã sảy ra sự kiện. Như người bị xử bắn nơi một bức tường thường hiển hiện lại hình ảnh tàn khốc ấy vào những đêm khuya. *** Những gì trên đây chỉ là sự suy đoán của các nhà khoa học về vấn đề ma quỷ mà thôi... Tại sao những hình ảnh quá khứ đó lại chỉ hiện vào ban đêm...? Một thân xác không còn cử động và tim ngừng đập người ta cho rằng người đó đã chết. Thật sự thân xác của họ chết chứ không phải là linh hồn. Linh hồn con người không bao giờ chết. Những người được gọi là đã chết , họ chỉ bỏ lại thân xác nặng nề của mình và khoác lên mình một thân xác khác nhẹ nhàng hơn để thích hợp với cõi âm. Thường thường những người chết họ hay đến những nơi nào mà khi sống họ thường lui tới , và khi chết họ vẫn còn luyến tiếc. Ví dụ như ngôi nhà họ ở hay là một khu vườn mà ngày xưa họ yêu thích v.v... Cho nên nhiều khi mình nghe nói là căn nhà đó có ma hay là trong khu vườn nào đó đêm đêm người ta thấy có người đi qua đi lại. Và tại sao mình chỉ thấy ma vào ban đêm. Tại vì họ chỉ có thể hiện hình vào ban đêm vì ban đêm thuộc về khí âm. Có lẽ mình sợ ma vì mình không thấy họ. Nhưng thật ra họ cũng giống như mình chỉ khác là họ đã bỏ cái thể xác này.
Chúng ta hãy mở rộng tâm hồn sau khi đọc những mẫu chuyện đầy tình cảm. Bài 2: BÁU VẬT Để nhận thức được giá trị của một tháng Hãy hỏi bà mẹ vừa sinh con chưa đầy tháng tuổi. Để nhận thức được giá trị của một tuần Hãy hỏi biên tập viên tuần báo. Để nhận thức được giá trị của một giờ Hãy hỏi những người yêu nhau đang chờ cuộc hẹn. Để nhận thức được giá trị của một phút Hãy hỏi người vừa trễ một chuyến xe. Để nhận thức được giá trị của một ngày Hãy hỏi người vừa trải qua một tai nạn trong gang tấc. Để nhận thức giá trị của một sao Hãy hỏi người vận động viên vừa đoạt huy chương vàng Olympic. Hãy trân trọng mỗi phút giây bạn có Hôm qua là lịch sử Ngày mai là bí ẩn còn đó Hôm nay là món quà mà chúng ta có được. Đó là lý do chúng ta gọi nó là “hiện tại” . Trong tiếng Anh: “hiện tại” có nghĩa là món quà.
Bài Hát Chết NgườiCó thể nào một bài hát làm cho người nghe nó phải chết không? Nghe có vẻ phi lý, nhưng đó là sự thật đối với một bài hát mang tên Gloomy Sunday. "Gloomy Sunday" là tên của một bài hát kể về 1 tình yêu đã mất. Thật đúng như tựa đề của nó, bài hát được viết vào một ngày Chúa Nhật, thật ảm đạm của tháng 12 năm 1932 bởi 1 nhà soạn nhạc tên là Reszo Seress. Reszo thường nằm nguyên ngày trong căn phòng của mình ở thủ đô Paris. Người phụ nữ anh yêu vừa cự tuyệt tình yêu cao thượng của anh. Reszo luôn luôn tôn thờ tình yêu của mình, nên vì vậy anh đã phải đau khổ thật nhiều khi tình yêu của anh bị từ chối. Trong nỗi thất vọng, anh đã sáng tác ra bài hát sầu thảm nhất trong đời. Thi bài nhạc được hoàn thành, Reszo cảm thấy nhẹ nhàng hơn đôi chút trong lòng. Tuy nó không bù vào nỗi mất mát tình yêu to lớn kia, nhưng bài hát của anh ta thật hay - đủ hay để được đưa vào dĩa nhạc thời bấy giờ. Khi Reszo cố gắng bán "Gloomy Sunday", thoạt đầu anh đã gặp nhiều khó khăn khi tìm người tiêu thu.. Các nhà sản xuất dĩa nhạc cho rằng bài hát nghe rất lạ và quá buồn thảm để trở thành 1 dĩa nhạc có giá tri.. Một nhà sản xuất đã viết rằng: " Có cả một mối tuyệt vọng bị cưỡng ép thật kinh khủng trong bài hát ấy. Tôi không nghĩ rằng nó sẽ đem lại điều gì hay ho cho người nào nghe bài hát ấỵ" (Therés a sort of terrible compelling despair about it. I don't think it would do anyone anyone any good to hear a song like that.) Nhưng không vì thế mà Reszo ngừng cố gắng để tìm mối tiêu thu.. Cuối cùng, anh ta đã tìm được 1 nhà sản xuất chịu phát hành nhạc của anh. Khi bài hát được tung ra thị trường cũng là lúc nhiều sự việc lạ lùng bắt đầu xảy ra. Một người đàn ông đang ngồi trong 1 quán café đông đúc tại Budapest đòi ban nhạc chơi bản "Gloomy Sundaỵ" Người đàn ông ngồi tại bàn ông ta vừa nhấp rượu champagne vừa lắng nghe bài nhạc. Khi bản nhạc chấm dứt, người đàn ông trả tiền, rời khỏi quán, và vẫy 1 chiếc xe taxi. Vừa ngồi vào trong xe, ông ta liền lôi ra 1 khẩu súng và tự kết liễu đời mình. Vài ngày sau đó, một cô gái bán hàng thật trẻ đã tự treo cổ tại Berlin. Nằm phía dưới chân của cô gái là tờ nhạc của bài "Gloomy Sundaỵ" Một cô thư ký xinh đẹp tại New York tự tử trong căn apartment bằng hơi ga đã để lại một mẩu giấy nhỏ xin yêu cầu bản nhạc "Gloomy Sunday" được chơi vào buổi lễ an táng cô. Khắp thế giới, có nhiều bài tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ấy. Ca sĩ chết trong lúc hát. Người ta chết trong lúc nghe. Cuối cùng thì công ty truyền thông Anh Quốc phải cấm hẳn bài "Gloomy Sunday" vào những buổi phát thanh thường lệ trên làn sóng. Công ty này không thể làm ngơ trước những lời phiền hà đến từ bài hát ấy. Nhiều hệ thống viễn thông Hoa Kỳ cũng nhanh chóng làm giống vậy. Mười lăm quốc gia khác đã đâm đơn kiện bài hát. Các luật sư quanh thế giới đã tranh luận rằng, người soạn nhạc của bài hát có nên chịu trách nhiệm cho hàng loạt cái chết là hậu quả của sự sáng tạo của anh ta hay không. Nhưng khi các đài radio cố gắng hủy bỏ bài hát thì nó càng trở nên phổ biến hơn. Người ta còn cản thấy hào hứng hơn khi nghe bài hát "tự tử" này (suicide song). Bài hát dường như ảnh hưởng mọi người không phân biệt gì đến tuổi tác hay tầng lớp. Một người đàn ông 80 tuổi tự hủy diệt đời mình bằng cách nhảy từ cánh cửa sổ lầu bảy xuống trong khi bài nhạc đang hát. Một cô gái 14 tuổi chết đuối khi trong tay còn cầm một bản copy của bài "Gloomy Sunday". Một nạn nhân trẻ tuổi khác, một cậu bé sai vặt người Ý, đang đi ngang một người ăn xin trên lề đường đang hát bản nhạc "Gloomy Sunday" đột nhiên dừng lại, để chiếc xe đạp của cậu sang một bên, tiến dần đến chỗ người ăn xin và cho ông ta hết số tiền mà cậu đang có. Sau đó chẳng một lời nào, cậu bé đi đến một cây cầu gần đấy và tự nhảy xuống tìm lấy cái chết. Báo chí lượm lặt hết tất cả những câu chuyện và gửi phóng viên đến phỏng vấn Reszo và hỏi anh ta nghĩ gì về điều ấy. Nhưng Reszo cũng bàng hoàng như bao người khác. Anh ta cũng chẳng hiểu vì sao bài hát của mình đã gây ra nhiều điều bất thường đến vậy. Từ đó, người soạn nhạc dường như bị truyền nhiễm những điều bất lành theo sau bài nhạc bất cứ khi nào và nơi đâu khi bản nhạc được chơi lên. Khi bài "Gloomy Sunday" trở thành một "top hit" trong tuần, Reszo đã viết một lá thư gửi cho người yêu cũ của chàng và xin thêm một cơ hội nữa để nối lại mối duyên xưa. Ngày hôm sau, người ta tìm thấy thi hài của cô gái trẻ đã chết vì uống thuốc quá liều lượng. Bên cạnh cô ta là một tờ giấy với nét chữ nghệch ngoạc trên ấy nhưng còn có thể đọc được. Ðó là tên của bài nhạc "Gloomy Sunday". Ðến lúc này thì Reszo chẳng còn nghi ngờ gì về bài hát mang đầy tính nguyền rủa của chính mình. Lần đầu tiên trong đời, Reszo cố gắng thu hồi lại bài nhạc để nó khỏi bị lan ra nhiều thêm. Nhưng tất cả mọi nổ lực của anh đều không thành. Bài hát càng bị cấm, nó lại càng trở nên phổ biến hơn. Những bản copy lậu được bày bán trên đường phố như một loại trái cấm. Trong mỗi quốc gia, số người chết lại càng gia tăng. Bài hát đã đem lại nhiều lời đồn đãi chết người đến nỗi các nhạc sĩ không dám chơi bài ấy hay thậm chí các ca sĩ cũng sợ không dám hát. Thời gian trôi qua. Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ và người ta cũng bắt đầu quên đi bài hát ấy. Dần dần, cơn sốt bài hát được lắng dịu xuống. Vào thời điểm này Cơ Quan Truyền Thông Anh Quốc quyết định nới lỏng lệnh cấm bài hát. Ðài BBC cho phát thanh "Gloomy Sunday" trên làn sóng điện, nhưng bấy giờ bài nhạc chỉ còn là một hợp tấu khúc (orchestral piece). Từ ấy bài hát được sửa lại theo lối hoà âm hợp khúc này. Cũng bài nhạc được sửa lại theo kiểu version mới này được phát ra và cứ lập đi lập lại hàng giờ trong một căn apartment nhỏ. Người cảnh sát đi tuần gần đấy cứ phải nghe mãi một bài hát và lấy làm la.. Tiếng âm nhạc phát ra từ cánh cửa sổ của một hộ apartment trên con phố mà người cảnh sát tuần tiểu. Cảm thấy lạ vì người nào có thể nghe mãi một bài hát cứ hát đi hát lại mãi thật nhiều lần mà không ngừng nghỉ, người cảnh sát cuối cùng quyết định điều tra. Khi viên cảnh sát bước vào căn nhà, "Gloomy Sunday" đang được hát trên dàn máy hát xoay tròn tự động. Thân thể của một thiếu phụ đang nằm cạnh chiếc bàn nơi để chiếc máy hát đang chạy. Người thiếu phụ đã chết với một liều thuốc ngủ cực mạnh. Ðây mới chỉ là một bắt đầu của hàng loạt cuộc tự tử khác nối tiếp. Một lần nữa, Cơ Quan Truyền Thông Anh Quốc phải ra cấm lệnh đối với bài hát. Giờ đây thì Reszo Seress đã trở thành một người luôn bị ám ảnh bởi những cái chết do bài hát của anh ta gây nên. Có hơn 100 người chết sau khi nghe bài hát "Gloomy Sunday". Bài hát vẫn có thể được nghe từ thời này sang thời khác. Gần đây, số tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ấy không còn nữa. Có lẽ lời nguyền năm xưa đã hết linh nghiệm chăng? Có thể là vậy. Nhưng nếu bạn đang ở trong một quán bar nào đó và khi nghe người disc jockey bảo rằng bài nhạc cũ kỳ lạ "Gloomy Sunday" sắp được chơi, tôi thành thật khuyên bạn nên bước ra ngoài và tham gia những trò chơi khác thì tốt hơn. GLOOMY SUNDAY Sunday is gloomy My hours are slumberless Dearest the shadows I live with are numberless Little white flowers Will never awaken you Not where the black coach Of sorrow has taken you Angels have no thoughts Of ever returning you Would they be angry If I thought of joining you? Gloomy Sunday Gloomy is Sunday With shadows I spend it all My heart and I Have decided to end it all Soon there'll be candles And prayers that are said I know But let them not weep Let them know that I'm glad to go Death is no dream For in death I’m caressing you With the last breath of my soul I’ll be blessing you Gloomy Sunday Dreaming, I was only dreaming I wake and I find you asleep In the deep of my heart here Darling I hope That my dream never haunted you My heart is telling you How much I wanted you Gloomy Sunday
Bài 3: KHÁT VỌNG Tôi có một người bạn tên Monty Robert, hiện là chủ nhân một trại nuôi ngựa ở San Ysidro. Anh đã cho phép tôi dùng nhà của anh để tổ chức những buổi gây quỹ nhằm tài trợ các dự án đầu tư có tính rủi ro cao do thanh niên thực hiện. Một hôm, anh đến ngồi cạnh tôi và nói: - Tôi muốn kể cho bạn biết tại sao tôi để bạn sử dụng nhà của tôi để làm nơi tổ chức gây quỹ. Chuyện xảy ra cách đây nhiều năm. Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hóa. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài “Lớn lên em muốn làm nghề gì ?”. Đêm đó cậu bé đã viết bảy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng 200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt chuồng trại và chỗ nào làm đường chạy cho ngựa. Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo. Vài ngày sau cậu bé nhận lại bài làm của mình với điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của thầy: “Đến gặp tôi sau giờ học”. Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi: - Thưa thầy, tại sao em bị điểm 1 ? - Em đã hoạch định một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không có một nguồn lực khả dĩ nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần phải có nhiều tiền không ? Bây giờ tôi cho em về làm lại bài văn. Nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm số của em. Rõ chưa ? Hôm đó cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý kiến. - Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con. Nghe cha đáp, cậu bé liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo của mình: - Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình. Kể đến đây, Monty dừng lại và hỏi tôi: - Bạn có biết bạn đang ngồi trong một trại ngựa rộng 200 mẫu của cậu bé trong câu chuyện mà tôi vừa kể không ? Cách đây hai năm, vị thầy giáo đó đã tình cờ dẫn 30 đứa học trò của mình đến đây để cắm trại. Thế là thầy trò tôi nhận ra nhau. Cầm tay tôi, thầy nói: “Monty này, khi anh còn học với tôi, tôi đã đánh cắp ước mơ của anh, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm thế với bao đứa trẻ khác. Tôi rất ân hận về điều đó”. Nghe thầy nói thế, tôi vội đáp: “Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình”.
Xin nhắc lại, các bạn sẽ không tìm thấy những bài viết này ở trong bất kì một trang web này hoặc bất kì đĩa cd nào mà chỉ có trong những quyển sách cửa sổ tâm hồn. Bài 5: NGƯỜI THẦY CỦA TUỔI THƠ Lần đầu tiên, khi còn rất nhỏ, con đã háo hức trèo lên những bậc tam cấp khá cao một mình và bị ngã. Con ngồi khóc mãi, ấm ức mong có ai đến nâng con dậy, dỗ dành và dắt con đi tiếp…”. Mẹ kể vậy và nhìn tôi âu yếm… Tôi không nhớ đây là lần thứ mấy mẹ kể tôi nghe câu chuyện ấy, để rồi sau đó bao giờ cũng thế, sự hưởng ứng mà mẹ nhận được từ tôi là một câu trả lời kiểu thách thức: - Nhưng sau đó thì con không còn xử sự như thế nữa. - Mẹ nhớ chứ… Ký ức tuổi thơ lại đưa tôi về với một con mèo mướp nhỏ, ốm yếu, dễ bị cảm lạnh khi trời đổi gió… Con mèo vốn không thích lũ chuột và gián, lại cũng chẳng ưa gì mấy chú thằn lằn đuôi dài, lúc nào cũng chắt lưỡi tiếc rẻ một điều gì đấy. Nó hay nằm lim dim sưởi nắng và cũng để rình bắt lũ thằn lằn luôn thập thò trên bức tường cạnh nhà bếp. Lần đầu tiên phóng đôi chân ốm yếu để vượt qua một độ cao quá sức, nơi con thằn lằn trắng, mập mạp đang nghiêng đầu “kên” nó, con mèo trượt ngã một cú nặng, phải nằm thở dốc. Tôi thương nó quá, vội chạy đến ôm nó vào lòng. Không ngờ… nó vùng vuột khỏi tay tôi, kêu lên một tiếng “meo” giận dỗi rồi phóng mình lên cao một lần nữa. Cứ mỗi lần ngã là một lần nó bật kêu một tiếng “meo” đầy tức giận. Lần cuối cùng, nó phóng lên được đúng độ cao cần đạt, nhưng con thằn lằn thì đã rút êm sang chỗ khác trước khi vuốt nó chạm tới. Tuy nhiên, nó vẫn ngồi trên gờ tường cửa sổ thông gió nơi nhà bếp, nhìn xuống tôi và kêu lên những tiếng “meo, meo” đầy hãnh diện. Mười một tuổi, tôi vẫn gầy và ẻo lả như một cọng cỏ mảnh. Khi bảo tôi đặt chân lên sợi dây thừng nặng và to, thầy giáo dạy thể dục gửi theo ánh mắt nhìn ái ngại. Kết quả tập thử hôm ấy, tôi không leo được quá nửa thước… Khi thấy tôi gần như bỏ cơm tối vì buồn, mẹ lại kể về những bậc tam cấp và cô bé là tôi ngày nhỏ. Còn tôi thì ngồi nhớ đến con mèo – con mèo con mất mẹ của tôi hồi ấy, không có ai nâng dắt, nhưng nó đã dũng cảm đối mặt với khó khăn và nhất quyết vươn mình tới đích. Lần kiểm tra môn thể dục leo dây sau đó hai tuần, tôi đạt điểm cao nhất. Khi leo, tôi chỉ nhìn ngang. Thế nên, giữa sợi dây với tôi và mức đến không còn thứ khoảng cách thấp cao, lúc nào tôi cũng “đồng hành” với nó… Vậy là mười một tuổi, tôi đã hiểu thế nào là đích muốn và sự quyết tâm. Lớn lên, tôi không bao giờ ngồi đếm những thất bại của mình (bởi vì chúng nhiều quá), mà chỉ ngồi nhớ lại những gì con mèo nhỏ thân quen dạy cho tôi - thứ bài học không có ngôn từ lý thuyết nhưng thấm thía và quý giá. Mẹ là một người biết cách khơi gợi như lúc này đây. Cảm ơn mẹ… Con sẽ bắt đầu lại bằng một trái tim đầy tự tin… Nếu một ngày nào đó tôi trở thành mẹ như mẹ tôi, tôi cũng sẽ tặng cho con tôi một con mèo, một con mèo rất nhỏ thôi nhưng cũng rất dễ thương, để làm một “người thầy của tuổi thơ” như mẹ đã cho tôi hồi ấy…
Xin nói lại đây là topic để mọi người cùng đọc và cùng suy nghĩ nên không khuyết khích mọi người post nhảm nhí vào đây, nếu có bài nào hay thì post vào đây. Cám ơn đã đọc những câu chuyện này. Bài 4: BÀI NGỮ PHÁP CHO BẠN TRẺ => Hãy sống ở thể chủ động, tránh xa thể thụ động. Nghĩ nhiều đến những gì mà bạn có khả năng làm được hơn là những gì có thể xảy đến bạn. => Hãy sống ở cách khách quan. Hãy quan tâm đến thực tế cuộc sống đúng với những gì đang thật sự diễn ra, hơn là mong muốn chuyện đời sẽ xảy ra như bạn mơ ước. => Hãy sống ở hiện tại, can đảm trực diện đối đầu với công việc ngày hôm nay. Không luyến tiếc quá khứ, cũng đừng lo lắng vớ vẩn đến tương lai. => Hãy sống ở ngôi thứ nhất, nghiêm khắc tự kiểm điểm mình hơn là đi bươi móc những sai sót, lỗi lầm của thiên hạ. => Hãy sống ở số ít, lắng nghe lời phê bình xuất phát từ lương tâm mình hơn là thích thú với những lời tán thưởng của đám đông. => Và nếu như phải chọn một động từ thì hãy chọn lấy động từ yêu thương.
Bài 6: NHỮNG HÒN ĐÁ CUỘI Trong một buổi nói chuyện với một nhóm các doanh nhân, một chuyên gia trình bày về cách sử dụng thời gian có hiệu quả. Đứng trước những người khá thành đạt trong cuộc sống, ông mỉm cười: “Sau đây là một câu hỏi trắc nhiệm”. Ông ta lấy từ gầm bàn một cái lọ rộng miệng cỡ 4 lít và một túi chứa những hòn đá cuội to bằng nắm tay. Ông lần lượt đặt từng hòn đá vào lọ cho đến khi không thể bỏ vào được nữa. “Cái lọ có đầy chưa ?” – ông hỏi. “Đầy rồi” - mọi người đáp. “Thật không ?” – ông lấy từ gầm bàn ra một túi sỏi nhỏ đổ từ từ vào lọ và lắc cho các hòn sỏi chen vào tất cả các khoảng trống giữa các hòn đá cuội. Ông nhoẻn miệng cười và hỏi: “Cái lọ đầy chưa ?” Lần này thì mọi người dường như bắt kịp ông. Ai đó trả lời: “Chắc là chưa”. “Tốt !” – ông nói và lấy ra một túi cát đổ vào lọ và cát chen đầy vào các khoảng trống giữa những hòn đá cuội và hòn sỏi. Một lần nữa, ông hỏi: “Cái lọ đầy chưa ?” “Chưa” - mọi người nhao nhao. “Tốt” – ông lập lại và vớ lấy bình nước đổ vào lọ cho đến khi nước nhập đến miệng lọ. Ông ngước nhìn mọi người và hỏi: “Minh họa này nói lên điều gì ?” Một nhà kinh doanh nhanh nhảu đáp: “Vấn đề là cho dù cho kế hoạch làm việc của bạn có sít sao thế nào đi nữa, nếu cố gắng bạn luôn có thể làm thêm nhiều việc nữa !” “Không phải – ông đáp – đó không phải là vấn đề. Điều mà minh họa vừa rồi nói lên là bạn không đặt những hòn đá cuội vào lọ trước, bạn sẽ không bao giờ có thể nhét chúng vào được” Cái gì là những “hòn đá cuộc” trong cuộc sống của bạn ? Có thể là một dự án, một hoài bão mà bạn muốn thực hiện, thời gian với những người mà bạn thương yêu, học vấn của bạn, sức khỏe của bạn… Nhưng nhớ đặt những “hòn đá cuội” đó vào lọ trước hoặc bạn sẽ không bao giờ nhét chúng vào được. Chúng ta luôn cố gắng làm thật nhiều việc trong khoảng thời gian giới hạn của mình. Nhưng điều quan trọng là những việc mà bạn đang làm có thật sự có ý nghĩa. Thế thì tối nay hay sáng mai khi bạn suy ngẫm về câu chuyện này, hãy tự hỏi chính bản thân mình rằng điều gì là những “hòn đá cuội” trong cuộc sống của chính bạn và hãy đặt chúng vào trong lọ nước.
Bài 7: CHO NGÀY HÔM NAY Có hai ngày trong tuần chúng ta không nên lo lắng. Một ngày là ngày hôm qua, với những sai lầm, những âu lo, những tội lỗi, những thiếu sót ngớ ngẩn, sự nhức nhối và những nỗi đau. Ngày hôm qua đã đi qua. Mọi tiền bạc trên đời này cũng không thể đem ngày hôm qua quay trở lại. Chúng ta không thể nào hủy bỏ một hành động mà chúng ta đang làm cũng như không thể nào xóa đi một ngôn từ mà chúng ta đã thốt ra. Ngày hôm qua đã đi xa rồi ! Còn một ngày nữa mà chúng ta không nên lo lắng, đó là ngày mai với những kẻ thù quá quắt, gánh nặng cuộc sống, những hứa hẹn tràn trề hi vọng và việc thực hiện thì tồi tệ. Mặt trời của ngày mai sẽ mọc lên hoặc là chói lọi hoặc là khuất sau một đám mây, nhưng dù gì thì nó vẫn sẽ mọc lên. Và ngày trước khi nó mọc lên, vào ngày mai chúng ta chẳng có mối đe dọa nào, bởi lẽ nó vẫn chưa được sinh ra mà. Vì vậy chỉ còn một ngày duy nhất – ngày hôm nay. Bất cứ ai cũng đều phải đấu tranh để sống dù chỉ một ngày. Thật ra chẳng phải những gì trải qua ngày hôm nay khiến người ta phát rồ - mà đó chính là sự hối tiếc về những gì đã xảy ra ngày hôm qua và những lo sợ về những gì ngày mai có thể đem đến.
Bài 8: TÔI SẼ NGỪNG THAN VÃN Nếu bạn có thực phẩm để ăn, có áo quần để mặc, có một mái nhà che đầu và một nơi nghỉ qua đêm là bạn đã giàu hơn 75% thế giới này. Nếu bạn có tiền tiêu trong ví, có tiền ban phát cho người nghèo, có tiền để dành trong ngân hàng, bạn thuộc 8% những người giàu nhất thế giới. Nếu sáng nay bạn thức dậy thấy mình khỏe hơn ngày hôm qua một chút thì bạn đã may mắn hơn 1 triệu người không thể sống qua nổi tuần này. Nếu bạn chưa bao giờ phải trải qua nguy hiểm của chiến tranh, cô đơn của tù tội, đớn đau của tra tấn hay vật vã của đói khát, bạn đã hạnh phúc hơn 500 triệu người trên thế giới. Nếu bố mẹ bạn còn sống và còn hạnh phúc bên nhau thì so với thế giới trường hợp của bạn không nhiều đâu. Và cuối cùng, nếu bạn đọc được thông điệp này thì bạn đã sung sướng hơn 2 tỷ người trên thế giới chẳng bao giờ được đọc bất cứ thứ gì cả. Hãy nâng niu những gì có trong vòng tay bạn, bởi rất nhiều người đang thèm được như bạn đấy.
Bài 9: CÁI KÉN BƯỚM Một chàng trai nọ tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh thấy cái kén hé một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xoè rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà người thanh niên không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
Bài 10: CÁI TÁCH KỲ DIỆU Khi sống ở New York, văn hào Anh Somerset Maugham thường xuống khu Ritz Carlton. Một hôm, tôi thổ lộ với ông là tôi rất tò mò về món đồ trông có vẻ hoàn toàn xa lạ, không phù hợp với khung cảnh bài trí trong phòng làm việc của ông: một cái tách cũ kỹ, có nứt một đường. Maugham mỉm cười đáp: - Chính nó giúp cho tôi nhớ lại rằng những lợi ích, những tiện nghi lớn nhất trên đời lại là những cái gì đơn giản nhất và cũng lại bị xem thường, đánh giá thấp nhất chỉ vì chúng ta cho đó là điều quá tự nhiên. Và ông kể tiếp cho tôi nghe câu chuyện về cái tách nứt ấy. Vào năm 1940, khi nước Pháp bị quân Đức quốc xã chiếm đóng, vài trăm công dân Anh sống ở miền Côte d’Azur được gửi trả về quê hương trên hai chiếc tàu chở hàng loại nhỏ. Tàu phải chạy quanh co, ngoằn ngoèo để khỏi bị tàu ngầm địch phát hiện. Hai chiếc tàu nhỏ chở quá nhiều người nhưng không đem theo đủ lương thực, vì vậy phải phân phối mỗi người một ít. Mắt mọi người đều đỏ ngầu, áo quần bẩn thỉu, nhất là ai cũng cảm thấy khát nước, phải xếp hàng nối đuôi lĩnh phần lương thực nghèo nàn của mình. - Chính cái tách nứt đó – Maugham vừa trỏ ngón tay vừa nói – tôi đã dùng nó để đựng khẩu phần nước vô cùng ít ỏi của mình… Bây giờ, mỗi lần mơ đến những món ăn cao lương mỹ vị, mỗi khi ước được trầm mình trong một khung cảnh tràn ngập tiện nghi hoặc những lúc thèm khát đưỡc đóng vai một nhân vật tối quan trọng, tôi liền đem cái tách nứt cũ kỹ đó đặt nó dưới vòi nước. Và từng hớp từng hớp một, tôi uống một cách chậm rãi. Bỗng chốc các mộng ước viễn vông biến mất, tôi liền trở về với thực tại.
Bài 11: TẠI SAO PHỤ NỮ KHÓC ? Một cậu bé hỏi mẹ: - Tại sao mẹ lại khóc ? Người mẹ đáp: - Vì mẹ là một phụ nữ. - Con không hiểu - cậu bé thốt lên. Người mẹ ôm chặt con và âu yếm: - Con không bao giờ hiểu được, nhưng nó là như thế đấy… Thời gian trôi đi, cậu bé lại hỏi cha: - Sao mẹ lại khóc hở cha ? - Tất cả phụ nữ đều như thế, con yêu ạ - người cha mỉm cười đáp. Cậu bé lớn dần lên và khi trở thành một người đàn ông, anh vẫn thường tự hỏi: “Tại sao phụ nữ lại khóc ?”. Cuối cùng anh tìm đến một nhà hiền triết. Nghe hỏi, nhà hiền triết ôn tồn nói: “Khi Thượng đế tạo ra phụ nữ, người phải làm cho họ thật đặc sắc. Người làm cho đôi vai họ cứng cáp để che chở được cả thế giới, đôi tay họ mát lành để che chở sự yêu thương, và người cho họ một sức mạnh tiềm ẩn để mang nặng đẻ đau. Người cho họ một sự dũng cảm để nuôi dưỡng và chăm sóc gia đình, người thân, bạn bè ngay cả những lúc mọi người dường như buông trôi, và dù có nhọc nhằn đến mấy đi nữa họ không bao giờ than thở… Người cho họ tình cảm để họ yêu thương con cái ở mọi nghĩa trên đời, ngay cả những lúc con cái họ gây cho họ đau khổ. Người cho họ sức mạnh để chăm sóc người chồng của họ, tránh vấp ngã vì người tạo dựng họ từ những xương sườn của người đàn ông để bảo vệ trái tim anh ta… Người cho họ sự khôn ngoan để biết rằng một người chồng tốt sẽ không bao giờ làm tổn thương vợ mình, hiểu rõ sự chịu đựng của người phụ nữ và cô ta luôn thấp thoáng sau mỗi thành công của người chồng. Để làm được những việc nhọc nhằn đó, người cũng đã cho họ giọt nước mắt để rơi, để họ sử dụng bất cứ lúc nào và đấy là điểm yếu duy nhất của họ. Khi con thấy họ khóc, hãy nói với họ con yêu họ biết bao và nếu họ vẫn khóc, con hãy làm trái tim họ được bình yên”.
Bài 13: MỘT CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tại trường tiểu học của một thị trấn nhỏ tại trường tiểu học của một thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp 5, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu thương tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lại lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “Teddy trông thật khó ưa”. Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thập rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích học tập của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 đã nhận xét Teddy như sau: “Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người xung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét : “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề về mẹ em ốm nặng và cuộc sống gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 nhận xét: “Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”. Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những món quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hóa. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịn một ít nước hoa trong chai lên cổ tay. Hôm đó Teddy đã nán lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy dường như phấn chấn hẵn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học trò cưng nhất của cô. Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng ba trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trên đời”. Rồi bốn năm sau nữa cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F.Stoddard - giáo sư tiến sĩ. Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường được dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra ? Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddrad thì thầm vào tai cô Thompson: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: “Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô được gặp em”.
Bài 14: ÔNG NOEL KHÔNG MẶC ĐỒ ĐỎ Hai bố con lái xe xuống khu thị tứ để mua sắm. Cô bé học lớp 4 hỏi bố: - Nhiều bạn trong trường nói không có ông Noel. Các bạn nói con là ngốc khi tin rằng ông có thật, nhưng con tin vào những gì bố bảo với con phải không bố ? Xe ghé vào bên đường tắt máy. Cô con gái bé bỏng vẫn đang ngốn ngang bao suy nghĩ. - Các bạn ở trường đã sai, con yêu ạ ! Ông Nole là có thật. Nhưng bố cần kể cho con nghe thêm v6è ông Noel. Bố nghĩ con đã đủ lớn để hiểu những gì bố sẽ chia sẻ với con - Người cha nhìn con trìu mén và tiếp - Ngày xưa có một người đàn ông đi đây đó khắp thế giới thưởng quà cho những đứa trẻ trên đường ông qua. Ông được biết đến ở nhiều nơi với nhiều tên gọi khác nhau nhưng tình thương trong tim ông đều như nhau dù ở bất cứ đâu. Ông là tâm hồn thương yêu tuyệt đối và mong muốn chia sẻ tình thương đó bằng cách tặng quà với cả con tim của mình. Khi con đến độ tuổi nào đó, con sẽ nhập ra ông Noel thật sự không hẳn phải là người vào nhà bằng ống khói trong đêm trước ngày lễ Giáng sinh. Tinh thần và cuộc sống thật sự của ông già thần thoại đáng yêu này mãi mãi nằm ở trong tim con, tim của bố, tim của mẹ cũng như trong tim của tất cả những người tin vào việc mang lại niềm vui cho người khác. Tinh thần thật sự của ông Noel là những gì con mang tặng thay vì những gì con nhận được. Khi con nhận thức được điều này và khi nó trở thành một phần trong con, Giáng sinh sẽ trở nên thú vị hơn và huyền ảo hơn vì con đã lĩnh hội được điều kỳ ảo về ông Noel khi ông tồn tại trong con. Con có hiểu những gì bố nói không ? Cô bé nhìn ra ngoài của sổ vào hàng cây phía trước. Cô sợ nhìn vào bố, người từng bảo cô rằng ông Noel có thật. Cô muốn tin như cô đã tin hồi năm ngoái rằng ông Noel là một ông già vui tính, to béo, mặc đồ đỏ. Cô không muốn phải trưởng thành và nhận thức bất kỳ điều gì khác. - Nhìn bố này - người bố chờ và cô bé quay sang nhìn ông. Người bố đang khóc, những giọt nước mắt sung sướng. Khuôn mặt ông ngời sáng bằng ành sáng của cả ngàn dải Ngân hà và cô bé như thấy trong mắt ông đôi mắt của ông Noel. Ông Noel thật sự, người đã bỏ nhiều thời gian chọn lựa những món quà đặc biệt mà cô mong ước trong những mùa Giáng sinh đã qua kể từ khi cô có mặt trên đời này. Ông Noel đã dùng món bánh mà cô bỏ công trang trí cũng như uống sữa nóng cô pha. Cô đã nhận ra niềm hạnh phúc, sự chia sẻ, tình thương. Người bố ôm ghì con trong vòng tay ấm áp của mình và cứ ôm như thế rất lâu. Cả hai đều khóc. - Giờ thì con đã thuộc về một nhóm người đặc biệt. Kể từ bây giờ con sẽ được chia sẻ niềm vui Giáng sinh mỗi ngày của năm chứ không còn chỉ trong một ngày đặc biệt nữa. Từ giờ, ông Noel sống trong tâm hồn con cũng như ông sống trong tâm hồn bố. Trách nhiệm của con là tuân theo tinh thần mang đến niềm vui cho người khác như con là một phần của ông Noel đang sống trong con. Đây là điều quang trọng nhất xảy ra với con trong cuộc đời mình, vì bây giờ con đã hiểu rằng ông Noel không thể nào tồn tại nếu không có những người như con và bố, những người khiến ông được sống mãi. Con có thể chu toàn việc nào không ?”. Tim cô bé muốn vỡ ra vì hãnh diện và cô tin mắt mình đang tỏa ra niềm hạnh phúc. Cô đáp: - Thưa bố, con muốn ông mãi trong tim con như ông đã sống trong tim bố. Con yêu bố. Bố là ông Noel tuyệt vời nhất trên thế giới này. Ông Noel không mặc đồ đỏ của con.
Do lý do kĩ thuật nên tôi sẽ chuyển chủ đề cũ sang chủ đề mới “Con sẽ thành công”, sau 10 ngày nữa chúng ta sẽ trở lại với chử đề quen thuộc từ đầu đến giờ. Bài 15: CÁI GIÁ CỦA LÒNG BIẾT ƠN Năm đó tôi 13 tuổi. Vào thứ Bảy, ba thường cho tôi đi chơi công viên hay ra cầu cảng ngắm tàu thuyền. Trên đường về, ba thường dừng lại cửa hàng Dairy Queen để mua kem nón giá 10 xu. Không phải lần nào ba cũng ghé, tôi không dám yêu cầu mà chỉ hy vọng và hồi hộp chờ đợi ngay từ lúc ba lái xe về nhà. Tới góc đu7òng, hoặc ba sẽ đi thẳng và mua kem, hoặc sẽ rẽ về với hai bàn tay trắng. Thường thì ba sẽ hỏi: - Con có muốn một cây kem nón không ? Tôi trả lời ngay: - Muốn lắm, ba. Tôi chọn kem sôcôla, còn ba chọn kem vani. Chúng tôi ăn ngay trong xe. Tôi yêu ba và thích kem lạnh - đó chính là thiên đường. Vào một ngày như thế, trên đường về nhà, ba hỏi: - Hôm nay con có muốn một cây kem nón không ? - Muốn lắm, ba. Nhưng rồi ba tiếp lời: - Ba cũng muốn lắm. Vậy hôm nay con đãi nhé ? Trời 20 xu! 20 xu cho hai cây kem! Đầu óc tôi quay cuồng. Tôi có thể trả được. Tôi được mẹ cho 25 xu một tuần nhưng việc để dành tiền rất quan trọng. Chính ba nói như vậy mà. Và khi tôi phải bỏ tiền mua thì kem chẳng ngon gì. Tại sao tôi không nghĩ rằng đây là cơ hội bằng vàng để tặng lại một món gì đó cho ba? Tại sao tôi không nghĩ rằng ba đã mua cho tôi hàng trăm cây kem hình nón mà tôi chưa bao giờ mua lại cho ông một cây? Lúc đó tôi chỉ nghĩ tới “20 xu” mà thôi! Trong khoảng khắc khi sự bội ơn và ích kỷ che lấp trái tim, tôi lại thốt ra một câu ghê gớm: - Thôi ba, mình đi qua luôn. Ba tôi chỉ nói: - Được thôi. Nhưng khi về nhà, tôi mới biết mình đã phạm sai lầm khủng khiếp. Tôi van nài ba quay lại: - Con sẽ trả tiền mà. Nhưng ba chỉ nhún vai: - Không sao đâu, chúng ta không cần kem đâu. Tôi thấy buồn khủng khiếp vì tính ích kỷ của mình. Ba tôi không nhắc lại, cũng không tỏ ra buồn bã nhưng tôi nghĩ ông rất thất vọng. Tôi rút ra bài học rằng sự hào hiệp luôn phải có hai chiều và đôi khi sự biết ơn còn có giá hơn lời “cam ơn”. Trong ngày hôm đó, lòng biết ơn sẽ có giá 20 xu và nó sẽ là cây kem ngon nhất mà tôi từng ăn. Nhưng tôi đã không làm như vậy…
Sự cố đã được khắc phục, bây giờ chúng ta sẽ nối tiếp chủ đề cũ “Quà tặng của cuộc sống”. Bài 16: MẸ LẠNH LẮM PHẢI KHÔNG ? Vào một đêm Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một con mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò phía bên dưới cầu. Đơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đứa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con. Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy. Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà mẹ nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm. Nơi đó bà nhìn thấy một đứa bé nhỏ xíu, đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng. Bà đem đứa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12, cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo. Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình. “Chắc là cậu bé sẽ không cởi bỏ tất cả - bà mẹ suy nghĩ - Cậu sẽ lạnh cóng!”. Song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: “Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ?”. Và cậu bé òa khóc.
Bài 17: HOA HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.
Bài 18: THƯ VIẾT CHO BA Ai cũng viết thư cho người đang sống, còn con thì… Con trở lại trường sau năm ngày nghỉ học chịu tang cha. Buổi trở lại trường đầu tiên nghe tiếng trống bãi, con vội xếp tập vô cặp rồi như thường lệ đứng trước cổng trường để đợi… Tuổi thơ làm cho con mong vào những điều kỳ diệu, mong nỗi bất hạnh đó không phải là sự thật, nhưng đến quá trưa nhìn lại sân trường vắng lặng và trước cổng trường chỉ còn mình con đứng đợi, con bàng hoàng nhận ra rằng ba đã mất thật rồi và từ đây không còn đến trường để đón con nữa. Hai hàng nước mắt chảy dài, nắng ban trưa rọi xuống đường hình cô gái nhỏ lủi thủi đi về mà lòng hụt hẫng xót xa. Ba chỉ đau trong một thời gian ngắn rồi bất ngờ bỏ chúng con mà đi. Lúc đó con chỉ mới 13 tuổi. Nỗi mất mát đó đối với con quá lớn và quá sớm. Một trăm ngày ba mất, má bảo thôi từ nay đừng cúng cơm ba nữa mà luôn thắp nhang cho ba, đừng để “hương tàn bình lạnh”. Má cũng muốn nỗi đau lắng xuống để chúng con tập trung học hành. Nhưng rồi mỗi bữa cơm chúng con lại đặt một cái chén, một đôi đũa nơi ba vẫn ngồi trong bàn ăn, xới một liễn cơm nóng, dọn những bữa ăn ba ưa thích. Nhiều năm sau này con vẫn thường ngậm ngùi nhớ lại hình ảnh những đứa con nhỏ của ba lên mâm cơm vẫn muốn lưu giữ kỷ niệm về người cha đã khuất. Biến cố ấy đã đem lại bao mất mát và càng khôn lớn con càng thấm thía đó là những thiếu thốn không gì bù đắp nổi. Cuộc sống mỗi lúc một bấp bênh. Đôi vai mỏng mảnh của má như oằn xuống trước gánh nặng của gia đình quá lớn. Giữa “ngày còn ba” và “ngày mất ba” dường như là hai thế giới. Miền Trung vào những ngày mùa đông trời lạnh như cắt thịt, những đứa con nhỏ của ba đi học về càng se thắt nhớ những ngày ba đội mưa đợi các con trước cổng trường. Một ngày mới của con được bắt đầu từ những hình ảnh, những âm thanh mà ba mang lại - một ngày tuổi thơ sung sướng. Những gì thuộc về ba trong hoài niệm của con đều đưa con quay về với quãng đời thời thơ ấu, ấm áp tình phụ tử, nhưng con cũng không quên có buổi chiều đi đâu về con bước vào phòng ba, ba không bật đèn, phòng mờ tối và ba ngồi đó, câm lặng… Con nhìn thấy, rón rén quay ra và như bắt chước ba, con cũng ngồi ngoài hiên, một mình trong bóng tối… con thấy thương ba quá!... Tuổi thơ con cũng có những nỗi buồn của riêng mình nhưng tất cả nỗi niềm ấy đều được ba chia sẻ. Còn bây giờ, ba đang buồn và không thổ lộ nhưng con không biết làm sao an ủi. Ba đang nhớ các anh chị của con phải không ba? Con gái lớn lấy chồng xa, hai con trai bị bắt vào tù khi hoạt động trong phong trào tranh đấu của sinh viên. Con nhớ ngày theo ba má đến trại giam để thăm anh. Thấy anh con trong hình dáng ốm yếu, da dẻ xanh xao, má khóc ròng bước tới, còn ba thì lùi lại lén chùi nhanh những giọt nước mắt. Cơn bạo bệnh đột ngột nhanh chóng cướp ba đi hẳn, cũng có một phần của những nỗi nhớ thương bị dồn nén đó. Các anh, các chị con nhớ lại trong khoảng thời gian gia đình phải trải qua những thử thách nghiệt ngã, chưa bao giờ ba khuyên các con hãy chọn lựa cho riêng mình một cuộc sống bình yên. Nhưng ba vẫn nói đã chọn con đường Cách mạng để đi thì phải đủ tâm, đủ lực đi cho trọn con đường, đừng để dang dở đời mình và lụy cả cho người. Năm 1976 con đúng 20 tuổi, cũng là năm thành lập Lực lượng thanh niên xung phong thành phố, con đã bước chân vào đội ngũ. Ngày lên đường con đã thắp nhang thưa với ba về chuyến đi xa nhà, chuyến đi thật xa, thật lâu với những khó khăn, thử thách mà lúc đó con không thể nào lường hết được. Bây giờ nhìn lại những quãng đời đã đi cùng đồng đội, một nỗi mừng càng lúc càng thấm sâu, càng lan tỏa trong con. Vâng, con đã đi, đã được hỗ trợ bởi nhiều nguồn sức mạnh để gắn bó với sự lựa chọn của mình. Và luôn có ba trong con dù ở Đắc Nông, Bù Đốp hay những cánh rừng xanh thẳm phía Tây Nam. Những gì ba dạy chúng con đâu chỉ bằng lời mà bằng cả cuộc sống gay go khắc nghiệt. Thời thơ ấu vất vả ba phải vượt lên nỗi đau mồ côi để vừa làm, vừa học, sống có nhân cách, có lòng nhân ái. Ba vẫn ao ước các con của ba đều được vào đại học. Khi gia nhập Lực lượng TNXP con mới tốt nghiệp phổ thông trung học. Chính đội ngũ ấy đã tạo điều kiện cho con được đến với giảng đường đại học. Ngày nhận tấm bằng đại học, con thầm cảm ơn đơn vị, cảm ơn đồng đội đã giúp con thực hiện được niềm mơ ước của ba hướng về con mà con đã canh cánh mang theo, ấp ủ trong lòng mình những năm dài. Ba đã xa chúng con ba mươi năm rồi mà chúng con cứ mãi ngậm ngùi tiếc thương khi nhớ về cha. Và vì thế khi thấy những trẻ thơ mất cha là lòng con đau xót, day dứt. Có những đứa trẻ mất cha là mất đi hình ảnh thiêng liêng, mất đi một người cha bằng da, bằng thịt. Nhưng cũng có những đứa trẻ mất dần cha do những đổ vỡ trong hạnh phúc gia đình. Mỗi khi chồng con đau, con đã chăm sóc tận tình, sợ bệnh tật sẽ cướp đi của con mình tình phụ tử. Khi giận hờn, căng thẳng với anh ấy, con lại thường nhớ về cái buổi trưa đợi ba trước cổng trường mà ba không còn đến đón để thông cảm, bỏ qua những chuyện không bằng lòng trong cuộc sống lứa đôi. Con biết rằng ngày mai lúc tan học, con của con đứng đợi ở cổng trường sẽ có cha đến đón. Buổi cơm chiều trong một gia đình nhỏ sẽ ấm cúng đầy đủ cả ba người. Những đứa con có cha thật là một niềm hạnh phúc tuyệt vời. Nhưng sao viết ngang đây con nhớ đến một lần lại thăm nhà dưỡng lão. Nhiều cụ ông, cụ bà ngồi thầm lặng, buồn bã và khi có người hỏi: “Cụ ơi! Cụ còn con cái gì không?”. Thì các cụ run run không trả lời, những giọt lệ như sương mờ trên khoé mắt. Hình ảnh đó như nhắc nhở con phải thường xuyên về thăm má, không phải chỉ con trẻ cần đến cha mẹ mà ngay cả cha mẹ lúc tuổi già cũng rất cần đến tình thương của con cái. Bạn bè thường dặn con hãy nhớ về những điều vui để cho lòng mình thanh thản. Nhưng cũng chính trong nỗi bất hạnh nếu biết nhận ra một điều quan trọng cần nghĩ suy thì cũng không nên quên phải không ba? * * * Thế giới vật chất không cho phép con chuyển bức thư này đến với ba ở một cõi mênh mông, nhưng con nghĩ rằng trong tình phụ tử ba vẫn đọc được lòng con.