Do rối loạn hệ miễn dịch: Thông thường, nếu cơ địa của bạn dễ bị mẫn cảm sẽ có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao hơn người bình thường. Bởi vì, khi các tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể thì các tế bào bảo vệ trong cơ thể sẽ chết đi một cách ồ ạt. Do di truyền: Theo thống kê thì có tới 40% trường hợp bố mẹ bị bệnh vẩy nến di truyền sang thế hệ con cháu sau này. Do nhiễm khuẩn: Nếu bạn sinh hoạt vệ sinh không đúng cách thì sẽ khiến da bị nhiễm khuẩn, gây tổn thương da và thay đổi cấu trúc dưới da. Do tâm lý căng thẳng: Nếu bạn thường xuyên sống và làm việc trong một môi trường căng thẳng cao, tâm lý lo lắng, thức khuya nhiều cũng là nguyên nhân khởi phát cho bệnh vẩy nến đấy. Do tác dụng phụ thuốc tây: Thói quen lạm dụng thuốc tây để trị bệnh mà không cần tuân thủ theo đơn của bác sĩ, sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ trong đó có bệnh vẩy nến. Do tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Bởi vì, trong ánh nắng mặt trời có chứa tia tử ngoài (UV) có khả năng làm thay đổi cấu trúc dưới da và gây ra bệnh vẩy nến. Do chấn thương thượng bì: Những vùng da bị tổn thương nghiêm trọng nếu như không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao gây bệnh vẩy nến. Do nguyên nhân khác: Việc sống trong môi trường ô nhiễm, có chứa chất phóng xạ cao mà bạn thường xuyên tiếp xúc cũng là yếu tố dẫn tới bệnh vẩy nến Chi tiết xem tại : http://cacbenhveda.com/benh-vay-nen-co-lay-khong