Oai hùng không quân Việt Nam

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Jaguar™, 25/12/09.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Jaguar™

    Jaguar™ Sorrowful Farewell

    Tham gia ngày:
    8/4/06
    Bài viết:
    3,605
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    Bài 1: MIG 17 xuất kích

    Cùng với các quân binh chủng khác trong Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam, lực lượng không quân đã góp phần to lớn vào chiến thắng thần thánh của dân tộc trong sự nghiệp giải phóng đất nước.

    Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2009), Báo Thanh Niên khởi đăng loạt bài về những chiến công như huyền thoại trong thời kỳ kháng chiến, cũng như quá trình hiện đại hóa trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của Không quân Việt Nam ngày nay.
    Đầu năm 1963, các học viên học lái máy bay chiến đấu của QĐND VN ở nước ngoài đã hoàn thành phần bay cơ bản của MIG 17. Ngay lúc đó, Chính phủ Liên Xô quyết định viện trợ cho quân đội ta 36 máy bay tiêm kích, gồm 3 chiếc huấn luyện hai chỗ ngồi UMIG-15 và 33 chiếc MIG 17.
    Ngày 30.5.1963, trung tướng Hoàng Văn Thái, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 18/QĐ thành lập Trung đoàn Không quân tiêm kích 921 và bổ nhiệm trung tá Đào Đình Luyện làm trung đoàn trưởng.

    Sau khi thành lập, trung đoàn vừa tiến hành xây dựng, ổn định về tổ chức, vừa khẩn trương huấn luyện. Trong khi đó, tình hình chiến sự trong nước ngày một căng thẳng.

    Sau khi dựng lên "sự kiện vịnh Bắc Bộ", ngày 5.8.1964, Mỹ mở màn cuộc chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân.

    Ngày 6.8.1964, Trung đoàn Không quân tiêm kích 921 từ nước ngoài đã về đến sân bay Nội Bài. Ngay sau đó, Trung đoàn 921 nhanh chóng ổn định và tập trung vào huấn luyện. Các bài bay ứng dụng chiến đấu, các phương án đánh địch được triển khai tập luyện. Qua hơn nửa năm, các phi công của trung đoàn đã vững vàng, thuần thục các khoa mục chiến đấu trên không trong đội hình biên đội 2 chiếc, 4 chiếc... Thời điểm xuất kích lần đầu của không quân VN không còn xa nữa.

    Chiến công đầu tiên

    [​IMG]
    Mig 17 của Không quân Việt Nam - Ảnh: Tư liệu

    Ngày 3.4.1965, Bộ tư lệnh quân chủng quyết định cho Trung đoàn Không quân tiêm kích 921 xuất kích trận đầu. Nhiệm vụ chiến đấu đã được phổ biến đến các chiến sĩ. Phương án tác chiến đã được cấp trên duyệt, được trung đoàn tổ chức cho phi công thực hiện, luyện tập kỹ càng. Hai biên đội tham gia trận đầu tiên, trong đó biên đội trực tiếp chiến đấu gồm Phạm Ngọc Lan số 1 - chỉ huy biên đội, Phan Văn Túc số 2, Hồ Văn Quỳ số 3 và Trần Minh Phương số 4. Biên đội làm nhiệm vụ nghi binh kiềm chế máy bay tiêm kích địch. Các máy bay của biên đội trực chiến đã ở vị trí sẵn sàng. Lúc 7 giờ sáng, các đài ra-đa của ta phát hiện một tốp máy bay địch vào trinh sát khí tượng và mục tiêu. Sở chỉ huy quân chủng nhận định: có khả năng địch sẽ huy động lực lượng lớn đánh phá cầu Hàm Rồng. Tại Sở chỉ huy quân chủng, đại tá Phùng Thế Tài (tư lệnh) và đại tá Đặng Tính (chính ủy) đều có mặt theo dõi trận ra quân đầu tiên của lực lượng không quân tiêm kích.

    Vào lúc 9 giờ 40 phút, 60 lần máy bay cường kích của Hải quân Mỹ cùng lúc bay vào đánh phá cầu Tào, cầu Đò Lèn và cầu Hàm Rồng. Giờ phút xuất kích đã đến. 9 giờ 47 phút, biên đội làm nhiệm vụ nghi binh và yểm hộ được lệnh cất cánh, bay về hướng tây nam thuộc vùng trời Hàm Rồng, Thanh Hóa.

    Một phút sau, biên đội tiến công cất cánh hướng 210 độ tiến về vùng trời Thanh Hóa theo đội hình sục sạo. Khu vực chiến đấu là vùng trời Hàm Rồng. Lúc 10 giờ 8 phút biên đội tiến công chỉ còn cách đối phương 45 km, trên hướng có lợi cho việc phát hiện mục tiêu. Sau đó 1 phút, Phạm Ngọc Lan chỉ huy biên đội chuyển từ đội hình cảnh giới sang đội hình công kích và phân làm hai tốp. Tốp thứ nhất gồm số 1 và số 2, tốp thứ hai gồm số 3 và số 4. Từng tốp tạo thế có lợi tiếp cận, bám sát địch. Địch chưa phát hiện được máy bay ta, vẫn bay theo đội hình hàng dọc vào đánh mục tiêu.
    Sau khi phát hiện mục tiêu, theo lệnh biên đội trưởng, từng tốp lao vào tiến công. Số 1 và số 2 đã bám được một tốp hai máy bay địch. Địch vẫn không ngờ có máy bay MIG chặn đánh. Vì lần đầu đi chiến đấu, chưa có kinh nghiệm, Phan Văn Túc bay số 2 nhằm một mục tiêu bắn một loạt đạn ở khoảng cách còn khá xa, nên không trúng. Phạm Ngọc Lan thông báo cho số 2 bình tĩnh, giữ đúng vị trí yểm hộ rồi cho máy bay vào tới cự ly bắn có hiệu quả và siết cò. Chiếc F-8U của địch bị trúng đạn bốc cháy lao thẳng xuống đất. Đây là chiếc máy bay phản lực Mỹ đầu tiên bị Không quân VN bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Phạm Ngọc Lan là phi công đầu tiên của Không quân Việt Nam đã lập chiến công bắn rơi máy bay phản lực Mỹ.

    Đối phương hoàn toàn bất ngờ trước sự xuất hiện của MIG và hoảng hốt khi máy bay bị bắn rơi, không còn tập trung vào nhiệm vụ đánh phá, buộc phải cơ động tìm cách đối phó.

    Cùng trong thời điểm đó, tốp thứ hai của biên đội cũng bám được một tốp khác của đối phương. Được Trần Minh Phương (số 4) yểm hộ, Hồ Văn Quỳ (số 3) lao vào công kích máy bay địch. Loạt đạn bắn ở cự ly quá xa, không trúng, máy bay địch tăng tốc chạy thoát. Máy bay địch bắt đầu quay lại chống trả. Bốn chiếc MIG vẫn tiếp tục quần nhau với tốp F-8 với số lượng đông hơn nhiều lần. Lúc 10 giờ 15 phút, phát hiện thấy bên phải có một máy bay địch ở gần, Phan Văn Túc số 2 báo cáo biên đội trưởng và xin phép vào công kích. Tới cự ly có lợi, Phan Văn Túc bắn liền ba loạt. Chiếc F-8U lạng đi rồi bùng cháy, rơi xuống. Biên đội được lệnh thoát ly chiến đấu về hạ cánh, lúc đó là 10 giờ 17 phút. Biên đội yểm hộ cũng được lệnh trở về.

    Bắn hạ “thần sấm”

    Đúng như dự kiến, sáng ngày 4.4.1965 địch lại ồ ạt kéo vào. 50 máy bay của Không quân Mỹ tập trung đánh phá cầu Hàm Rồng và Nhà máy điện Thanh Hóa. Lực lượng phòng không bảo vệ mục tiêu nổ súng đánh trả quyết liệt. Bộ tư lệnh quân chủng cho không quân xuất kích theo phương án.

    Lúc 10 giờ 20 phút, những biên đội trực chiến được lệnh cất cánh. Biên đội nghi binh bay trước gồm Lê Trọng Long số 1 biên đội trưởng, Phan Văn Túc số 2, Hồ Văn Quỳ số 3 và Trần Minh Phương số 4. Sau khi cất cánh, toàn biên đội được dẫn về khu vực Vụ Bản, Phủ Lý (Nam Hà) làm nhiệm vụ thu hút tiêm kích địch, sẵn sàng yểm hộ biên đội công kích. Hai phút sau biên đội tiến công gồm biên đội trưởng Trần Hanh số 1, Phạm Giấy số 2, Lê Minh Huân số 3 và Trần Nguyên Năm số 4 được lệnh cất cánh. Biên đội được dẫn bay thấp ra hướng đông rồi bất ngờ vào hướng đông - nam. Đến khu vực chiến đấu, toàn biên đội được lệnh kéo lên chiếm độ cao.

    10 giờ 30 phút, cùng một lúc các phi công trong biên đội đều báo cáo phát hiện máy bay địch. Một tốp 4 chiếc F-105D đang kéo lên sau khi bổ nhào cắt bom, độ cao và tốc độ ở thế bất lợi. Phát hiện được điều đó, biên đội trưởng lệnh cho số 2 yểm hộ rồi lao tới bám chiếc đi đầu. Đến cự ly cách địch còn khoảng 400m, Trần Hanh siết cò, cả ba khẩu pháo cùng nhả đạn. Chiếc "thần sấm" trúng đạn, lật nghiêng rơi thẳng xuống.

    Sau khi phát hiện máy bay ta, tiêm kích Mỹ quay lại, lợi dụng ưu thế về số lượng, tốc độ và hỏa lực tập trung chặn đánh. Tình huống đã được dự kiến nhưng diễn biến quá nhanh và phức tạp. Biên đội buộc phải phân làm hai tốp. Số 1 và số 2 ở phía nam Hàm Rồng, số 3 và số 4 ở phía bắc Hàm Rồng, ít phút sau, được số 4 yểm hộ, Lê Minh Huân số 3 bắn rơi chiếc F-105 thứ hai. Bị đòn đau, đối phương kéo tới đông hơn. Trận không chiến diễn ra ác liệt. Tên lửa không đối không của địch phóng tới từ nhiều phía. Phi công Trần Nguyên Năm đã anh dũng hy sinh. Trần Hanh đã vượt được ra ngoài vòng vây máy bay địch sau nhiều động tác xử lý phức tạp, để tránh tên lửa của địch nên bị mất phương hướng, không xác định được vị trí đang bay. Liên lạc với sở chỉ huy cũng không được trong khi lượng dầu trên máy bay lại sắp cạn. Trần Hanh quyết định không nhảy dù và tìm địa điểm hạ cánh bắt buộc. Nhờ bản lĩnh vững vàng cùng sự bình tĩnh, khéo léo, Trần Hanh đã hạ cánh an toàn xuống một thửa ruộng trong thung lũng thuộc bản Ké Tằm, phía tây tỉnh Nghệ An. Nhân dân địa phương đã chăm sóc rồi đưa anh về cơ quan huyện đội.

    Bài 2: Người hùng lái MIG 21

    Trong trang trại nhỏ của gia đình ở Sóc Sơn (Hà Nội), ông Nguyễn Hồng Nhị - phi công đầu tiên của Không quân Việt Nam lái MIG 21 bắn rơi máy bay Mỹ - kể lại trận đánh lịch sử đó.

    [​IMG]
    Phi công Nguyễn Hồng Nhị... và ông Nhị ngày nay

    Công kích ở độ cao 18 km

    Cuối năm 1965, Không quân Việt Nam được trang bị thêm máy bay đánh chặn MIG 21. Đây là loại máy bay hiện đại lúc bấy giờ. Ngoài súng 23 ly, trên máy bay còn được trang bị tên lửa không đối không. So với các loại máy bay mà Mỹ dùng để đánh phá miền Bắc, MIG 21 được xem là ngang sức ngang tài.

    Ông Nhị kể, vào thời điểm này, máy bay trinh sát điện tử không người lái hoạt động ở miền Bắc rất nhiều để chụp ảnh các trận địa của ta và các mục tiêu chúng định ném bom. Do hoạt động ở độ cao trên 20 km nên cho đến thời điểm này, pháo phòng không và máy bay MIG 17 chưa thể bắn hạ được các máy bay trinh sát.

    Sáng 4.4.1966, máy bay trinh sát Mỹ lại hoạt động ở tuyến quốc lộ từ Hà Nội đi Cao Bằng. Được lệnh cất cánh, phi công Nguyễn Hồng Nhị hạ quyết tâm đã xuất kích là phải tiêu diệt máy bay địch để tạo khí thế cho đơn vị. Hơn nữa ông lại là người đầu tiên sử dụng MIG 21 chiến đấu. Được Sở chỉ huy mặt đất dẫn đường, ông rất hồi hộp và tự đặt ra hàng loạt câu hỏi: Làm thế nào để phát hiện mục tiêu? Bắn ở cự ly nào cho hiệu quả?...



    Bay đến độ cao hơn 16 km, ông dùng mắt thường quan sát vì ra-đa của máy bay do bị gây nhiễu dày đặc hầu như bị tê liệt. Đến độ cao 18 km, ông phát hiện mục tiêu và xin lệnh công kích. Được cho phép, ông cho MIG 21 của mình bám đuôi và dùng ra-đa trên máy bay để đo cự ly. Khi máy bay địch đã ở trong vòng ngắm, ông liền phóng một quả tên lửa, chiếc máy bay bốc cháy. Để chắc ăn, ông phóng thêm một quả tên lửa nữa, chiếc máy bay của Mỹ tan tành. Từ khi cất cánh đến khi trở về là hơn 20 phút.
    Ông nhớ lại: “Lúc đó, tôi rất vui sướng, muốn hét lên thật to vì đây là trận đánh rất quan trọng. Lần đầu tiên MIG 21 của ta bắn rơi máy bay địch”.

    Đánh nhanh và “trốn” nhanh

    Ông Nhị bảo cuộc đời của ông gặp nhiều may mắn. Ông là người chỉ huy thử nghiệm cách đánh biên đội 3 người đầu tiên của máy bay MIG 21. Đó là lần biên đội gồm ông bay số 1, các số 2 và 3 là phi công Vũ Ngọc Đĩnh, Nguyễn Đăng Kính. MIG 21 trước đó thường đi đánh theo biên đội 2 và 4 chiếc. Ông đã thử nghiệm biên đội 3 chiếc để đối phó với đội hình máy bay dài lê thê của địch. Nếu 4 chiếc thì nhiều quá, còn 2 chiếc thì thiếu một người quan sát phía sau. Với cách đánh mới biên đội 3 chiếc, số 1 là chủ công, số 2 bảo vệ cánh trái, số 3 bảo vệ cánh phải. Được lệnh cất cánh, ông cho biên đội bay vút lên lấy độ cao. Sở chỉ huy mặt đất cho ông biết, máy bay Mỹ đang vào phía bắc Hà Nội. Từ trên cao ông phát hiện 7 tốp máy bay địch, mỗi tốp 4 chiếc, toàn loại F105 mang bom, phía sau còn mấy tốp F4 nữa.

    Lúc đó, ông nghĩ trong đầu phải phá đội hình máy bay F4 làm cho chúng rối loạn để tập trung tiêu diệt bọn mang bom. Nghĩ thế, ông phóng 1 quả tên lửa vào các máy bay F4. Phát hiện có MIG 21, F4 liền vòng lại. Chỉ chờ có thế, ông lệnh cho toàn biên đội bay vượt lên để đánh F105. Đến nơi, ông hạ lệnh công kích. Bằng 1 quả tên lửa, chiếc F105 nổ tung. Lần lượt số 2 và số 3 bắn rơi thêm 2 chiếc nữa rồi nhanh chóng thoát ly quay về tránh sự truy đuổi của F4. Sau trận thắng này, cấp trên nhận định là cách đánh mới, đánh nhanh thọc sâu vào đội hình địch và nhanh chóng thoát ly trở về an toàn.

    Bắn rơi 8 máy bay của địch, ông Nhị cũng đã nhiều lần dính tên lửa của phi công Mỹ. Tại vùng trời Cao Bằng, trong một trận đánh, ông đã bị tên lửa của máy bay Mỹ bắn trúng và kịp bung dù. Vì nói giọng miền Nam, ông bị dân quân nghi là phi công của quân đội Sài Gòn và bị bắt giữ. Mãi đến tối, sau khi có điện thoại của quân chủng, ông mới được minh oan và trở về trong vòng tay đồng đội.

    Bài 3: Đánh gần!

    [​IMG]
    Chiếc máy bay số hiệu 5020 từng bị ông Nguyễn Tiến Sâm nhuộm đen trên bầu trời - Ảnh: ngọc thắng

    Trước khi cất cánh, chiếc MIG 21 số hiệu 5020 còn nguyên màu trắng bạc. Thế nhưng khi trở về căn cứ, toàn thân nó đã được “sơn” lại bằng một màu đen của thuốc súng...
    Người làm được điều đó là anh hùng phi công Nguyễn Tiến Sâm. Ông sinh năm 1946, là một phi công dạn dày trận mạc của Không quân VN. Gặp ông ở nhà riêng tại Hà Nội, tôi ngạc nhiên: “Cứ tưởng chú to cao và phải khỏe lắm?”. Ông cười đôn hậu: “Xưa nay tôi vẫn vậy, lúc nào cũng chỉ 55 cân thôi. Trông thấp bé nhẹ cân thế mà khỏe lắm...” .

    Bay vào vùng nổ

    Ông hào hứng kể, năm 1968, khi mới về nước bay 3 chuyến, ông được cấp trên xem xét cho vào trực chiến ngay. Những năm 1969, 1970, ông thường trực chiến ở Thanh Hóa, Nghệ An bảo vệ đường huyết mạch chuyên chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam.

    Năm 1972, ông cùng với phi công Nguyễn Đức Soát được chuyển qua Trung đoàn 927. Tưởng rằng sang đó sẽ làm công tác huấn luyện nhưng chiến tranh quá ác liệt nên ông lại tiếp tục cùng đồng đội lao vào chiến đấu.

    “Là cán bộ chỉ huy, trong lúc anh em cấp dưới có người đã bắn rơi vài chiếc máy bay nhưng tôi chưa bắn rơi được chiếc nào, nóng ruột lắm. Thế rồi ngày ấy đã đến. Sáng 5.2.1972, tôi được lệnh xuất kích từ sân bay Nội Bài. Tôi bay số 1. Anh Hà Vĩnh Thành bay số 2. Mới bay qua Gia Lâm, tôi nhận được lệnh của mặt đất: Vứt thùng dầu phụ. Tăng độ cao từ 2.000 đến 6.000 mét. Lúc đó tôi cũng chưa nhìn thấy địch nhưng chỉ sau ít phút, số 2 báo đã phát hiện được địch, xin công kích và đã bắn hạ được một chiếc F4. Đến lúc đó, tôi mới nhìn thấy rõ một tốp 2 chiếc F4, lập tức tôi ép vào đến cự ly cho phép nổ súng rồi ấn nút phóng tên lửa. Nhưng máy bay địch bỗng vòng trái, sau đó lại vòng phải và tên lửa đã bay trượt mục tiêu. Điên tiết, tôi ép sát hơn vào máy bay địch và nhấn nút quả tên lửa còn lại”, ông kể.

    Ông bảo theo lý thuyết, cự ly bắn tên lửa phải trên 5 km “để còn thoát ly máy bay cho an toàn”, nhưng lúc ấy ông chỉ còn cách máy bay Mỹ khoảng chừng trên 500 mét thôi. Nhìn phía trước ông thấy máy bay địch bùng cháy thành một quả cầu lửa to, quá gần không kịp tránh nên ông đành cho máy bay chui tọt vào vùng nổ. “Lúc ấy, nếu có tránh cũng không thể tránh được”, ông nói.

    Ông kể lúc cho máy bay “chui vào vùng nổ”, ông đang tăng lực, tốc độ máy bay rất nhanh. Thế mà khi ra khỏi vùng nổ, máy bay im re, động cơ không còn hoạt động trong khi bầu trời thì tối sẫm lại, ông chẳng nhìn thấy gì. Ngay sau đó, ông bình tĩnh thực hiện đầy đủ quy trình mở máy lại trên không. Trong tích tắc, động cơ máy bay đã làm việc trở lại. Nhìn qua cửa buồng lái, ông chỉ thấy một màu mờ mờ nên vội vã bật ra đa, trở về sân bay và xin phép hạ cánh. Lúc đó phía mặt đất hỏi ngược lên: “Anh là ai?”, “Anh từ đâu đến?”, “Anh số hiệu bao nhiêu?”. Ông chỉ trả lời: “Cứ cho tôi hạ cánh!”. Mặt đất hỏi: “Trên máy bay có ai không?”. Ông đáp: “Không”.

    Khi ông đã hạ cánh an toàn, anh em thợ máy tiếp cận vẫn chưa biết máy bay của ai. Đến lúc ông mở cửa bước ra, mọi người cười lăn quay. Do chui vào vùng nổ nên từ đầu đến đuôi máy bay đã được “sơn” lại bằng màu đen của khói và thuốc súng. Thợ máy sau đó đã kiểm tra và cho biết, máy bay không thể sử dụng được nữa, đành đưa vào xưởng đại tu toàn bộ.

    Sau trận đánh ấy, ông bị phê bình vì chỉ huy cho rằng đánh gần như thế rất nguy hiểm đến tính mạng, việc ông thoát chết trận ấy là điều tưởng như không thể. Nhưng cũng chính do trận thắng ấy, ông được cấp trên đánh giá là một phi công trẻ dũng cảm.
    Năm ấy ông chỉ mới 26 tuổi.

    Phải diệt một chiếc mới về

    Sau lần “sơn” máy bay đó, ông Sâm còn bắn rơi thêm 2 chiếc F4 nữa vào các ngày 14 và 22.7.1972. Cấp trên thấy ông đánh hăng quá nên “cất” không cho đánh nữa vì lo “tham quá sẽ có sai lầm nhất định”. Ông nói: “Kiểu như đá bóng ấy, nếu anh tỉnh táo thì chuyền bóng tốt, làm bàn tốt. Còn nếu anh cay cú ăn thua nhất định sẽ phạm lỗi và nhận thẻ đỏ”. Sau đó, do ông “đòi” quá nên lại được phân công trực chiến. Thế là vào tháng 9 và 10.1972, mỗi tháng ông lại bắn rơi thêm một chiếc F4 nữa.

    [​IMG]
    Phi công Nguyễn Tiến Sâm chuẩn bị xuất kích - Ảnh: Tư liệu

    Ông nhớ lại, tháng 10.1972, ông xuất kích gặp 8 chiếc F4 của Mỹ ở vùng Lục Ngạn. Phát hiện ra MIG 21 của ta, chúng bỏ chạy tán loạn, ông được lệnh quay về. Đang chuẩn bị hạ cánh xuống Nội Bài thì được lệnh của mặt đất kéo lên bay về Yên Bái hạ cánh nạp nhiên liệu rồi đi tiếp. Mới lên được vài trăm mét, ông lại được lệnh phải vứt thùng dầu phụ, kéo lên 6.000 mét và vòng phải. Lúc đó nhìn xuống độ cao chừng 4.000 mét, ông thấy một dãy máy bay Mỹ gồm 24 chiếc. Khi đó ông bay số 2, một phi công khác là đại đội trưởng bay số 1.
    “Số 1 cũng chưa phát hiện địch thì tôi thông báo: Anh sang phải đi. Nhẹ nhàng hạ độ cao, thấy chưa? Số 1 đáp: Thấy rồi. Đang bay với tốc độ nhanh nên số 1 bay xuyên suốt từ đuôi đến đầu đoàn máy bay và nổ súng diệt gọn chiếc đi đầu. Thấy máy bay địch bốc cháy, số 1 ra lệnh: Cháy rồi, về thôi. Lúc ấy tôi nghĩ, phải diệt một chiếc mới về. Tôi ép vào, nhưng nghe mặt đất báo: Chú ý! Bên phải anh còn 4 chiếc nữa. Tôi hỏi: Ở độ cao bao nhiêu? Mặt đất thông báo: Hơn 6.000 mét. Nghe thế, tôi đang ở độ cao 4.000 mét phải rón rén, bay ngược lên, bám sát vào đuôi bọn chúng, cự ly lúc ấy khoảng 3 km, có thể nổ súng được nhưng tôi nghĩ còn xa quá, vào gần nữa, đến lúc cự ly chỉ còn 1,5 km, tôi nhấn tên lửa, cách nhau vài giây, 2 quả tên lửa được phóng đi. Sau khi quả thứ nhất chạm máy bay địch, nó nổ tung và khựng lại, ngay lúc đấy quả thứ 2 cũng lao vào và nổ tung như pháo hoa. Chiếc đó tôi bắn trên bầu trời Tuyên Quang. Trên đường về, tôi sướng quá cứ reo hò mãi”, ông hồn nhiên nhớ lại.

    Kỳ 4: Tướng Soát kể chuyện không kích

    [​IMG]
    4 phi công trong trận đánh ngày 27.6.1972. Từ trái sang: Nguyễn Đức Soát, Ngô Duy Thư, Phạm Phú Thái và Bùi Thanh Liêm - Ảnh: Tư liệu

    Tiếp chúng tôi tại nhà riêng, trung tướng - anh hùng phi công Nguyễn Đức Soát nói nhỏ nhẹ: “Tôi là thế hệ phi công thuộc lớp thứ 3, tức năm 1965, tôi mới đi học lái máy bay ở Liên Xô, đến năm 1968 mới về. Lúc đó, các anh phi công lớp trước lái MIG 17, MIG 21 đã bắn rơi rất nhiều máy bay”.

    Rồi ông kể tiếp: MIG 17 khi đó so với máy bay của Mỹ thì chúng ta kém hơn. Về sau này có MIG 21 thì tính năng không chênh nhau bao nhiêu. Còn về số lượng, địch có rất nhiều máy bay, ta thì ít hơn hẳn.

    Năm 1972, khi bước vào cuộc đọ sức giai đoạn này, ta có 4 trung đoàn không quân chiến đấu. Có 2 trung đoàn trang bị MIG 21 (Trung đoàn 921 và Trung đoàn 927). Trung đoàn 923 trang bị MIG 17 và Trung đoàn 925 trang bị MIG 19. Tổng số máy bay chúng ta có lúc bấy giờ là khoảng hơn 150 chiếc. Trong khi đó, phía Mỹ có 3 tàu sân bay, cao điểm có lúc đến 4 tàu sân bay được bố trí ở vịnh Bắc Bộ và biển Đông với mỗi tàu sân bay có từ 80 đến 90 chiếc máy bay. Phương châm tác chiếc của ta lúc bấy giờ chỉ có 7 chữ: “Bí mật, bất ngờ, đánh chắc thắng”. Lúc ấy, ông mới 26 tuổi và là Đại đội trưởng đại đội 3 - Trung đoàn 927, còn ông Nguyễn Tiến Sâm là Đại đội phó. Trước đó vào năm 1969, ông đã bắn rơi 1 chiếc máy bay trinh sát không người lái và chỉ trong năm 1972, ông bắn rơi được 5 chiếc nữa.

    Trận đánh đáng nhớ

    [​IMG]
    Trung tướng Nguyễn Đức Soát - Ảnh: Tư liệu

    “Với tôi, có rất nhiều trận đánh đáng nhớ. Phải nói nghiêm chỉnh rằng, không quân ta đánh rất tốt, tất nhiên chúng ta cũng có tổn thất. Tôi nhớ nhất là trận đánh ngày 27.6.1972. Tôi bay số 1, Ngô Duy Thư bay số 2. Sáng ngày hôm ấy, 1 biên đội do anh Bùi Đức Nhu chỉ huy đã bắn rơi 1 chiếc F4 tại Suối Rút, tỉnh Hòa Bình khiến phi công Mỹ nhảy dù và Mỹ phải tìm cách cứu phi công của mình. Sau khi nhận được tín hiệu của phi công bị bắn rơi, các tốp tiêm kích của địch bắt đầu bay vào bắn phá khu vực đó để đưa trực thăng vào cứu. Tôi và anh Ngô Duy Thư thuộc Trung đoàn 927 đang trực ở sân bay Nội Bài. Biên đội của Trung đoàn 921 do anh Phạm Phú Thái số 1 và anh Bùi Thanh Liêm số 2 trực ở sân bay Yên Bái. Sở chỉ huy quyết định cho 2 biên đội chúng tôi cất cánh. Khi biên đội chúng tôi phát hiện máy bay địch ở tốp đầu tiên thì chúng cũng phát hiện ra chúng tôi. Theo đánh giá của tôi, về mặt kỹ thuật, phi công Mỹ bay rất giỏi, họ có nhiều giờ bay và nền tảng kỹ thuật, kinh nghiệm từ thế chiến thứ nhất, thế chiến thứ hai rồi chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên phi công Mỹ đánh rất bài bản, tức là nếu như 1 tốp máy bay 4 chiếc nếu bị tấn công thì ngay lập tức, họ sẽ tách làm đôi, 2 chiếc bay về bên trái, 2 chiếc còn lại bay về bên phải”, trung tướng Nguyễn Đức Soát nhớ lại.

    Trở lại trận đánh hôm đó, ông cho biết thêm: Khi biên đội của ông vào công kích, tốp tiêm kích của địch theo bài bản cũng tách làm đôi. Ông biết chắc rằng sau khi tách tốp, 2 chiếc bay sau của địch sẽ vòng lại bám theo tốp thứ nhất. Ngay lập tức, ông quyết định không bám tốp thứ nhất nữa mà bám theo tốp thứ hai và thông báo cho số 2 của ông rằng: “Tôi sẽ tấn công tốp thứ hai, anh tấn công tốp thứ nhất luôn đi”. Ngay khi ông tiếp cận và bắn rơi chiếc số 1 của tốp hai bên phe địch, chiếc thứ 2 hoảng quá tháo chạy.

    Lập công giữa vòng vây địch

    Tiếp sau đó là trận đánh ngày 12.10.1972, lúc ấy ông đang là Đại đội trưởng, ông Nguyễn Tiến Sâm làm Đại đội phó Đại đội 3 Trung đoàn không quân 927. Ông thuật lại: “Ở sân bay lúc ấy trực 4 chiếc. Nhưng do thời tiết bấy giờ rất xấu nên quân chủng quyết định chỉ cho 2 chúng tôi xuất kích. Tôi bay số 1, anh Sâm bay số 2.

    Khi chúng tôi bay lên thì được sở chỉ huy thông báo có 12 chiếc máy bay Mỹ đang ở dưới chúng tôi. Sau đó tôi phát hiện 1 tốp 4 chiếc đang ở trước mắt và xin công kích. Sở chỉ huy nhắc nhở: Có 12 chiếc, vì sợ tôi chui vào giữa đội hình địch. Sau khi được phép công kích, tôi bảo anh Sâm: “Anh đừng xuống công kích mà chỉ đứng ở trên quan sát và yểm hộ”. Tôi vừa nhào xuống thì anh Sâm nói: “Băng ra ngay, dưới bụng số 1 rất nhiều máy bay”. Nghe thế tôi nghiêng cánh nhìn xuống thì thấy rất nhiều máy bay Mỹ vì chúng tôi bay trên mây đè lên chúng.


    Ngay sau đó, 4 chiếc đầu tiên tôi định tấn công bỗng vòng trở lại, tôi bám 4 chiếc đầu tiên trong tốp 8 chiếc, 4 chiếc còn lại chúng bám sau lưng mình. Phi công Mỹ lại theo chiến thuật quen thuộc, 4 chiếc tôi đang bám vội tách làm đôi bay vòng rất gấp theo 2 hướng trái và phải. Vừa vòng theo địch, tôi vừa đưa chúng vào vòng ngắm và nhấn tên lửa, ngay lập tức tôi thoát ly vọt lên cao thì 4 chiếc sau cũng vừa bắn. Tất nhiên là chúng bắn trượt. Qua bộ đàm, tôi nghe tiếng anh Sâm hô: “Cháy rồi! 2 thằng nhảy dù rồi”.

    Trung tướng Nguyễn Đức Soát được tuyên dương anh hùng vào tháng 1.1973. Năm 1997, ông là Tư lệnh Không quân. Năm 1999 là Tư lệnh Phòng không Không quân. Năm 2002 ông là Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam.
    Tấn Tú




    P/s: Source: Thanhnien.com.vn
    Loạt bài này đăng trên báo thanh niên mấy ngày nay rồi. Post lên cho bạn nào chưa xem. Dài nhưng đáng đọc. Đọc thấy sướng bụng lắm ạ :">




     
  2. khoimad

    khoimad Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    17/1/06
    Bài viết:
    1,491
    Nơi ở:
    Chickies & boobies
    hoành tráng quá :x
     
  3. RickBe

    RickBe Thy Phương Nhi Thảo Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/06
    Bài viết:
    19,947
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Ko phải phản động nhưng mình nói thật bây giờ lấy cái oai hùng đó khè dc ai =.=!

    bây giờ là thời của công nghệ, đâu như thời xưa nữa. Công nghệ tành hình vượt cả rada thì vn mình đánh = niềm tin :)
     
  4. Jaguar™

    Jaguar™ Sorrowful Farewell

    Tham gia ngày:
    8/4/06
    Bài viết:
    3,605
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    Ơ thế bài báo này được đăng là để khè ai à cậu?
    Công nghệ phát triển thì VN mình ko phát triển theo à :-?
     
  5. NHA_DIEN

    NHA_DIEN Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/10/09
    Bài viết:
    343
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Loạt bài này cũng có đọc qua rồi. Nhưng nói đến không quân VN mà không có Phạm Tuân, Nguyễn Văn Cốc, đoàn không quân Sao Đỏ thì có phải là hơi thiếu không nhỉ :-?
    ^ Ôn lại một chút sử để tự hào, cho thế hệ con cháu đọc mà phấn đấu thôi chứ khè ai bằng cái loạt bài này được :))
     
  6. NotProNotNewbie

    NotProNotNewbie Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    7/5/06
    Bài viết:
    139
    Nghe đồn không quân VN còn có tuyệt kĩ cho máy bay nấp vào trong mây , tắt máy nằm chờ khi máy bay địch xuất hiện mới nhào ra hạ thủ kia mà .

    Chẳng hiểu sao dạo này tần suất mấy bài xuất hiện nhiều quá ! Mong là sẽ xuất hiện trường hợp như anh Lê Văng 8 .
     
  7. Jaguar™

    Jaguar™ Sorrowful Farewell

    Tham gia ngày:
    8/4/06
    Bài viết:
    3,605
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    Thì vẫn còn đăng tiếp mà :D Tới hôm nay mới có 4 bài thôi
     
  8. Nhất Chi Tùng 02

    Nhất Chi Tùng 02 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    24/4/09
    Bài viết:
    728
    "Công nghệ tàng hình siêu hiện đại" của chiếc F22 raptor đã bị radar của VN bắt dc =)) =)) =)). Tàng hình thì S300 của VN nó táng cũng vỡ mồm.
    Muốn máy bay siêu hiện đại thì VN có SU 30 đấy \:D/. tàng hình không phải là cái cốt yếu, vì tính tàng hình dẫu thế nào cũng chỉ là tương đối, quan trọng là chiến thuật đánh, khả năng thao diễn của máy bay và tài năng trí tuệ phi công.
    Thêm 1 điều quan trọng hơn là lòng dũng cảm, điều này Không Quân Nhân Dân Việt Nam có thừa :D.
     
  9. Warlock

    Warlock Everything's gonna be all righ

    Tham gia ngày:
    8/5/03
    Bài viết:
    1,232
    Nơi ở:
    Once upon a time
    Vụ này chưa được biết, cho thêm chút tin nữa đi cậu
     
  10. Nhất Chi Tùng 02

    Nhất Chi Tùng 02 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    24/4/09
    Bài viết:
    728
    Search google đi, hay tìm trong TTVNOL đấy, lười lắm. (trong TTVNOL có cả nguồn site nc ngoài).
    Nhân tiện nói luôn chiếc F22 cùi thấy bà: Ko tàng hình dc ở tốc độ cao và khi chiến đấu, nặng nề kém linh hoạt, chiếc này chả khác gì F15 mang áo giáp "tàng hình", chả dc tích sự gì :)). (vì thế nó bị ngưng sản xuất).
     
  11. Jaguar™

    Jaguar™ Sorrowful Farewell

    Tham gia ngày:
    8/4/06
    Bài viết:
    3,605
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    :-? Tìm mấy con Su thì thấy cái này
     
  12. NHA_DIEN

    NHA_DIEN Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/10/09
    Bài viết:
    343
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Giờ tưởng tượng Mỹ với VN lại oánh nhau, nó đem mấy con B-2 Spirit ra mà mình hạ được như hồi hạ B-52 thì mới đã. Ôi mỗi con khoảng 2 bi, cảm giác bắn nổ xong chắc sướng phải biết ấy nhỉ 8->
     
  13. Nhất Chi Tùng 02

    Nhất Chi Tùng 02 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    24/4/09
    Bài viết:
    728
    B-2 ăn phải S300, S400 thì thành s8át vụn :D, ko cần cho máy bay lên đấu :D.
    Su-35 là loại máy bay hiện đại nhất của Nga, nâng cấp trên nề Su-30, vô cùng linh hoạt, đa nhiệm vụ, nhược điểm là...không tàng hình.
     
  14. motorolan

    motorolan T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    7/3/05
    Bài viết:
    600
    Nơi ở:
    Hà Nội
    bây giờ chiến tranh mà đem mấy cái máy bay thời liên xô cũ vỡi lại cướp được của bọn Mỹ nửa thế kỷ trước ra khoe thì cứ gọi là hi sinh 10 mạng phi công dũng cảm của ta để được 1 thằng phi công đối phương nhảy dù xuống :))
     
  15. Firstkiss

    Firstkiss T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    22/4/05
    Bài viết:
    518
    Bắt được mà có lock được ko mà đòi shot down ;;)
     
  16. Nhất Chi Tùng 02

    Nhất Chi Tùng 02 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    24/4/09
    Bài viết:
    728
    Đâu phải là đánh dog fight mà đòi lock =)). Mà đánh dog fight thì tàng hình ko có tác dụng. Tàng hình là để tránh rada phát hiện để né tên lửa và máy bay kẻ định đến oánh, mà bị rada nó bắt dc rồi thì...:D.
     
  17. Warlock

    Warlock Everything's gonna be all righ

    Tham gia ngày:
    8/5/03
    Bài viết:
    1,232
    Nơi ở:
    Once upon a time
    Chuyện này giờ khó xảy ra lắm, có tưởng tượng Vn và khựa war nhau mới chính xác
     
  18. Firstkiss

    Firstkiss T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    22/4/05
    Bài viết:
    518
    Mình lại nghĩ là muốn dẫn bắn cho tên lửa phòng không thì radar mặt đất cũng phải lock được mục tiêu chứ. Chứ mục tiêu lúc thấy lúc lại ko thấy thì sao bắn được :D
     
  19. zorro14119892003

    zorro14119892003 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    6/3/05
    Bài viết:
    301
    Nơi ở:
    Đà Nẵng thân iu
    ngu mà nói như đúng rồi :|. Cách đây mấy năm trong tập trận chung giữa Mĩ + Ấn thì combo mig21 +su27 (su30) dẹp ngon combo f16+f18 của Mĩ đóa bạn hiền =))
     
  20. Nhất Chi Tùng 02

    Nhất Chi Tùng 02 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    24/4/09
    Bài viết:
    728
    ^
    ^ Cứ nghĩ đơn giản là bị rada mặt đất nó bắt dc thì chết chắc rồi. Không có vụ lúc thấy lúc ko thấy đâu, mà tên lửa bắn đi vẫn điểu khiển dc mà :D.

    Có điều, dùng S300 đánh F22 hơi phí =)).

    tại vì thực ra F16/F18 đâu có hiện đại bằng Mig21 bis và Su 27 :D.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này