Trước tiên với những ai chưa biết, tui xin được giải thích Papercraft là gì? Papercraft (hay papermodel ) là thú chơi cắt - xếp giấy có nguồn gốc từ Nhật bản . Như nhiều bạn đã biết món xếp giấy Origami khá quen thuộc đấy, thì ở đây Papercraft cũng khởi nguồn từ Origami mà thôi, nhưng lại không phải là Origami mà nó phát triển sang một hướng khác cao hơn (hay phức tạp hơn? ), tóm lại chúng có những đặc điểm sau đây: - Origami chủ yếu là các thao tác gấp, xếp, ghép lại và rất ít khi cắt rời tờ giấy ra (phần lớn chỉ gồm một tờ giấy vuông - chữ nhật là bạn có thể làm được rồi ), còn Papercraft thì phức tạp hơn và.. tốn giấy hơn vì công đoạn chủ yếu là cắt rời, ghép, và dán (keo ) - Origami đặc biệt khắt khe hơn trong khâu chọn giấy (chất liệu và màu sắc ), thậm chí nếu bạn chọn kích thước và độ giày không đúng là sẽ không thể gấp được. Ở Papercraft, điều này được thả lỏng hơn, nhưng dĩ nhiên màu xấu thì không thể đẹp được, giấy dày quá thì khó thao tác, giấy mỏng quá thì làm xong không nhận ra mình đã làm cái gì - Origami hướng đến tính "mỹ - nghệ" (mỹ thuật và nghệ thuật ^^), do đó chỉ quan trọng về màu sắc và bố cục sắp đặt, trong khi Papercraft mang tính tái tạo hiện thực cao hơn - Một điểm quan trọng dễ dàng phân biệt là Origami thì mang tính hình tượng còn Papercraft mang tính hình thể (hay hình khối ). Nói đơn giản tức là Papercraft tái tạo vật thể 3d dễ dàng, còn Origami hầu như không . Với paper craft thì ko có gì là không thể từ việc dựng lại hình trong game: Đến mô hình máy bay : hay tàu bè : Hay thậm chí đến nhà cửa ,kiến trúc : Đấy các bạn thấy papercraft thật thú vị phải không , tui chắc 1 điều là các bạn sẽ trầm trồ khi biết ấc mô hình trên hoàn toàn bằng ...giấy? Và khi các bạn đã nóng người thì tui bàn đến chuyện " Làm mô hình như thế nào ? " 1. Để làm mô hình giấy đầu tiên các bạn phải có 'Kit' mô hinh giấy. Kit có nghĩa là ’ Một bộ có đầy đủ và chỉ đem ra mà dùng ’. Kit mô hình giấy là những tờ giấy bìa được in màu những chi tiết của mô hình (có đánh số). Khi mình có kit rồi thì chỉ việc cắt những chi tiết được in trên giấy ra rồi dán lại theo như trong hướng dẫn 2. Vậy Kit tìm được từ đâu? Có 3 cách để có được kit mô hinh giấy : a. Tìm trên mạng (search trên Google dùng từ khóa card + model + Free hoặc paper + model + free). Sau khi có được file kit rồi , thì in ra tại nhà hoặc nếu nhà không có máy in thì copy ra đĩa hay USB rồi đem ra tiệm in trên giấy bìa 180g (một mét vuông giấy nặng 180g). Giấy in có thể có sẵn ở tiệm, hoặc mình mang theo. b.Là đặt mua kit ở các trang web VN như mohinhgiay.net c. Cách cuối cùng là đặt mua mô hinh giấy từ những trang web site bán mô hinh giấy ở nước ngoài. (...Đại gia và ...phải thông thạo Anh ngữ!) Search trên google card + models + shop, rồi đặt mua bằng thẻ VISA. (Như đã nói trước, cách này dành cho những đại gia! Tiền kit zin từ $5 USD đến hơn $30 USD...là mhg Hiệu in thành tập hoặc là Direct Download . Direct dowload thì chở thông tin email sẽ gởi khóa code trong 24 tiếng rồi đao lốt, tải file mhg về và dùng code mà bung file ra; còn mhg Hiệu in tập phải cộng cước phí vận chuyển Bưu điện gởi về VN từ nước ngoài không dưới $10 USD, tùy theo trọng lượng và chờ từ 1 đến 12 tuần tùy theo phương thức gởi bằng máy bay hay tàu thủy. Do đó, mua kit zin chỉ là hàng độc vì giá thành quá cao hay tốt hơn hết là chỉ việc chờ và ...rồi cũng sẽ có ai đó up lên internet và sẽ xuất hiện trên google.com thôi !) 3. Cách làm mô hình : ' Sau khi có đồ nghề cơ bản và kit mô hình rồi thì bỏ thời giờ bắt tay vào làm mô hình giấy. ( Lý tưởng nhất là mùa mưa, 2 tối thứ 6,7 cuối tuần, nghỉ hè, lễ , Tết.v.v.) Mọi chi tiết của mô hinh giấy được in trên giấy phẳng 2 chiều 2D nên rất cần sự khéo tay và kiên nhẫn để biến thành mô hình 3 chiều 3D. Việc làm mô hình trước hết là đọc kỹ tờ hướng dẫn cho thấu hiểu các bước và theo sát tờ hướng dẫn để làm. Cắt các chi tiết ra rồi gấp, uốn, ướm.v.v. và dán lại bằng keo (keo sữa, keo MS-502, keo thỏi….) ' Khi ráp, cần lưu ý đến các ký hiệu hướng dẫn của từng hãng mô hình (vd: cho tiết có 1 dấu sao (* ) có nghĩa là phải bồi thêm giấy 0.5mm, (**) là bồi thêm giấy từ 0.8mm đến 1mm nếu in đúng tỉ lệ chuẩn) Sau đây thì tui xin " báo cáo " 1 số vật dụng mà các bạn cần để làm mô hình : 1. Dao : Dao mổ, dao chuyên dụng (art knife) hoặc dao rọc giấy. Nên xài loại có lưỡi mảnh, nhỏ nhưng sắc, thử = cách cắt nhẹ trên bề mặt giấy. Lực đề cắt đứt giấy càng nhỏ thì dao càng tốt. Để có thể ngồi làm việc lâu, bạn nên chọn loại có cán cầm thon tròn, vừa đủ để có thể cầm 1 cách chắc chắn mà không bị mỏi. Với khoảng 50k bạn đã có 1 con dao chuyên dụng xài trong khoảng 1 năm, rất tiện dụng. Dao là công cụ cắt chính của bạn với độ chính xác cao và nhanh. Dùng dao để cắt đường thẳng rất nhanh và chính xác hơn kéo (xài thước). Dao cắt đường cong cũng rất tốt, vì có những đường cong mà kéo không cắt được. Ưu điểm của dao là không làm cong giấy khi cắt. Nhược điểm là nếu bạn không có thớt cao su để phía dưới thì sẽ hạn chế phần nào khả năng của dao. Dao cùn cũng dễ làm rách giấy. Nên thay lưỡi dao sau khoảng tối đa 2 tuần. Từ trên xuống dao chuyên dụng thường gọi là hobby knife (dao trổ hay dao chuyên dụng ) và dao mổ , cuối cùng là dao rọc giấy (chỉ xài khi bó tay.com) 2. Kéo : Kéo nào cũng được miễn vừa tay! Nhưng làm mô hình giấy chủ yếu thao tác trên giấy bìa cứng nên sử dụng kéo có lưỡi dầy để tạo lực. 3. Keo dán: Keo gồm 3 loại : Keo sữa, keo thỏi (giống như thỏi son vậy) và keo dán 502, thường gọi là keo dán sắt hiệu Super Glue MS-502. >>Keo sữa (White Glue, polyvinyl acetate glue PVA) thì trắng như sữa, hơi lạ. Bạn tìm mua ở cửa hàng văn phòng phẩm (bán lẻ) hoặc ở chợ (hàng da hoặc các tiệm bán sơn, bù lon con tán…..) giá 17k/1kg. >>Keo thỏi (Glue stick) bán trong nhà sách 3k-10k/ một thỏi. Mình khuyên các bạn nên mua hiệu Steadtler rất tốt . >>Keo (dán sắt) Super Glue MS-502 với Hóa chất Cyanure /cyanoacrylate dán tất cả mọi vật, cực độc, tối nguy hiểm với hơi bốc lên làm cay mắt, nghẹt thở hại phổi. Chỉ dùng nơi thoáng khí và nếu sơ ý sẽ bị dán da tay, mắt mù và hư phổi về già .v.v. 4. Tấm lót để cắt giấy : Dùng để lót khi sử dụng dao mổ cắt, nếu ko thì đường cắt ko đẹp và làm hư lưỡi dao. Mấy bạn có thể sử dụng tấm lịch cũ hoặc tờ giấy bìa dầy để lót, khi nào tay nghề cao hơn thì mua tấm lót nhựa, thớt nhựa có kẻ ô, thước, đơn vị cm... bằng cao su plastic cutting mat. Đặc điểm cúa tấm cutting mate là nó làm bằng loại cao su đặc biệt, có thể tự "lành lại" sau khi bị..chém, bảo vệ dao, đường cắt cũng rất êm. Tiền nào thì của nấy. Giá loại này đang tăng theo...giá sinh hoạt, không dưới 120K cho tấm lót A3, có thể mua ở khu văn phòng phẩm trên đường Lê Lợi hoặc gần Đại học Kiến Trúc- đường Nguyễn Đình Chiểu (TPHCM) 5. Thước: Nếu chủ yếu xài kéo thì có lẽ bạn sẽ không cần thước nhiều lắm. Tuy nhiên thước rất cần thiết khi bạn xài dao. Nếu có nhiều tiền bạn có thể mua loại thước sắt không rỉ( tầm 40k), có độ dầy cao (hơn 1mm). Nó sẽ giúp bạn cắt thẳng, không bị dao lẹm vào tay. Thước sắt cũng có ưu điểm là xài lâu không bị cắt lẹm đi bởi dao. Nếu không thì bạn cũng có thể mua loại thước nhựa bình thường, 5k/ cái. Nhớ chọn loại chỉ có 1 mặt đo, còn mặt kia không có gì. Khi cắt ta sẽ xài mặt dày của thước, như vậy dao cũng khó có thể lẹm vào tay. Nhớ cắt thẳng 90 độ so với mặt giấy để tránh dao lẹm vào thước, do thước nhựa khá mềm. Một tác dụng phụ của thước khi bạn dán: Đôi khi mảnh ghép của bạn hơi ẩm ướt và dễ rách, nhưng lại chưa dính chặt. Lúc đó bạn có thể đặt mảnh ghép lên 1 mặt phẳng mềm (xấp giấy, tạp chí..) sau đó ép cây thước lên trên thật chặt, rồi dùng tay miết . Do không tiếp xúc trực tiếp với mảnh ghép nên nó sẽ không bị rách. 6. Bút bi hết mực: Bút bi hết mực rất dễ kiếm, không tốn kém và là 1 vật rất quan trọng. Đa số các trường hợp, mô hình yêu cầu bạn phải gấp mảnh ghép lại trước khi dán. Nếu bạn cứ để thế mà gấp thì có thể đường gấp sẽ không thẳng, không đạt yêu cầu hoặc thậm chí làm gẫy giấy. Do vậy bạn nên dùng bút bi hết mực, kẻ lên nếp gấp trước, đủ mạnh để giấy gẫy sắn tại điểm đó, và sẽ chỉ ở điểm đó thôi. Khi đó nếp gấp của bạn mới đạt yêu cầu. Dụng cụ thì nhiêu đó đủ để bạn chinh chiến rồi , còn bây giờ thì mới các bạn vào đây để download nhưng mẫu đơn giản về làm nhé .Và còn có nhiều trang cho download kit nữa nhưng đừng vội cứ làm những mẫu đơn giản đã ---Chúc các bạn vui vẻ---
Ế ế, papercraft với Origami là 2 môn nghệ thuật riêng biệt, không môn nào bắt đầu từ môn nào với lại papercraft không hẳn bắt nguồn từ Nhật Bổn luôn
nhìn mê wá. cho mình hỏi tí, hôm nọ coi national geographic thấy có 1 ông nói về papercraft nhưng hình động, mà ổng gọi là automata. bạn có chơi cái đó ko viết bài giới thiệu luôn nhé + giới thiệu 1 số CLB ở Tp cho mình với
Ở VN thì có trang mohinhgiay.net chuyên share kits cũng như show hàng khi các bạn ấy làm xong .Ở đó hướng dẫn rất chi tiết về cách làm cũng như dụng cụ mua ở đâu v.v..
Ở bên mô hình giấy có mấy cái kit máy bay đẹp mê hồn luôn. Nhưng mờ noob quá down về 1 lốc nhìn thấy choáng mà không làm gì được. Đành quay lại với origami
Cái gì không down được, trong thread này làm gì có link nào mà down.Muốn down thì lên mấy thread được stick ở trên kia kìa