Phản vật chất rơi xuống chứ không bay lên: thực nghiệm của CERN xác nhận lý thuyết

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Tình yêu tìm thấy, 1/10/23.

  1. Tình yêu tìm thấy

    Tình yêu tìm thấy Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    25/9/23
    Bài viết:
    332
    Phản vật chất rơi xuống chứ không bay lên: thực nghiệm của CERN xác nhận lý thuyết

    Quan sát hiện tượng đơn giản này đã lẩn tránh các nhà vật lý hàng thập kỷ.





    [​IMG]
    Bên trong Phòng thí nghiệm ALPHA tại CERN, nơi các nhà vật lý có thể tạo ra phản hydrogen. Nguồn: Maximilien Brice/CERN

    Với những người vẫn còn mang hy vọng là phản vật chất sẽ bay lên thay vì rơi vào trường hấp dẫn như vật chất thông thường thì các kết quả của thực nghiệm mới như một liều thuốc của thực tại lạnh lùng.

    Các nhà vật lý nghiên cứu về phản hydro – một phản proton kết cặp với một phản electron, hay positron – đã chứng tỏ một cách dứt khoát là hấp dẫn đã hút nó xuống dưới và không để nó nảy lên trên.

    Ít nhất với phản vật chất thì phản hấp dẫn không hề tồn tại.

    Kết quả này không hề gây ngạc nhiên – một sự khác biệt trong hành xử hấp dẫn của vật chất và phản vật chất có thể đem đến nhiều gợi ý cho vật lý – nhưng quan sát nó một cách trực tiếp là giấc mơ trong hàng thập kỷ, Clifford Will, một nhà lý thuyết là chuyên gia về lực hấp dẫn tại ĐH Florida ở Gainesville. “Đây thực sự là một kết quả thú vị”.

    “Kết quả ngược lại cũng có thể có những gợi ý lớn; nó có thể không phù hợp với nguyên lý tương đương yếu trong thuyết tương đối rộng của Einstein”, Wurtele, giáo sư vật lý UC Berkeley, nói. “Đây là thực nghiệm đầu tiên đo đạc được lực hấp dẫn trên một phản vật chất trung hòa. Đây là một bước tiến trên con đường phát triển khoa học về phản vật chất trung hòa”.

    Bởi vì lực hấp dẫn yếu hơn nhiều so với những lực xuất hiện ở khắp nơi nơi khác như lực hút tĩnh điện hay từ, nên việc tách nó khỏi những hiệu ứng khác trong phòng thí nghiệm là một nhiệm vụ khó, theo nhận xét của Jeffrey Hangst, người dẫn dắt thực nghiệm ALPHA tại CERN, Phòng thí nghiệm vật lý hạt ở gần Geneva, Thụy Sĩ. “Lực hấp dẫn rất yếu ớt nên thực sự phải rất cẩn thận”, Hangst, người cũng là một nhà vật lý tại ĐH Aarhus Đan Mạch, nói. Ông và cộng sự đã trình bày phát hiện trên tạp chí Nature.

    Những thực nghiệm tương tự nhằm mục đích thử nghiệm liệu lực hấp dẫn có tác động đến phản vật chất như với vật chất hay không. Bất kỳ sự không đồng nhất nhỏ nào xảy ra cũng có thể giúp giải quyết một trong những vấn đề lớn nhất của vật lý – cách vũ trụ được hình thành hầu như từ loại vật chất khó nắm bắt ấy, dẫu sự gần như tương đương giữa vật chất và phản vật chất có thể xuất hiện từ ngay sau Big Bang.

    Cùng khối lượng, cùng lực hấp dẫn

    [​IMG]
    Bức đồ họa chứng tỏ các nguyên tử phản hydrorơi vào bên trong một bẫy từ, một phần của thực nghiệm ALPHA để đo đạc hiệu ứng của hấp dẫn lên phản vật chất. Nguồn: Quỹ Khoa học Mỹ NSF
    Trong thế giới đảo lộn của phản vật chất, hạt nhân nguyên tử được tạo thành từ các phản proton tích điện âm, đi theo quỹ đạo của các phản electron tích điện dương, hay các positron. Tuy nhiên, theo Mô hình chuẩn của vật lý hạt, việc mang điện tích trái dấu có thể là khác biệt duy nhất: các hạt và phản hạt phải gần như tương đồng nhau ở các đặc trưng. Cụ thể, các thực nghiệm đã xác nhận là positron và phản proton đều có cùng khối lượng như bản sao vật chất của mình, trong các giới hạn cho phép về nhiễu thực nghiệm.

    Theo Thuyết tương đối rộng của Einstein, tất cả các vật thể để cùng khối lượng – nói theo cách khác, chúng phải trải qua chính xác cùng một gia tốc hấp dẫn.

    Đặt nguyên lý ấy vào một kiểm chứng, Hangst và cộng sự muốn thiết kế một thực nghiệm có thể chứng tỏ cái gì diễn ra khi một nguyên tử trung hòa của phản hydro rơi xuống. “Hầu như không thể tiến hành một thực nghiệm với một hạt tích điện vì vậy phản hydro là một ứng viên hoàn hảo”, Hangst nói.

    Để đảm bảo sự bất đối xứng do hấp dẫn gây ra, các nhà nghiên cứu đã kiểm soát cường độ từ trường ở mức chính xác ít nhất phần vạn. Có lẽ đây là một thành công đáng kể bậc nhất của họ, theo đánh giá của Patrice Pérez, một nhà vật lý tại Ủy ban Các năng lượng thay thế và năng lượng nguyên tử Pháp ở Gif-sur-Yvette, và là người dẫn dắt GBAR, một thực nghiệm khác của CERN về phản hydro.

    Kết quả này cũng phù hợp với việc các phản nguyên tử chịu tác động của lực hấp dẫn với như các nguyên tử hydro. Dù sai số vẫn còn lớn nhưng thực nghiệm này ít nhất có thể cho phép rút ra khả năng là phản hydro cũng rơi xuống theo tác động của lực hấp dẫn.

    Cột mốc thực nghiệm

    Vào năm 2010, nhóm nghiên cứu của Hangst là nhóm đầu tiên thành công trong việc bẫy phản hydro cho một khoảng thời gian kéo dài, và bắt đầu vào năm 2016, họ có thể đảm bảo cách các phản nguyên tử hấp thụ ánh sáng. Nhưng thực nghiệm về hấp dẫn đòi hỏi một mức độ phức tạp mới, ông nói. “Đây là một thứ phức tạp bậc nhất mà chúng tôi đã từng làm”.

    Ruggero Caravita, một nhà vật lý tại Viện nghiên cứu vật lý hạt nhân quốc gia ở Trento, chỉ ra là không ai mong đợi phản vật chất sẽ rơi xuống, nếu không có gì khác, bởi vì phản proton được hình thành từ các phản quark song chúng chỉ chiếm ít nhất 1% trong khối lượng một phản proton: phần còn lại là năng lượng giữ chúng lại với nhau. “Những người bên ngoài đã từng chờ đợi một vi phạm, nếu nó tồn tại, không thể vượt qua con số 1%,” Caravita nói. Nếu nó vượt xa hơn thế thì có thể sẽ phá vỡ không chỉ của lý thuyết hấp dẫn mà cả Mô hình chuẩn của vật lý hạt. Tuy nhiên, các kết quả của thực nghiệm ALPHA vẫn là một cột mốc quan trọng, ông nói.

    Caravita đang dẫn dắt một thực nghiệm thứ ba của CERN, AEgIS, một nỗ lực đo đạc lực hấp dẫn trên một chùm tia gồm các nguyên tử phản hydro trong điều kiện không từ trường. Còn GBAR của Perez sẽ nhằm mục tiêu chạm đến độ chính xác 1% bằng việc tạo ra lần đầu tiên các ion phản hydro mang điện tích dương (phản hydro với một positron dư), có thể giúp làm mát khí xuống một phần trên độ không tuyệt đối.

    Những nỗ lực khác nhằm mục tiêu đo đạc lực hấp dẫn tác động trên positronium, một hạt có thời gian sống ngắn được tạo thành từ một electron và một positron có quỹ đạo quay cạnh nhau. Bản thân ALPHA-g cũng đề ra mục tiêu đo đạc chính xác 1% bằng việc đưa các nguyên tử phản hydro va chạm lên và xuống để hình thành một chồng chập lượng tử với chính nó.

    [​IMG]
    Nghiên cứu sinh postdoc UC Berkeley Danielle Hodgkinson, phải, đang vận hành thực nghiệm ALPHA từ phòng kiểm soát tại CERN. Nguồn: Joel Fajans, UC Berkeley
    Những niềm vui

    Ít nhất đã có một tá các học viên vật lý tại UC Berkeley tham gia vào thực nghiệm này, Fajans và Wurtele nói – hai giáo sư vật lý UC Berkeley là những người đầu tiên đề xuât thực nghiệm từ hơn một thập kỷ, nhiều người trong số họ từ những nhóm còn chưa được biết đến nhiều trong lĩnh vực vật lý. “Đó là một cơ hội lớn với nhiều học viên của Berkeley”, Fajans nói. “Có nhiều thực nghiệm rất thú vị trong đó và các sinh viên của chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều”.

    “Kết quả này là một nỗ lực tập thể, dẫu cho việc khởi sinh dự án này từ Berkeley”, Fajans nói, “ALPHA được thiết kế cho quang phổ học của phản hydro, không chỉ để đo đạc hấp dẫn của các phản nguyên tử. Đề xuất của Jonathan và tôi hoàn toàn phù hợp cho mọi kế hoạch của ALPHA, và nghiên cứu này có thể không diễn ra nếu như không có nghiên cứu của chúng tôi và những năm chỉ để chúng tôi phát triển ý tưởng”.

    Và dẫu kết quả thu được có thể không gây sốc nhưng thực nghiệm cũng đóng vai trò quan trọng như một thử nghiệm quan trọng cho thuyết tương đối, đến thời điểm hiện nay đã vượt qua các thử nghiệm khác.

    “Nếu anh đi dạo quanh Khoa vật lý và đặt câu hỏi với mọi nhà vật lý thì tất cả bọn họ đều có thể cho rằng kết quả này không hề gây ngạc nhiên. Đó là thực tế”, Wurtele nói. “Nhưng phần lớn trong số họ sẽ nói rằng thực nghiệm này cần phải thực hiện bởi vì không bao giờ anh lại có thể chắc chắn được điều gì, nếu không thử. Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm. Anh không muốn trở thành kẻ ngốc đến mức không thèm làm một thí nghiệm khám phá một thứ vật lý mới bởi anh nghĩ là mình biết câu trả lời, và như thế có nghĩa là tự đóng sập cửa trước một thứ gì đó khác biệt”.
    https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-con...-len-thuc-nghiem-cua-cern-xac-nhan-ly-thuyet/
     
  2. titeo6000

    titeo6000 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/9/07
    Bài viết:
    2,879
    Nơi ở:
    Only God Know
    Siêu máy tính của hành tinh tam thể làm sai lệch kết quả chắc luôn.
     
  3. JEmEL

    JEmEL The Dragonborn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    19,825
    phản rồi phản rồi
     
  4. Gin Melkior

    Gin Melkior Manchester is red

    Tham gia ngày:
    18/8/20
    Bài viết:
    8,597
    Thế lực hẫn là gì nhỉ :-?

    Vì sao có lực hấp dẫn mà vũ trụ lại giãn nỏ
     
  5. tieunhi.lang

    tieunhi.lang Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    24/8/20
    Bài viết:
    465
  6. Thẩm Phán

    Thẩm Phán Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/6/11
    Bài viết:
    10,216
    Nơi ở:
    Tầng Lớp Dalit - Useless Class
    Phản vật chất mà cũng rơi xuống pepe-41 thế thì phản cái gì vậy pu_monkawtfusay
     
  7. Hổ mập

    Hổ mập One-winged Angel

    Tham gia ngày:
    14/12/22
    Bài viết:
    7,609
    Nơi ở:
    Gầm cầu Phú Mỹ
    ai đó dịch ra tiếng Việt giùm đi pepe-33
     
  8. lovelybear

    lovelybear The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    17,700
    Bốc vác kiện hàng có phản vật chất vẫn nặng vcl y chang kiện hàng thuần vật chất nha Lu !suong
     
  9. decothan

    decothan Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/7/07
    Bài viết:
    2,746
    cái j có trọng lượng thì đều có lực hấp dẫn. có trọng lượng nên bẻ cong đc thời không, tạo ra gravity, con người cũng có nhưng siêu siêu nhỏ chẳng ảnh hưởng đc j :-?
     
  10. Tình yêu tìm thấy

    Tình yêu tìm thấy Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    25/9/23
    Bài viết:
    332
    Vạn vật vũ trụ đều cấu thành từ hạt vật chất và phản vật chất
    Hạt vật chất tuân theo định luật vật lý
    Hạt phản vật chất. Trước ko chứng minh dc nó thuộc định luật vật lý. Nay chứng minh dc nó thuộc vật lý. Hết
     
    MAGNUM44 thích bài này.
  11. Tình yêu tìm thấy

    Tình yêu tìm thấy Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    25/9/23
    Bài viết:
    332
    Phản vật chất là ko phải vật chất. Nên nghĩa là dù phản hay ko phản, vật hay ko vật, chất hay ko chất. Chúng đều bị lực hấp dẫn tác động
     
    Cat.v6, adoniz279 and MAGNUM44 like this.
  12. dixara14

    dixara14 Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/5/07
    Bài viết:
    1,079
    Nó bị tác động bởi lực hấp dẫn thì vẫn là vật chất chứ, phản sao nhỉ
     
  13. Tình yêu tìm thấy

    Tình yêu tìm thấy Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    25/9/23
    Bài viết:
    332
    Phản là ngược, nghĩa là đây là các hạt ko quan sát dc, ko giải thích dc
    có 2 loại hạt cơ bản trong vũ trụ: vật chất và phản vật chất
     
    MAGNUM44 thích bài này.
  14. ryan2714

    ryan2714 Idol dzú bơm Silicon ớ ớ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/6/08
    Bài viết:
    21,991
    Wow worry-21
     
  15. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    42,392
    Hèn chi tối ngủ xong dậy không nổi, hóa ra bị phản vật chất rớt trúng
     
  16. Thẩm Phán

    Thẩm Phán Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/6/11
    Bài viết:
    10,216
    Nơi ở:
    Tầng Lớp Dalit - Useless Class
    peepo_blinkwhatpeepo_bonk1Non
     
  17. living2nd

    living2nd ✣✣✣ Xiaolonista✣✣✣ CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/7/11
    Bài viết:
    14,458
    Nơi ở:
    Unknown
    hóa ra là vậy
     
  18. goldviper

    goldviper Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/1/10
    Bài viết:
    780
    Nơi ở:
    Tổ dân phố
    Nếu kết quả ngược lại thì human đã có warp drive peepo_bigbrain1
     
  19. Gin Melkior

    Gin Melkior Manchester is red

    Tham gia ngày:
    18/8/20
    Bài viết:
    8,597
    đấy là hiện tượng của hấp dẫn, ko phải bản chất
     
  20. Cháo Gỏi Vịt

    Cháo Gỏi Vịt Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    22/7/20
    Bài viết:
    969
    Phản vật chất mang điện tích trái dấu với vật chất thoy bác. Tức là chỉ trái điện tích chứ khối lượng như nhao.
    Mà có khối lượng thì sẽ chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn
    peepo_bigbrain1
     

Chia sẻ trang này