Phương pháp lãnh đạo vụng về của Đổng Trác, Lã Bố

Thảo luận trong 'TS Online' bắt đầu bởi -=Soul=-, 28/9/09.

  1. -=Soul=-

    -=Soul=- Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    27/9/09
    Bài viết:
    360
    I-Đổng Trác
    Đổng Trác tự Trọng Dĩnh người Lâm Đào, từng giữ chức Thái thú Hà Đông. Thời trấn áp khởi nghĩa Hoàng Cân liên tục thất bại, triều đình muốn hỏi tội nhưng o đút lót hoạn quan nên được tha. Sau đó lôi kéo quan hệ với giới quý tộc trong triều nên được phong làm Ngao Hương Hầu, thứ sử Tây Lương, nắm trong tay 20 vạn quân. Hà Tiến vì muốn tru diệt hoạn quan trong triều nên phát chiếu triệu tập trư hầu vào kinh. Trác cùng bọn Lý Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế, Phàn Trù công khai dựng cờ tru diệt hoạn quan, tiến công vào Lạc Dương. Hoạn quan trong triều làm loạn, Hà Tiến bị giết, Trác lấy danh nghĩa hộ giá đóng quân ngoài thành Lạc Dương, lại làm trái với ý nguyện của quần thần, phế bỏ Hán Thiếu Đế Lưu Biện, lập Trần Lưu Vương Lưu Hiệp lên làm vua, tự phong làm Tướng Quốc. Hành vi của hắn từng bị quần thần thống nhất đồng loạt phản đối. Bọn Đinh Nguyên, Viên Thiệu công khai chống lại không thành. Tào Tháo lập mưa hành thích cũng không xong. Khi mười tám lộ chư hầu họp nhau lại diệt hắn liên tục thất bại, xuất quân bất lợi nên đã thiêu hủy cung điện Lạc Dương, dời đô về Trường An. Tại Trường An hắn chuyên quyền hoành hành bá đạo, tàn sát dân lành. Tư đồ Vương Doãn bày kế liên hoàn ngầm liên lạc với tướng tâm phúc của Trác là Lã Bố giết Trác.
    Đổng Trác là một người lãnh đạo, là người rất yêu tài nhưng chuyên quyền ngang ngược trong công việc, ngu xuẩn lỗ mãng tàn bạo, nguyện làm kẻ thù địch của cả thiên hạ, cuối cùng cam chịu diệt vong.
    1-Chuyên quyền bá đạo mục hạ vô nhân
    Đổng Trác vào kinh không lâu liền triệu tậo triều thần bàn việc phế vua hai lần. Lần thứ nhất hắn sai bày tiệc lớn, đeo kiến dự tiệc, hạ lệnh dừng uống rượu, ca múa, nêu ra chủ trương phế vua của mình. Sau khi gặp phải sự phản đối của Thứ sử Kinh Châu là Đinh Nguyên, hắn gầm lớn, nói :" Thuận ta thì sống nghịch ta thì chết ". Muốn rút kiếm chém Đinh Nguyên tại chỗ. Đinh Nguyên vốn có Lã Bố theo sau hộ vệ, Đổng Trác không dám làm gì. Sau khi Đổng Trác chiêu hàng được Lã Bố liền tiến hành bày tiệc triệu tập công khanh lần thứ hai, sai Lã Bố dân hơn theo ngàn thị vệ vào, lại nêu ý kiến muốn phế vua của mình, tuyên bố :" Ai không nghe theo, chém ", công nhiên dùng võ lực uy hiếp đại thần. Viên Thiệu khẳng khái đứng ra phản đối, Đổng Trác tức giận quát :" Mọi việc trong thiên hạ đều do ta quyết định! Nay ta muốn vậy ai dám không thuận! ". Hai người rút kiếm định đánh nhau trong bữa tiệc nhưng được mọi người khuyên can. Sau khi Viên Thiệu treo ấn từ quan. Trác nói với mọi người :" Ai dám ngăn ta làm việc đại nghĩa, ta sẽ xử theo quân pháp ". Trong lúc các đại thần hoảng loạn hắn đã thực hiện chủ trương của mình.
    Khi Trác quyết định dời đô về Trường An có rất nhiều quan viên cao cấp như từ đồ Dương Bưu, thái úy Hoàng Uyển đều ra sức khuyên can. Tư đồ Tuân Sảng nêu ra :" Nếu thừa tướng muốn thiên đô, dân chúng sẽ hoảng hốt không yên ". Trác nghe vậy tức giận nói :" Ta vì lo cho thiên hạ, há tiếc đám tiểu dân sao? ". Rồi sai miễn quan chức ba người này, hạ lệnh dời đô, Trác là quan viên cao cấp đâu đủ quyền hạn đưa ra ý kiến, hơn nữa trước khi làm việc này không hề đưa ra bất kỳ một hoạt động động viên tuyên truyền có hiệu quả nào, đưa ra quyết định dường như không hề có thời gian chuẩn bị, hoàn toàn làm theo ý đồ chủ quan của một mình mình.
    Trước đây, khi Đổng Trác đánh nhau với quân Khăn Vàng, binh bại thân nguy, Lưu Bị dẫn quân cứu hắn. Khi biết Lưu Bị không có quan chức gì hắn bèn tỏ ra ngạo mạn vô lễ, từ đó đủ thấy hắn chẳng coi ai ra gì, thậm chí ngay cả ân nhân cứu mạng của mình hắn cũng không thèm để ý tới.
    2-Gây toàn chuyện thị phi ngu xuẩn lỗ mãng tàn bạo
    Sau khi Đổng Trác phế bỏ Hán Thiếu Đế, nghe nói Thiếu Đế làm thơ có câu " Hà nhân trượng trung nghĩa, tiết ngã tâm trung oán " (Nào ai người trung nghĩa, tỏ lòng trung cho ta ) liền sai thủ hạ là Lý Nho mang rượu độc tới ép Thiếu Đế uống. Trong buổi dân chúng tổ chức lễ tế thần bên ngoài thành, hắn dẫn quân vây kín dân chúng cướp bóc giết chóc hãm hiếp. Sau khi tới Trường An, hắn bèn cho xây thành của mình tại Mi Ổ, phong quan phong hầu cho bà con tông tộc của mình. Một lần hắn sai cắt chân tay, móc mắt mấy trăm hàng binh phương Bắc cho vào nồi ninh. Tiếng ác vang trời khắp thiên hạ, bách quân đều sợ hãi, hắn cười nói như không. Tóm lại hắn tàn ác đã thành tính, không việc ác nào không dám làm.
    Viên Thiệu thống lĩnh mười tám lộ chư hầu diệt trừ Đổng Trác, Trác sai chém đầu hết những bộ hạ trước đây từng bảo vệ Thiệu, lại sai binh sĩ tới vây kín nhà chú Viên Thiệu là Viên Ngỗi ở ngoài thành, giết sạch người bên trong bất kể già trẻ gái trai lớn bé.
    Tóm lại từ sau khi Trác vào kinh, làm đủ điều xấu xa, thiên hạ đều căm phẫn. Đỏng Trác không bị tiêu diệt, thiên hạ bất dung!
    Trước khi ái thiếp của Đổng Trác là Điêu Thuyền được đưa vào tướng phủ, Vương Doãn đã có ý giới thiệu cho Lã Bố. Sau khi vào tướng phủ rồi, Lã Bố vẫn nhiều lần theo đuổi. Lý Nho nhiều lần khuyên Đổng Trác ban lại Điêu Thuyền cho Lã Bố để mua lòng Bố, sau đó Đổng Trác biến sắc mặt nói với Lý Nho :" Ngươi có chịu nhường vợ của mình cho Lã Bố không? ". Thái độ thối nát như vậy e chỉ mình Đổng Trác mới có.
    3-Lòng yêu tài của Đổng Trác
    Đổng Trác là một nhà lãnh đạo ngu ngốc trong thời kỳ Tam Quốc nhưng chúng ta không thể phủ nhận lòng yêu tài của hắn. Xa giá của Hán Thiếu Đế bị bọn hoạn quan cướp ra ngoài thành, sau khi được các quan cứu, Đổng Trác dẫn quân tới, Thiếu Đế sợ run cầm cập không dám nói lên lời. Còn Trần Lưu Vương sau khi hỏi biết rõ Đổng Trác tới hộ giá liên nói lời phủ dụ mà không hề lỡ lời nào. Trác khen là bậc kỳ tài, từ đó trong đầu nghĩ cách phế thần và đã lấy lí do là :" Nay hoàng thượng nhu nhược không bằng Trần Lưu Vương thông minh hiếu học, có thể kế thừa ngôi báu ". Nếu thực sự có nguyên nhân là như vậy thì ta không thể cho rằng hắn phế lập là việc hoàn toàn vô đạo.
    Sau khi Đổng Trác vì việc phế lập mà gây chuyện với Đinh Nguyên, Đinh Nguyên dẫn quân ra khỏi thành khiêu chiến với Đổng Trác, mãnh tướng thủ hạ của Đinh Nguyên là Lã Bố đánh bại quân đội của Trác. Đổng Trác sau khi lui quân bèn triệu tập mọi người lại bàn bạc, nói :" Ta thấy Lã Bố quả không phải kẻ tầm thường, nếu ta có được người này lo gì thiên hạ không vào tay ta! ". Sau đó sai Trung lang tướng Lý Túc mang theo vàng bạc gấm vóc cùng ngựa Xích Thố đi mua chuộc Lã Bố, Lã Bố quy thuận Đổng Trác. Đổng Trác vừa thấy Lã Bố là bậc kỳ tài nên đã có lòng yêu mến, sau dùng lễ hậu tiếp đãi, đó thực là hành vi khó có được.
    Đổng Trác hoàn thành công việc phế lập, tự phong mình làm tướng quốc, sau nghe lời khuyên của Lý Nho, dùn những người nổi tiếng. Có người tiến cử Thị Trung Sái Ung, Trác liền hạ lệnh cho người gọi vào triều, Ung không nghe, Trác sai người chuyển lời tới Ung, nói :" Nếu không chịu nghe sẽ sai người diệt cả gia tộc ". Ung đành vào, Trác gặp Ung vô cùng mừng rỡ, trong vòng một tháng thăng cho ba cấp quan, tiếp đãi rất hậu. Đó chẳng phải vì Trác đã nhìn ra tài năng tuyệt vời của Sái Ung sao?
    Khi Tào Tháo còn là Hiệu Úy ở trong triều, ông ta là một vị quan trẻ rất có tài. Khi ấy Tào Tháo được Đổng Trác vô cùng coi trọng, dường như xem Tào Tháo ngang hàng với Lã Bố. Tào Tháo được tùy ý ra vào tướng phủ. Tháo hành thích Trác không thành, bỏ chạy tới huyện Trung Mâu, Huyện lệnh Trần Cung nói với Tháo :" Tôi nghe nói thừa tướng đãi ông không bạc ". Từ đó có thể thấy mối quan hệ yêu mến mà Trác dành cho Tào Tháo không ai không biết. Trác quý trọng Tào Tháo bởi ngoài tài năng hơn người của Tào Tháo không có nguyên nhân nào khác.
    Nhưng lòng yêu tài của Đổng Trác không thể bù đắp nổi tác phong lãnh đạo chuyên quyền của hắn, không bù đắp nổi khuyết điểm to lớn là tàn bạo. Chỉ dựa vào việc " trong thiên hạ đâu có việc quân chọn thần, chỉ có thần chọn quân mà thôi ". Từ hai nguyên tắc lựa chọn trên, những người có tầm nhìn xa trông rộng về chính trị mới quyết định không chịu làm công cụ cho hắn sử dụng. Tào Tháo chính là một ví dụ điển hình. Tư tưởng " ta vì đại kế của thiên hạ, tiếc gì mạng kẻ tiểu dân " đã quyết định về cơ bản ông ta vốn không thể có được bất kì phương thức lãnh đạo tốt đẹp nào. Hắn thân làm thừa tước cũng chỉ là lúc ngẫu nhiên nhất thời, hắn thân bại danh liệt là điều tất nhiên.

    II-Lã Bố
    Lã Bố tự Phụng Tiên, là viên mãnh tướng đệ nhất thời Tam Quốc. Cha mất sớm, Lã Bố từng bái thứ sử Kinh Châu là Đinh Nguyên làm cha nuôi. Khi Đổng Trác làm tướng quốc dùng lễ hậu mua chuộc, Lã Bố giết Đinh Nguyên quy thuận Đổng Trác, lại bái Đổng Trác làm cha nuôi, được phong làm Kỵ đô úy, Trung lang tướng, Đô Đình Hầu. Vì Trác, Bố lập nên rất nhiều công trạng, được Trác tin dùng. Sau đó Lã Bố vì yêu sắc đẹp của Điêu Thuyền - vốn là ái thiếp của Đổng Trác nên nhiều lần bí mật hẹn hò với nàng, bị Trác phát giác, ném kích muốn giết. Từ đó Bố oán giận Trác. Sau Tư đồ Vương Doãn lại dùng kế khích bác, Lã Bố bèn giết hại Đổng Trác, dẫn quân đi truy diệt toàn bộ nhà Đổng Trác. Dư đảng của Đổng Trác là Lý Thôi, Quách Dĩ dẫn quân xâm phạm Trường An, Lã Bố xuất quân bất lợi, Trường An lại rơi vào tay chúng. Bó bỏ cả già trẻ trong nhà chạy theo Viên Thuật. Viên Thuật ghét Lã Bố lòng dạ phản phúc nên cự tuyệt không dùng, Bố lại đi theo Viên Thiệu. Sau khi lập được một số chiến công Bố tỏ ra ngạo mạn coi thường các thủ hạ của Viên Thiệu, Thiệu muốn giết bỏ, Bố lại bỏ sang nương tựa thái thú Thượng Đảng là Trương Dương. Khi ấy vợ con Lã Bố còn trong Trường An được Bàng Thư trả lại. Lý Thôi, Quách Dĩ chém Bàng Thư, lại liên lạc với Trương Dương giết Lã Bố. Bố lại chạy theo Thái thú Trần Lưu là Trương Mạo. Được Trần Cung thuyết phục, Trương mạo lệnh cho Lã Bố đi đánh chiếm các vùng đất của Tào Tháo như Duyện Châu, Bộc Dương...Tháo từ Từ Châu dẫn quân về cứu. Bố đánh bại quân Tào. Sau khi Tháo đợi được thời cơ chiến đấu liền dùng kế đánh một trận công phá các vùng Duyện Châu,Bộc Dương. Bố thua trận muốn quay trở lại với Viên Thiệu một lần nữa nhưng biết Thiệu đã xuất binh giúp Tào Tháo bèn cùng Trần Cung tới Từ Châu theo Lưu Bị, Bị để Bố đóng quân tại Tiểu Bái. Trong thời gian ấy, Lã Bố thường có va chạm tới tập đoàn của Lưu Bị. Khi Lưu Bị phụng chiếu dẫn quân đi đánh Viên Thuật, Lã Bố cấu kết với Tào Báo vốn là quan trong thành Từ Châu, đánh úp Từ Châu. Sau đó Viên Thuật lại lấy lợi nhử, Bố nghe Viên Thuật cùng đánh Lưu Bị. Sau đó Lã Bố nảy sinh xích mích với Viên Thuật, Bố lại mời Lưu Bị về đóng quân tại Tiểu Bái, giữ khoảng cách trong mối quan hệ với Viên Thuật, Lưu Bị. Viên Thuật từng hẹn kết thân với Lã Bố, Bố do dự không quyết, nhiều lần phản phúc lật lọng. Sau đó do liên lạc với Tào Tháo, Lã Bố từng đánh bại Viên Thuật, sau lại do tranh dành lợi, đã từng đánh Lưu Bị. Sau khi Tào Tháo tiêu diệt được quân chủ lực của Viên Thuât, nhân lúc Viên Thiệu lên phía Bắc đánh Công Tôn Toản, Tháo đã liên kết với Lưu Bị tập trung binh lực diệt trừ Lã Bố. Danh sĩ Từ Châu là Trần Đăng bày kế dâng Từ Châu cho Tào Tháo, Bố lui về trấn thủ Hạ Phì. Tháo khơi nước sông công thành, do Lã Bố không chịu nghe lời khuyên đúng đắn của bộ hạ, lại lạm dụng dâm uy nên trong thành phát sinh binh biến. Bố bị chúng tướng trói dâng Tào Tháo, Tháo hạ lệnh xử tử.
    Đầu tiên Lã Bố từng đi theo người khác, sau đã độc lập đứng lên, tổ chức một tập đoàn quân sự lớn mạnh riêng của mình. Tập đoàn quân sự này tồn tại không lâu thì bị liên hợp tiêu diệt. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến tập đoàn này bị tiêu diệt nhanh chóng là do khuyết điểm to lớn trong tính cách của Lã Bố
    1-Thấy lợi quên nghĩa, phản phúc vô thường
    Lã Bố từng là viên chiến tướng không hề có hoài bão lí tưởng. Trong thời gian đi theo người khác hắn luôn có tư tưởng thấy người sang bắt quàng làm họ, danh vọng chính trị của hắn trong giới chư hầu cực thấp. Đầu tiên Lã Bố nhận Đinh Nguyên làm cha nuôi. Sau Đinh Nguyên và Đổng Trác đánh nhau, Đổng Trác đã dùng vàng bạc châu báu và ngựa xích thố mua chuộc hắn, hắn bèn giết Đinh Nguyên, hiến thủ cấp ông ta cho Đổng Trác, lại nhận Đổng Trác làm cha nuôi. Sau hắn lại nghe theo lời khích bác của Vương Doãn giết chết Đổng Trác. Lã Bố yêu tiền tham sắc, giết chết hai ông bố nuôi của mình khiến uy tín của hắn không cất nổi mình lên. Đương nhiên lúc đấy hắn giết Đổng Trác là hành vi thuận với lòng người nhưng động cơ trực tiếp thúc đẩy hắn làm chuyện ấy chỉ vì muốn thỏa mãn sắc dục của mình, chiếm thiếp của Đổng Trác làm vợ, đó chính là hành vi bị quan niệm xã hội lên án. Cũng chính bởi nguyên nhân ấy, hắn lần lượt chạy theo Viên Thuật, Viên Thiêu, Trương Dương nhưng đều không được tín nhiệm, các chư hầu không ai dám kết giao sâu sắc với hắn.
    Sau khi Lã Bố độc lập lãnh đạo quân đội, hắn vẫn không xác định được rõ ràng mục tiêu chiến lược. Thấy lợi là làm, mục tiêu quân sự liên tục thay đổi, đa đoan. Bị Tào Tháo đánh đuổi khỏi vùng Duyện Châu, Bộc Dương, không còn đất dung thân, Lưu Bị đã thu dùng hắn. Hắn lại thừa cơ Lưu Bị dẫn quân ra ngoài đánh úp lấy Từ Châu. Viên Thuật dùng vàng bạc ngựa quý mua chuộc, hắn lại hùa theo Viên Thuật cùng đánh Lưu Bị. Khi Viên Thuật không làm theo lời hứa, hắn lại mời Lưu Bị về đóng quân ở ấp Tiểu Bái. Đương nhiên ta không thể phủ nhận nguyên tắc lợi ích trong đấu tranh quân sự, nhưng Lã Bố chỉ biết nghĩ về cái lợi trước mắt, chẳng khác nào cặp mắt chuột, mục tiêu liên tục bị thay đổi. Hắn từng đánh bại rất nhiều kẻ địch nhưng rốt cuộc không tiêu diệt được kẻ địch nào.
    Ta nên nhắc tới việc Lã Bố bắn kích ở Viên Môn, đó chính là hành động lỗi lạc nhất của cuộc đời Lã Bố. Viên Thuật muốn tiến đánh Tiểu Bái là nơi Lưu Bị đóng quân, lại sợ Lã Bố xuất binh giúp Lưu Bị, vì vậy bèn sai người mang vàng bạc gấm vóc trước đấy đã hứa tới cho Lã Bố, yêu cầu Bố đứng ở vị trí trung lập trong cuộc chiến này. VIên Thuật sai đại tướng Kỷ Linh đánh Lưu Bị, Bị cầu cứu Lã Bố. Lã Bố không muốn thế lực của Viên Thuật lớn mạnh ở bên cạnh mình, sợ rằng sẽ hình thành thế uy hiếp hắn, vì vậy muốn xuất quân cứu Lưu Bị, nhưng do đã lấy quà biếu của Viên Thuật, không tiện ra mặt nên Bố đã mời Kỷ Linh và Lưu Bị tới uống rượu, đưa ra ý kiến yêu cầu hai nhà hòa giải nhau, lại lấy cớ "tùy ông trời quyết định" nên sai người cắm ngọn kích cách mình một trăm năm mươi bước trước Viên Môn, nói hai người :" Nếu ta bắn một mũi tên mà trúng vào ngạnh kích, hai ông đều phải bãi binh, nếu trượt các ông ai về trại nấy chuẩn bị đánh nhau, ai không nghe lời ta xuất binh đánh người đấy". Kết quả Lã Bố bắn một mũi tên trúng ngay ngạnh kích, Kỷ Linh đành phải rút quân về. Xét từ góc độ sâu xa, Lã Bố không thể liên hợp với Lưu Bị tiến công tập đoàn lớn mạnh của Viên Thuật để mở rộng thế lực mà áp dụng thái độ thỏa hiệp với Viên Thuân, đó chính là điểm sai lầm trong việc thiếu mất mục tiêu chiến lược của hắn. Nhưng nếu xét trên góc độ thỏa mãn trước mắt, Lã Bố bắn kích tại Viên Môn, kìm hãm không cho Viên Thuật phát triển thế lực ra ngoài mà ngoài mặt lại như không đắc tội với Viên Thuật, đó thực sự là thủ đoạn cao minh. Được gọi là cao là vì không thể đưa ra những yêu cầu cao hơn nữa cho Lã Bố.
    Chỉ riêng trong việc Lã Bố kết thân với Viên Thuật thôi cũng đủ bộc lộ những nét yếu kém trong chính trị của Lã Bố. Viên Thuật muốn thôn tính Lưu Bị đã dùng kế "sơ bất gián thân" nhờ người làm mối muốn xin cưới con gái Lã Bố cho con trai mình. Khi ấy Viên Thuật đang có ngọc tỉ truyền quốc, có ý muốn xưng đế. Lã Bố bàn với vợ và con gái nhận lời cầu hôn nhưng lại sợ chư hầu nảy sinh đố kỵ, quyết định nhân lúc đêm tối sai người đưa con gái đi. Trần Khuê vì nghĩ thay cho Lưu Bị liền nói với Lã Bố :" Sau khi đưa con gái tới chỗ Viên Thuật, Thuật sẽ tấn công Lưu Bị ở Tiểu Bái, nếu không cứu Bị, mất Tiểu Bái, Từ Châu có ngày gặp nguy, nếu cứu Lưu Bị tất con gái Bố sẽ thành con tin bên Viên Thuật. Đồng thời Viên Thuật xưng đế tạo phản, kết thân với hắn sẽ thành thông gia của phản tặc, thiên hạ vô cùng căm phẫn ". Lã Bố nghe vậy trong lòng hoảng sợ, vội lệnh đưa con gái về, lại bắt người làm mối giam lại. Khi Tào Tháo đánh Trương Tú, sơ Lã Bố làm loạn ở hậu phương của mình bèn phong cho Lã Bô làm Đông Bình Tướng Quân. Trong lúc cao hứng Bố bèn đưa người làm mối do Viên Thuậ sai tới đến chỗ Tào Tháo để tạ ơn, người đó bị Tào Tháo chém. Viên Thuật tức giận, sai hai mươi vạn đại quân chia làm bảy đạo tiến đánh Từ Châu. Lã Bố lại sai người lôi hai kẻ đưa ý kiến cầu hôn là Trần Đăng, Trần Khuê ra chém đầu, dâng cho Viên Thuật để tạ tội. Khi biết Trần Đăng có kế có thể đánh lui được quân Thuật, Bố lại tha cho Đăng, dùng kế của Đăng đánh bại Viên Thuật. Sau đó Tào Tháo chỉ huy binh lính vây riết Lã Bố ở Hạ Phì, Bố lại sai người sang chỗ Viên Thuật xin được kết thân với ý mong được Thuật đến giải vây. Thuật yêu cầu Bố phải đưa con gái đến trước sau đó mới đem quân tới cứu. Bố bọc con gái vào áo giáp quấn quanh người, định đích thân phá vây đem con đi nhưng không được. Lã Bố muốn dùng con gái làm vật kết thân liên minh quân sự, cũng là việc rất bình thường, nhưng vấn đề ở đây là hắn không có mục tiêu chính trị lâu dài. khi cân nhắc một vấn đề nào đó hắn chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt. Con mắt thiển cận của hắn không thể nhìn xuyên qua được bức màn lợi hại, vì vậy hắn lúc muốn kết thân lúc lại từ hôn phản phúc, không quyết được. Khi cõng con gái phá vòng vây, hắn tự vạch trần thủ đoạn dùng con gái ruột làm dụng cụ trao đổi của mình, khiến giá trị của con gái hắn bị tụt giảm nghiêm trọng.
    Một người không có hoài bão chính trị sâu xa to lớn lại ngồi trên cương vị lãnh đạo đương nhiên không thể có được mục tiêu chiến lược rõ ràng trong hoàn cảnh quần hùng phân tranh, tất sẽ có tầm nhìn nông cạn. thấy lợi quên nghĩa. Tính cách phản phúc đa đoan của Lã Bố đã thể hiện rõ tình cảnh đáng thương của loại người lãnh đạo như hắn.
    2-Dựa vào sức mạnh của mình kiêu căng, ngạo mạn, thích nghe tâng bốc
    Lã Bố là viên chiến tướng dũng mãnh nhất Tam Quốc, được khen ngợi " Người như Lã Bố, ngựa như Xích Thố ". Đó chính là điều kiện cực kì có lợi cho người lãnh đạo quân sự. Nhưng hắn đã sai lầm khi tin rằng chỉ cần có sức mạnh là đủ chinh phục thiên hạ, vì vậy hắn cậy cái dũng của mình để kiêu căng hống hách, coi thường chư hầu. Tào Tháo dẫn quân đánh Bộc Dương, hắn không chịu nghe kế của Trần Cung, đánh chặn giữa đường, lại phủ nhận lời khuyên nhân lúc quân Tào còn mệt mỏi quyết chiến một trân, mà nói với chúng tướng :" Ta một mình một ngựa tung hoành thiên hạ, sợ gì thằng nhãi Tào Tháo ". Khi quyết chiến với Tào Tháo, Trần Cung khuyên nên đợi chúng tướng tề tựu đầy đủ rồi hẵng đánh, Bố nói với Cung :" Ta có sợ gì ai ". Không nghe theo lời Trần Cung, cuối cùng trúng kế mai phục của Tào Tháo, thua chạy theo Lưu Bị. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo vây khốn ở Hạ Phì, hắn một mình ngồi giữ tòa thành cô độc nhưng vẫn nói với chúng tướng :" Ta có phương thiên họa kích, ngựa Xích thố, ai dám lại gần ta ". Tháo khơi nước sông dìm thành Hạ Phì, Lã Bố nguy ngập nhưng vẫn nói với chúng tướng :" Ta có ngựa Xích thố lội nước như đi trên đất băng, sợ cái gì ", rồi vẫn cùng bọn thê thiếp ngày đêm uống rượu không chịu nghĩ kế giải vây, cuối cùng bị bắt trói. Sau khi Lã Bố bị bắt sống, dường như hắn vẫn chưa tin mình đến lúc chết, nói với Tào Tháo :" Minh công dũng mãnh cũng không bằng Bố, Bố nay đã phục, Minh Công làm đại tướng Bố làm phó tướng, lo gì không bình được thiên hạ ". Hắn chẳng biết chút gì về mình, đưa ra ý kiến muốn làm phó cho Tào Tháo, ôm mộng chinh phục thiên hạ. Nhưng uy tín hắn trong giới chư hầu vô cùng thấp kém, danh tiếng xấu xa, không ai xin hộ hắn một lời. Khi Tào Tháo hỏi ý kiến Lưu Bị về vấn đề này, Bị trả lời :" Ông vẫn còn nhớ Đinh Nguyên và Đổng Trác chứ ". Tào Tháo nghĩ đến nguy hiểm khi nuôi hổ bên mình, đã quyết định chém đầu Lã Bố.
    Lã Bố dũng mãnh, hắn lại dựa vào sự dũng mãnh của mình để kiêu ngạo ngông cuồng, vì vậy chỉ thích nghe lời tán dương khen ngợi. Khi Lý Túc giúp Đổng Trác chiêu hàng Lã Bố đã nói :" Hiền đệ có tài xoay chuyển trời đất, khắp bốn bể không ai tôn kính " Lý Túc là đồng hương với Lã Bố, ông ta biết rõ tính cách của Lã Bố, hiển nhiên đi theo Đổng Trác sẽ có lợi hơn. Tư đồ Vương Doãn muốn giết Đổng Trác, bày kế liên lạc với Lã Bố. Lần đầu tiếp xúc Doãn sai bày tiệc rượu tại nhà, khuyên Bố :" Trong thiên hạ ngày nay chẳng có ai là anh hùng, duy chỉ có tướng quân mà thôi, Doãn không kính trọng chức tước của tướng quân, chỉ xem trọng tài năng thực của tướng quân mà thôi ". Quan hệ của Vương Doãn với Lã Bố được bắt đầu từ lời phỉnh nịnh bợ đỡ ấy. Sau đó Lã Bố quyết định giết Đổng Trác, Vương Doãn lại nói với Lã Bố :" Với tài của tướng quân Đổng Thái sư đâu thể kiềm chế nổi ". Khi Lã Bố ở Từ Châu, hai cha con Trần Khuê với địa vị là tân khách trong tiệc mừng đã phỉnh nịnh Bố nên được tin dùng. Về sau cha con Trần Khuê đánh lừa Lã Bố. Hiến Từ Châu cho Tào Tháo. Tóm lại, những ai phỉnh nịnh Lã Bố đều có thể mua đứt được hắn. Lã Bố ôm tư tưởng "một mình một ngựa tung hoành thiên hạ" khinh rẻ quần hùng, coi thường thiên hạ bằng nửa con mắt. Trong tiềm thức của hắn chỉ sợ điểm này không được người khác thừa nhận. Vì vậy người ta khẳng định điểm này trước mặt hắn hắn vô cùng thích. Dự đoán sai về năng lực của mình khiến hắn không thể phân biệt rõ thực giả trong những lời nịnh bợ của người khác. Khi người ta có ý dùng lời phỉnh nịnh để hãm hại hắn, hắn sẽ cho rằng người ấy là bậc tri giao của mình, để họ xỏ mũi dắt đi một cách hoàn toàn tự nguyện.
    Lã Bố võ nghệ tuyệt luân nhưng đầu óc đơn giản. Võ nghệ siêu quần của hắn không thể bù đắp được thiếu sót vô cùng trầm trọng do hành vi lãnh đạo đầy khuyết điểm của hắn gây ra. Hắn từng nắm trong tay một đội quân hổ lang thấy thịt là lao vào nhai ngấu nghiến, đến đâu hại người đến đấy, kết quả là người người oán hận. Hắn vừa không thể trở thành người được người khác nuôi dưỡng, lại luôn là mối đại họa của người ta. Những bậc anh hùng muốn bình thiên hạ đương nhiên phải vây lấy hắn, tận diệt hắn.

    [​IMG]
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Tất cả những điều trên lí giải tại sao int của Lã Bố trong TsOnline lại thấp đến như vậy :))
     
  2. DevilBadou

    DevilBadou Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    25/9/08
    Bài viết:
    137
    phải biết người biết ta mới trăm trận trăm thắng dc
    cứ nghĩ mình là nhất thì chết là ko còn gì hối tiếc
    nếu lúc trước ông ta nghe theo lời Trần Cung thì đâu có đến nỗi nào
     
  3. blackpool0

    blackpool0 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/8/08
    Bài viết:
    640
    Nơi ở:
    dưới đất chui lên.
    có bài nào viết về GCL thì post lên luôn đi. tớ thích nhất nhân vật đấy:x
     
  4. -=Soul=-

    -=Soul=- Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    27/9/09
    Bài viết:
    360
    Gia Cát Lượng thì có nhưng mà dài lắm đánh máy ra chắc mất cả ngày mà tớ thì không có nhiều thời gian. Nick thì chưa edit được bài. Chắc đánh dần ra WordPad rồi đủ thì post lên một lượt mới được.
    Nhìn chung là có :
    +Lưu Bị - nhân vật lãnh đạo kiệt xuất của chính quyền nước Thục ( 33 trang )
    +Tào Tháo - người thực sự sáng lập ra chính quyền nước Ngụy ( 36 trang )
    +Viên Thiệu - người lãnh đạo lắm mưu nhưng không quyết đoán ( 18 trang )
    +Phương pháp lãnh đạo vụng về của Đổng Trác, Lã Bố ( 17 trang đã post )
    +Tôn Quyền - nhân vật lãnh đạo chính quyền Đông Ngô ( 15 trang )
    +Gia Cát Lượng - nhân vật lãnh đạo tinh anh giỏi giang ( 55 trang ) <- Dài nhất :((
    +Quan Vũ - nhân vật lãnh đạo cương cường kiêu căng tự phụ ( 13 trang đã post )
    +Tư Mã Ý - người thực sự sáng lập ra cơ nghiệp của nhà Tây Tấn ( 12 trang )
    +Tính cách và bi kịch của Ngụy Diên ( 25 trang ) <- Thích nhất bài này :P

    Phần sau thì hơn 400 trang nữa phân tích đủ mọi thứ ;;)
     
  5. EndlessLoveYou

    EndlessLoveYou Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    14/6/09
    Bài viết:
    90
    Nơi ở:
    Hà Lội :">
    èo kô có Triệu Vân àk =((
    ............
     
  6. blackpool0

    blackpool0 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/8/08
    Bài viết:
    640
    Nơi ở:
    dưới đất chui lên.
    tìm lòi mắt trên google từ 10h đến gần 12h rồi cũng không ra link down quyển sách này. chịu thua rồi nhưng đc cái ra quyển bí mật mộ Khổng Minh đọc cũng hay phết:D
     
  7. -=Soul=-

    -=Soul=- Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    27/9/09
    Bài viết:
    360
    Mưu Lược Và Chiến Thắng của Phùng Lập Ngao đây này
    http://www.vinabook.com/muu-luoc-va-chien-thang-m11i7706.html
    675 trang Giá 70.000 VND nhé :">
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Mà mấy cái sách này nó không cho đọc online, toàn bắt đến tận nơi mua :-S Ức chế thật :-S
     
  8. hoa1213

    hoa1213 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    20/3/09
    Bài viết:
    867
    có Khương Duy và Trương Phi ko :)
     
  9. Chan_0ThemSong

    Chan_0ThemSong Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    21/5/09
    Bài viết:
    239
    Lần sau anh co ngắn chút cho dễ đọc chứ thế này đọc xong mù chữ hết :))
     
  10. bupbenoiloan

    bupbenoiloan Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    30/9/09
    Bài viết:
    45
    có thời gian you post ''lịch sử'' của gia cát lượng nhé thank nhiều:>
     

Chia sẻ trang này