Quy trình làm phim hoạt hình 3D

Thảo luận trong 'Game Development' bắt đầu bởi finallegend, 7/4/05.

  1. finallegend

    finallegend Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    31/12/04
    Bài viết:
    221
    Nơi ở:
    finallegend story
    Có người nói làm phim thì có liên quan quái gì đến làm game, thế mà có đấy .Tôi đã quá rành về việc làm movie ,đây là các tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau ...



    Để làm một bộ phim 3D, cần qua một quá trình rất nhiều bước, đa số các bước cũng tương tự như làm một bộ phim hoạt hình bình thường. Chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược các bước cần phải làm cho một bộ phim như thế.







    Chuẩn bị kịch bản phim



    Để có một bộ phim dĩ nhiên cần có một kịch bản, tức là câu chuyện viết thành văn trên giấy. Tất cả những ý tưởng, tình tiết trong phim sẽ được viết cặn kẽ trong kịch bản này.







    Vẽ model sheet



    Trong mỗi bộ phim đều có các nhân vật, nhân vật chính và nhân vật phụ. Các nhân vật này hoạt động trong nhiều cảnh trí khác nhau. Trước khi tạo phim, người ta cần phác thảo kỹ lưỡng hình dáng của các nhân vật trong phim trên giấy. Ví dụ, hãng phim hoạt hình Walt Disney cần làm phim hoạt hình về chuột Mickey, trước hết người ta sẽ phác thảo trên giấy xem hình dáng của chuột Mickey phải như thế nào. Hình dáng này phải được cân nhắc, chỉnh sửa thật kỹ và có những nét đặc trưng cho bộ phim. Công việc này gọi là vẽ model sheet. Ngoài các nhân vật, người ta cũng cần phác thảo trước các vật thể xuất hiện trong phim như thế nào.







    Vẽ storyboard



    Sau khi đã có kịch bản và hình dáng các nhân vật trong phim, bước tiếp theo là vẽ storyboard, hay có thể gọi là tạo kịch bản hình ảnh. Công việc này giống như là vẽ truyện tranh trên giấy. Từ những khung ảnh dùng để kể lại câu chuyện trên giấy sẽ cho thấy rõ từng cảnh trong phim sẽ thể hiện như thế nào và cũng từ đó cho thấy rõ sự phân cảnh trong phim. Một phân cảnh trong phim được gọi là một scene.







    Vẽ background



    Đây là bước tạo cảnh nền cho phim. Dựa trên storyboard, người ta cũng sẽ thấy có bao nhiêu bối cảnh sẽ xuất hiện trong phim. Để cho các bối cảnh này hợp lý và đẹp mắt, các cảnh đó cũng sẽ được vẽ ra trước trên giấy hay hiện nay, người ta cũng có thể dùng một phần mềm đồ họa 2D nào đó để vẽ ra trước. Ví dụ, trong phim có cảnh trong một khu rừng, thì cần phác thảo trước khu rừng đó sẽ có những cây cối như thế nào,... Công việc này cũng giống như để quay một bộ phim, đạo diễn phải đi chọn một cảnh thích hợp để quay vậy. Để làm một bộ phim 3D, khung cảnh này sau khi phác họa cũng phải được tạo lại thành không gian 3 chiều trên máy tính vì khi các nhân vật diễn trong bối cảnh đó có thể quay ở bất cứ góc quay nào.







    Modelling



    Sau khi đã phác thảo nhân vật trên giấy, để cho nhân vật cử động được trong phim, người ta phải dựa vào bản phác thảo để tạo lại nhân vật đó trong không gian 3 chiều trên máy tính. Công việc này gọi modelling. Người họa sĩ làm modelling cần phải nhìn bản phác thảo và tưởng tượng ra được nhân vật đó ở trong thực tế phải như thế nào để có thể tạo khối một cách chính xác. Bạn lưu ý rằng nhân vật trên giấy chỉ là 2 chiều và chỉ thấy được vài hướng của nó, còn thể hiện trong không gian 3 chiều thì phải thấy được nhân vật ở tất cả các hướng giống như người thật vậy. Hơn nữa, người làm modelling cũng phải tạo đủ tất cả các diễn cảm có thể có trên khuôn mặt của nhân vật.







    Texturing



    Sau khi modelling xong, cần phải tạo màu sắc cho nhân vật, tức phải xác định nhân vật có da màu gì, mắt màu gì, rồi mũi miệng, quần áo ra sao,... Một nhân vật không phải đơn giản chỉ quy định các màu sắc xanh đỏ tím vàng... mà thường phải tạo gần giống như những chất liệu thật. Ví dụ da có thể có những nếp nhăn, giày có thể là giày da, bóng, quần áo có thể bằng vải lụa, vải bố và có các hoa văn,... Công việc tạo ra các dạng màu sắc, hoa văn, nếp nhăn, độ bóng,... gọi là tạo chất liệu và tạo texture cho nhân vật. Các vật thể trong phim cũng cần tạo như vậy.







    Tạo xương



    Để các nhân vật có thể cử động và diễn xuất như người, cần có thêm một công đoạn là tạo xương cho nhân vật. Người họa sĩ làm công việc này cần có những hiểu biết nhất định về giải phẩu học (anatomy). Các phần mềm làm 3D đều có công cụ để tạo ra các bộ xương này. Dựa vào những hiểu biết về giải phẩu học và nhân vật 3D đã modelling xong, người họa sĩ sẽ tạo ra một bộ xương có những khớp tương ứng. Ví dụ có những xương cổ, xương cánh tay, khuỷu tay, ngón tay, xương cẳng chân, xương bàn chân, ngón chân,... Các khớp xương này sau đó được quy định gắn vào những vị trí thích hợp trong mẫu modelling đồng thời quy định nó sẽ hoạt động như thế nào. Trong quá trình này có rất nhiều tính toán để sau này có thể diễn được nhân vật và giảm thiểu tối đa những sai sót về mặt vật lý.
     

Chia sẻ trang này