Gia đình em có món nợ 500 triệu VND từ ngày 1-1-2000 đến giờ. Đến giờ người ta bắt phải trả. Vì là chỗ thân quen nên chủ nợ ko muốn đưa mọi việc ra tòa. Sau khi biết tin này em vội vàng google... http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn bn php lut/View_Detail.aspx?ItemID=8070 Đọc cái này xong thì em tẩu hỏa nhập ma. Chủ nợ bảo là nhà em tự tính số tiền phải trả chứ họ ko tính cho được. Nếu tính sai sẽ bị truy tố vì lừa đảo. Các anh chị gay les trong GVN làm ơn chỉ giúp em với... Ngày trả nợ là 30-4-2013 Nhà em phải trả bao nhiêu tiền cho người ta?
tại vụ này người nhà của họ tính với lãi suất là 15%/năm => phải trả 3 tỉ 76 triệu nhưng ngày xưa người cho mượn ko tính lấy lãi, chỉ nói là chừng nào trả được thì trả người cho mựợn qua đời rồi nên chuyện hơi lung tung người đòi bây giờ là con của chủ nợ đây là những gì trong link ở #1 Tháng 2 năm 1996, anh A vay của chị B 2.000.000 đồng không có lãi, với thời hạn vay là một tháng. Đến ngày 20-3-1996 là hạn phải trả nợ, nhưng anh A không trả được cho chị B. Do đòi nhiều lần không được nên vào tháng 8-1996 chị B khởi kiện yêu cầu Toà án buộc anh A trả số tiền đã vay và phải trả tiền lãi cho bị B theo quy định của pháp luật. Trong vụ kiện này, toà án phải xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của anh A là ngày 20-3-1996. Giả sử, ngày 20-11-1996 toà án mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ kiện đòi nợ này và trong khoảng thời gian từ 20-3-1996 đến ngày 20-11-1996 giá gạo không tăng hoặc tuy có tăng nhưng ở dưới mức 20%, thì toà án không quy đổi số tiềnđó ra gạo như hướng dẫn ở điểm a, mà buộc anh A trả cho chị B số tiền nợ gốc là 2.000.000 đồng và khoản lãi theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự. Khoản lãi anh A phải trả cho chị B được tính như sau: - Khoảng thời gian phải trả lãi tính từ ngày 20-3-1996 đến ngày 20-11-1996 là 8 tháng. - Mức lãi phải trả là mức lãi suất nợ quá hạn của loại vay trung hạn (vì thời gian phải trả lãi quá 6 tháng) tại thời điểm xét xử sơ thẩm. Theo quy định tại Quyết định số 266-QĐ/NH1 ngày 27-9-1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì mức lãi suất đó là 2,025%/tháng (1,35% x 150% = 2,025%/tháng). - Tổng số tiền lãi mà anh A phải trả chị B trong thời gian 8 tháng là 324.000 đồng (2,025%/tháng x 8 tháng x 2.000.000 đồng = 324.000 đồng). Như vậy Toà án quyết định buộc anh A trả cho chị B số tiền là 2.324.000 đồng (2.000.000 đồng + 324.000 đồng = 2.324.000 đồng) và chịu án phí theo quy định của pháp luật.
có 1 tờ giấy mượn nợ do gia đình mình ký tên bên con nợ còn chủ nợ tốt bụng quá nên ko thèm ký mà chỉ giữ 1 tờ có chữ ký của bên mình thôi. mà tờ giấy cũ quá rồi nên chữ lem luốc ko đọc được. chỉ có phần ghi số 500 triệu bằng số là đọc được và phần ký tên. phần còn lại của tờ giấy đã bị nhem nhuốc và ko đọc được chữ
lúc vay có giấy tờ, có công chứng, cầm cố thế chấp gì ko nếu ko có thì xù thôi mà vay 500tr 13 năm ko chịu trả xu nào thì chịu nhà bạn luôn
đùa chứ 20 triệu đủ để dắt nhau lên toàn rồi , vậy mà nhà bạn quất đến 500 triệu , thôi cố trả người ta đi
Lãi suất 15% 1 năm là sướng vl rồi , muốn gì nữa O_o 13 năm không chịu trả thì ráng mà chịu đi, cái này là gieo nhân nào gặp quả đấy chứ muốn gì nữa O_o 3 tỉ 76 triệu là người ta tặng nhà bạn hơn 300 ngàn rồi đó Ráng đi, không ráng được thì vay chỗ khác 3 tỉ 76 triệu rồi 13 năm sau trả tiếp
500tr bây giờ nói thì nghe có vẻ ít chứ hồi 2000 thì 500tr chắc phải bằng 5 tỷ bây giờ . Chủ nợ tốt bụng vậy ... =.=
chủ nợ đó là đại gia khu chợ Kim Biên, làm ăn giao hảo gần 50 năm rồi nên mới rộng lượng như vậy bây giờ con ổng cần tiền làm gì đó nên mới đòi
hồi năm 2000 dám cho vay 500tr không đòi đến giờ thì chắc chủ nợ cũng giàu lắm. Thôi thì có 2 route 1. bán nhà trả nợ. 2. bán nhà bỏ xứ.
Chủ nợ quá tốt bụng. Nếu quy ra vàng ngày xưa 5tr/cây thì 500tr = 100 cây. Giá vàng hiện nay 43tr, 100*43tr = 4tỷ3, nên 3,6 tỷ vẫn còn rẽ. Mượn tiền làm ăn thì làm ăn có lãi phải trả từ từ cho người ta chứ, ko nhiều thì ít ai chơi cái kiểu 13 năm ko trả xu nào như thế. Tới đời thằng con nó không tốt thì nó đòi thế là đúng rồi. Nên thương lượng giải quyết với nó giảm số tiền lại, cũng nến có chút đỉnh lãi cho ng ta.