Nhật Bản: Giun mặc áo giáp chui vào cơ thể diệt ung thư Thu Anh - Theo NGƯỜI LAO ĐỘNG, 09/07/2022 11:24 Những con giun tròn quen thuộc được các nhà khoa học khoác lên lớp giáp đặc biệt dày 0,01 mm, thứ giúp chúng trở thành "ninja" chuyên nghiệp với nhiệm vụ tìm và diệt tế bào ung thư. Thạc sỹ chế tạo chất hỗ trợ điều trị ung thư từ bã men bia 30 phút thể dục mỗi ngày giúp giảm 40% nguy cơ ung thư, tại sao chúng ta vẫn lười? Đất là báu vật với những nhà khoa học đang tìm kiếm xạ khuẩn chữa ung thư Theo SciTech Daily, công trình đột phá được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu từ Đại học Osaka - Nhật Bản, dựa trên phát hiện quan trọng về loài giun tròn Anisakis simplex. Anisakis simplex thường ký sinh trong các động vật biển, là một tác nhân gây bệnh khá nguy hiểm cho con người khi lỡ ăn phải ấu trùng của nó - do thói quen ăn hải sản sống. Tuy nhiên nó có một đặc điểm sinh học kỳ dị mà các nhà nghiên cứu có thể lợi dụng: Thích tế bào ung thư , dễ dàng ngửi mùi khối u và gắn vào nó khi xâm nhập cơ thể. Giun tròn trước (trái) và sau khi mặc giáp hydrogel - Ảnh: Materials Today Bio Nhóm nghiên cứu đã phát triển cho những con giun này một chiếc áo giáp đặc biệt bằng hydrogel bằng cách nhúng chúng vào một loạt các dung dịch hóa học. Một lớp gel bền vững dày chỉ 0,01 mm được bao bọc quanh cơ thể chúng chỉ sau 20 phút. Sau đó, họ "nạp" vào chiếc áo giáp hydrogel này các phân tử chức năng giúp bảo vệ giun khỏi tia cực tím hoặc các tác nhân có hại có thể được tạo ra bởi các phương pháp điều trị ung thư. Cuối cùng, các thuốc chống ung thư sẽ được giấu trong lớp áo giáp này. Khi xâm nhập cơ thể và tìm đến khối u, các con giun tròn sẽ trở thành "người vận chuyển" thuốc một cách hữu hiệu và chuẩn xác. Theo tác giả đầu tiên Wildan Mubarok, quy trình nói trên đã thành công trong bước nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, khi những con giun "ninja" này nhận nhiệm vụ diệt tế bào ung thư trong ống nghiệm. Họ sẽ tiếp tục tiến tới các thử nghiệm cấp cao hơn như thử nghiệm động vật và thử nghiệm lâm sàng, với hy vọng sớm đưa ra một phương pháp điều trị ung thư tân tiến. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Materials Today Bio.