Shogun: Warlord Edition

Thảo luận trong 'Hướng dẫn hoàn chỉnh' bắt đầu bởi Chiplucky, 13/9/03.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    Sơ lược một chút về lịch sử: Thời chiến quốc ở Nhật Bản là thời kì loạn lạc dân tình thống khổ. Rồi trận chiến Sekigahara lịch sử kết thúc với phần thắng nghiêng về lãnh tướng quân Tokugawa Ieyasu. Chính ông đã kết thúc thời kì loạn lạc và đưa Nhật Bản đến thời kì thái bình. Và Shogun Total War lấy bối cảnh vào thời kì chiến quốc với những trận đánh, những nhân vật, những sự kiện có thật trong lịch sử để đưa vào Game. Bạn có thể biết được cảm giác khi làm lãnh chúa, biết được cách điều binh khiển tướng với những trận đánh trên mấy ngàn quân. Bạn sẽ biết được tất cả khi bạn nhấn vào Play Game.

    Hướng dẫn cách chơi
    _ Khi bạn nhấn Play Game thì sẽ xuất hiện:
    + Full Campaign: Đánh bình thường, chiếm toàn bộ nước Nhật. Bạn sẽ được xuất hiện vào thời chiến quốc ở Nhật Bản. Với sự nổi dậy của các lãnh chúa mà trong đó mạnh nhất là Clan Shimazu, Clan Mori, Clan Oda, Clan Tokugawa, Clan Takeda, Clan Hojo, Clan Uesugi và một số lãnh chúa nhỏ khác Rebel & Ronin. Bạn được quyền lấy bất kì lãnh chúa nào chỉ trừ lãnh chúa Rebel & Ronin là không được lấy. Và có 4 thời kì cho bạn chọn:
    / Sengoku Jidai: Thời kì đầu khi chính quyền của lãnh chúa Hojo bắt đầu suy yếu và có sự nổi dậy của các lãnh chúa.
    / Starting At 1530: Cuộc chiến bắt đầu từ năm 1530.
    / Starting At 1550: Cuộc chiến bắt đầu từ năm 1550.
    / Starting At 1580: Cuộc chiến bắt đầu từ năm 1580.
    / The Mongol Invasion: Do đây là phiên bản mở rộng của Shogun nên có sự xuất hiện của những trận đánh với quân Mông Cổ. Và đây là trận đánh giữa quân Mông Cổ và lãnh chúa Clan Hojo. Bạn có thể lấy Clan Hojo hay The Mongol Horde để chơi.
    + Custom Battles: bạn có thể tập đánh trận ở đây. Đương nhiên là bạn có thể chỉnh bất cứ quân nào để chơi.
    / Mongol Invasions 1274 - 1300.
    / Sengoku Jidai 1530 - 1600.
    + Historical Battles: nếu bạn đã chán đánh Custom Battles rồi thì bạn có thể vào đây để đánh những trận có thật trong lịch sử Thời Chiến Quốc.
    + Historical Campaigns: đây là nơi cho bạn đánh lại những chiến dịch trong lịch sử nước Nhật.
    / Kublai Khan.
    / Oda Nobunaga 1534.
    / Tokugawa Ieyasu 1542.
    / Toyotomi Hideyoshi 1536.

    Bước đi:
    _ Khi bạn vào chơi thì sẽ xuất hiện ra một bản đồ nước Nhật nằm ngang. Lãnh địa của bạn sẽ có một màu giống nhau để phân biệt với lãnh địa của lãnh chúa khác. Trên những vùng đất có những đội quân đóng ở vùng đất đó, bạn chỉ cần nhấp chuột trái là bạn có thể điều khiển đội quân đó. Muốn di chuyển sang vùng đất khác thì bạn chỉ cần nhấp chuột vô kéo đội quân đó lên và di chuyển sang vùng đất khác và thả xuống vùng đất bạn muốn đến là ok. Chiến tranh với lãnh chúa khác cũng thế, hễ bạn đưa lính của mình đứng trên lãnh địa của lãnh chúa khác thì chiến tranh sẽ nổ ra. Khi công thành, nhấp chuột đưa đội quân vào thành thì bạn đã quyết định thực hiện (có thể tự điều khiển công thành hay cho máy tự đánh cũng được). Bạn muốn chuyển quân từ trong thành ra ngoài, bạn phải nhấp vô thành ở đó sẽ hiện lên một bảng tướng ở giữa, bạn phải nhấp vô đội quân nào muốn đưa ngoài rồi thả nó ở chỗ khác miễn không phải nằm trong thành là được rồi. Cho quân vào thành cũng vậy. Hơi lâu một chút nhưng đành chịu thôi !

    _ Ở dưới bên tay trái có xuất hiện lên một số biểu tượng như lá cờ lãnh chúa mình, hình người lính, xây dựng. Bạn chỉ cần nhấp vào nó để điều khiển lãnh địa của mình phát triển như thế nào:
    + Hình hai cây kiếm chéo nhau: là để kiểm tra vùng đất nào thuộc lãnh địa mình có quân đang đóng giữ.
    + Hình bắt tay: xem lãnh chúa của bạn đang là thù hay bạn với lãnh chúa nào. Allies là bạn và At War là thù.
    + Hình lưỡi hái và bó rơm: xem nền kinh tế của lãnh địa bạn như thế nào.
    + Hình Ninja: dùng để xem những đội quân đặc biệt hiện đang làm gì.
    + Hình người cha dắt con: để xem dòng họ lãnh chúa của bạn có những ai. Có bao nhiêu người và ai là kẻ kế thừa. Under Age là chưa đủ tuổi để kế thừa và General là số chỉ rank của con bạn. Số rank càng cao thì sau này người đó sẽ kế thừa.

    _ Phía dưới một chút có hiện lên:
    + Hình người dân đang xây dựng: cho phép bạn có thể xây dựng vùng đất đó theo ý muốn mình như thế nào.
    / Construction Time: là thời gian xây dựng, Seasons là mùa.
    / Construction Cost: số tiền cần thiết để xây dựng vùng đất đó.
    / Requires: giới hạn cần thiết của thành trì để xây dựng công trình đó.
    / Produces: sản xuất ra đạo quân mà bạn muốn dùng.
    + Hình người lính kế bên giúp bạn xây dựng quân đội theo ý muốn của mình.
    + Lá cờ dùng để cho phép bạn tiếp thu ý kiến của quân sư của mình phải làm gì trong thời gian tới.
    + Hình người mổ bụng dành cho bạn muốn tử hình vị tướng nào mình không dùng nữa.

    _ Ở bên phải, phía trên mùa và năm là số koku bạn có được. Bạn chỉ cần nhấp vô số tiền là bạn có thể điều chỉnh mức thuế dùng cho năm tới. Từ thấp lên cao. Lowest Loyalty Province phải lơn hơn Current Tax Rate để không bị bạo loạn. Muốn tăng tỷ lệ Lowest Loyalty Province bạn phải cho tướng đến vùng đất đó để xoa dịu nhân dân hay cho Priest (Emissaries cũng được) dùng để trấn an nhân dân.

    _ Khi bạn tấn công hay phòng thủ sẽ hiện lên một bảng danh sách:
    + Command The Defence Personally: đích thân bạn sẽ chỉ huy trận đánh đó.
    + Automaticlly Resolve The Defence: nhờ máy đánh giùm.
    + ABandon The Province: rút ra khỏi vùng đất đó, không tấn công hay phòng ngự nữa.
    + ReTreat To The Castle (chỉ có khi bạn bị tấn công): rút quân vào thành trì chờ quân tiếp viện.

    _ Khi tấn công, bạn sẽ làm quen với màn hình của trận đánh. Cái này, các bạn nên tự tìm hiểu mới thấy cái hay của chiến trận. Bấm Esc để thoát ra khỏi trận đánh đó. Bạn có thể vào Custom Battles để tập làm quen với việc đánh trận.


    Các đội quân trong Shogun
    Các loại quân hỗ trợ
    _ Lữ khách (Emissaries) đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến cuộc của trận đấu,ví dụ như bạn không thể nào đấu một lúc được 2 hay 3 lãnh chúa một lúc được; bạn có thể nhờ vào những lữ khách này để nghị hoà với họ, dồn toàn lực lượng để chống lại một lãnh chúa. Như thế phần thắng sẽ cao hơn, bên cạnh đó nếu như lữ khách đó là một cao thủ thì bạn có thể cho họ làm mật thám bên địch, những lữ khách này sẽ trở thành chân tay thân cận bên địch, họ có nhiệm vụ là giám sát nhất cử nhất động của lãnh chúa đó, không hề rời xa một bước, từ đó ta có thể dễ dàng kiểm soát được tình hình bên địch. Ưu điểm nữa của lữ khách là có thể thu phục dũng tướng bên địch. Thu phục ở đây phải dựa vào số quân, số rank và giá tiền của đội quân đó. Nếu đó là những tinh binh thì số tiền phải bỏ ra rất lớn nhưng ngược lại đó là tinh binh nhưng số rank của tướng chỉ huy lại là âm thì số tiền sẽ tỷ lệ nghịch hoàn toàn, tốn rất ít khi thu phục họ. Chúng ta nên thu mấy tên này, quân mạnh mà thu được với giá rẽ hơn rất nhiều lần so với chúng ta đào tạo ra, chỉ cần giết tên chỉ huy có rank âm là ta có trong tay đội quân mạnh. À quên nữa, ngoài việc thu phục quân phản loạn ta có thể thu phục luôn tuớng bên địch nữa, tuy nhiên số tiền bỏ ra lại quá đắt để làm cho chúng phản bội lại lãnh chúa.

    _ Ngoài lữ khách ra, ta còn có những tay mật thám (Shinobi). Có thể nói, những tên mật thám này là người bảo vệ cho lãnh chúa và các tướng một cách hiệu quả nhất... và hiệu quả nhất là cho các tay mật thám này phục kích ở biên giới. Khi có Ninja xâm nhập, chúng sẽ phát hiện ra và tiêu diệt trước khi chúng thực hiện âm mưu của lãnh chúa.... và hay hơn thế nữa là những tay mật thám này sẽ từ những Ninja đã tiêu diệt mà lùng ra được lãnh chúa nào để sai khiến. Từ đó lãnh chúa của họ biết được ai âm mưu ám sát mình và có thêm thời gian chuẩn bị chu đáo, nhưng đối với Geisha thì những tay mật thám này không thể nào làm gì được với lí do rất đơn giản là Geisha thực chất là những kĩ nữ được cống cho lãnh chúa.

    _ Đối với những tên tướng mà ta không thể nào thắng được thì chúng ta chỉ có hy vọng vào những tên Ninja. Ninja có thể xâm nhập và tiêu diệt bất cứ người nào theo lệnh của lãnh chúa. Tuy nhiên điểm yếu của Ninja là khả năng thành công rất thấp; tướng nào càng mạnh thì tỉ lệ thành công càng giảm xuống. Nếu như Ninja đó rank cao thì không sao nhưng nếu rank thấp thì chít là cái chắc,.. ^_^,,,. Ninja này dễ dàng bị Shinobi tiêu diệt và hậu quả của nó là lãnh chúa bên địch sẽ biết được Ninja này làm việc cho lãnh chúa nào và trận chiến giữa hai lãnh chúa chắc chắn sẽ xảy ra.

    _ Nhà truyền đạo (Priest): tuy đây chỉ là một nhà truyền đạo nhưng cũng đóng một vai trò khá quan trọng là làm cho dân chúng bên địch bị lung lạc tinh thần, làm cho họ nản chí lãnh chúa của mình. Từ đó koku cũng giảm theo, và tệ hại hơn là những cuộc bạo động sẽ xảy ra. Cái hay nữa ở những tay truyền đạo này là có thể thu phục các tuớng của quân phản loạn (Rebel & Ronin). Nếu bạn có nhiều tiền thì nên thu phục những dũng tướng của quân phản loạn, tướng càng mạnh thì tiền càng mắc. Giống như lữ khách vậy nhưng giá tiền của nhà truyền đạo lại rẽ hơn phân nữa so với lữ khách và công dụng của đội quân này thì tốt hơn lữ khách một bậc.

    _ Kĩ nữ (Geisha): đây có thể nói là một tay ám sát trình độ luôn, không thể nào chê vào đâu được. Khi bạn có họ trong tay thì việc chinh phục các lãnh chúa không còn gì gọi là khó khăn nữa, các kĩ nữ này mà đem đi ám sát lãnh chúa thì chỉ có thành công, không hề thất bại (nếu kĩ nữ thấy tỷ lệ thất bại cao sẽ tự động không ám sát chờ cơ hội có lợi hơn mới thực hiện). Có thể nói geisha là đỉnh cao của ám sát và cách duy nhất để tiêu diệt tên này là bạn phải có một Geisha khác để chống lại nó... khi cho hai tên Gaisha đấu với nhau thì có chung một kết cuộc là cả hai cùng chết cả. Còn nếu bạn cho Ninja ám sát thì cũng được,. nhưng tỉ lệ thành công không quá 10 %, rất dễ thất bại => tốn tiền lắm.

    Các loại quân chiến đấu: Bên cạnh những loại quân ấy,,.. thì phải kể đến các loại quân đóng vai trò quyết định đối với trận chiến. Như Yari Ashigaru, Yari Samurai, Warrior Monk, Nakigata, No-Dachi Samurai, Samurai Archer, Cavalry Archer, Arquebusiers, Musketeers, Heavy Cavalry, Kensai, battlefield Ninja, Nakigata Calvary .....

    _ Với trinh thám (Yari Ashigaru): đây là đội quân yếu nhất trong tất cả các loại quân, sức tấn công, phòng ngự, áo giáp, chỉ số tinh thần đều yếu cả. Ưu điểm duy nhất của đội quân này là di chuyển rất nhanh và được dùng ở những thời tiết không thuận lợi như mưa, tuyết, sương mù... dùng để trinh thám quân địch đóng quân ở đâu tránh làm hao phí sức lực của toàn quân. Oda là lãnh chúa thường sử dụng quân này để trinh sát, tuy không mạnh nhưng lấy thịt đè người thì cũng ok lắm.

    _ Quân đánh giáo (Yari Samurai): là đội quân được dùng thường xuyên nhất, là đội quân không thể thiếu trong bất kì chiến dịch nào vì đội quân này có khá nhiều ưu điểm là có sức công khá mạnh, phòng thủ cũng không tệ, di chuyển chậm, và đặc biệt là xây dựng rất dễ và cũng rất rẻ. Thường thấy nhất ở thời kì đầu, ở thời kì đầu đạo quân này hoàn toàn chiếm ưu thế,khá mạnh trong tấn công.

    _ Quân giáp đỏ (No-Dachi Samurai): là đội quân có sức công rất mạnh,.. di chuyển rất nhanh, cầm gươm dài rất dũng mãnh và thiện chiến. Thường thấy ở các thời kì sau này, điểm yếu của đạo quân này là lực phòng thủ hơi yếu, dễ bị tan rã khi bị quân có sức đánh mạnh tấn công, tuy nhiên nếu sử dụng ở mặt tiên phong thì sẽ dễ dàng làm giảm tinh thần của quân địch do họ chỉ lo tấn công chứ không phòng thủ và rất dũng cảm. Bạn nên lấy đội quân của Shimazu, với lãnh chúa Shimazu thì koku đào tạo ra rẻ hơn so với các lãnh chúa khác.

    _ Quân kiếm dài (Nakigata): đây là một đạo quân chuyên về phòng thủ. Quân này mà đem đi thủ thành thì hết ý, muốn công phá nó thật không dễ dàng chút nào cả,. ^_^,... tuy sức đánh không mạnh nhưng được cái thủ mạnh nên nó gây không ít khó khăn cho chúng ta.

    _ Quân cung bộ (Samurai Archer): trong tất cả các chiến dịch, nếu không có cung thì không thể nào thắng lợi một cách dễ dàng được. Cung thủ có thể làm áp đảo khí thế của quân địch bằng cách rải mưa tên xuống đầu quân địch. Cung thủ là đạo quân không thể thiếu được dù công hay thủ, đặc biệt rất mạnh khi phòng ngự, và điểm yếu duy nhất của nó là khi hết tên không thể bắn được nữa nhưng ngược lại nó cũng là điểm mạnh duy nhất của đạo quân này khi đã hết tên. Ta cho nó xuống đánh xáp lá cà thì rất tuyệt, khi chúng bị dồn đến đường cùng thì chúng càng phát huy cao chức năng. Nên cho đứng ở trên đất cao và ở phía sau ở trong đội hình để mưa tên xuống kẻ thù, tránh đối mặt với Kỵ binh và No-Dachi Samurai vì nếu gặp thì coi như là toi đời.

    _ Kỵ Binh giáo dài (Yari Cavalry): kỵ binh này có thể nói là không được mạnh cho lắm khi giao tranh, sức tấn công yếu, phòng ngự cũng không mạnh, được cái là di chuyển rất nhanh nên dùng để tấn công vào cung thủ thì rất tuyệt và dùng để truy kích tàn binh thì tuyệt vời. Không còn gì có thể bàn cải thêm nữa..

    _ Kỵ binh hạng nặng (Heavy Cavalry): là kỵ binh mạnh nhất trong tất cả các kỵ binh,có sức đánh không mạnh nhưng bù lại có sức phòng ngự thì rất tuyệt, bên cạnh đó còn có giáp trụ rất kiên cố, nếu dùng để đánh lâu dài với nhiều loại binh thì rất tốt, kị binh này thường được dùng nhiều ở thời kì cuối...nhất là Clan Takeda, chuyên dùng Kỵ binh. Điểm yếu của kỵ binh này là rất chậm chạp cho nên không thể dùng để truy kích tàn binh được; ngược lại nên dùng họ làm sườn của đội hình. Nếu họ tan rã thì các quân khác sẽ suy sụp tinh thần.

    _ Quân thánh giáo (Warrior Monk): là các tu sĩ được rèn luyện một cách mạnh mẽ, họ sẵn sàng liều chết để chiến đấu. Là đạo quân có kỉ luật cao nhất, có sức đánh cao nhất nhưng có sức phòng ngự yếu nhất, không sợ bất cứ đạo quân nào cả chỉ trừ cung thủ. Dùng Mori Clan để hưởng bonus của đạo quân này.

    _ Quân cung ngựa (Cavalry Archer): ưu điểm của nó giống y hệt như Samurai Archer, chỗ khác biệt duy nhất của nó là Samurai Archer mạnh nhất khi phòng ngự, còn Cavalry Archer mạnh nhất khi tấn công, dựa vào tính cơ động của nó.

    _ Quân súng quỳ (Arquebusiers): là đạo quân khá mạnh khi bắn ở cự li gần, có thể bắn thủng giáp trụ của các đạo quân mạnh khác, không sợ hết đạn. Điểm yếu của nó là có thể bắn nhầm vào quân mình, chỉ bắn được cự lí gần và tệ hại hơn là không thể nào bắn đuợc trong thời tiết xấu như mưa, tuyết suơng nmù với lý do đơn giản là mưa làm nghẹt nồng súng, tuyết làm tắt ngồi lửa, sương hạn chế tầm bắn. Nên sử dụng đội quân này ở mặt tiên phong vì nếu sử dụng ở phần sườn thì một khi quân địch đột phá phòng thủ của bạn thì họ sẽ không dám đánh và sẽ bỏ chạy lấy cờ. Cho nên thà cho chết sớm có ích lợi còn hơn chết muộn mà chẳng làm trò trống gì hết.

    _ Quân súng đứng (Musketeers): giống như Arquebusiers nhưng tốt hơn Arquebusiers ở chỗ nó bắn xa hơn, chính xác hơn và sĩ khí cao hơn quân Arquebusiers. Và koku đương nhiên phải hơn Arquebusiers một chút.

    _ Kiếm thánh (Kensai): là đội quân trong truyền thuyết của Nhật Bản, có sức công và sức thủ đều rất mạnh, thậm chí mạnh hơn Warrior Monk, tuy nhiên đạo quân này chỉ có ở trong bản mới của Shogun: Warlord hay là phiên bản nâng cấp Mongol Invasion. Đội quân này hay nói đúng hơn là đội quân của 1 người, sẽ xông vào hàng ngũ của địch và chém xả láng. Do là kiếm thánh cho nên sĩ khí của họ rất cao và sẽ đánh cho đến chết mới thôi chứ không bao giờ bỏ hàng ngũ. Điểm yếu duy nhất của Kensai chính là số lượng. Một Kensai có thể đánh bại một đội quân khác nhưng do họ cũng là người cho nên mãnh hổ nan địch quần hồ cho nên đừng bao giờ chọn đội quân toàn Kensai mà nên phối hợp với các đội quân khác để làm tăng tỷ lệchiến thắng lên.

    _ Sát thủ (Battlefield Ninja): Đội quân này cũng như Kensai, chỉ có trong Shogun: Warlord hay nâng cấp Mongol Invasion. Những sát thủ này chuyên hoạt động theo nhóm, họ tuy số lượng ít nhưng rất giỏi. Một nhóm Ninja có thể tiêu diệt một Kensai ở mặt trận nếu cấp cao hơn. Nên sử dụng họ ở các địa điểm để phục kích hoặc tấn công địch khi thời tiết xấu. Đối với bất cứ loại quân nào, một khi mà bị phục kích bởi các battlefield Ninja thì đầu tiên họ sẽ hoang mang và sĩ khí sẽ hạ. Điểm yếu của battlefield Ninja chính là hoạt động ban ngày. Nếu trời sáng chang chang, địch và ta thấy nhau thì battlefield ninja sẽ không có ưu điểm nào hơn loại quân tầm thường.

    _ Kỵ binh kiếm dài (Nakigata Calvary): Đội quân này cũng chỉ có trong Shogun: Warlord hay Mongol Invasion expansion. Như đội quân Nakigata bình thường, họ chỉ chuyên về phòng thủ tuy nhiên giờ đây vì có ngựa trong tay, họ có thể di chuyển nhanh nhẹn để chiến đấu. Có thể nói giờ đây kỵ binh này công thủ toàn diện.

    _ Kỵ binh cung Mông Cổ (Mongol Light Cavalry): là đội kỵ binh lừnh dang trong lịch sử của Mông Cổ. Đây chính là dạng kết hợp hết sức độc đáo của cung thủ và kỵ binh đánh. Đầu tiên khi giao tranh bạn có thể sử dụng cung của đội quân này, nhưng khi hết tên thì bạn cũng có thể cho đội quân này tiến xuống giáp lá cà với địch. Bảo đảm với bạn là chiến thắng trên 70%. Sụ dũng mãnh, nhanh nhẹn và thêm tính năng của cung thủ đã làm nên một đội kỵ binh hùng mạnh của Mông Cổ.

    _ Kỵ binh hạng nặng Mông Cổ (Mongol Heavy Cavalry): tuy không nhanh nhẹn và cơ động bằng Mongol Light Cavalry nhưng với giáp trụ kiên cố và sức đánh khá mạnh này. Mongol Heavy Cavalry chính là giải pháp tốt nhất khi bạn giao tranh trực diện với kẻ thù. Mongol Heavy Cavalry nếu nói nôm na thì nó gần giống như Heavy Cavalry của Nhật Bản.

    _ Quân phóng giáo (Korean Skirmishers): nếu như bạn muốn tiêu diệt quân địch từ xa thì không thể không dùng đến đội quân này được. Một lần phóng giáo ra thì có thể tiêu diệt được 1/4 binh lực của địch. Phóng ra ba lần bảo đảm là quân địch chết gần hết. Nhưng đây cũng chính là ngược điểm của nó, nếu như bạn không cẩn thận để quân mình đứng trước mặt và sau lưng là Korean Skirmishers thì bạn nên chuẩn bị hốt xác đồng đội của mình đi là được rồi đó. Điểm yếu của đội quân này là giáp lá cà không mạnh, nếu không nói là rất yếu.

    _ Quân đánh giáo (Korean Spearmen): đội quân tiên phong đánh giáo của quân Mông Cổ. Nếu đem ra so sánh thì đội quân này có thể được so với Yari Sammurai của Nhật Bản.

    _ Quân cầm đại đao (Korean Guardsmen): bạn sẽ thấy được sức mạnh của nó khi giao chiến với một thanh đao dài trên tay. Korean Guardsmen sẽ làm cho địch thủ phải chống đỡ một cách khốn đốn. Nếu được xếp hạng thì nó vẫn được xếp ở vị trí trung bình của đội quân Mông Cổ.

    _ Quân ném mìn (Thunder Bombers): nếu bạn kết hợp với Korean Skirmishers để đánh từ xa với địch thì quả là tuyệt vời. Nói chung là quân ném mìn này ưu và khuyết đều giống như Korean Skirmishers cả. Nếu bạn biết cách sử dụng cho linh hoạt thì trong tay bạn có một đội quân hùng mạnh rồi đấy.

    Cách tấn công trong Shogun
    _ Khi chơi Shogun điều quan trọng nhất là phải biết người biết ta thì mới mong giành được thắng lợi trong những trận đánh quan trọng. Chỉ những trận đánh quan trọng mới quyết định được cục diện của thế cuộc. Muốn đánh một đối thủ nào đi nữa, cũng nên nắm bắt được tình hình địch. Nếu như bạn là một cao thủ thì ở những trận nhỏ thì không cần nhưng nếu là những trận đánh lớn có ý nghĩa quyết định đối với cục diện thì bạn nên có một tên lữ khách mới được. Những lữ khách này sẽ vào lãnh địa của địch trinh thám và gởi về cho chúng ta tình hình mới nhất bên địch về lực lượng phòng ngự, tướng giữ thành, thông tin về vùng đất, và địa hình khi giao chiến. Khi các bạn chọn vùng quyết chiến chiến lược thì không thể nào không nhờ vào những trinh sát.

    _ Bên cạnh nhưng đạo quân kể trên các bạn còn có thêm nhiều kinh nghiệm trong bày binh bố trận nữa chứ... khi bạn tấn công, nên hạn chế việc cho quân di chuyển nhanh, vì như thế rất dễ làm cho binh sĩ mất sức. Khi giao chiến không phát huy hết 100% thể lực, nếu tấn công trong thời tiết không tốt thì thượng sách nhất là cho một đạo quân đi trinh sát tình hình bên địch. Sau đó mới dàn binh cho phù hợp với chiến thuật, vì ở thời tiết bất lợi làm cho quân ta dễ mất sức hơn bình thường, làm cho tầm hình hạn chế rất dễ rơi vào trận phục kích của địch. Khi tấn công, các bạn nên chọn địa hình có lợi cho mình, không nên chọn địa hình bất lợi, cho dù bạn có một đạo quân rất mạnh nhưng ở địa hình bất lợi thì chuyện thất bại là điều không thể tránh khỏi,...

    _ Trong những trận chiến, ngoài thời tiết còn có những đạo quân kị với nhau, nếu chúng ta biết được đạo quân nào kị cái gì thì khi giao chiến phần thắng sẽ cao hơn và hạn chế được thương vong cho quân ta. Yari Samurai ăn đứt Yari Cavalry, Yari Cavalry chém chết mấy tên cung thủ,.. cung thủ bắn chết tươi mấy tên Warrior Monk, và ngược lại mấy tên Warrior Monk này chém chết tươi mấy tên Yari Samurai, thậm chí cả Heavy Cavalry nếu như khí thế của mấy tên WM này cao hơn HC. Còn các đạo binh Nakigata, No-Dachi Samurai, cung thủ Cavalry thì có các kị khác. Vd như Nakigata, No-Dachi Samurai thì dễ dàng bị mấy tên cầm súng bắn không còn manh giáp luôn, thậm chí cả Kỵ binh hạng nặng là HC cũng có nguy cơ khi đụng với mấy tên cầm súng này và ngược lại điểm yếu của súng là rất dễ bị hư khi chiến đấu trong thời tiết bất lợi như mưa, tuyết,... và lớn hơn nữa là có nguy cơ bắn chết luôn bên mình.... ^_^,... hai đạo Nakigata, No-Dachi Samurai thì cũng không hơn gì mấy, tuỳ theo cách sử dụng thôi. VD như Nakigata nếu đem so với No-daichi Samuarai thì chưa biết bên nào thắng thua,. còn phải xem lại Rank của người chỉ huy nữa.

    _ Khi tấn công, chúng ta nên đánh vào đội quân chỉ huy của địch, vì khi đánh vào đó nếu chúng ta thắng áp đảo thì chỉ số tinh thần của địch sẽ giảm xuống -> sẽ làm cho quân địch hoàn toàn tan rã trong chiến đấu.. Nếu đó là lãnh chúa thì càng không thể tha được, dồn toàn bộ lực lượng bao vây hắn lại và quyết chí tiêu hiệt hắn. Khi lãnh chúa chết rồi thì có hai hướng phát triển, một là con của hắn lên ngôi,, nhưng con hắn lúc này còn non kinh nghiệm chiến đấu và binh lính còn hoang mang cao độ. Chúng ta cho quân đánh vào nới tân chúa mới lên ngôi, phần thắng là 80%.. Hướng thứ hai là lãnh chúa không có người kế thừa và toàn bộ lãnh địa đó sẽ trở thành quân phản lọan (Rebel & Ronin). Lúc này chúng ta khỏi mất công, từ từ tấn công cũng đuợc, vì bọn chúng chỉ là quân phản loạn, phòng ngự là chính, rất ít khi tấn công.,...

    _ Khi chúng ta giao chiến với địch ở biên giới mà bất phân thắng bại, thì cách duy nhất để thắng chúng là cho quân tấn công vào các bến cảng của địch, phá hoại từ phía sau, làm cho quân địch phải phân tán lực lượng ra trấn giữ, chính lúc này ta dồn toàn bộ tấn công mạnh vào biên giới, chiến thắng lên đến 70%...

    _ Chúng ta không thể nào bỏ qua bất cứ cơ hội nào cả, có cơ hội là chúng ta phải tấn công ngay, bỏ qua sẽ không có cơ hội lần sau đâu... Ở lượt đầu tiên, chúng ta phải tấn công, làm cho quân địch lâm vào thế phòng ngự, chúng ta ở thế tấn công, như thế phần trăm chiến thắng sẽ cao hơn rất nhiều.

    _ Không nên đánh những trận đánh trên 1000 quân, vì khi đánh sẽ rất bất lợi cho người tấn công. Lúc đầu, chúng ta chỉ có 16 đội tức là khoảng 960 binh lính. Nhưng khi 960 binh lính này bại trận rút lui, nếu như rút cùng một lúc thì không sao, nhưng nếu chúng rút từng đợt thì là một vấn đề đấy. Khi đó, chúng ta phải chiến đâu thêm với quân tiếp viện, nếu như ít thì không sao, còn nếu như khoảng 500 trở lên thì bại trận là vấn đề không tránh khỏi,.. chúng ta phải chiến đấu liên tục, binh lính sức đâu chịu sao nỗi. Nếu như bạn chọn đội quân lớn hơn 60 (120) thì khỏi cần lo sợ với lí do rất đơn giản quân của địch tập trung lại không bao giờ đủ 16 đội nên bạn cứ đánh bình thường.

    _ Khi đánh, nên quan tâm đến thời gian. Thời gian cũng là yếu tố để giành chiến thắng, nếu như chúng ta phòng thủ thì kéo thời gian càng dài càng có lợi. Và ngược lại, khi chúng ta tấn công thì càng hạn chế đánh lâu dài, cần phải đánh nhanh và thắng nhanh mới được. Và nếu khi chúng ta phòng ngự thất bại, thì điều quan trọng nhất là phải cho tướng chính tìm chỗ ẩn náo an toàn, đợi cho thời gian hết là chúng ta chiến thắng. 1 đánh bại một đạo quân, một cái mẹo khá hay đấy chứ,.. ^_^

    _ Khi phòng ngự: điều cốt lõi nhất là chúng ta không nên làm hao phí sức lực của binh lính. Hạn chế càng nhiều thì càng tốt. Nếu địa hình bất lợi, chúng ta nên chọn địa hình có lợi cho chúng ta như: những khu rừng, những ngọn đồi, quả núi,.. và đặc biệt nên tránh giao tranh ở vùng đồng bằng. Vì giao tranh ở đây, chúng ta gặp rất nhiều bất lợi, nếu quân chúng ta bằng hoặc hơn thêm vào đó là đội quân hùnh mạnh thì chiến thắng là cái chắc. Nhưng chiến thắng đó chưa thể gọi là trọn vẹn khi chúng ta thiệt hại khá nhiều (Expert đâu dễ chơi ^_^), và nếu như lúc đó chúng ta ở trong khu rừng tấn công bất ngờ hay ở núi cao tràn xuống tấn công thì chỉ số thương vong chắc chắn sẽ giảm không còn cao như khi giao chiến ở đồng bằng. Cái lợi hơn nữa là khi chúng ta ít quân hơn địch không thể giao chiến trực tiếp thì chỉ nên dựa thêm vào địa hình để chống chọi lại bọn chúng. Tuy không nói là thắng lợi 100 % nhưng nó cũng có thể làm cho chúng ta thiệt hại ít hơn và gây cho chúng nhiều tổn thất khi giao chiến trực diện, và nếu tốt hơn nữa là ta có thể cho tên tướng chính tìm chỗ nấp an toàn không cho địch phát hiện => giữ vững được vùng đất, không tốn một binh một tốt,. quá lời ^_^

    _ Nếu bạn không phải là thiên tài trong tấn công thì nên nhờ vào máy để làm chuỵện đó. Nhưng nói truớc là cái đó rất nguy hiểm, không an toàn chút nào. Thà bạn tự tay điều binh khiển tướng, nếu có thất bại cũng không tiếc và nếu như bạn cho máy điều khiển thì dễ bị shock lắm. Có những trận nếu chúng ta điều khiển thì chiến thắng rất dễ, thương vong không cao gây cho địch nhiều tổn thất. Khi máy điều khiển thường thường chỉ số thương vong của ta và địch không chênh lệch bao nhiêu => không tốt khi chúng ta đánh một lúc nhiều lãnh chúa, hao binh tổn tướng quá,....

    Đối nội, đối ngoại: Với những cách đánh như thế,,, các bạn sẽ vững vàng trong tấn công, nhưng ở đối nội và đối ngoại thì các bạn nên biết những điều sau,...

    _ Phải thường xuyên kiểm tra chỉ số trung thành của dân chúng. Từ đó các bạn sẽ lựa chọn ra được mức thuế hợp lí phù hợp với từng năm => bảo đảm 100% không có bạo loạn... Chỉ số trung thành này tăng lên khi lãnh địa của bạn quốc thái dân an, không bị chiến tranh tàn phá và ngược lại khi lãnh địa của bạn nằm trong khu vực chiến tranh liên miên thì chỉ số trung thành này sẽ giảm xuống một cách nhanh chóng => bạo loạn xảy ra là điểu hiển nhiên... Và biện pháp để cho chỉ số trung thành tăng lên là phải thường xuyên kiểm tra chỉ số trung thành của dân chúng, hạ mức thuế xuống bằng hoặc thấp hơn chỉ số của vùng đất đó, bên cạnh đó các bạn còn cho binh lính đến vùng đất nêu tên để xoa dịu dân chúng, tuớng càng mạnh thì xoa dịu càng nhanh... (bạn cũng có thể dùng nhà truyền giáo). Ví dụ: chỉ số vui vẻ của vùng Satsuma là 60%,.. bạn phải cho mức thuế giảm xuống mức thấp nhất là 70%,.. như thế còn 10% các bạn cử một đại tuớng hoặc lãnh chúa đến Satsuma để xoa dịu nhân dân,.. như thế bạo loạn chắc chắn không thể nào xảy ra được,... Khi chỉ số trung thành vuợt trên 120% là bạn có thể cho quân tấn công sang các lãnh địa khác được rồi đó,...

    _ Phải thường xuyên sử dụng các loại quân hỗ trợ, nhất là các Shinobi, cho Shinobi đóng ở đường biên giới. Ở đó,khi các Ninja địch xâm nhập sẽ bị mật thám chúng ta tiêu diệt truớc bảo vệ các lãnh chúa, và tìm hiểu lãnh chúa nào âm mưu gây chiến với chúng ta. Cho các lữ khách qua các lãnh địa khác liên kết đồng minh, điều này rất quan trọng khi chúng ta phải chiến đấu một lúc rất nhiều lãnh chúa... và tốt hơn nữa là chúng ta cho họ làm mật thám, làm cận thần trung thành của bên địch,... như thế chúng ta sẽ dễ dàng nắm vững tình hình đó và có cách đối phó hợp lí nhất ^_^. Và để nắm chắc phần thắng, chúng ta cho những Ninja và Geisha đi ám sát các tướng và lãnh chúa địch, như thế sẽ đỡ tốn công chúng ta rất nhiều trong những trận đánh nguy hiểm... nếu bạn muốn thu phục quân phản loạn (Rebel & Ronin) thì nên dùng những nhà truyền giáo để mua chuộc bọn chúng, nên mua mấy tên có chỉ số chiến thắng từ 30 trở lên,.mua như thế mới gọi là mua,..

    _ Khi bạn liên minh với một lãnh chúa nào đó, bạn không nên tin vào bọn chúng vì chúng có thể phản bội lại bạn bất cứ lúc nào. Bạn phải dồn toàn bộ lực luơng để bình định một vùng đất nào đó mà ở hậu phương bạn không an tâm không biết sẽ bị phản bất cứ lúc naò. Và để tránh không bị hốt từ phía sau như thế, các bạn sẽ dùng cách sau đây. Cho quân đóng ở biên giới với số lượng ít thôi, khoảng 240 là đủ rồi, ở biên giới ấy, các bạn có Shinobi, Ninja và lữ khách hỗ trợ. Khi các Shinobi hoàn thành nhiiệm vụ, bạn có thể từ miệng mấy tên Ninja này mà suy ra kẻ chủ mưu trong cuộc ám sát và có đề phòng liền, và dễ thấy nhất là bọn chúng sẽ tăng cường binh lực ở biên giới, các thành kế bên biên giới binh lực đều tâp trung rất lớn và có Ninja ám sát,.. đây chính là cuộc chuẩn bị cho một đợt tấn công (lữ khách trinh sát đem về). Từ đó, bạn nên nghị hoà liền với lãnh chúa đang tấn công mà kéo quân về để chống lại bọn chúng. Và cách duy nhất để kéo dài thời gian tấn công của địch là khi chúng chưa có âm mưu tấn công,. chúng ta không nên tăng cường binh lực ở biên giới. chỉ nên cho quân đóng ở phía sau biên giới một chút,. vì khi chúng ta tăng cường lên thì chúng cũng tăng lên, dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang => rất nguy hiểm không biết chúng tấn công lúc nào.

    _ Nên tăng cường sản xuất lương thực, thực phẩm. Chọn những vùng có chỉ số lương thực cao để nâng cấp lên, nên nhớ là phải nâng cấp thường xuyên không được bỏ lỡ một mùa vụ nào cả. Một mùa vụ khi nâng cấp, chúng ta sẽ có sớm hơn được một mùa vụ và từ đó số Koku tăng lên cũng nhiều hơn. Rất tiện lợi trong thời kì đầu, phải chạy đua sản xuất và cạnh tranh với các lãnh chúa khác. Bên cạnh tăng cường sản xuất lương thực thực phẩm chúng ta phải nâng cấp kinh đô lên sao cho nhanh nhất, có được những đội quân hùng mạnh nhanh hơn các lãnh chúa khác,. => rất tịên lợi. Nên xây dựng ở biên giới quân cung thủ (Samurai Archer) vào, rất mạnh khi phòng ngự.

    _ Không nên xây dựng binh lính nhiều hơn nền kinh tế của các bạn, mỗi năm như thế, bọn lính sẽ ngốn của bạn không biết bao nhiêu là Koku ấy, chỉ nên đào tạo ra số lượng có hạn mà thôi. Không nên tạo ra những đạo quân không xài đến, xài cái nào thì mua cái đó, không nên mua tùm lum hết, dẫn đến tình trạng binh lính quá nhiều làm cho nền kinh tế suy yếu trong khi chất lượng lại không có, nên hạn chế tình trạng ấy. Nhưng cũng không nên không xây dựng quân đội nhé, quân đội là nồng cốt của chiến thắng, không có quân đội chết là cái chắc.

    _ Cố gắng đào tạo lãnh chúa của mình lên thành người mạnh nhất, khi chiến đấu rất có lợi cho chúng ta. Tìm mọi cách để nâng lên. Tuy nhiên, nếu lãnh chúa đã cao tuổi rồi, hạn chế xuống một chút đào tạo những tướng trẻ, những lãnh chúa tương lai sau này. Như thế, chúng ta không ngại chiến tranh lâu dài, luôn có tướng tài chỉ huy.

    _ Nên biết, lúc nào nên tấn công, lúc nào phòng ngự và lúc nào nên chờ đợi. Không nên tấn công liên tục và cũng không nên phòng ngự hoài. Mỗi bước đi của bạn, nếu được tính toán một cách cẩn thận thì bạn sẽ không lãng phí bất cứ lúc nào cả. Lãnh địa của bạn ngày càng hùng mạnh, không sợ bất cứ lãnh địa nào khác.

    _ Một điểm lưu ý nho nhỏ là ở những vùng đất mới bắt đầu tiếp thu đạo thiên chúa từ phương Tây truyền qua thì bạn tối thiểu phải có lòng trung thành của dân chúng trên 100% và phải ngưng chiến trong vài năm. Nếu như bạn bị tấn công trong thời gian bạn phổ biến đạo thiên chúa thì bạo loạn nổi lên kinh khủng luôn, hầu như toàn bộ vùng đất của bạn sẽ chìm trong khói lửa. Và nếu như bạn thuộc đạo thiên chúa mà tấn công vùng đất không phải thiên chúa thì hơi mệt một chút trấn an lòng dân.

    *** Tuy nhiên, các bạn có thể không theo những cách trên, các bạn có quyền sáng tạo thêm. Chính những cái sáng tạo mới làm cho chúng ta trở nên tự tin hơn trong chiến đấu.. Những tài liệu trên, chỉ có mục đích tham khảo,.. ^_^t
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này