Đây là topic để bà con tìm hiểu chút ít về lịch sử để khi chơi Shogun 2 sẽ thấy thú vị hơn . Cấm spam , chat trong đây nhá . Và không chỉ về lịch sử thời Sengoku Jidai các bạn có thể post thêm nhiều thứ khác như các loại vũ khí , tiểu sử nhân vật thời kì này . Mod hãy move bài viết giới thiệu khái niệm Shogun , daimyo sang đây luôn Đầu tiên mình sẽ giới thiệu đôi nét về samurai , nguồn chủ yếu từ Wiki Samurai , anh là ai ? Từ samurai có gốc từ chữ saburau (さ守らう) - nghĩa là người coi sóc, bảo vệ, phục vụ - nhưng mang tính chất quyền quý. Các nhà sử học tin rằng hình ảnh samurai nguyên bản bắt nguồn từ các kỵ binh, bộ binh và cung binh ở Nhật vào thế kỷ thứ 6. Sau những thất bại quân sự trước liên minh Đại Đường và Tân La, Nhật Bản phải thực thi hàng loạt các cuộc cải cách có tính chất và quy mô rộng rãi. Một trong các cuộc cải cách quan trọng là cuộc cải cách Taika (大化の改革, Đại Hóa cải cách) của Thiên hoàng Thiên Trí vào năm 646. Cuộc cải cách này đã đưa văn hóa tập tục của người Trung Quốc vào tầng lớp quý tộc Nhật và áp dụng chế độ chính quyền của Trung Quốc vào bộ máy quan liêu của Nhật. Một điều khoản trong bộ luật Yōrō và sau đó là bộ luật Taihō vào năm 702 yêu cầu dân chúng phải đều đặn đi tường trình nhằm phục vụ cho việc điều tra dân số. Đây là điềm báo trước sẽ diễn ra một cuộc cưỡng bách tòng quân trên khắp đất nước. Thiên hoàng Mommu (文武, Văn Vũ) đã ban hành một điều luật mà theo đó, cứ 3-4 đàn ông trưởng thành thì có 1 người bị sung vào quân đội quốc gia. Quân đội yêu cầu mỗi người lính tự chế tạo hay mua lấy vũ khí cho riêng họ, nhưng bù lại họ sẽ được miễn thuế và trách nhiệm công dân. Đầu thời Heian (平安時代 | Bình An thời đại) (cuối thế kỷ thứ 8 và đầu thế kỷ thứ 9), với tham vọng bành trướng lãnh thổ về phía Bắc Honshū để củng cố quyền lực, Thiên hoàng Kammu (桓武天皇, Hoàn Vũ Thiên hoàng) đã cho quân đến đàn áp phiến quân Emishi nhưng đội quân của ông thất thủ do thiếu kỷ luật và ý chí chiến đấu. Vì vậy, Thiên hoàng Kammu bắt đầu dựa dẫm vào các thế lực địa phương và chiêu dụ họ, phong cho chức Seiitaishogun (征夷大将軍, Chinh di Đại tướng quân) hay gọi tắt là shogun (tướng quân). Với đội quân tinh thông về cưỡi ngựa và bắn cung (kyudo- 弓道, Cung đạo), các thế lực này trở thành công cụ đắc lực để đàn áp quân nổi loạn cho Thiên hoàng. Dù các võ sĩ này ít nhiều đều được học hành nhưng lúc bấy giờ (thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9) trong mắt triều đình Thiên hoàng họ chỉ là những võ phu thô lỗ thất học không hơn không kém. Cứ như vậy, cuối cùng, Thiên hoàng Kammu đã giải tán quân đội triều đình, từ đó thế lực của Thiên hoàng từng bước một suy sụp. Trong khi Thiên hoàng vẫn còn cai trị, các thị tộc ở Kyoto (京都, Kinh Đô) đã nắm trong tay một số chức vụ quan trọng như bộ trưởng, còn những người thân của họ dùng tiền mua lấy các chức quan trong tòa án. Để vơ vét của cải làm giàu và trả nợ cho mình, các quan tòa này thường xuyên đánh thuế nặng nề, khiến cho nhiều nhà nông mất hết ruộng đất. Trước sự đe dọa của nạn trộm cướp ngày càng tăng, các thị tộc bắt đầu tuyển mộ những người tha hương trên vùng đồng bằng Kanto, huấn luyện họ kỹ càng về võ thuật và đào tạo họ trở thành đội ngũ lính canh rất thiện chiến. Một số người có nhiệm vụ hộ tống các quan thu thuế, và chỉ sự hiện diện của họ thôi cũng đủ cho vị quan thu thuế này an toàn trước bọn trộm cướp. Họ được gọi là những "samurai", hay những thị vệ có vũ trang, nhưng lực lượng đầy tớ này nhanh chóng trở thành một thế lực vũ trang độc quyền. Thông qua những hợp đồng bảo vệ và các cuộc hôn nhân vì mục đích chính trị, họ dần dần giành được thế lực trong giới chính trị, và cuối cùng còn qua mặt cả giai cấp quý tộc truyền thống. Một số thị tộc ban đầu chỉ là những nông dân. Họ đã cầm vũ khí vùng lên để bảo vệ chính mình và chống lại các quan do chính quyền phong kiến cử đến cai quản nơi họ sống và thực hiện chế độ thu thuế nặng nề. Những thị tộc này đã liên minh để có thể bảo vệ nhau trước các thị tộc khác có thế lực hơn. Giữa thời Heian, họ răm rắp tổ chức và vũ trang giống như quân đội Nhật Bản và ban hành luật lệ riêng cho họ, gọi là Bushido(武士道, vũ sĩ đạo). Sau thế kỷ 11, người ta kính trọng các samurai là người có học thức, giáo dục và "văn võ song toàn" (bun bu ryo do), hay "bút và kiếm là một". Tên gọi ban đầu của các chiến binh, "Uruwashii", là một chữ kanji bao gồm ý nghĩa "văn chương" (文 bun) và "nghệ thuật quân sự" (武 bu), được nhắc đến trong Heike Monogatari (cuối thế kỷ 12). Heike Monogatari kể về cái chết của Taira no Tadanori, vị kiếm khách và nhà thơ kiệt xuất trong truyền thuyết như thế này: "Dù là bạn hay kẻ thù, ai cũng phải nhỏ lệ nơi tay áo tiếc thương cho ông mà thốt lên rằng, 'Tiếc thay! Tadanori là một vị tướng vĩ đại, tinh thông cả kiếm thuật và văn thơ, có thể nói là văn võ song toàn'." Mạc phủ Kamakura và khởi đầu của giới samurai hình chụp samurai cuối thế kỉ 18 Ban đầu các chiến binh này chỉ là tay sai của các lãnh chúa và các dòng họ quý tộc (公家 kuge), nhưng dần dần, họ từng bước giành lấy quyền lực để lật đổ tầng lớp thống trị và lập ra chính quyền thống trị samurai đầu tiên trong lịch sử. Khi các quý tộc địa phương đã chuẩn bị đầy đủ về lực lượng, lương thực, khí giới, họ liên minh với nhau với một tổ chức có phân cấp bậc, địa vị rõ ràng, đứng đầu là toryo, hay thủ lĩnh. Người thủ lĩnh này đặc biệt phải là họ hàng xa của Thiên hoàng, hay ít nhất cũng thuộc một trong ba dòng họ quý tộc (Fujiwara, Minamoto và Taira). Ban đầu các toryo được triều đình phong làm quan phủ ở các tỉnh lỵ trong thời hạn 4 năm, nhưng sau khi mãn nhiệm kỳ các toryo chẳng những không quay về kinh đô mà còn đem chức quan đó ra làm một thứ tài sản thừa kế cho thế hệ sau (theo kiểu cha truyền con nối) để tiếp tục lãnh đạo quý tộc địa phương đàn áp các cuộc nổi loạn trên khắp nước Nhật vào khoảng giữa và cuối thời Heian. Nhờ binh lực hùng mạnh và tài lực vững chắc, đội quân của các quý tộc sau cùng đã trở thành một thế lực quân đội mới của triều đình. Quyền lực của họ đã được củng cố vững chắc sau cuộc nổi loạn Hōgen vào cuối thời Heian; và cũng từ đó mà dẫn đến hậu quả là sự đối đầu của hai gia tộc thù địch nhau Minamoto và Taira, trong cuộc nổi dậy Heiji vào năm 1160. Sau nhiều chiến thắng vang dội, tướng Taira no Kiyomori trở thành chiến binh đầu tiên vươn tới chức Thiên hoàng quân sư, thậm chí nắm trong tay chính quyền trung ương, lập ra chính quyền thống trị samurai đầu tiên và biến Thiên hoàng thành một đấng quân vương bù nhìn. Dù vậy, dòng họ Taira vẫn tỏ ra khoan hòa, thận trọng trong quan hệ với dòng họ Minamoto; thay vì mở rộng và củng cố quân đội của mình, dòng họ Taira đã áp dụng chiêu "mỹ nhân kế", đưa những phụ nữ trong gia tộc tiến cung và lợi dụng họ giành lấy quyền hành từ tay Thiên hoàng. Hai dòng họ Taira-Minamoto lại tiếp tục đối đầu nhau vào năm 1180 với chiến tranh Genpei và kéo dài đến năm 1185. Chiến thắng của Minamoto no Yoritomo đã cho thấy sự thất bại của quý tộc trước các chiến binh samurai. Năm 1190 Yoritomo đến Kyoto; năm 1192 trở thành Seii Taishogun (chính dị đại tướng quân), thành lập chế độ Mạc phủ Kamakura Mạc phủ Kamakura hay Kamakura Bokufu, dời đô từ Kyoto về Kamakura, gần căn cứ quân đội của ông. Bakufu có nghĩa là "chính quyền lều trại", bởi hiện thời chính quyền mang tính chất là chính quyền quân sự và quân đội đều sống trong các khu lều trại. Thời gian qua đi, dòng dõi samurai trở thành các chiến binh quý tộc (buke), trên danh nghĩa chỉ thuộc quyền cai quản của quý tộc triều đình. Khi các samurai bắt đầu học các thú tiêu khiển theo kiểu quý tộc như thư đạo, thi ca... thì các nhà quý tộc, ngược lại, bắt đầu sống theo kiểu samurai. Trải qua hàng loạt mưu đồ và những thời đại trị vì ngắn ngủi của các vị hoàng đế khác nhau, quyền lực thật sự giờ đây nằm trong tay các shogun và các samurai. Huyền thoại và sự thật : Phần lớn samurai (trong thời kỳ Edo) gắn liền với quy tắc danh dự gọi là võ sĩ đạo (武士道), và luôn là những người làm gương cho cấp dưới. Một phần đáng chú ý của quy tắc võ sĩ đạo là luật tự mổ bụng (切腹) hay còn gọi là harakiri, cho phép một samurai bị hạ nhục phục hồi danh dự cho mình bằng cái chết, nơi samurai vẫn còn chịu ơn nguyên tắc Võ sĩ đạo. Tuy nhiên, quy tắc Võ sĩ đạo được viết ra trong thời bình và đã không phản ánh trung thực tính chất chiến binh của một samurai. Trong khi vẫn tồn tại những cách hành xử của samurai mang tính chất huyền thoại, những nghiên cứu về Võ gậy Nhật Bản và Võ đạo Nhật Bản đã cho thấy trên chiến trường, samurai cũng là những chiến binh như bao chiến binh khác. Mặc dù được gắn với quy tắc Võ sĩ đạo, trên thực tế, samurai vẫn có những người không trung thành và phản bội (như Akechi Mitsuhide), hèn nhát, dũng cảm, hoặc quá trung thành (như Kusunoki Masashige). Samurai thường trung thành đối với cấp trên trực tiếp của họ, những người sẽ gắn liền lòng trung thành với những lãnh chúa cao hơn. Sự trung thành với lãnh chúa cao hơn thường thay đổi; ví dụ như, những lãnh chúa cấp cao dưới quyền Toyotomi Hideyoshi được phục vụ bởi những samurai trung thành, nhưng một số lãnh chúa phong kiến có thể chuyển sự ủng hộ qua Tokugawa, mang theo những samurai trung thành với họ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp samurai sẽ bất trung với lãnh chúa hoặc đại lãnh chúa, khi lòng trung thành đối với Thiên Hoàng cao cả hơn. Một khả năng huyền thoại của samurai là Song đấu Tâm lý (Duel of Wills), một kỹ thuật tâm lý để kiểm tra sức mạnh tinh thần của kẻ địch mà không phải đánh nhau. Hai người tham chiến (phải cùng là samurai, hoặc ở đẳng cấp ngang nhau) nhìn chằm vào nhau, không chớp mắt trong yên lặng, không cử động cơ thể, cho đến khi một trong hai phải thất bại (mặc dù cũng có những câu chuyện - tuy hiếm - khi cả hai cùng thất bại một lúc). Trong game nhà Shimazu train được những samurai khủng nhất game , điều này phù hợp với lịch sử vì các samurai nhà Shimazu nổi tiếng là những kiếm sĩ giỏi nhất Nhật Bản . Ví dụ trận Sacheon (1598) ở Triều Tiên 7000 quân của Yoshihiro đã đánh tan 30000 quân Minh , và người Trung quốc gọi họ là " những con quỷ Shimazu "
Ninja : Nỗi kinh hoàng của các daimyo Ninja , (từ Hán Việt: Nhẫn giả) hay một tên gọi ít phổ biến hơn: shinobi , là danh xưng để chỉ những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên về hoạt động bí mật từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Tokugawa. Các chức năng của ninja bao gồm gián điệp, phá hoại, xâm nhập, ám sát, thậm chí có thể tham gia tập kích đối phương trong một vài trường hợp. Các ninja, khác với samurai vốn có những quy định nghiêm ngặt về danh dự và chiến đấu, lại thường thiên về các thủ đoạn không quy ước và bí mật. Tuy vậy, cũng như samurai, trong các cuộc đụng độ kéo dài hàng trăm năm của giới quân sự Nhật Bản, họ đã đóng vai trò quan trọng và từng được xem như một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản trên thế giới. Do đặc thù của mình, ninja thường bị bao phủ bởi bức màn bí mật, nên có rất ít tài liệu ghi nhận. Hầu hết các kỹ thuật của ninja cổ xưa đều bị thất truyền, nhưng rất nhiều các tổ chức vũ trang đặc biệt của quân đội và cảnh sát của nhiều quốc gia trong quá khứ và hiện tại vẫn duy trì huấn luyện các kỹ thuật tương đồng với các ninja trong những nhiệm vụ đặc biệt hoặc bí mật như SEAL, SWAT, Đặc công... Sát thủ bóng đêm : Ninja còn được hiểu là những người sử dụng phép lẩn trốn (忍術, ninjutsu). Điều này phản ảnh thực tế là các ninja chú trọng việc ngụy trang và lẩn trốn chứ không hiếu chiến. Trong các tiểu thuyết, phim ảnh, ninja thường được mô tả là những người mặc đồ đen từ đầu đến chân, lưng mang kiếm, lợi dụng đêm tối để đột nhập vào căn cứ địch mà do thám hoặc tiến hành ám sát. Tuy nhiên, trang phục thực sự của các ninja là màu nâu sẫm. Có giả thuyết cho rằng những trang phục này có nguồn gốc từ trang phục đi săn của người dân vùng Nam tỉnh Shiga và Đông tỉnh Mie hiện nay. Ninja thường sử dụng phi tiêu và kiếm để thực hiện sứ mệnh vì các vũ khí đó dễ mang theo, không nặng nề dễ di chuyển và hoạt động. Đặc biệt ninja rất quả quyết và dũng cảm, họ luôn bàn tính kĩ trước khi hành động, khi nhiệm vụ thất bại, thì mỗi ninja phải tự kết liễu mạng sống của mình để tránh làm lộ bí mật của tổ chức Các kĩ năng của ninja : 1. Thuật phi thân: ninja thường tập luyện bằng cách nhảy qua các vật cản, từ thấp đến cao, ngày này qua ngày khác tạo nên sức bật, dẻo dai vượt trội người thường, cộng thêm các kỹ thuật bám vịn điểm tựa, ván nhảy để vượt qua các vật cản không quá cao (tường tầm thấp, mái nhà...). Từ đó, hình thành huyền thoại ninja có khả năng nhảy cao. 2. Thuật ẩn nấp: ninja thường tính toán rất kĩ địa thế, thời điểm hoạt động. Cộng với trang phục và sử dụng vật liệu hóa trang hòa nhập với môi trường, họ có thể dễ dàng ẩn nấp thích ứng tốt với các địa hình (cây cỏ, núi, nước...). Do các kỹ thuật của ninja đều không phổ biến, nên được dân gian thêm thắt thành huyền thoại ninja có thể tàng hình! 3. Thuật dùng dụng cụ hỗ trợ: do đặc thù tác chiến đặc biệt, hầu hết phải hoạt động trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của đối phương, các ninja thường phải dùng rất nhiều các công cụ để hỗ trợ việc thâm nhập. Do phải mang vác, nên hầu hết các công cụ hỗ trợ phải gọn nhẹ và hầu hết là thô sơ, đòi hỏi phải có khả năng sử dụng nhiều mục đích khác nhau và phải được tập luyện thành thục. Như các kỹ thuật, dây thừng đầu có móc sắt/móc ghim (hình dạng bàn tay) để phóng chặt vào 1 điểm cao (bằng gỗ, tường đất...) và leo lên. Kỹ năng này yêu cầu phải nhanh gọn và cũng phải được tập luyện nhiều. Ngoài ra ninja còn phải thuần thục các kĩ năng sau : 1. Kỹ năng sử dụng vũ khí tác chiến trực tiếp (Melee weapon): kiếm ngắn, dao găm, phi tiêu các loại... Yêu cầu tiên quyết là dứt điểm mục tiêu nhanh gọn ít tiếng động 2. Kỹ năng sử dụng vật liệu nổ: gây cháy, gây độc, gây khói 3. Kỹ năng lợi dụng địa hình, địa vật để ẩn nấp 4. Kỹ năng xử lý tình huống: có thể sử dụng bất kì vũ khí, vật dụng trong tay để tiêu diệt đối phương, gây ít tiếng động để trốn thoát, lẩn trốn nhanh 5. Kỹ năng điều nghiên, trinh sát khu vực sắp thực hiện nhiệm vụ 6. Tinh thần dũng cảm, bất khuất của võ sĩ đạo: quyết thực hiện nhiệm vụ tới cùng, tự sát để không lộ bí mật & bảo vệ tư cách có 1 số nguồn tư liệu ghi rằng " con rồng xứ Echigo " Uesugi Kenshin bị ninja giỏi nhất của nhà Tokugawa ám sát
Hình như kỹ thuật ninja cậu kể thiếu ròi thì phải, tui nghe nói khi đánh lộn, nó còn biết cả độn thổ chạy trong lòng đất rồi bất chợt chòi lên đâm cuống họng, mà sao hông thấy kể ở đây nhỉ
phim khác thực nha bạn , tất nhiên ninja có thể núp trong lùm cây , ẩn trong bùn lầy kiểu biệt kích hay đào hố bẫy , còn chuyện độn thổ thì ko ( trừ phi đã đào đường hầm sẵn ) Geisha - Nét độc đáo của Nhật Bản : Geisha (tiếng Nhật: 藝[芸]者 - Nghệ giả, nghĩa đen là "con người của nghệ thuật") là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, là một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản Từ "nghệ giả" được hình thành từ hai chữ gei (藝 nghệ) và sha (者 giả) xuất phát từ phương ngữ Tokyo, được các ngôn ngữ phương Tây tiếp nhận dưới dạng geisha. Tiếng Nhật chuẩn gọi là "nghệ kĩ", Geigi (藝妓, "nữ nghệ sĩ"), và họ được gọi theo phương ngữ Kansai (関西 Quan Tây) là "nghệ tử", Geiko (藝子). Geisha trong thời gian học việc được gọi là "bán ngọc", Han'gyoku (半玉) (tại Tōkyō) hay "vũ tử", Maiko (舞子), hoặc "vũ kĩ", Maigi (舞妓), (tại Kyoto). Geisha, phát âm /ˈgeɪ ʃa/ (gei- phát âm như gây), là thuật ngữ quen thuộc nhất đối với người nói tiếng Anh và cũng thường được sử dụng ở Nhật Bản. Phát âm tiếng Anh /ˈgi ʃa/ (gei- phát âm như ghi), như trong nhóm từ geisha girl, mang nghĩa rộng là gái mại dâm. Điều này liên quan đến thời kỳ Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản sau Đệ nhị thế chiến, khi những phụ nữ trẻ cần tiền đã tự gọi mình là geisha và bán dâm cho lính Mỹ. Ở Việt Nam, có người dịch geisha là "kỹ nữ Nhật". Tuy nhiên, cách dịch này dễ gây hiểu nhầm, vì trong tiếng Việt, từ "kỹ nữ" có ý chỉ phụ nữ hoạt động mại dâm . Có từ điển dịch geisha là "vũ nữ Nhật". Tuy nhiên, cách dịch này không chính xác vì múa chỉ là một trong các loại hình nghệ thuật truyền thống mà geisha biểu diễn. Ngoài ra, có ít người sử dụng cách dịch này. Lịch sử các nàng Geisha : Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu họ hầu hết là nam giới. Geisha sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện. "Geisha thành phố" (machi geisha) hoạt động tự do tại các buổi tiệc bên ngoài các khu phố giải trí, trong khi các "geisha khu phố" (kuruwa geisha) làm giải trí cho khách trong các buổi tiệc trong các khu phố giải trí. Trong khi các kỹ năng nghệ thuật của gái điếm hạng sang suy giảm, thì kỹ năng của của các geisha, cả nam lẫn nữ, trở nên được yêu cầu cao hơn. Geisha nam (đôi khi được gọi là hōkan) đã dần dần suy giảm, và cho đến năm 1800, sô lượng các geisha nữ (ban đầu được gọi là onna geisha với nghĩa là "geisha nữ") đã gấp ba lần số geisha nam, và tên gọi geisha bắt đầu được hiểu với nghĩa như ngày nay là người phụ nữ làm nghề giải trí với trình độ cao. Theo truyền thống, geisha bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ. Một số cô gái đã được bán cho các nhà geisha từ khi còn là trẻ con và bắt đầu học nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống gần như ngay lập tức. Trong thời thơ ấu, giai đoạn đầu tiên, đôi khi geisha làm việc với vai trò người hầu gái hay người giúp việc cho các geisha có kinh nghiệm, và tiếp theo, trong giai đoạn huấn luyện là vai trò geisha học việc (maiko). Kiểu đào tạo này cũng tồn tại trong các truyền thống khác của Nhật Bản, khi học viên sống trong nhà, bắt đầu với việc làm việc nhà và giúp đỡ người thợ chính, và cuối cùng chính người đó sẽ trở thành một người thợ chính. Theo truyền thống, geisha không được liên quan đến các hoạt động tình dục ( đừng nhầm với kĩ nữ nhé ) Geisha thời nay : Các geisha hiện đại vẫn sống trong những ngôi nhà geisha truyền thống gọi là okiya tại các khu vực gọi là hanamachi (花街 - "hoa nhai" - khu phố hoa), đặc biệt trong thời gian học việc của họ. Tuy nhiên, nhiều geisha giàu kinh nghiệm lại chọn cách sống trong những căn hộ của chính mình. Thế giới thanh lịch và văn hóa cao mà các geisha là một phần trong đó được gọi là karyūkai (花柳界, "hoa liễu giới" - thế giới của hoa và liễu). Hiện nay, những người phụ nữ trẻ muốn được trở thành geisha thường bắt đầu đợt đào tạo sau khi đã hoàn thành trung học cơ sở hay thậm chí trung học phổ thông hoặc đại học, nhiều người bắt đầu nghề nghiệp của họ khi đã ở tuổi trưởng thành. Geisha vẫn học những nhạc cụ truyền thống như shamisen, shakuhachi (sáo trúc), và trống, cũng như những bài hát truyền thống, múa cổ điển Nhật, trà đạo, ikebana (cắm hoa Nhật), văn học và thơ ca. Từ việc quan sát các geisha khác cùng với sự giúp đỡ của chủ nhà geisha, những người học việc cũng trở nên điêu luyện trong các truyền thống phức tạp xung quanh việc lựa chọn và mặc kimono, cũng như cách cư xử với khách hàng. Ngày nay, Kyoto là nơi có truyền thống geisha còn lại mạnh nhất. Hai trong số các khu phố geisha truyền thống và danh tiếng nhất là Gion và Pontochō đều ở Kyoto. Geisha trong các khu phố này được gọi là geiko. Các "khu phố hoa" Shimbashi, Asakusa và Kagurazaka tại Tokyo cũng nổi tiếng. Ở Nhật Bản hiện đại ngày nay, người ta hiếm khi nhìn thấy geisha và maiko. Vào năm 1920, tại Nhật Bản có trên 80 nghìn geisha, nhưng ngày nay chỉ còn dưới 1000 người. Tuy nhiên, các du khách đến khu Gion ở Kyoto rất dễ nhìn thấy một maiko đang trên đường đến hoặc về từ một cuộc hẹn. Sự suy tàn của truyền thống geisha có nguyên nhân từ nền kinh tế ì trệ, sự suy giảm của mối quan tâm đến các loại hình nghệ thuật truyền thống, bản chất khó nhìn thấu được của thế giới hoa liễu, và chi phí cao cho việc được geisha giải trí. Geisha thường được thuê để tham dự các buổi tiệc và tụ họp, theo truyền thống là tại các quán trà (茶屋, chaya) hoặc tại các nhà hàng Nhật Bản truyền thống (ryōtei). Thời gian làm việc của họ được đo theo thời gian một cây hương cháy hết, và được gọi là senkōdai (線香代, tuyến hương đại) hoặc gyokudai (玉代 ngọc đại - "giá ngọc"). Một từ khác để miêu tả chi phí là "ohana", hay phí hoa. Khách hàng thỏa thuận sắp xếp qua văn phòng hiệp hội geisha (検番 kenban), nơi quản lý lịch làm việc của từng geisha và sắp xếp các cuộc hẹn của cô trong cả việc huấn luyện lẫn tiếp khách Geisha = mại dâm ????????? Vẫn có một số nhầm lẫn, đặc biệt ở bên ngoài Nhật Bản, về bản chất của nghề geisha. Vấn đề này đã bị làm cho thêm phần rắc rối bởi gái mại dâm Nhật, đặc biệt tại các bể tắm onsen, những người muốn bám vào hình ảnh ưu thế của geisha bằng cách tự quảng cáo với các khách du lịch (cả người Nhật và người nước ngoài) rằng mình là "geisha". Các miêu tả không chính xác về geisha trong văn hóa đại chúng phương Tây, chẳng hạn trong tiểu thuyết và bộ phim Hồi ức của một geisha (Memoirs of a Geisha), cũng góp phần gây ra các hiểu nhầm về geisha. Theo truyền thống, geisha không được kết hôn (hoặc khi kết hôn thì phải kết thúc sự nghiệp), tuy việc họ có con không phải là chuyện đặc biệt. Mặc dù nhiệm vụ của geisha thường bao gồm cả tán tỉnh và đùa cợt khêu gợi (tuy được mã hóa theo các cách truyền thống), nhưng họ không bao giờ có quan hệ tình dục với khách hàng và không được trả tiền cho hoạt động đó. Tuy nhiên, một số geisha có thể quyết định quan hệ với một trong những nhà bảo trợ hoặc khách quen (patron) của mình bên ngoài thời gian làm việc với vai trò geisha. Và vì những mối quan hệ đó có liên quan đến việc một khách hàng có khả năng trả tiền để được hưởng các phục vụ truyền thống của một geisha, người ta có thể lập luận rằng đây chẳng qua chỉ là một hình thức mại dâm bị bóp méo. Cũng theo truyền thống, một geisha đã được công nhận có thể có một danna, hay người bảo trợ. Một danna thường là một người đàn ông giầu có, đôi khi đã có gia đình, người có điều kiện tài trợ những khoản chi tiêu rất lớn cho việc huấn luyện truyền thống và các chi phí đáng kể khác. Ngày nay, việc này đôi khi cũng xảy ra. Mặc dù một geisha và người bảo trợ của mình có thể yêu nhau, nhưng theo tục lệ, mối quan hệ này phụ thuộc vào khả năng cung cấp tài chính của người bảo trợ cho geisha. Các truyền thống và giá trị bên trong quan hệ này rất phức tạp và khó hiểu, ngay cả đối với nhiều người Nhật Trang điểm - trang phục của 1 geisha : Ngày nay, việc trang điểm truyền thống của một geisha tập sự là một trong những nét đặc trưng có thể nhận ra họ, tuy nhiên, chỉ trong các buổi trình diễn đặc biệt, các geisha từng trải nói chung vẫn được trang điểm với bộ mặt dày lớp phấn trắng mà tạo nên tính cách của maiko. Trang điểm truyền thống của một geisha tập sự bao gồm một lớp phấn nền dày, màu trắng với thỏi son màu đỏ và phần sắc đỏ và đen quanh mắt và lông mày. Việc trang điểm này khó có thể đạt đến sự hoàn hảo và là một quá trình bị chi phối bởi thời gian. Trang điểm được thực hiện trước khi mặc trang phục để tránh làm bẩn bộ kimono. Đầu tiên, một ít sáp ong hoặc dầu, được gọi là bintsuke-abura, được bôi lên da. Tiếp theo, phấn trắng được trộn với một ít nước để tạo thành một hỗn hợp sền sệt và được bôi lên mặt với một cây cọ được làm từ tre. Lớp phấn trắng này sẽ bao phủ khắp mặt, cổ, ngực và đôi bàn tay, và để lại hai hoặc ba vùng tối (vùng có dạng hình chữ "W" hoặc "V") bên trái gáy, để làm nhấn mạnh vùng gợi dục truyền thống, và có chừa lại một đường viền không đánh xung quanh chân tóc, đường này tạo nên cảm giác "mặt nạ" của khuôn mặt sau khi trang điểm. Sau khi đã phủ xong lớp phấn nền, một miếng bọt biển sẽ được sử dụng để dặm cho phấn đều khắp mặt, cổ, ngực và gáy để làm mất độ ẩm dư thừa và lớp phấn được mịn. Tiếp theo, phần mắt và lông mày được vẽ lại. Bút chì than truyền thống được sử dụng để vẽ mắt, nhưng ngày nay, người ta sử dụng các dụng cụ trang điểm hiện đại. Lông mày và các viền mắt được tô màu đen; một maiko thường tô một màu đỏ quanh mắt. Người ta sử dụng một cây cọ nhỏ để tô đôi môi. Màu đỏ để tô lấy từ một ống nhỏ, màu có thể tan trong nước. Đường kết tinh sau đó được cho thêm vào để đôi môi được bóng hơn. Trong ba năm đầu tiên, một maiko luôn phải trang điểm dày như thế này. Trong giai đoạn khởi đầu của mình, maiko sẽ được một "người chị" giúp đỡ phần trang điểm (một geisha kinh nghiệm sẽ cố vấn cho cô) hoặc "mẹ" (okami) của ngôi nhà mà geisha đang ở và tập sự. Dần dần, maiko sẽ tự trang điểm lấy cho bản thân. Sau khi geisha đã làm việc được ba năm, cô sẽ thay đổi trang điểm sang phong cách dịu hơn. Lý do cho việc làm này là cô đã trở thành một geisha thuần thục, và kiểu trang điểm đơn giản sẽ cho thấy nét đẹp tự nhiên của cô. Trong một vài buổi tiệc trang trọng các geisha thuần thục sẽ vẫn trang điểm kiểu lớp phấn trắng dày. Đối với các geisha trên ba mươi tuổi, việc trang điểm dày chỉ được thực hiện khi biểu diễn múa đặc biệt vì tính chất buổi diễn đòi hỏi như vậy ( cầu kì quá phải ko bà con ) Trang phục : Geisha thường xuyên mặc kimono. Geisha tập sự mặc bộ kimono có nhiều màu sắc với nơ lưng (obi) rất to. Geisha lớn tuổi hơn mặc trang phục với kiểu dáng và hoa văn dịu nhẹ hơn. Màu sắc, hoa văn và kiểu kimono cũng phụ thuộc vào mùa trong năm và sự kiện mà geisha tham dự. Vào mùa đông, bên ngoài áo kimono, geisha có thể khoác một chiếc áo choàng có chiều dài khoảng bằng 3/4 so với kimono, áo choàng này được lót bằng lớp vải lụa có hoa văn vẽ bằng tay. Áo kimono có trần thêm vải lót sẽ được mặc khi thời tiết lạnh hơn, còn áo không trần được mặc vào mùa hè. Để may một chiếc kimono có thể cần đến 2 hoặc 3 năm do phải thêu và vẽ lên vải. Khi ra ngoài, geisha đi dép có đế phẳng zori, còn khi ở nhà chỉ đi tabi (tất chân có sẻ ngón màu trắng). Vào lúc thời tiết khắc nghiệt, geisha sẽ đi một đôi guốc bằng gỗ, được gọi là geta. Maiko thường đi đôi guốc gỗ được sơn màu đen, gọi là okobo Kiểu tóc : Kiểu tóc của geisha đã thay đổi nhiều qua các thời kỳ lịch sử. Trong quá khứ, có thời kỳ phụ nữ thường để xoã tóc, có thời kỳ họ lại vấn tóc lên. Trong thế kỷ 17, những người phụ nữ lại bắt đầu cột tóc lên lần nữa và trong thời gian này đã phát triển kiểu tóc truyền thống shimada - một dạng của kiểu tóc chignon mà đa số geisha thực thụ sử dụng. Có 4 loại kiểu tóc shimada chính: kiểu taka shimada, kiểu này thường có búi tóc cao, được những cô gái trẻ, chưa chồng sử dụng; kiểu tsubushi shimada, có búi tóc thấp hơn được những người phụ nữ nhiều tuổi hơn sử dụng; kiểu uiwata, kiểu tóc có búi tóc được vấn với một mảnh vải bông màu; và kiểu tóc mà được chia múi tương tự như quả đào, chỉ được các maiko sử dụng. Các kiểu tóc được trang điểm cầu kỳ với lược và trâm. Vào thế kỷ 17 và thời kỳ sau cải cách Minh Trị, những chiếc lược khá to và dễ thấy, nói chung là với phụ nữ thuộc tầng lớp càng cao thì kiểu dáng lược càng lộng lẫy hơn. Sau thời kỳ cải cách Minh Trị và đến giai đoạn hiện đại, những chiếc lược nhỏ hơn và ít lộ liễu hơn đã trở nên thông dụng hơn. Trước đây, các geisha đã được huấn luyện việc ngủ không dùng gối mà chỉ kê gáy lên một cái kệ nhỏ (takamakura), để họ có thể giữ cho kiểu tóc của mình được hoàn hảo sau giấc ngủ. Để rèn luyện thói quen này, những người hướng dẫn của họ rắc gạo quanh cái kê gáy. Nếu trong khi ngủ, đầu của geisha lăn khỏi kệ, những hạt gạo sẽ dính vào tóc và mặt họ ( luyện kinh nhở ) xem thêm cách biểu diễn của geisha tại http://vnexpress.net/gl/the-gioi/anh/2008/06/3ba03809/
Nó là cái horo. Horo 母衣 Horo là một cái áo choàng dạng túi khá to, phồng lên ở sau lưng samurai (100% người mặc Horo là samurai). Tác dụng của Horo nhằm để chống tên + nhận diện nhau trên chiến trường. Người đeo Horo thường là người có vai trò cực kì quan trọng, vd như General Bodyguard, hoặc messenger đưa chỉ thị của general đến các điểm nóng trên mặt trận. Horo thường được trang trí khá màu mè sặc sỡ. Phần lớn tư liệu về Horo bằng tiếng Anh hiện nay trên net đều từ các sách của Stephen Turnbun, học giả Anh chuyên về sử Nhật (thậm chí có thể nói là nổi tiếng nhất, lão này có cả tá sách). Tư liệu về Horo do đó cũng phần lớn từ ông này mà ra, chứ không có sách nào tiếng Nhật để so sánh đối chiếu. Các tư liệu tiếng Nhật tôi tìm được phần lớn mô tả Horo mặc trong các buổi lễ (vd lễ diễu hành), cực kì cồng kềnh không thích hợp cưỡi ngựa di chuyển trong trận đánh, nhất là vai trò quan trọng như vệ sĩ cho tướng. Lý do Horo xuất hiện trong shogun 2 là bởi đồng chí Steven Turnbun này cố vấn lịch sử chính cho CA design Shogun 2. Ông cũng là người cố vấn cho Shogun bản đầu. ---------- Post added at 17:54 ---------- Previous post was at 17:49 ---------- Bổ sung thêm bài này, để nó lẫn vào thread kia chìm lỉm luôn. http://forum.gamevn.com/showpost.php?p=18071875
Ai biết rõ thời kì này xin viết 1 bài nhận xét thời kì Shogun 2 TW này theo lịch sử có bao nhiêu faction với cờ quạt của họ cái. Nghe cứ phe này phe kia hem phân biệt đc =.= Sau đó thì xin cho thêm chút ít TT về các tay nổi tiếng nhất
ghi nốt lịch sử cho nó dễ hiểu đi bác encyclopedia cũng toàn tiếng anh với tên nhật dài loằng ngoằng, đọc mãi ko thấm :(
nhớ cộng rep nhiệt tình nhe các bác ( nhấp vô ngôi sao dưới bài viết ý :P ) , nguồn từ wiki và vnsharing Nobunaga Oda - Tên ngốc vùng Owari hay Quỷ vương ? Nobunaga trong game Sơ lược kinh tế thời Sengoku Jidai : Thế kỷ thứ XV, một trong những kỹ thuật mới được ứng dụng ở Nhât Bản là kỹ thuật phát triển đất đai, bằng cách tát nước khỏi những đồng lầy để phân ra thành đất trồng trọt và ao hồ. Kết quả là diện tích trồng trọt tăng lên, sản lượng nông nghiệp gia tăng. Mặt khác, ao hồ thì nuôi cá, thả sen. Nhờ đó, thức ăn được phong phú hơn, tình trạng dinh dưỡng được cải thiện hơn. Lại nữa, những vùng đất cằn cỗi cũng được dẫn nước vào, biến thành đất trồng trọt. Kết quả là ở mỗi vùng đất đều được trồng trọt hoa mầu thích hợp, xúc tiến phương thức đất nào hoa mầu nấy. Nhờ vậy đã thấy có những hoa mầu trước đó xa lạ đối với Nhật Bản, như trà, vừng (mè), khoai lang, hạt cải. Chẳng bao lâu sau, người ta thấy xuất hiện bông (gòn) và đậu. Thật ra trà và vừng là những hoa mầu đã có ở Nhật từ lâu, như đã thấy lưu giữ trong Shosoin[5], song nhờ kết quả khai thác đất đai, những hoa mầu này đã được sản xuất ra rất nhiều. Ðến thế kỷ XVI thì năng suất thu hoạch càng tăng, chỉ một người canh tác cũng thừa nuôi được cả gia đình. Do đó, số người không làm gì cũng sống được, tăng vọt lên. Những người trước kia gọi là "samurai địa phương," tức là giai cấp địa chủ, dần dần biến thành võ sĩ samurai chuyên nghiệp. Họ là những người mà sử sách sau này gọi là "hào trưởng." Tuy nói thế, nhưng ở tiền bán thế kỷ XVI tức là nửa đầu của thời chiến quốc thì những hào trưởng này vẫn chưa thể bỏ nông nghiệp được. Họ còn sống ở nông thôn, kinh doanh quản lý sở đất của mình, cũng có khi tự mình canh tác đồng thời thu sưu thuế và giữ việc trị an thôn xóm Kể từ lúc hết loạn Onin (năm 1477) cho tới trận đánh Sekigahara (năm 1600), tức là trong khoảng hơn 120 năm, Nhật Bản đã tăng dân số gấp đôi và tổng sản phẩm quốc dân (GNP) gấp ba Tên ngốc vùng Owari lên ngôi daimyo : Oda Nobunaga sinh ra trong gia đình bầy tôi của Oda Yamatonokami, ông này lại là bầy tôi giữ chức phụ tá cho thái thú châu Owari, là họ Shiba. Như vậy, họ Oda làm bầy tôi cho bầy tôi của họ Shiba, nghĩa là chẳng lấy gì làm danh giá. Song cha Nobunaga, tức là Oda Nobuhide lại là nhân vật khá bản lĩnh. Ông mở hà cảng (cảng sông) ở nơi bản quán Tsushima, rồi khai thác mở rộng đất canh nông. Tiền làm ra từ đó ông đem mua chuộc các hào trưởng xung quanh để lấy vây cánh. Rồi ông đã được nâng lên hàng đội trưởng samurai của bốn quận thuộc châu Owari hạ, tức là làm chức lớn nhất trong hàng con cháu Oda Yamatonokami. Vùng Owari hạ ngày nay bao gồm từ thành phố Nagoya tới bán đảo Chita nghĩa là chẳng lớn là bao. Nobuhide có lãnh địa ở đó và giữ địa vị tương tự như tổ trưởng của các hào trưởng vậy. Năm 1551 Nobuhide đột nhiên qua đời. Nobunaga là con thứ ba của Nobuhide. Hai người anh đều là con vợ lẽ ở địa vị kém nên Nobunaga có triển vọng được nối nghiệp cha. Thế nhưng chưa chắc gì Nobunaga đã được nối nghiệp. Thời ấy chưa có lệ cho con lớn thừa kế. Vả chăng, người em cùng mẹ của Nobunaga tên là Nobuyuki lại ở thành Suemori cùng với cha. Nghĩa là khi cha là Nobuhide mất, Nobunaga có được thừa hưởng gia tài hay không còn là chuyện bấp bênh. Chức đội trưởng samurai của bốn quận vùng Owari hạ, Nobunaga có kế nghiệp được không, lại càng không chắc chắn lắm. Số là, khi cha còn sống, Nobunaga vẫn bị cha gọi là "thằng đại ngốc." Quả có thế, tuy là con một lãnh chúa trong tay có mấy thành, nhưng Nobunaga chỉ mặc áo ngắn, bụng thắt một sợi dây thừng đeo lủng lẳng một bầu nước, lưng khoác túi đựng đá lửa và vài vật linh tinh, cưỡi ngựa chạy nhông ngoài đồng như một tên khùng. Ðiều này đã thấy viết trong sách "Truyền ký về Nobunaga" và nhiều sách khác. Nói theo lối thời nay nghĩa là, con ông tổng giám đốc công ty mà tóc nhuộm vàng, cưỡi mô-tô chạy nhông nhông ngoài đường... Khi cha chết, Nobunaga lúc ấy 18 tuổi, đã tới đám tang cũng ăn mặc kỳ cục như thường ngày, vốc một nắm nhang bột, ném vào bài vị cha. So với thế thì người em nhỏ hơn một tuổi là Nobuyuki đã ăn mặc chỉnh tề, làm lễ theo đúng nghi thức. Thời đó, 18 tuổi là đã thành niên được ba năm, nghĩa là đã hoàn toàn trưởng thành rồi. Thời nay có thể coi như tương đương với người đã tốt nghiệp đại học được 5, 6 năm, nghĩa là đã tới tuổi gần ba chục rồi. Một đứa con trai như vậy mà đến đám tang cha lại ăn mặc cẩu thả, ném bột nhang vào bài vị cha, thì dẫu có bị thiên hạ đàm tiếu là "con cái đâu mà kỳ cục vậy" cũng là chuyện đương nhiên. Do đó, vấn đề chọn người thừa kế tất nhiên đã trở thành đề tài tranh luận dữ dội trong gia đình Oda vậy. Từ thủa niên thiếu, Nobunaga đã bị nhiều người không ưa. Cha Nobuhide yêu người em, Nobuyuki, đến nỗi cho ở cùng thành Suemori với mình. Trong khi đó, Nobunaga thì cho bọn Hirate Masahide lao động đường phố tá đóng giữ thành Nagoya. Bọn Shibata Katsuie, Hayashi Michikatsu, tức là những trọng thần đời đời của họ Oda, cũng phần đông ủng hộ Nobuyuki. Hơn thế nữa, chỉ hai năm sau khi cha chết, Nobunaga đã bắt người lão thần tên là Hirate Masahide do cha chỉ định làm phụ tá cho mình, phải mổ bụng. Do đó trong trận đánh với em, Nobunaga đã không được tới hai chục phần trăm thủ hạ theo mình. Sách "Truyền ký về Nobunaga" viết rằng phe ủng hộ Nobunaga chỉ có bảy trăm người, còn phe ủng hộ Nobuyuki là bảy ngàn người. Cho dù số bảy ngàn người nói như vậy là quá đáng đi chăng nữa, thì sự kiện phe Nobuyuki đông hơn cũng là điều chắc chắn. Thế nhưng, khi nhập cuộc thì Nobuyuki trọng lễ nghi, chỉ lo bàn tính dình dang chứ không thấy ra quân. Các tướng thì mỗi người một ý kiến nên hành động không thống nhất. Trong khi đó, hai tướng Shibata Katsu’ie và Hayashi Michikatsu sốt ruột, xông ra đối đầu với Nobunaga. Nobunaga dẫn khoảng bảy trăm quân, tự mình đi đầu xung trận đâm chết em của Hayashi Michikatsu là Mitsuharu. Shibata Katsu’ie giật mình trước khí thế của quân Nobunaga, đã rút lui, và Nobunaga đã đoạt được thắng lợi. Ðến đây, ta thấy rõ cái suy nghĩ của Nobunaga về quân sự, quân đội. Ông không như đám hào trưởng trông cậy vào quân đội xuất thân từ nông dân. Nòng cốt của quân đội ông là lính đánh thuê ăn tiền, được ông chỉ huy nghiêm khắc. Cái lập trường trên được thấy rõ rồi, thì mặt khác người ta e Nobunaga có nguy cơ bị ám sát. Một bộ hạ trung tín của Nobunaga là Sasa Narimasa cũng là một trong những người đã mưu toan ám hại ông. Sasa Narimasa đã đồng mưu với ngôi chùa có cửa quan mà Nobunaga đã bắt phải dẹp bỏ đi, bện rơm thành một con rắn lớn dìm xuống ao, làm cho dân quê kinh sợ la lên: "có rắn lớn xuất hiện." Họ nghĩ, thế nào Nobunaga cũng đến xem vì ông vốn có tính tò mò. Lúc ấy, họ chèo thuyền đưa ra giữa ao, đợi cho Nobunaga cúi đầu nhìn xuống đáy ao thì chém tới, làm cho ông ngã xuống ao; như thế chắc chắn sẽ giết được. Mưu mô là như vậy, song Nobunaga lại không làm như thế. Vừa tới nơi, ông liền cởi quần áo ra, ở trần nhẩy ùm xuống ao để tự mình xác nhận là không có rắn lớn ở đâu cả. Thế là mưu mô của Narimasa cũng thành vô ích. Mọi chuyện như vậy xong, Nobunaga đã được kế nghiệp cha. Ông nghĩ là phải lập ra quân đội riêng của mình. Nếu nhờ các hào trưởng chọn tráng đinh trong lãnh địa của họ cho nhập ngũ, thì quân đội như vậy không thể chiến đấu như ý muốn của ông được. Ông muốn lập một quân đội không cần đông người, nhưng có sức dẻo dai có thể di chuyển thần tốc theo ý muốn của ông. Oda Nobunaga là người Nhật hiếm có, đã nghĩ ra những chiến lược, chiến thuật với sáng kiến về thời gian hơn là sáng kiến về không gian. Chiếm được quyền cai quản lãnh địa của cha để lại rồi, ông lần lượt tiêu diệt bà con thân thích thuộc họ Oda ở xung quanh mình. Ðánh chiếm lãnh địa của họ cũng có, xúi giục họ đánh lẫn nhau rồi ám sát kẻ thắng cũng có, phần lớn là dùng mưu mô xảo quyệt thôn tính họ. Khôn khéo nhất là ông đã xui thái thú Shiba và phụ tá thái thú Oda Yamatonokami đánh lẫn nhau, rồi diệt luôn cả hai. Thế là ông đã thống nhất được quá nửa bán đảo Owari lúc mới 24 tuổi. Trong suốt tám năm trời kể từ khi cha chết, Nobunaga chỉ lo thanh toán các hào trưởng trong vùng Owari. Thế rồi, hầu như vừa thanh toán xong vùng Owari thì xảy ra trận đánh nổi tiếng là trận Okehazama Trận Okehazama không phải là đánh úp : Trận Okehazama đã diễn ra năm 1560; tính tuổi đếm lúc ấy Nobunaga được 27 tuổi. Thời ấy tuổi 27 tương đương với giữa lứa tuổi 30, nghĩa là lúc con người đang trên đà phát triển; Nobunaga lúc đó hẳn là sung sức lắm. Trận Okehazama có ấn tượng mãnh liệt nên đã được viết thành nhiều truyện. Nội dung thường được kể lại, có thể tóm lược như sau. Ðể đối lại đại quân ba vạn người của tướng Imagawa Yoshimoto, Oda Nobunaga với vẻn vẹn hai ngàn người đã xông tới, rồi nhằm lúc trung quân Imagawa Yoshimoto đang tránh mưa rào ở nơi cùng địa, đã đột kích vào, chém chủ tướng Yoshimoto. Mất ý chí chiến đấu, quân Imagawa tan rã phải rút lui. Tuy nhiên, trên thực tế trận này không phải là đánh úp. Mọi hành động của quân Nobunaga đều được phía Imagawa thấy rõ hết. Ðiểm trọng yếu là, trong khi quân Imagawa tiến hành dọc theo tuyến đường dài, thì bị Nobunaga tấn công vào ngang hông. Xét địa hình và trạng thái đường lộ thời ấy thì ba vạn quân Imagawa phải xếp hàng dài trên 22 kilômét. Như vậy nếu bị đánh vào ngang hông thì sẽ yếu lắm. Do đó, phía Imagawa cũng đã chia quân phòng hờ hai bên trái và phải. Thế nhưng, bị mưa rào nên gió đổi chiều. Nhằm đúng lúc đó, Nobunaga đã từ đầu gió đánh xuống và đã đoạt thắng lợi. Ðây là vì với đi quân của riêng mình, ông đã có thể đoán ngay, quyết định ngay và như thế đã nắm được lúc gió đổi chiều. Có hai điểm người ta hay hiểu lầm về trận đánh Okehazama. Thứ nhất, người ta dễ có thể tưởng tượng rằng Nobunaga nửa đêm đột nhiên thức dậy, vừa ngâm thơ vừa múa bài Atsumori: "Năm mươi năm đời người ta, nếu so trong thiên hạ thì chỉ như một giấc mơ..." rồi nhẩy phóc lên lưng ngựa phóng từ thành Kiyosu, lúc ấy là thành chính của ông, nhằm lúc địch quân không phòng bị, đánh úp mà được thắng lợi. Thế nhưng, sự thật không thể là như vậy được. Bởi vì, Nobunaga xuất quân khỏi thành Kiyosu là hồi hai giờ sáng, nhưng tới Okehazama là lúc một giờ hay hai giờ chiều. Như thế, từ thành tới trận địa là khoảng 12 tiếng đồng hồ, nhưng khoảng cách này chỉ bằng quãng đường đi bốn, năm tiếng đồng hồ mà thôi. Trong khoảng thời gian này, ông đã ghé lại làm lễ ở đền Atsuta, chờ bộ hạ tụ tập lại đó. Ông đi vòng quanh mấy ải quan, thu nạp hết quân đội để tập trung lực lượng vào trận quyết chiến này. Ðến gần trưa, ông mới phát hiện được trung quân của Imagawa, ông bèn cho quân vào một ải gần đó chờ thời cơ. Những chuyển động vừa kể hẳn phe Imagawa cũng thấy rõ cả. Khu Okehazama này từ tám năm trước đã là lãnh địa của Imagawa, có thành quách, có ải quan của phe Imagawa. Thế nhưng may thay bỗng có mưa rào. Nobunaga đã đoán sẽ có mưa rào vì ngày hôm trước đã có mưa rào rồi, mà theo câu tục ngữ địa phương thì hẳn có "mưa rào ba ngày liền." Ở chỗ này, điều quan trọng là Nobunaga đã nhận được báo cáo rằng "trung quân của Yoshimoto giữ nguyên đội hình, đang nghỉ ngơi trong thung lũng Okehazama." Nobunaga đã ban thưởng công đầu cho Yanada Hirotada (Masatsuna), người đã đem thông tin này về. Ðiểm thứ hai là sức thống suất của quân Nobunaga với sự kiện họ đã di chuyển liên tục, từ đông sang tây, trong hơn 12 tiếng đồng hồ. Quân Imagawa mặc dù nhìn thấy quân Nobunaga di chuyển như vậy mà không đối phó lại được. Ðó là vì họ vốn là quân đội liên hợp của nhiều hào trưởng, không thể ra lệnh một tiếng mà làm chuyển động ngay được. Ðương nhiên, phe Imagawa cũng nghĩ tương tự về quân Nobunaga, nên đã không cho rằng địch quân có thể tấn công toàn lực một cách bất ngờ như vậy. Do đó, sợ toàn quân bị rối loạn nên họ đã không gọi quân tiên phong trở lại, họ cũng không tìm cách để cho chủ tướng Yoshimoto thoát được ra vùng an toàn. Nghĩa là, tổ chức cứng ngắc của quân đội liên hợp hào trưởng, thì không thể tùy cơ ứng biến được. Từ đó, họ đâm ra đoán sai là có thể cầm cự bằng lực lượng năm ngàn người của trung quân dù có bị đánh vào bên hông. Chính sách " phân ly binh nông " nhằm thực hiện chủ trương " thiên hạ bố võ " Ðiều thứ nhất Nobunaga đã thực hiện, là trả tiền cho binh sĩ. Nói cách khác, ông đã áp dụng đường lối "tách rời binh nông," tức là tách quân lính ra khỏi nông dân. Tuy nhiên, nếu chỉ coi hiện tượng "tách rời binh nông" là sự kiện một loại lính nhà nghề, không làm nông nghiệp nữa, đã xuất hiện, thì phải nói họ Asakura ở vùng Hokuriku đã thực hiện đầu tiên. Như kể trên, nhờ năng suất nông nghiệp cao lên, nên có một loại võ sĩ samurai không cần canh tác ruộng đất mà cũng có ăn. Họ không cần tự mình đứng ra quản lý đất đai nữa, mà có thể trao công tác này cho quản gia. Còn bản thân họ thì sống ở thành thị, bên cạnh chúa, tham gia vào hoạt động xã giao, bàn luận việc chính trị. Nhờ kinh tế phát triển mà binh và nông đã tự nhiên tách rời nhau ra, là hình thức đã phát sinh ở vùng kinh kỳ, vùng Etsuzen từ trước thời Nobunaga, song sự việc đó không có ý nghĩa chính trị quân sự đáng kể nào cả. Ngược lại, vì có thêm nhiều gia thần ở địa vị cao tụ tập xung quanh, sinh ra thói họp hành bàn bạc làm cho việc nước chỉ thêm dềnh dang hơn mà thôi. Cơ chế "tách rời binh nông" của Nobunaga thì trái ngược hẳn. Nó đã được thực hiện từ hàng võ sĩ hạ cấp trở lên. Nghĩa là, ông đã lập ra một đội quân trả lương. Ðiều này làm cho quân đội của Nobunaga khác hẳn các quân đội khác. Ðây là điểm xuất phát của nhiều cải cách khác nữa. Thời chiến quốc tuy nói là đời "hạ khắc thượng," song không hề thấy một võ sĩ vô danh tiểu tốt, một nhân vật với lai lịch không rõ rệt nào, lại có thể trở thành một đại võ tướng được. Hàng thái thú, quận thú, lại càng không thấy có như vậy. Những người như Hojo Soun, Saito Dosan, Matsunaga Hisahide tuy xuất xứ không rõ rệt song đều là những quận thú đáng nể cả. Phương pháp của họ là, trước hết đóng vai sư trà đạo hay thương gia để được gần gũi gia đình thái thú. Từ đó họ tìm cách làm thân với con gái, rồi vào ở rể nhà thái thú. Hoặc, họ làm thân với vị gia thần trưởng lão, rồi tìm cách lật đổ thái thú đi. Tuy nhiên, trong đám gia thần của Nobunaga thì không ít người lai lịch xuất xứ không rõ rệt, đã trở thành đại tướng. Bọn Hashiba (sau này đổi tên là Toyotomi) Hideyoshi, Akechi Mitsuhide, Takigawa Kazumasu đều là như vậy cả. Tại sao việc này lại chỉ xẩy ra ở dòng họ Oda, chứ không xẩy ra ở các dòng họ khác? Muốn hiểu rõ điều này, cần phải xét chế độ quân binh thời đó. Như đã kể trên, trước khi Nobunaga xuất hiện, quân binh là do các hào trưởng chiêu mộ tráng đinh trong thôn xóm họ, rồi tự họ đứng làm đội trưởng. Những đội binh như vậy tụ tập lại thành quân đội lớn. Chẳng hạn, quân đội của Shibata Katsuie là gồm những tráng đinh trong lãnh địa của ông tụ tập lại mà thành. Vì thế, những người không có lãnh địa thì không có gia thần, hoặc nếu có cũng chỉ có hai, ba người, bởi vì tiền lương hoặc thóc gạo chủ cấp cho chỉ có thể nuôi được một số người ít ỏi. Tiêu chuẩn thời đó là cứ chỉ huy năm binh lính thì được cấp bổng lộc một năm là 100 hộc lúa (mỗi hộc khoảng 180 lít). Như thế, muốn chỉ huy một đi quân 500 người thì phải có lãnh địa đủ cung cấp một vạn hộc lúa. Miyamoto Musashi đã được mướn vì có võ nghệ siêu quần tham gia trận Sekigahara . Song dù cho là bậc kiếm hào, nhưng chỉ với tài cá nhân như vậy, thì cao lắm cũng chỉ được bổng lộc 100 hộc lúa. Ấy là chưa kể, ông đã tham gia vào phe chiến bại, cho nên chẳng được chức tước gì cả. Ngay cả nếu tham gia vào phe thắng đi chăng nữa, rồi lập công hai lần ba lượt, thì cũng chỉ được bổng lộc 300 hộc là cùng. Thủ hạ chỉ có 15 người. Thế nhưng Nobunaga có nhiều lính thuê bằng tiền, không có quan hệ gì với lãnh địa cả. Có đội trưởng không có lãnh địa, nhưng đã có tiền thuê hàng mấy chục, mấy trăm lính. Tuy nhiên, thời đó dùng lính thuê bằng tiền, thường là vất vả và bị mang tiếng. Ðó là vì, thời ấy những người lương thiện thì đều phải thuộc một tổ chức nào đó. Cho nên, binh lính thuê bằng tiền như vậy chỉ là những thành phần lưu lạc giang hồ, hành khất, du thủ du thực. Nông dân thì thuộc vào xóm làng, thày chùa thuộc vào chùa chiền, đạo từ thuộc vào đền miếu, mỗi người đều có tổ chức riêng biệt. Người đi buôn cũng phải thuộc vào một tập thể, gọi là "za (tổ buôn)" mới làm ăn được. Buôn bán lén lút bị cấm, và là tội phạm. Nghĩa là thời trung cổ như vậy ai ai cũng phải thuộc vào một tập thể nào đó. Cho nên nếu không thuộc vào một đoàn thể, tập thể nào cả thì bị coi là "du thủ du thực (ruronin)", tương tự như người vô gia cư (homeless) ngày nay vậy. Còn tệ hơn thế nữa, tên gọi đó gần đồng nghĩa với người tội phạm. Thời Nobunaga dân số tăng vọt lên, nên phát sinh ra nhiều ruronin. Hàng hóa lưu thông nhiều, nên chỉ những thương nhân thuộc những đoàn thể chính thống không thôi, thì không đủ giải quyết. Do đó, dù cấm mấy cũng không ngăn chặn được những người buôn bán lén lút. Ngay như Hideyoshi cũng đã có một thời bán kim khâu, rõ ràng là buôn bán lén lút, buôn lậu. Binh lính do Oda Nobunaga thuê là những người như vậy. Nhân cách thì xấu, đánh trận thì yếu. Bởi thế, mặc dầu Nobunaga đánh ra Mino với số quân đông gấp ba mà vẫn bị thua nhiều lần. Ðiều này là chuyện đương nhiên.Thời đó, binh sĩ, nhất là đám hạ sĩ quan, liều chết ngoài chiến trận chẳng phải vì trung thành với chủ, cũng chẳng phải vì sợ bị thần phạt. Họ chỉ sợ khi trở về làng bị bà con xỉa xói: "Thằng ấy bỏ chạy trước. Nó là thằng hèn. Vì nó bỏ chạy nên mọi người bị khổ lây." Nói cách khác, chỉ vì muốn lên mặt với bà con lối xóm nên họ đã đánh trận chối chết. Thế nhưng, binh sĩ đánh thuê cho Nobunaga chẳng có tập thể, chẳng có cộng đồng nào để trở về cả, cho nên có tiền ở trong thành thì ăn to nói lớn, song ra trận thì hể thấy nguy là bỏ chạy trước. Cái khuynh hướng này tiếp diễn cho tới trận Nagashino. Trận Nagashino là trận Nobunaga dùng súng (súng nòng thép) bắn tan quân Takeda, thế mà quân Nobunaga cũng giảm đi mất bốn ngàn người, không phải vì bị thương hay tử trận, mà vì đã bỏ chạy trước khi lâm trận. Ấy đấy, họ là những binh lính thiếu tin cậy như vậy đó. Trận Nagashino và sự sụp đổ của nhà Takeda : Năm 1575,tại vùng Mikawa,quân của Takeda Katsuyori bất ngờ tấn công thành Nagashino vào ngày 17 thánh 6.Okudaira Sadamasa,một chư hầu của Tokugawa đã chỉ huy phòng thủ trong suốt thời gian thành bị quân Takeda liên tục công kích một cách dữ dội. Oda-Tokugawa đã nhanh chóng phái quân chi viện tới Nagashino.Cuối cùng,chiến thắng cũng thuộc về đội quân phía tây của Oda Nobunaga khi ông đã sử dụng súng hỏa mai để tiêu diệt đội kị binh của dòng họ Takeda và đó cũng là bước ngoặt quan trọng trong chiến tranh của Nhật sau này. Quân Takeda Katsuyori sử dụng chiến thuật kị binh cũ kĩ từ thời của cha ông là Takeda Shingen để lại.Còn Oda đã sử dụng những tay súng hỏa mai xếp hàng sau những hàng cọc nhọn bằng gỗ rồi luân phiên từng tốp bắn ,từng tốp nạp đạn.Nó đã dễ dàng đập tan đội kị binh thiện chiến của Takeda để dành lấy thắng lợi. Quân Oda-Tokugawa tộng cộng là 38000 quân tham chiến.Ban đầu quân Takeda là 15000 quân bao vây thành ,trong khi quân Oda-Tokugawa chỉ có 12000 quân.Quân Oda -Tokugawa đặt nằm ở phía sau Rengogawa,1 con sông nhỏ với hai bên bờ trơn và dốc đứng. Để bảo vệ cho những tay súng,Nobunaga đã cho xây lên những hàng cọc gỗ đan xen liên tiếp nhau nhằm gây khó khăn cho quân kị binh của Takeda khi nó đánh ập vào,với dự kiến cứ 3 tay súng có thể tiêu diệt 4 kị binh.Quân Oda Nobunaga gồm 1000-1500 tay súng đượoc tuyển chọn kĩ lưỡng trong đội quân chính quy.Đồng thời Oda đã gửi vào hàng ngũ quân Takeda 1 ít quân của mình nhằm phá vỡ kế hoạch nghi binh của Katsuyori, khiến cho Katsuyori không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mau chóng đánh tan quân Oda. Quân Takeda bắt đầu rời khỏi rừng khi còn cách quân của Oda-Tokugawa 200-400 mét.Cự ly hợp lý cùng sức mạnh và tốc độ của kị binh đã khiến cho Takeda Katsuyori tin tưởng vào một chiến thắng như trong trận Makitagahara.Khi đội kị binh còn cách lòng sông 50m,lúc này quân Oda-Tokugawa đồng loạt nổ súng.Kế hoạch thành công mĩ mãn,đạn đã bắn xuyên qua lớp áo giáp của kị binh.Phần lớn quân kị binh bị tiêu diệt trước khi kịp chạm tới quân Oda-Tokugawa.Các chiến binh Ashigaru cầm giáo và kiếm đều bất lực trước hỏa lực quá mạnh của súng hỏa mai. Tới chiều tối,quân Takeda mười phần chết bảy,số còn lại bỏ chạy.8 trong số 24 chư hầu của dòng họ Takeda đều tử trận trong đó có Baba Nobuhara, Yamagata Masakage, và Naito Masatoyo Chiến thuật " chơi xấu " Nobunaga thuê toàn hạng lính yếu hèn như vậy cho nên thua trận luôn. Ðến nỗi các gia thần đã phải phàn nàn rằng "Sao tiểu chủ lại làm việc khờ dại như vậy? Sao không để bọn tôi đem quân nông dân từ lãnh địa ra đánh trận thay cho?" Cái lý do lớn nhất Nobunaga bị gọi là "thằng đại ngu," là như vậy. Thế nhưng Nobunaga tin tưởng rằng quân đội yếu nhất Nhật Bản của ông lại có thể chinh phục thiên hạ được. Bởi vì mỗi trận đánh thì họ yếu thật, song họ đánh lúc nào cũng được và đánh mãi cũng được. Lính nông dân mạnh thật. Nhưng lúc mùa màng họ phải về quê gặt hái, cầy cấy. Nếu cả hai bên địch ra đều là lính nông dân cả, thì đến lúc mùa màng hai bên tự nhiên phải ngưng chiến. Thế nhưng, lính do Nobunaga bỏ tiền nuôi, thì không gặt cũng không cấy lúa. Nhằm lúc bên địch chỉ còn vài chục người giữ ải thôi, thì với một ngàn, hai ngàn quân bao vây, thế nào ông cũng thắng dù là với quân đội yếu hèn. Như thế, ông chiếm được một, hai, ba quan ải hay thành trì, thì vừa đúng lúc việc canh tác xong, lính nông dân trở lại chiến trường. Nobunaga lại thua, bỏ chạy. Một số tử trận có, bỏ trốn có, nên quân số giảm đi. Nhưng, đem tiền ra mua chuộc thì bọn người du thủ du thực, khất thực lại tụ tập tới và quân số lại tăng ngay. Thế nhưng, phía lính nông dân thì không như vậy được. Họ còn phải nuôi cả gia đình sống sót của người đã tử trận nữa. Thậm chí, nếu ngay trong lúc mùa màng mà cũng bị động viên nữa, thì nông dân chịu không nổi. Do đó, họ nghĩ rằng thà chịu cho Nogunaga cai trị còn hơn. Thế rồi, họ chịu bị "thuyết hòa" và dần dần chịu thần phục Nobunaga. Nobunaga dùng tiền thuê lính nên dù bộ đội yếu hèn cũng có thể đánh dẳng dai, đánh mãi không chán. Kẻ địch của Nobunaga đều chịu thua vì sự dẳng dai này. Chẳng hạn, Asai Nagamasa là một võ tướng giỏi, thành Kotani của ông được coi như vững không thể hạ được. Quân mạnh và đoàn kết chặt chẽ. Ông nghĩ rằng chỉ cần cố thủ trong thành là sẽ thắng, hay ít nhất cũng không thua. Ông cho rằng phe tấn công sẽ phải lui trước khi mùa gặt tới và ông đã chỉ chuẩn bị lương thực dựa vào ý nghĩ đó mà thôi. Thế nhưng binh của Nobunaga là binh lãnh lương nên họ không triệt thoái. Họ xây thành phụ bên cạnh thành Kotani để canh chừng, bao vây lương thực. Ðó là chiến thuật của Nobunaga. Asai Nagamasa vì không thấy Nobunaga chịu đường đường đối chọi với quân mình mà chỉ dằng dai bao vây lương thực, đã gọi Nobunaga là "đồ hèn," rồi chết. Cơ chế thị trường tự do " chợ vui , tổ buôn vui " Nếu đã dùng tiền để thuê lính đánh trận, đương nhiên Nobunaga cần có rất nhiều tiền. Tiền đó lấy ở đâu ra? Dĩ nhiên nếu lãnh địa tăng lên thì lúa gạo hoa màu thu được cũng nhiều, bán đi hẳn được nhiều tiền hơn. Thế nhưng, tiền như vậy vẫn chưa đủ. Vì vậy, Nobunaga đã nghĩ ra cơ chế "chợ vui, tổ buôn vui." Theo lịch sử ghi chép, thì Nobunaga lần đầu tiên áp dụng cơ chế "chợ vui, tổ buôn vui" ở chợ Kano, là năm 1568 sau khi chiếm xong đất Mino. Ðương nhiên, khi đã thành văn như vậy nghĩa là chế độ đã hoàn thành, và như vậy hẳn đã phải có một thời gian thử nghiệm trước đó rồi. Hẳn là một mẫu hình của cơ chế "chợ vui, tổ buôn vui" đã phải được áp dụng ở vùng Owari từ trước đó mấy năm rồi. Trước đó, khắp nơi có cửa quan và các tổ buôn. Hàng hóa muốn được lưu thông thì phải đóng thuế (thuế thông hành) cho đền chùa hay hào trưởng mỗi khi qua cửa quan. Thương nhân thì tổ chức thành tổ, thành nhóm, nộp tiền vận chuyển, hoặc cho đền chùa hay cho quý tộc ở kinh đô. Nobunaga đã bãi bỏ cửa quan và tổ buôn đi. Thoạt mới nhìn thì tưởng làm như vậy không thu được thuế nên tiền không vào nữa. Nhưng Nobunaga đã dám làm. Ðương nhiên, những đền chùa hoặc quý tộc có thu nhập từ những cửa quan đều phản đối. Về sau, Nobunaga đốt chùa Hieizan, chùa Ishiyama-Honganji hay đánh nhau với shogun Ashikaga, cũng đều là vì vấn đề bãi bỏ cửa quan và tổ buôn này. Nói theo lối ngày nay, thì bãi bỏ cửa quan và tổ buôn là một hình thức giảm bớt quy chế, luật lệ. Ðương nhiên, những người thuộc thể chế cũ phản đối, song kinh tế tự do phát triển, thì sinh ra sức mạnh kinh tế lớn. Nhất là đối với Nobunaga, ông cần có tiền nuôi quân đội, thì sự tự do hóa làm cho kinh phí lưu thông giảm bớt đi, ông có thể bán đắt sản vật vùng Owari để mua rẻ súng ống. Cái đó mới quan trọng. Xưa nay, có cửa quan hay có tổ buôn thì có tiền vào nhất thời, song thực tế là tốn kém hơn. Nhất là đối với Nobunaga, ông phải mua nhiều quân trang quân cụ nên chính ông là người mua nhiều nhất. Vậy, để cho hàng hóa lưu thông dễ dàng, kinh phí lưu thông rẻ đi là điều cần thiết đối với ông. Ông biết rằng nếu kinh tế phát đạt, thì nhờ thế nguồn thu nhập của ông cũng sẽ tăng lên. Cho dù thu nhập tài chính nhất thời có giảm đi, song cứ tự do hóa để cho kinh tế phát triển, là chính sách kinh tế mà tổng thống Mỹ Reagan (gọi là Reaganomics) đã áp dụng. Chính sách như vậy Nobunaga đã nghĩ ra từ thế kỷ thứ XVI và đã áp dụng thành công, thì quả thật Nobunaga là một bậc thiên tài. Ðường lối "chợ vui, tổ buôn vui" làm cho kinh tế phát triển, thì tiền "thuế" thâu được nhiều. Rồi với tiền đó, lại thuê thêm lính, mở rộng lãnh địa hơn, tức là lại có cơ sở thu thuế được nhiều hơn nữa. Như vậy là đã tạo ra được cái "vòng thiện." . Danh hiệu " Quỷ vương " : Gần cuối năm 1571, Nobunaga tiến binh đến Enryakuji, bao vây và giết hết tất cả già trẻ lớn bé tìm thấy gần hay trog các ngôi chùa. Enryakuji trù phú trở thành bãi tha ma với hàng ngàn xác chết!!!!!!!! Nobunaga dùng thủy quân ngăn sông Nagashima, bao vây thành chính của quân Ikko và thiêu cháy nó: 20000 người cả quân Ikko lẫn thường dân đều chết! Mặc dù đây ko phải là cuộc tắm máu cuối cùng của Nobunaga nhưng nó được coi là kinh khiếp nhất cùng với cuộc đồ sát tại núi Hiei (Enryakuji) , tại đây 2 vạn nhà sư chiến binh cùng gia đình đều bị xử tử Năm 1582 Hideyoshi đụng độ toàn quân của nhà Mori, và phải gọi viện trợ. Nobunaga ,lúc này vừa tiêu diệt nhà Takeda, đã gửi hết tất cả quân của mình, bao gồm cả Tokugawa Ieyasu và vệ binh riêng. Điều đó làm cho 2000 vệ binh của Nobunaga chỉ còn 100 người ở thành Azuchi. Và ngày 20/6/1582, khi Nobunaga đang ở chùa Honnoji, thì Akechi Mitsuhide-một tướng giỏi khác của Nobunaga, cùng đánh Mori với Hideyoshi nhưng thất bại- đem binh bao vây và giết chết Nobunaga vào ngày 21/6/1582. Nguyên nhân tại sao thì ko ai biết được nhưng sau đó Akechi đã tự lập làm Shogun và tiêu diệt tất cả họ hàng của Nobunaga mà ông có thể tìm được.
vậy ai cho mình cái links của bạn panzer bên vnsharing để mình tìm hiểu thời kì này để chơi Shogun 2 đi
ANh em tham khảo bài này để biết thêm về Mori Motonari, cũng là một trong những sứ quân nổi tiếng thời Chiến quốc: Mōri Motonari (毛利 元就) là một Sengoku Daimyō, lãnh chúa xứ Aki vào cuối thời Muromachi cho đến thời Chiến quốc tại Nhật Bản (Sengoku jidai). Đây là chân dung ông : Đùa thôi Đây mới là Mori Motonari Mōri Motonari là một trong số các danh tướng nổi tiếng nhất được hậu thế biết đến với xuất phát điểm ban đầu chỉ là một lãnh chúa, quan địa đầu (Kokujin) của một xứ Aki nhỏ bé nhưng dần dần bành trướng thế lực, cai quản gần như toàn bộ vùng Chūgoku. Ông còn được đánh giá là một sách lược gia tài ba, luôn chuẩn bị chu đáo để giành thắng lợi về tay mình. Mōri Motonari thuộc dòng dõi Ōe, một dòng quý tộc từ thời cổ đại. Ông tổ của họ Mōri là Mōri Suemitsu, con trai thứ tư của viên triều thần Ōe Hiromoto cuối thời Heian. Về dòng dõi thì họ này chung nguồn gốc với họ Sagae vốn là một chi của họ Ōe. Gia huy của Mōri là hoa văn có hình chữ nhất (một gạch ngang) nằm trên ba ngôi sao (ba chấm tròn). Về thân thế, Mōri Motonari là con trai thứ của Mōri Hiromoto, một lãnh chúa hùng cứ tại thành Yamajō quận Yoshida thuộc xứ Aki (ngày nay thuộc thành phố Aki Takata, tỉnh Hiroshima). Tên cúng cơm của ông là Shōjumaru (松寿丸), tên thường gọi là Shōnojirō (少輔次郎). Thời đại: Sengoku Năm sinh: 14 tháng 3 năm Meiō thứ 6 (16/04/1497) Năm mất: ngày 14 tháng 06 năm Genki thứ 2 (06/07/1751) Tên cúng cơm: Shōjumaru --> Motonari Cuộc đời Thừa kế gia nghiệp Motonari được sinh vào ngày 14 tháng 3 niên hiệu Meiō thứ 6 (1497), là con trai thứ của quan địa đầu (Kokujin) xứ Aki là Mōri Hiromoto và họ Fukubara. Tên cúng cơm là Shōjumaru và được cho là sinh ra tại thành Suzuo (thành Fukubara) tại quê mẹ. Ngày nay vẫn còn bia đá nơi Mōri Motonari ra đời. Năm Meiō thứ 9 (1500), thân phụ ông là Hiromoto bị kéo vào vòng tranh chấp thế lực giữa Bakufu (Mạc phủ) và họ Ōuchi nên đã quyết định ẩn cư. Sau khi nhường lại nghiệp nhà cho con trai trưởng là Mōri Okimoto thì ông Hiromoto dẫn theo Shōjumaru đến sống tại thành Tajihigake, cũng thuộc xứ Aki. Năm sau, niên hiệu Bunki thứ nhất (1501) thì mẹ của Shōjumaru qua đời. Đến năm Eishō thứ 10 (1506), khi Shōjumaru được 10 tuổi thì ông Hiromoto uống rượu trúng độc rồi mất. Shōjumaru vẫn sống tại thành Tajihi Sarugake nhưng sau một gia thần của họ Mōri là Inoue Motomori tạo phản, chiếm lãnh thổ rồi đuổi Shōjumaru ra khỏi thành. Vì cảnh ngộ như vậy mà Shōjumaru bị gọi là “cậu ấm ăn mày” (Kojiki Wakatono). Trong lúc khốn khó như vậy, ông được người mẹ kế là Sugino Ōkata hết sức giúp đỡ. Năm Eishō thứ 8 (1511), Shōjumaru làm lễ thành nhân (gempuku) và lấy tên là Mōri Motonari. Năm Eishō thứ 13 (1561), huynh trưởng Okimoto qua đời, gia nghiệp họ Mōri rơi vào tay trưởng nam của Okimoto là Mōri Kōmatsumaru. Nhưng vì Kōmatsumaru hãy còn nhỏ tuổi nên được Motonari giám hộ trong vai trò một người chú. (Đương thời Kōmatsumaru chịu ảnh hưởng mạnh từ họ bên ngoại là Takahashi. Thực quyền của nhà Mōri đều do nhân vật Takahashi Hisamitsu nắm giữ, nhưng sau Hisamitsu đánh nhau với họ Miyoshi ở Bingo, tử trận nên Motonari thay mặt chỉ đạo trong họ. Trưởng nữ của Motonari bị họ Takahashi giữ làm con tin) Và như vậy nhà Mōri hai lần liên tiếp xảy ra việc đương chủ bất ngờ qua đời, để lại ấu chúa nên xảy ra xao động. Lợi dụng việc này, thành chủ Satō Kanayama là Takeda Motoshige đem quân đánh thành Arita thuộc lãnh thổ Kikkawa. Lúc này Motonari thay mặt Kōmatsumaru lần đầu tiên cầm quân xuất trận, đến cứu viện thành Arita. Đây là trận đánh đầu tiên của Motonari quyết định vận mệnh của cả họ Mōri. Quân Takeda chiếm phần đông, mãnh tướng Kumagai Motonao đi tiên phong nhưng bị Motonari kích phá, Motonao tử trận. Đang vây thành Arita, nhận được tin mãnh tướng yêu của mình tử trận thì Takeda Motoshige đùng đùng nổi giận, chỉ để lại một ít quân tiếp tục công thành Arita còn mình thì đích thân chỉ huy toàn lực lượng ngênh chiến liên hợp quân Mōri và Kikkawa. Về lực lượng thì quân Takeda chiếm ưu thế nhưng khi vượt qua sông Matauchi thì Takeda Motoshige bị trúng tên, chết tại trận. Quân Takeda như rắn mất đầu, hỗn loạn rồi tan rã. Trong trận này, họ Takeda không chỉ mất đi đương chủ Motoshige mà còn thiệt mạng nhiều võ tướng khác nữa. Trận đánh Arita Nakaide này được gọi là trận Okehazama của miền Tây và là cột mốc đánh dấu sự suy sụp của họ Takeda và sự bành trướng thế lực của họ Mōri. Và nhờ thắng lợi này, tên tuổi của địa đầu xứ Aki là Mōri Motonari cuối cùng cũng được thiên hạ biết đến. Sau trận đánh này, Motonari theo họ Amago, lập được nhiều chiến công nhờ trí lược của mình khi công thành Kagamiyama ở Saijō (ngày nay thuộc vùng trung tâm của thành phố Hiroshima) trong vai trò người giám hộ của Kōmatsumaru. Và như vậy, Motonari dần dần được cả tộc Mōri tin tưởng. Trong giai đoạn này, Motonari lấy con gái của Kikkawa Kunitsune làm chánh thất (pháp danh Myōkyū, Hán Việt: Diệu Cửu) nhưng người ta vẫn chưa rõ thời gian chính xác ông lập thất. Năm Daiei thứ 3 (1523), người cháu trai của Motonari là Kōmatsumaru qua đời lúc 9 tuổi, Motonari vốn là con trai trực hệ của họ Mōri và cũng là một ứng viên kế thừa sự nghiệp họ này nên được các trọng thần tiến cử. Năm 27 tuổi, Mōri Motonari nhập thành Yamajō quận Yoshida, trở thành đương chủ kế tục họ Mōri. Nhưng lúc này có một bộ phận gia thần có thế lực bất mãn với sự kế tục của Motonari như họ Saka, họ Watanabe, được trọng thần của họ Amgao là Kamei Hidetsuna (do Amago Hisatusne chỉ thị) trợ lực, gây mưu phản, chủ trương lập người em trai đồng phụ dị mẫu của Motonari là Aiō Mototsuna lên làm đương chủ. Nhưng Motonari nhận được sự giúp đỡ của bọn Shiji Hiroyoshi, thanh trừ được phe Mototsuna và ép phải tự sát. Như vậy, Mōri Motonari đã đoạn trừ được hậu họa, củng cố vững chắc cho vị trí đương chủ gia tộc của mình. Bành trướng thế lực Nhân việc lộn xộn trong vụ kế tục gia nghiệp, quan hệ giữa Motonari và Amago Tsunehisa dần trở nên đối đầu gay gắt, đến năm Ōei thứ 5 (1525) thì Motonari thẳng thừng tuyên bố cắt đứt quan hệ với họ Amago và gia nhập vào hàng ngũ của Ōuchi Yoshioki. Đến năm Kyōroku thứ 2 (1529), Motonari thảo phạt Takahashi Okimitsu. Họ Takahashi này là thân thích bên họ ngoại của Mōri Kōmatsumaru, chuyên quyền thao túng nhà Mōri và bắt tay với họ Amago, lập kế hoạch bài Motonari, tôn Aiō Mototsuna làm đương chủ. Khi thảo phạt họ Takahashi, Motonari đã chiếm được lãnh địa rộng lớn của họ này kéo dài từ xứ Aki cho đến Iwami, nhưng bù lại Motonari đã phải trả một cái giá đắt là người con gái lớn đang làm con tin tại nhà Takahashi bị sát hại. Mặt khái, Motonari lại cải thiện được quan hệ với kẻ thù không đợi trời chung từ trước nay là họ Shishido, gả con gái cho Shishio Takaie, gây dựng quan hệ hữu hảo với họ này. Ngoài ra Motonari còn cải thiện được quan hệ với họ Amano bị họ Ōuchi đuổi đến đường cùng, họ Aki Takeda và họ Kumagai (vốn đã trở thành quan hệ thù địch trong trận Arite Nakaide), xác lập địa vị minh chủ trong khắp xứ Aki. Theo ghi chép trong cuốn “Oyudono no ue nikki”, cuốn nhật ký của các cung nữ hầu hạ trong cung thì ngày 23 tháng 9 năm Tenmon thứ 2 (1534), có người họ Ōe nào đó đã thông qua Ōuchi Yoshitaka, bắt chước tiền lệ vào năm Ōei để xin Thiên Hoàng Gonara ban cho tước vị. Tiện lệ năm Ōei là chỉ việc tổ của Motonari là Mōri (Ōe) Mitsufusa được Thiên Hoàng Shōkō ban cho chức Jugoi no ge Umaryō (chức Hữu Mã đầu, ngũ phẩm bậc dưới), nay Mōri Motonari bắt chước tiền lệ để xin ban quan tước. Mōri Motonari thông qua Yoshitaka để hiến tặng 4000 thước vải cho Triều đình và sau đó nhậm chức. Việc này đã tăng cường quan hệ giữa Motonari với người đề cử là Ōuchi Yoshitaka. Đương thời, tuy tước vị chỉ là cái danh bên ngoài, không còn thực chất như xưa nữa nhưng việc nhận tước vị từ Triều đình nói lên rằng lãnh chúa xứ Aki đã có được sự hậu thuẫn của cả Triều đình lẫn họ Ōuchi. Ngoài ra Motonari còn bị Kikkawa Okitsune, đương chủ của họ Kikkawa, một kokujin có thế lực ở Aki đương thời ép buộc hòa giải với họ Amago nhưng không thành. Năm Tenmon thứ 8 (1539), chủ của Motonari là họ Ōuchi tiêu diệt kẻ thù là họ Shōni ở Kita Kyūshū, hòa giải với họ Ōtomo và bắt đầu đem quân đánh thành Satō Kanayama vốn là cứ điểm của họ Aki Takeda. Tuy nhận được chi viện từ họ Amago nhưng thành chủ Takeda Nobuzane bại trận, đào tẩu đến xứ Wakasa. Sau này Nobuzane đến nhờ vả họ Amago ở Izumo. Năm Tenmon thứ 9 (1540), người kế vị của Amago Tsunehisa là Haruhisa dẫn 3 vạn quân Amago tấn công thành Yamajō, cứ điểm của Motonari. Motonari chỉ có 3000 quân thủ thành, nghênh chiến. Được sự giúp đỡ của gia thần Fukubara và họ Shishido (vốn đã kết giao hữu hảo) và viện quân của tướng Sue Harukata (thuộc hạ của Ōuchi Yoshitaka) mà Motonari đã giành thắng lợi trong trận này, trở thành nhân vật trung tâm của xứ Aki. Cùng năm, Motonari cùng họ Ōuchi công thành Satō Kanayama, cứ điểm của đương chủ họ Takeda là Nobuzane vốn đã bắt tay với họ Amago. Thất thủ, Nobuzane chạy đến xứ Izumo, họ Aki Takeda đến đây coi như diệt vong. Sau này Motonari còn tổ chức lại đội lính phòng thủ Sendai của họ Takeda, lập thành nền tảng để sau này hình thành nên lực lượng thủy quân nổi tiếng của nhà Mōri. Từ năm Tenmon thứ 11 (1542) đến năm Tenmon thứ 12 (1543), Ōuchi Yoshitaka thân chinh làm tổng đại tướng, tham chiến trong trận Gassan Todajō lần thứ nhất và Motonari cũng theo chúa xuất chinh. Trong trận này, Kikkawa Okiitsune phản bội và do xâm nhập quá sâu vào lãnh thổ của họ Amago mà đường dây bổ cấp vật tư và tuyến phòng vệ của quân Ōuchi bị đứt đoạn, tự thân Mōri Motonari vây cửa Shiotani, thành Toda trong 4 tháng nhưng đại bại, quân Ōuchi phải tháo chạy. Trong lúc tháo chạy, Motonari gặp nhiều nguy hiểm đến nỗi tưởng chừng đã phải bỏ mạng, may có bộ tướng là Watanabe Kayou hy sinh, ở lại chiến đấu đến cùng rồi tử trận. Nhờ vậy mà Motonari thoát được nguy hiểm, trở về Aki an toàn. Nhưng trận này đã khiến tầm ảnh hưởng của cả họ Ōuchi và họ Amago trong xứ Aki bị suy yếu, Motonari bắt đầu nghĩ đến chuyện thoát khỏi thân phận một lãnh chúa nhỏ ở địa phương. Đầu tiên là vào năm Tenmon thứ 13 (1544), Motonari cho con trai thứ ba là Tokujumaru đến làm con nuôi cho Kobayakawa ở Takehara. Họ này nổi tiếng với lực lượng thủy quân hùng mạnh. Vì vậy mà sau này Tokujumaru đổi sang họ Kobayakawa, lấy tên Takakage. Cùng năm, nhân cơ hộ Amago Haruhisa viễn chinh, đánh họ Miyoshi ở xứ Bingo, Motonari đã phái tướng Kodama Naritada và Fukubara Sadatoshi đánh Amago nhưng thất bại. Năm Tenmon thứ 16 (1547), Motonari bắt đầu nghĩ đến chuyện thao túng nhà Kikkawa, họ vợ của mình. Lúc này quan hệ giữa Kikkawa Tsuneyo và các trọng thần cũng như các gia thần mới gia nhập trở nên đối lập gay gắt, tình hình trong tộc không thể kiểm soát được. Motonari cho con trai thứ ba của mình là Motoharu (cháu ngoại của Kikkawa Kunitsune) làm dưỡng tử nhà Kikkawa, ép buộc đương chủ nhà Kikkawa là Okitsune phải ẩn cư. Đến năm Tenmon thứ 19 (1550), sau khi Kikkawa Okitsune đã ẩn cư, Motonari còn sát hại luôn Okitsune và cả gia đình để trừ hậu họa về sau. Đồng thời, Motonari cũng can thiệp vào chuyện kế tục của họ Kobayakawa ở Numata. Họ này đã mất đi đương chủ Kobayakawa Masahira trong trận Gassan Todajō kể trên. Lợi dụng đương chủ mới là Kobayakawa Shigehira hãy còn ít tuổi và bị mù, Motonari đã gây chia rẽ trong nhà Kobayakawa, mưu sát trọng thần của họ này, đồng thời là người giám hộ của Shigehara là Tasaka Yoshiaki. Giết xong Tasaka, Motonari còn đẩy Shigehira đến đường cùng, buộc phải xuất gia, cho con đẻ của mình là Kobayakawa Takakage vốn đang là đường chủ dòng phụ của họ Kobayakawa ở Takehara thay Shigehara thâu tóm họ Kobayakawa. Như vậy là Motonari đã thâu tóm được toàn bộ lực lượng thủy quân của họ Kobayakawa vào tay mình, thiết lập thể chế “Mōri Ryōsen” làm bàn đạp nâng đỡ sự bành trướng thế lực của mình. Đến đây, Mōri Motonari đã thâu tóm hết thế lực của họ Kikkawa vốn có tầm ảnh hưởng từ Aki đến Iwami, họ Kobayakawa có tầm ảnh hưởng qua ba xứ Aki, Bingo và vùng biển nội hải Seto. Như vậy, quyền cai trị cả xứ Aki đã lọt vào tay Motonari. Ngày 13 tháng 7 năm Tenmon thứ 19 (1550), Motonari giết chết Inoue Motokane, một gia thần chuyên quyền trong họ. Ngay sau đó ông còn bắt các gia thần của mình phải ký tên vào sổ, thề tận trung với nhà Mōri. Bằng việc này, Motonari đã cũng cố được quyền lực thống lĩnh của mình trong tập đoàn. Trận đánh ở đảo Ikutsu Năm Tenmon thứ 20 (1551), xảy ra biến cố ở chùa Dainei (Daineiji no hen), Daimyō của hai xứ Suō và Nagato là Ōuchi Yoshitaka bị gia thần Sue Harukata ám sát trong vụ mưu phản. Lúc này Mōri Motonari bắt tay với Harukata để chiếm thành Satō Kanayama và thành Sakurao. Sue Harukata cũng nghĩ rằng nếu không có sự hợp tác của Motonari thì khó lòng kiểm soát được lãnh địa của họ Ōuchi nên đã giao cho Motonari quyền điều hành các lãnh chúa, quan đầu xứ ở Aki và Bingo. Nhờ vậy, Motonari bắt đầu tấn công các lãnh chúa trong xứ Aki từng nâng đỡ Ōuchi để bành trướng thế lực của mình. Motonari còn tấn công thành Kashirazaki, ép thành chủ Hiraga Takayasu tự vẫn, đưa Hiraga Hirosuke lên kế tục nghiệp nhà Hiraga nhưng thực tế là đẩy họ này vào vòng cai quản của họ Mōri. Năm 1553, Tomonari cùng với một gia thần của họ Ōuchi là Era Fusahide đánh lui quân Amago Haruhisa khi họ này tấn công xứ Aki. Sau trận đánh này, tình hình nhà Sue trở nên rối ren và dần cảm thấy sự bành trướng thế lực của Mōri Motonari nên Sue Harukata lo ngại, muốn giành lại quyền kiểm soát từ tay Motonari nên đối lập giữa hai bên ngày càng rõ ràng. Rồi sau đó xảy ra việc tướng Yoshimi Masayori xứ Iwami phất cờ chống lại Harukata. Được sự ủy thác của Sue Harukata, ban đầu Motonari cũng định xuất binh theo quân Sue chinh phạt Yoshimi, nhưng sau các gia thần đều lên tiếng phản đối nên cuối cùng Mōri không xuất binh nữa. Thế rồi Sue Harukata trực tiếp gửi sứ giả đến đốc thúc các lãnh chúa trong toàn xứ Aki xuất binh. Lúc đó Harukata được Hiraga Hirosuke tố cáo sự thật về con trưởng của Motonari là Takamoto. Các trọng thần của Sue cũng phản đối giao ước của Harukata đối với Mōri Motonari (hứa giao cho Mōri quyền quản lý chư hầu hai xứ Aki và Bingo), đẩy giao kèo giữa hai họ Mōri và Sue đến chỗ kết thúc. Và như thế, Motonari chính thức quyết định chống lại Harukata. Tuy nhiên, so với lực lượng hơn 30.000 quân Ōuchi do Harkata động viên thì quân Mōri chỉ có chừng 4.000~5.000 quân mà thôi. Nếu trực tiếp giao tranh thì quân Mōri không có cơ thắng, đó là chưa tính đến nguy cơ các chư hầu xứ Aki vốn thân cận với họ Mōri nay bị áp lực của họ Ōuchi, Sue mà dao động, phản bội lại Mōri là rất cao. Vì vậy Motonari lại giở mưu lược đắc ý của mình để chia rẽ nội bộ Ōuchi khiến họ này trở nên suy nhược. Năm Tenmon thứ 23 (1554), trong họ Amago xảy ra nội loạn khi Amago Haruhisa thanh trừng Amago Kunihisa và Sanehisa thuộc nhóm Shingūtō tại Izumo. Shingūtō là đội quân tinh nhụê nhất của họ Amago, do Tsunehisa và con trai là Kunihisa thống lĩnh, từng tham gia nhiều trận đánh, lập nhiều chiến công cho họ này. (Cũng có quân ký chép rằng vụ thanh trừ này là do mưu ly gián của Mōri Motonari, nhưng đây chỉ là sáng tác của hậu thế mà thôi. Vụ thanh trừng này nhằm tăng cường sức mạnh quân sự cho dòng chính của họ Amago) Ngay giữa lúc họ Amago thanh trừng Shingūtō thì Mōri Motonari lại cho lưu truyền tin đồn rằng Era Fusahide đang tạo phản. Fusahide là gia thần của Sue Harukata, nổi tiếng tri lược hơn người và từng sát cánh chiến đấu bên Motonari không ít lần. Motonari còn cho giả cả bút tích của nạn nhân trong bức mật thư (giả) nội thông với mình để mượn tay Sue Harukata giết chết Fusahide. Có một thuyết khác cho rằng ban đầu Era Fusahide định làm nội ứng cho họ Mōri, nhưng Motonari lại cố tình công bố chuyện này cho Harukata. Cùng năm, sau khi loại trừ hậu hoạ, Motonari phất cờ phản lại Sue Harukata lúc này đang khốn đốn vì họ Yoshimi làm phản. Harukata đùng đùng nổi giận, giao cho bộ tướng Miyagawa Fusanaga 3000 quân, hạ lệnh tấn công Mōri. Quân Miyagawa xuất trận, ra khỏi Yamaguchi, đến khu đồi núi Oshikibata thuộc xứ Aki đóng trại thì bị quân Mōri tập kích phủ đầu. Quân Miyagawa rơi vào thế hỗn loạn rồi vỡ, bản thân Miyagawa Fusanaga tử trận. Như vậy trận đầu tiên, thắng lợi thuộc về quân Mōri (trận Oshikibata). Hay tin bại trận, Sue Harukata lại đùng đùng kích nộ, năm Kōji thứ nhất (1555), tự thân dẫn 20.000 quân rời khỏi Yamaguchi. Dọc đường, bất chấp lời can gián của trọng thần Hironaka Takakane, Harukata đã cho đổ bộ lên đảo Itsuku, công thành Miyao vốn là trọng điểm kinh tế và giao thông của quân Mōri trên đảo này. Tuy nhiên đây lại là sách lược của Motonari. Vì quân Sue đông nên không thể di chuyển linh hoạt, bị quân Mōri tập kích rồi tan vỡ. Trong trận này Sue Harukata tự vẫn, thế lực của họ Ōuchi suy giảm mạnh, trở nên bạc nhược. Đây chính là trận đánh trên đảo Itsuku (Itsukushima no tatakai), một trong ba trận tập kích lớn nhất lịch sử phong kiến Nhật Bản (Nihon sandai kishū). Năm Kōji thứ 2 (1556), Amago Haruhisa đang viễn chinh ở Bingo bỗng rút 25.000 binh về, bắt tay với Ogasawara Nagataka tấn công thành Yamabuki của họ Ōuchi. Lúc này họ Mōri ra nghênh chiến nhưng bị liên quân hai họ đánh bại ở Oshibara, mỏ bạc Iwani cũng mất về tay họ Amago. (Oshibara kuzure) Năm Kōji thứ 3 (1557), thấy thời cơ đã chín khi xảy ra tranh chấp trong họ Ōuchi, Motonari giết chết đương chủ họ này là Yoshinaga, một con rối do Sue Harukata lập nên để giật dây. Họ Ōuchi bị tiêu diệt, ngoại trừ ở Kyūshū ra thì phần lớn lãnh địa cũ của họ này đều lọt vào tay họ Mōri. (Bōchō keiryaku) Cùng năm, Mōri Motonari giao lại quyền hành cho con trưởng là Takamoto, nhưng thực chất bản thân mình vẫn nắm thực quyền. Năm Eiroku thứ nhất (1558), Motonari cùng con trai là Kikkawa Motoharu công thành Nukuyu, cứ điểm của Ogasawara Nagataka nhằm đoạt lại thành mỏ bạc đã bị cướp trước đó trong trận Oshibara. Amago Haruhisa cũng xuất binh nhưng hai bên chỉ ghìm nhau bên hai bờ sông. Năm sau, Eiroku thứ hai (1559), Motonari hạ được thành Nukuyu, thừa thế công thành Yamabuki nhưng thất bại, trên đường rút lui thì bị thành chủ Honjō Tsunemitsu và đội quân của thành chính hợp lưu với quân Haruhisa kích phá, quân Mōri đại bại. Đụng độ họ Amago và họ Ōtomo Kể từ năm Kōji thứ 2 (1556), họ Mōri bị đương chủ nhà Amago là Haruhisa chiếm thành Yamabuki và mỏ bạc Iwami, nhưng đến năm Eiroku thứ 4 (1560) thì Haruhisa chết đột ngột, trong họ Amago xảy ra lộn xộn. Lúc này, trưởng nam của Haruhisa là Amago Yoshihisa cầu xin Tướng quân Ashikaga Yoshiteru giảng hòa với Mōri, nhưng hòa ước này đã bị phía Motonari đơn phương bác bỏ. Năm Eiroku thứ 5 (1562) thì họ Mōri lại đem quân đánh xứ Izumo (trận Gassan Todajō lần thứ hai). Amago Yoshihisa co quân cố thủ trong thành Gassan (ngày nay thuộc thành phố Yasugi, tỉnh Shimane) vốn nổi tiếng là vững chãi kiên cố cùng hệ thống phòng vệ gọi là Amago Jikki, nghênh đánh quân Mōri. Amago Jikki nghĩa là 10 lá cờ của họ Amago, là hệ thống các thành phụ bảo vệ thành chính Gassan Toda của họ này. Nhưng đến năm Eiroku thứ 6 (1563) thì Motonari bao vây được thành Shiraga trong tuyến phòng thủ Amago Jikki này và cuối cùng là bao vây thành Gassan Toda, bắt đầu tuyệt đường lương thảo của họ Amago. Nhưng rút kinh nghiệm từ trận Gassan Todajō lần thứ nhất khi Motonari theo họ Ōuchi, lần này Motonari không manh động mà giở kế sách để làm đối phương suy yếu dần. Đầu tiên, Motonari cho giết sạch binh sĩ của Amago đến đầu hàng. Đây là kế sách làm hao mòn lương thực trong thành của Motonari. Binh sĩ họ Amago vì sợ hãi mà không dám ra đầu hàng nữa, cố thủ trong thành, và vì vậy làm tiêu hao số lương thực của Amago. Tiến hành song song, Motonari giở quỷ kế nhằm phá hoại từ bên trong nội bộ họ Amago. Khi kế sách đến độ chín mùi thì Amago Yoshihisa mắc bẫy, trở nên đa nghi và tự tay giết chết trọng thần Uyama Kanehisa. Lúc này nội bộ Amago đã bị chia rẽ, Motonari lại cho thổi cơm chiêu dụ binh sĩ trong thành ra hàng, vì vậy lính tráng họ Amago đầu hàng không ngớt. Đến tháng 11 năm Eiroku thứ 9 (1566) thì Yoshihisa buộc phải mở cửa thành đầu hàng. Như vậy là Mōri Motonari chỉ trong một đời đã chiếm lãnh được 8 xứ trong vùng Chūgoku, trở thành một Daidaimyō (Daimyō cỡ lớn) vùng này. Sau khi bị Mōri Motonari tiêu diệt, họ Amago ở Izumo được Oda Nobunaga chi viện, bộ tướng Yamanaka Yukimori đưa Amago Katsuhisa lên làm thủ lãnh, lãnh đạo dư đảng của họ này, bắt đầu chống lại Mōri ở vùng San’in.Trước đó, trong trận chiến xoay quanh quyền kiểm soát Kita Kyūshū, Motonari đã dùng kế dụ địch, tiêu diệt họ Ōuchi. Năm Năm Eiroku thứ 11 (1568), ở xứ Bungo còn có Ōtomo Yoshishige, người đang ôm mộng chiếm lãnh vùng Bungo, đã cấp binh cho Ōuchi Teruhiru, xúi giục tấn công vào Yamaguchi. Đây là thời kỳ nguy khốn của họ Mōri khi đối phó với các thế lực thù địch và dư đảng của họ Amago. Nhưng nhờ hai người con ưu tú là Motoharu và Takakage mà Motonari đã giảng hòa được với họ Ōtomo, quét sạch dư đảng quân Amago ra khỏi hai xứ Izumo và Hōki. Tuy nhiên, để hòa giải với họ Ōtomo thì Mōri đã phải nhường lại quyền kiểm soát xứ Hakata, địa phương mang lại sự giàu mạnh cho họ Ōuchi trước đây. (Ngược lại, họ Ōtomo cũng phải khốn đốn khi đối đầu với họ Mōri, vì vậy đã không kiểm soát được sự bành trướng thế lực của hai họ Ryūzōji và họ Shimazu) Phút cuối cùng của vị tướng mưu lược Nửa đầu năm 1560, sức khỏe của Mōri Motohide dần trở nên bạc nhược và được Tướng quân Ashikaga Yoshiteru đã phái danh y Manase Dōsan đến điều trị. Sức khỏe của Motonari được hồi phục trong nhất thời, vào năm Eiroku thứ 10 (1567) thì người con trai cuối cùng của Motonari là Hidekane chào đời. Năm thứ nhất niên hiệu Genki (1570), tướng quân Ashikaga Yoshiteru chết, Tướng quân đời thứ 15 là Yoshiaki lên thay, đối đầu quyết liệt với Oda Nobunaga. Họ Mōri được Tướng quân Ashikaga Yoshiteru chiêu dụ tham gia vào lưới bao vây Nobunaga (Nobunaga hōimō) để tiêu diệt Oda. Nhưng Motonari đã nhận thấy thực lực của Nobunaga, từ chối tham gia vào chiến dịch này. Năm Genki thứ 2 (1571), Mōri Motonari qua đời tại thành Yamadajō, thọ mạng 75 tuổi. Nguyên nhân chết được xem là chết già và do ung thư thực quản. Sau khi chết, Oda Nobonaga còn cho sứ giả đến viếng ông (tạp chí Rekishi Gunzō, mục Mōri Motonari, trang 168). Thể chế chính trị Khái yếu và đặc sắc Thể chế chính trị mà Mōri Motonari xây dựng nên là một thể chế tập đoàn chỉ huy điển hình với chủ trương chính là các kokujin trong lãnh thổ và các thế lực khác cùng dựa vào nhau mà tồn tại. Thể chế này có nhiều điểm tương đồng với các Sengoku Daimyō đương thời khác. Nền chính trị của Mōri Motonari lập nên không chỉ bao gồm các cải cách về mặt thể chế và tổ chức mà còn có các phương châm, khẩu ngữ như “Sanshi Kyōkunjō” (tam tử giáo huấn trạng, bản giáo huấn ba người con) và “Hyakuman Isshin” (bách vạn nhất tâm, trăm ngàn người đồng lòng) làm thay đổi nhận thức, tâm lý của các gia thần và con dân của họ Mōri. Về điểm này thì tương đồng với nền chính trị của Takeda Shingen. Một điểm đặc sắc có thể kể của nền chính trị của họ Mōri là tính độc lập cao của các lãnh chúa địa phương và là thể chế ngăn ngừa sự độc tài của Daimyō (họ Mōri). Về điểm này thì chính quyền Mōri cũng tương đồng với chính quyền của họ Takeda, vừa phức tạp vừa rối ren, khó nắm bắt nhưng ngược lại, bằng việc thiết lập chế độ Bugyō, họ Mōri đã thành công trong việc hiệu quả hóa hành chính, ngăn chặn quyền lực tập trung vào đương chủ và ổn định hóa thể chế của mình. Sự thật là ngay cả sau khi Motonari chết, họ Mōri đã thành công trong việc mở rộng lãnh thổ một cách ổn định. Tuy thế, chính quyền này cũng không tránh khỏi sự mất ổn định mỗi khi thay đổi đương chủ. Đến đời cháu đích tôn của Motonari là Terumoto thì họ Mōri lâm vào đường cùng sau khi giao chiến với thế lực hùng mạnh của họ Oda và các Kokujin trong xứ nổi loạn. Sau khi Motoharu và Takakage chết thì trong trận Sekigahara, tính yếu mềm thiếu quyết đoán của Terumoto đã khiến trong họ Mōri chia làm hai phe, một bên theo quân miền Đông và một bên theo phe miền Tây, cả họ không hành động thống nhất được và kết quả là Terumoto trở thành tướng của phe bại trận. Đây là kết quả cho thấy rõ khuyết điểm của thể chế tập đoàn chỉ huy khi quyền lực bị phân tán, hành động ứng phó với tình thế chậm chạp và không có chủ trương nhất quán. Mặc dù vậy, Mōri Motonari đã cống hiến nhiều điều trong cuộc đời của một Daimyō, để lại một ý chí gìn giữ gia tộc mạnh mẽ cũng như các ý niệm về nền chính trị của mình cho thế hệ sau. Thông qua thể chế Mōri Ryōsen và và các Bugyō tài năng trong thể chế tập đoàn chỉ huy mà Motonari gây dựng nên cùng với việc để lại di huấn cho con cháu là “không được tranh giành quyền lực trong thiên hạ” đã nói lên khả năng nhìn xa trông rộng của Motonari (tiên đoán sự bất lực của những người nối dõi mình). Tất cả đều nói lên rằng Mōri Motonari là một võ tướng thời Sengoku với tài năng chính trị, óc phán đoán, khả năng nhận xét, trí lược phi phàm. Vai trò của thể chế Mōri Ryōsen Năm 1557, trong vụ Bōchō Keiryaku (chiến dịch tấn công hai xứ Suō và Nagato của Mōri), Motonari nhường gia nghiệp lại cho trưởng nam là Mōri Takamoto rồi lui về ẩn cư. Nhưng Takamoto đã từ chối quyền lực nên thực quyền vẫn do Motonari nắm giữ và cũng cố vững chắc thể chế Mōri Ryōsen (hai con sông nhà Mōri) thông qua Kikkawa Motoharu và Kobayakawa Takakage. Ngày 25 tháng 11 cùng năm, Motonari soạn thảo di huấn gồm 14 điều (còn được biết đến với cái tên “Sanshi kyōkunjō, tam tử giáo huấn trạng) kêu gọi tinh thần đoàn kết trong gia tộc. Di huấn này là nền tảng hình thành nên giai thoại ba mũi tên sẽ thuật ở phần sau. Ngày 2 tháng 12 cùng năm, Motonari cùng các lãnh chúa bên dưới trong xứ Aki ký kết giao ước theo hình vòng tròn (karakasa rempanjō). Việc ký tên theo vòng tròn khiến không phân biệt được quan hệ trên dưới giữa những người ký với nhau như cách ký tên thông thường (từ trên xuống, theo đó vị trí cao nhất sẽ ký đầu tiên). Điều này cho thấy rằng Motonari giữ vị thế đồng đẳng so với các lãnh chúa địa phương khác. Nhưng lật ngược lại vấn đề, đương thời, sau khi thanh trừ họ Inoue thì họ Mōri đang ở giai đoạn chỉ vừa mới thâu tóm hết được tập đoàn các gia thần của mình mà thôi và chỉ dừng lại ở mức minh chủ của liên minh các thổ hào ở xứ Aki. Giữa Motonari và hai người con ruột mang họ Kikkawa và Kobayakawa cũng không tồn tại quan hệ phụ thuộc giữa chúa và bề tôi. Họ Mōri chỉ thoát khỏi vị thế minh chủ của liên minh thổ hào xứ này khi Mōri Takamoto nhậm chức thủ hộ xứ Aki vào năm Eiroku thứ 3 (1560), kéo các thổ hào trong xứ vào hàng ngũ gia thần của mình. Thời gian sau này, tuy giữ họ Mōri và các lãnh chúa địa phương đã hình thành nên quan hệ chủ tớ nhưng cũng có một bộ phận lãnh chúa được chọn lọc, có được vị thế độc lập với nhà Mōri. Điều này hình thành nên tính nhị nguyên trong quan hệ chủ tớ giữa họ Mōri với các gia thần (gia thần trực tiếp và các lãnh chúa, thổ hào phụ thuộc gián tiếp). Quan hệ chủ tớ này kéo dài cho đến khi họ Mōri bị điều sang phiên Chōshū sau trận Sekigahara mà không gặp phải sai sót gì cũng là nhờ một phần lớn ở tài năng lãnh đạo của Motonari và hai con là Motoharu và Takakage. Quan hệ với Triều đình và Mạc phủ Tuy họ Mōri chỉ là một tiểu hào tộc ở địa phương nhưng lại là đồng minh với họ Ōuchi vốn có quan hệ sâu xa với Triều đình nên từ trước khi Motonari trở thành đương chủ của họ này đã có liên hệ chính trị với trung ương. Sau khi họ Ōuchi diệt vong, Motonari đã cống dâng nhiều phẩm vật cho Thiên hoàng Ōgimachi. Vì vậy mà về sau, mối quan hệ giữa họ Mōri với chính quyền trung ương càng trở nên mật thiết hơn. Trong thời kỳ này, việc Motonari được nhậm chức Mutsunokami, con trai là Takamoto nhậm chức Aki Shugo cũng đều là nhờ quan hệ với chính giới ở trung ương, và nguồn cung cấp cho những mối quan hệ này là mỏ bạc Iwami. Trong lần xung đột với họ Amago và họ Ōtomo, Motonari đã lợi dụng việc Mạc phủ can thiệp hòa giải để có lợi cho mình. Họ Mōri đánh nhau ác liệt với họ Amago xoay quanh mỏ bạc Iwami, sau Motonari lợi dụng việc Mạc phủ phân giải để giảng hòa có lợi cho mình, tạo nên tình thế khiến họ Amago không thể động vào mỏ bạc Iwami và cuối cùng chiếm về tay mình. Trong lần xung đột với họ Otomo, Mạc phủ cũng ra lệnh cho họ Mōri hòa giải nhưng Motonari đã làm ngơ trước mệnh lệnh này, chỉ đến khi tình thế có lợi cho mình mới tuân theo. Như vậy có thể thấy tính giảo hoạt của một chính trị gia ở con người Motonari. Cho dù có là mệnh lệnh bên trên đi nữa thì nếu không có lợi cho mình thì không tuân theo, nếu lợi dụng được thì lợi dụng để có ích cho mình. Như đã thuật bên trên, Mōri Motonari đã từ chối yêu cầu tham gia lưới bổ vây Nobunaga từ phía Tướng quân Ashikaga Yoshiteru. Bản chất của việc này là do Motonari đã nhìn thấy thực lực của họ Oda và tiên đoán trước tương lai diệt vong của họ Ashikaga. Con người, giai thoại Mưu lược Motonari Mōri Motonari được đánh giá là mưu lược gia tài ba nhất thời Sengoku, không chừa bất cứ thủ đoạn nào để giành thắng lợi về tay mình. Đánh trận, ám sát, mua chuộc, hôn nhân, ly gián,… Motonari đều tỏ ra lão luyện ở mọi mặt. Vì vậy chỉ trong một đời mà Motonari đã gây dựng nên một lãnh địa rộng lớn ở vùng Chūgoku (phần lớn lãnh thổ có được là khi đã bước vào tuổi già) nên ông được mệnh danh là “Sengoku Daimyō duy nhất ở phía Tây”. Motonari giỏi nhất ở mặt dùng kế ly gián, ngụy tạo tin tức để chia rẽ thế lực đối phương. Trong trận Yamajō và trận trên đảo Itsuku, Motonari cũng dùng cách này để thắng lợi. Điểm đặc trưng trong sách lược của Motonari là chuẩn bị chu đáo, thực hiện đến nơi đến chốn và chỉ diễn ra trong thời gian rất gắn, không rườm rà, vì vậy không bị chung quanh phản đối và dễ dàng thành công. Ngoài mặt sách lược, Motonari còn cho thấy đầu óc tính toán bạt quần của mình ở mặt thủ đoạn chính trị. Điều này thể hiện qua việc hôn nhân, làm con nuôi của hai con trai là Motoharu và Takakage. Mōri Motonari được gọi là một trong ba mưu tướng giỏi nhất vùng Chūgoku cùng với Amago Tsunehisa ở xứ Izumo và Ukita Naoie ở xứ Bingo. Họ Mōri chỉ mong bảo toàn lãnh địa, không trông mong đoạt thiên hạ Motonari vốn xuất thân chỉ là một Kokujin ở địa phương, dần leo lên vị trí Daimyō và thấy rõ hai họ Amago, Ōuchi vốn là gia chủ của mình, chỉ vì mong đoạt thiên hạ mà cuối cùng lâm vào cảnh diệt vong. Và Motonari chỉ áp chế được toàn vùng Chūgoku sau khi đã về già, nhận thấy rằng khó lòng mở rộng lãnh địa hơn nữa trong đời mình nên đã khuyên bảo các con trai nên giữ vững cơ nghiệp đã gây dựng nên, đừng mang tâm tranh đoạt thiên hạ. Một lý do nữa khiến Motonari đi đến chủ trương vừa thực dụng, vừa bảo thủ là chỉ dốc toàn lực giữ gìn cơ nghiệp, không vọng tưởng chuyện mở rộng lãnh thổ thêm nữa là tuy đã cai quản được toàn xứ Aki nhưng bên dưới họ Mōri còn rất nhiều Kokujin, lãnh chúa địa phương tuy mang tiếng là gia thần nhưng lại đứng ở vị thế đồng đẳng với họ Mōri. Di ngôn của Mōri Motonari để lại cho con cháu đại ý nói rằng: “kẻ nắm thiên hạ, dù có vinh hiển phú quý thế nào đi nữa cũng chỉ được vài đời, rồi sau cũng sẽ lụi tàn dần. Vì vậy thay vì lập chiến công hiển hách, gây dựng bá nghiệp trong một đời thì chi bằng chia toàn lãnh thổ Nhật Bản thành năm phần, chiếm một phần và giữ vững nó để truyền mãi vinh hoa cho con cháu đời sau”. Giai thoại ba mũi tên Một ngày nọ, Motonari cho gọi ba người con là Takamoto, Motoharu và Takakage lại bên giường, bảo họ bẻ một mũi tên. Ba người đều bẻ gãy dễ dàng, rồi Motonari lại bảo các con thử bẻ ba mũi tên đã bó lại với nhau thì không ai bẻ gãy được. Motonari giải thích rằng một mũi tên tuy dễ gãy nhưng khi hợp lại với nhau thì sẽ tạo nên sức mạnh phi thường. Ông dùng hình ảnh ba mũi tên để kêu gọi tinh thần đoàn kết trong gia tộc, giữa các huynh đệ trong nhà. Giai thoại này rất nổi tiếng và được đạo diễn Akira Kurosawa lấy làm đề tài trong bộ phim để đời của ông, “Ran”. (Nếu chuyện này xảy ra trước khi Motonari lâm chung thì lúc đó trưởng nam của ông đã không còn, nên câu chuyện là vô lý. Nếu chuyện này xảy ra trước đó nữa thì nảy sinh nghi vấn, rằng liệu một người ở tuổi thanh xuân có bẻ gãy được ba mũi tên tre hay không. Vì vậy có thuyết cho rằng câu chuyện này chỉ là sáng tác của hậu thế và chỉ có ý nghĩa ẩn dụ chi lời dạy dỗ của Motonari đối với con cháu trong tập di huấn “Sanshi kyōkunjō” mà thôi.) Giai thoại Motonari viếng đền thờ Itsukushima Mōri Motonari trước khi làm lễ thành nhân (Gempuku), một lần nọ cùng gia thần đến viếng đền thờ Itsukushima. Xong, Motonari hỏi gia thần đã cầu nguyện điều gì, gia thần đáp :”cầu cho chúa công trở thành chủ nhân toàn cõi Aki”. Motonari hỏi lại: “tại sao không cầu cho ta trở thành chủ thiên hạ” thì gia thần cười, đáp :”cầu điều không thể trở thành hiện thực thì có ý nghĩa gì. Thôi thì thành chủ toàn vùng Chūgoku vậy”. Motonari phản luận rằng: “cầu đoạt thiên hạ để cuối cùng đoạt vùng Chūgoku là vừa, chứ cầu làm chủ xứ Aki thì cuối cùng chẳng đạt được gì”. Qua câu chuyện này có thể thấy lý tưởng và chí khí của Motonari. Nhưng đến khi về già thì ông lại chủ trương giữ vững nghiệp nhà hơn là tính chuyện đoạt thiên hạ như đã thuật bên trên. Hyakuman Isshin Câu chuyện về tấm bia đá khắc bốn chữ Hán Hyakuman Isshin (bách vạn nhất tâm) khi xây dựng thành Yoshidakōri Yamajō cho thấy rằng Mōri Motonari rất đề cao tính đoàn kết trong gia tộc và các con dân của mình. Thực tế, việc cai trị vùng Chūgoku của họ Mōri có phần hợp tác không nhỏ của các Kokujin, lãnh chúa địa phương trong vùng. + Trước khi mất khá lâu, Motonari đã lo lắng về tài năng của người kế nghiệp mình, cháu đích tôn Terumoto nên đã lệnh cho bọn Motoharu, Takakage, Fukubara Sadatoshi và Kuchiba Michiyoshi theo lao động đường phố tá Terumoto. + Trong suốt cuộc đời, Motonari nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía họ tộc. Ông được chính thất Mōkyū (mất sớm), kế thất Nomi no Ōkata, trắc thất họ Miyoshi cùng các con trai ưu tú giúp đỡ, hỗ trợ liên tục trong phần đời của mình. Đến năm 71 tuổi, Motonari vẫn còn sinh con, và sau khi ông mất thì các con trai trở thành trụ cột chính của họ Mōri. + Trong tập xướng ca đường sắt (Tetsudō Shoka) được sáng tác vào thời Meiji, có đoạn tán dương Mōri Motonari (ở phần Itsukushima) như sau: “Mōri Motonari dựng thành trên đảo này Diệt cừu địch của chúa là Sue Harukata Là tấm gương sáng trong các gia thần võ tướng” (nguyên văn: Mōri Motonari kono shima ni shiro wo kamaete Kimi no teki Sue Harukata wo chūseshiha nokosu bushin no kagami nari) + Motonari thường dạy cho con trưởng Takamoto rằng “chiến thuật và chiến lược là tất cả” . Ngoài việc để lại ấn tượng mạnh mẽ trong vai trò một võ tướng, Motonari còn nổi tiếng là một văn nhân trí thức. Sinh thời, ông sáng tác nhiều bài thơ và sau này được in trong tập thơ “Shunkashū” (tập thơ sương mùa xuân). Câu thơ từ giã cuộc đời của Motonari được nhiều người biết đến, đại ý rằng (chỉ dịch ý, không chuyển vần): Vui thay khi có bằng hữu Hôm nay cùng ngồi ngắm hoa Niềm vui không sao tả xiết Càng nhiều tình, hoa càng vui Nhưng cùng ngắm hoa hôm nay Không có người bạn hôm qua Hương sắc anh đào cũng khác lạ Đó là niềm vui có bằng hữu trong mắt tôi Hay là hoa cũng đang hoan hỷ … (Nguyên văn: Tomo wo ete naozo ureshiki Sakura no hana sakujitsu ni kawaru kefu no irokaha) Bài thơ này do Motonari ngâm trong hội ngắm hoa anh đào (hanami) trước khi mất ba tháng, được nhiều người biết đến và nói lên tài thi ca của ông. + Phụ thân là Mōri Hiromoto cùng huynh trưởng Okimoto đều qua đời sớm vì rượu độc nên Motonari không bao giờ uống rượu. Sau này ông còn để lại thư giáo huấn người cháu là Terumoto với nội dung khuyên nên kiêng rượu. Tuy nhiên bản thân Motonari lại rất thích uống rượu ngâm thảo dược. + Motonari là người luôn được vận may mĩm cười. Trong suốt cuộc đời mình, bất hạnh duy nhất đối với ông chính là việc người con trưởng, Takamoto mất sớm. Khi hay tin con trai mất, Motonari đổ vật ra, khóc suốt ba ngày ba đêm. Sau này ông còn sinh tật, thường lẩm bẩm rằng “tao muốn chết sớm để tới chỗ thằng Takamoto”. + Chịu ảnh hưởng mạnh từ dưỡng mẫu Sugino Ōkata, mỗi buổi sáng Motonari đều siêng năng hướng về phía mặt trời mà niệm Phật. Dựa theo ký sự của Luís Fróis, nhà truyền giáo dòng Tên người Bồ Đào Nha thì bản thân Motonari là tín đồ của Ikkōshū, một phái Phật giáo chủ trương lấy việc niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà làm gốc. Phái Ikkōshū đương thời khác với phái Jōdo Shinshū (Tịnh Độ Chân Tông), tuy nhiên việc Motonari chịu ảnh hưởng mạnh từ Phật giáo là việc xác thực. Ông tỏ ra gay gắt khi tiếp xúc với các giáo sĩ phương Tây và không có mấy hảo cảm đối với đạo Cơ đốc. + Motonari là một người rất hay viết và để lại rất nhiều thư từ. Năm Meiwa thứ 4 (1767), trong tập thi huấn của họ Mōri được biên soạt, người ta tìm thấy chừng 30 câu giáo huấn của Motonari nằm la liệt khắp sách. Tập giáo huấn mà Motonari gửi cho các con trai, thuyết giảng về tình đoàn kết giữa các huynh đệ vào năm Kōji thứ 3 (1557) có bề rộng tới 2.85 mét với cùng nội dung tương tự. Vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản, nghiên cứu văn thư như Yoshimoto Kenji đều cho rằng thư từ của Mōri Motonari rất dài dòng. Theo nhà nghiên cứu Yoshimoto Kenji thì có lẽ Motonari là người từng trải đời nên rất hay thuyết giáo kẻ khác. + Mōri Motonari có tài nhìn người. Akechi Mitsuhide trong thời kỳ còn phiêu bạt giang hồ, trau dồi võ nghệ có đến tìm Motonari để theo phục vụ. Motonari thấy được hung tướng trên khuôn mặt của Akechi, sợ hậu họa sau này nên ban cho nhiều tiền bạc rồi đuổi đi. Theo đánh giá của Motonari thì Akechi là người “tài trí minh mẫn, dũng khí có thừa. Nhưng dung mạo trông như con sói ngủ, hỷ nộ đều lộ cốt ra ngoài nên tinh thần thường không an định”. Sự thật, sau này Akechi theo lao động đường phố tá Oda Nobunaga rồi phản lại chủ, tự chuốc họa vào thân. Một lần khác có Yamamoto Kansuke cũng đến tìm Motonari xin theo, Motonari cho rằng Kansuke có tướng gian nên đã đuổi đi. Nguồn: vnsharing.net Bài đã có chỉnh sửa một chút so với bản gốc
hay wa' ... nào h chỉ biết sử sách Tàu khựa mà chả bit ji về JPan cả. Thich chơi shogun2 mà nhièu khi ko hiểu sử đã mất đi 1 phần lý thú. Phải theo sát topic này mới đc. Ai có link nào có đầy đủ giai thoại thời shogun ko ? Mình mún tìm hiểu kakaka.. tks chủ thớt nhá :)
Tình hình là vì thấy nhiều bạn có vẻ hâm mộ Takeda Shingen, nên tôi sẽ sưu tầm một bài về ông. Nói trước luôn là vẫn lấy thông tin từ nguồn vnsharing.net vì trong đó có một kho thông tin về Nhật Bản khá đồ sộ. Tất nhiên là có chỉnh sửa một chút so với bản gốc bên đó. Gia huy nhà Takeda Takeda Shingen-Con Hổ Xứ Kai(1521-1573) Chân dung Takeda Shingen theo minh họa của Koei Tuổi trẻ và bước đầu của một huyền thoại Ông vốn là con trưởng của Takeda Nobutora và là người thừa kế chính thống của nhà Takeda,tên là Takeda Katsuchiyo (“katsuchiyo” có nghĩa là “vạn thắng”), nhưng lại ko được Nobutora ưa thích. Một cuộc hôn nhân năm 13 tuổi của Katsuchiyo với con gái nhà Uesugi(cũ) ko thành, do cô dâu bệnh mất, làm mất đi một sự liên minh chiến lược với nhà Uesugi(cũ)-lúc đó còn làm chủ vùng Kanto. Mặc dù chàng trai trẻ Takeda Katsuchiyo (lúc này đã lấy tên trưởng thành gọi là Harunobu) đã thể hiện tài năng của mình trong trận thắng trước Hiraga Genshin năm 1536, nhưng Takeda Nobutora vẫn ko thay đổi ác cảm với Harunobu và thậm chí còn có ý định gửi Harunobu đến tỉnh Suruga (thuộc nhà Imagawa-có lẽ để lưu đày) để lập con thứ là Nobushige. Năm 1541, Harunobu đột nhiên nổi loạn với sự ủng hộ của hầu hết các gia tướng mạnh nhất của nhà Takeda. Nobutora nhanh chóng khuất phục thế lực của con trai mình và bị lưu đày, trớ trêu thay, đến tỉnh Suruga (được Yoshimoto, thủ lĩnh lúc này của nhà Imagawa thu nhận). Còn về phần Nobushige thì ko có sự chống đối gì anh mình và phục vụ đắc lực Harunobu đến khi hi sinh trong trận Kanawakajima thứ 4. Xứ Kai lại yên bình và Harunobu nhìn lên tỉnh Shinano rộng lớn ở phía Bắc dưới sự thống trị của 4 gia tộc samurai, đứng đầu là Murakami Yoshikiyo (1510-1573), Ogasawara Nagatoki (1519-1583), Suwa Yorishige (? -1542), và Kiso Yoshiyasu. Nhưng dường như họ cũng biết cảm thấy sự đe doạ của Daimyo mới lên-qua việc Harunobu củng cố các đạo quân trấn thủ phía bắc xứ Kai. Và “liên quân Shinano” tiến đến tỉnh Kai vào tháng 4 năm 1542, bị đánh úp và đại bại tại Sezawa dưới tay Takeda Harunobu. Harunobu cũng ko bỏ qua hiệu quả của chiến thắng Sezawa nên tiến vào Shinano cuối năm đó. Uehara và Kuwahara của nhà Suwa bị hạ nhanh chóng và Suwa Yorishige cùng em trai phải đầu hàng, được dẫn về Kai và buộc phải tự sát (hoặc bị giết) bởi tay Itagaki Nobutaka (mặc dù đã được Harunobu hứa tha mạng). Harunobu lần lượt đánh bại nhà Tozawa (1542) và Takato (1544-45), chiếm được thành Takato, bảo đảm một nửa lãnh thổ Shinano trong tay nhà Takeda. Cũng năm 1544, Takeda Harunobu tiến quân vào tỉnh Suruga dẫn đến hoà ước ‘tay ba” với Imagawa Yoshimoto và Hojo Ujiyasu trước khi kịp giao chiến cùng Hojo Ujiyasu, có lẽ là để rảnh tay chiếm Shinano. Một điểm khựng trong chuỗi chiến thắng của Takeda Harunobu có lẽ là trận thua Murakami ở thành Ueda (và mất 2 đại tướng là Amari Torayasu và Itagaki Nobutaka) năm 1548 khi lần đầu tiên đối đầu với vũ khí mới lạ: súng hoả mai. Nhưng Harunobu nhanh chóng lấy lại thế chủ động trong trận phản công đánh bại nhà Ogasawara, và thừa thế đuổi nhà Murakami cùng với nhà Ogasawara ra khỏi Shinano năm 1552. Năm 1551, Takeda Harunobu lấy pháp hiệu Shingen cùng với việc tu hành (tại gia, ko cạo đầu), một điều hơi kỳ dị đối với một Daimyo kiệt xuất nhất thời Sengoku với tài quân sự, chính trị, nhìn nhận thấu đáo. Giờ đây, cái Shingen cần có lẽ chỉ là một đối thủ ngang sức cản trở trên con đường thống nhất Nhật Bản và điều đó cũng đến ngay với hình thức một Daimyo kiệt xuất: Uesugi Terutora (hay nổi tiếng hơn với cái tên Uesugi Kenshin). Năm 1552, nhà Ogasawara và Murakami trốn đến Echigo cầu xin viện trợ của Uesugi Terutora, tất nhiên nhận được sự nhiệt tình hơn cả mong đợi (có lẽ là nhiệt tình vì Shinano chứ ko phải vì họ ). Thế là đầu năm 1554, trận Kanawakajima đầu tiên diễn ra giữa 2 kỳ phùng địch thủ ở bắc Shinano một cách thận trọng hay nhàm chán: sau một chút giao tranh, cả 2 lui binh. Nhưng, một huyền thoại đã bắt đầu. Hai người sẽ gặp nhau 4 lần nữa trên Knawakajima vào các năm 1555, 1557, 1561 và 1564. Các cuộc đụng độ đó thường dẫn đến một trận chiến nhàm chán thường niên bằng cách nhìn nhau rồi lui binh (!?) ngoại trừ trận Kanawakajima 1561, đó là một trong các trận chiến ác liệt và đẫm máu nhất của thời Sengoku với kết quả là sự tổn thất binh lực của cả 2 bên và chỉ làm lợi cho láng giềng của họ (đặc biệt là Hojo Ujiyasu). Nhưng Takeda Shingen có lẽ cảm thấy tổn thất hơn với sự hi sinh của 2 đại tướng là Takeda Nobushige, em ruột Shingen, và Yamamoto Kansuke trong trận chiến đó. Ko những vậy, trong vòng 5 năm, Takeda Shingen diễn ra 2 cuộc nội biến với sự nổi loạn của cháu trai năm 1560 (gọi bằng bác) và con trai Yoshinobu năm 1565 (với sự trợ lực của Obu Toramasa, vệ sĩ riêng của Shingen từ nhỏ), tất nhiên dẫn đến cái chết của cả 3 người. Nhưng thế lực của nhà Takeda vẫn ko hề giảm sút mà còn mạnh mẽ hơn hết sau năm 1564, khi Takeda Shingen thu thập nốt phần còn lại của tỉnh Shinano rộng lớn, và bắt đầu nhìn sang tỉnh Kozuke bằng việc Shingen hạ 2 thành của nhà Uesugi ở đó. Các năm kế tiếp, Shingen dành thời gian thu phục các khu vực nhỏ lân cận và chỉnh đốn việc nội trị, trong đó có thành quả to lớn là công trình đập nước sông Fuji (những năm 1560), có giá trị ảnh hưởng lâu dài mãi đến sau thời Sengoku và được coi là 1 trong các thành quả kinh tế lớn nhất của thế kỷ 16..... Mở rộng lãnh thổ: Đến năm 1568, Takeda Shingen lại động binh, lần này là xuống phía nam với ý định chiếm cứ phần đất còn lại của nhà Imagawa, giờ đang trong sự lãnh đạo tồi tệ của Ujizane-con trai của Imagawa Yoshimoto(mất năm 1560 dưới tay Oda Nobunaga). Trước đây, con trai của Shingen là Yoshinobu đã cưới em gái của Ujizane nhưng kể từ khi Yoshinobu mất (do nổi loạn năm 1565) thì quan hệ hai nhà càng ngày càng tệ. Takeda Shingen đã ký kết một hoà ước với Tokugawa Ieyasu (ở Mikawa) chia đôi phần đất còn lại của nhà Imagawa (dù hòa ước này ko tồn tại đủ lâu), và kết cục là tỉnh Totomi rơi vào tay Ieyasu, còn Shingen chiếm được tỉnh Suruga, tiêu diệt thế lực cuối cùng của nhà Imagawa (mặc dù nhà Imagawa vẫn còn tồn tại). Cùng với thành công là kẻ thù, Hojo Ujiyasu hoặc cảm thấy nguy hiểm cho biên giới tỉnh Sagami hoặc cảm thấy tiếc rẻ tỉnh Suruga, tiến binh xâm phạm biên giới nhà Takeda nhiều lần với vài chiến thắng đáng lo ngại. Mối lo ngại đó chọc giận Takeda Shingen và năm 1569, quân Takeda tiến vào Sagami, bao vây thành Odawara dễ dàng. Nhưng Shingen cũng ko làm gì được tòa thành vững chắc nhất Nhật Bản thời bấy giờ và rút quân chỉ sau 1 tuần bao vây (trên đường về đánh bại một đội quân phục của nhà Hojo Mimasetoge). Giờ đây, vào năm 1570, Takeda Shingen có một lãnh thổ gồm 3 tỉnh Kai, Suruga và Shinano(mặc dù một phần nhỏ phía bắc nằm trong tay Uesugi Kenshin) cùng với một phần Kozuke, Hida và Totomi. Ở tuổi 49, Shingen trở thành Daimyo mạnh nhất đông Nhật tính từ Mino, cùng với tài quân sự, chính trị kiệt xuất và một đội ngũ tướng lĩnh tài ba (thường gọi là “Shingen Nhị thập tứ tướng”, gồm 24 đại tướng của nhà Takeda), được hỗ trợ bởi các kỵ binh uy mãnh của xứ Kai. Ko chỉ như vậy, cùng lúc đó thì một trong “tam hùng” của Kanto, Hojo Ujiyasu, qua đời. Con trai là Hojo Ujimasa nhanh chóng ký một hoà ước với Shingen, cũng là một bản “báo tử” với Tokugawa Ieyasu, giờ đây đang đối đầu với Shingen qua việc dời đô đến Hamamatsu, tỉnh Totomi, gần biên giới Suruga năm 1570. Ieyasu dường như còn cố châm thêm dầu vào lửa khi bắt liên lạc và ký hòa ước liên minh tương trợ với Uesugi Kenshin. Shingen đủ lí do coi đây là một hành động khiêu khích và tiến quân vào Totomi, đánh hạ thành Futamata năm 1572 (mặc dù có lẽ là vì Shingen nhận thấy cơ hội tiến vào Kyoto của mình khi shogun-bù-nhìn Ashikaga Yoshiaki gửi thư cầu viện trợ). Mùa đông năm 1572, quân Takeda tiến đến thành Hamamatsu và trận chiến Mikata ga hara diễn ra với thất bại của Tokugawa Ieyasu (và một ít quân Oda). Bất ngờ là Takeda Shingen bỗng rút quân về, ko tiến tiếp nữa. Nguyên nhân của việc đó ko được biết nhưng có khả năng cao là vì Shingen cho rằng có thể tiêu diệt cả Ieyasu và Nobunaga chỉ trong một chiến dịch nữa nên muốn rút về đợi đến sang xuân. Điều đó ko bao giờ có thể xảy ra được, vì mùa xuân năm 1573 khi đang vây thành Noda ở Mikawa (tỉnh nhà của Tokugawa Ieyasu) thì Takeda Shingen qua đời ở tuổi 51. Nguyên nhân được cho là Shingen trúng đạn rồi trở nặng mà mất hoặc bệnh mất; với nguyên nhân thứ nhất có vẻ hợp lý hơn khi Shingen mới chỉ 51 tuổi, khó mà bị quật ngã bởi một căn bệnh. Takeda Katsuyori lên kế vị, một thảm hoạ cho nhà Takeda vì Katsuyori ko thể sánh kịp người cha tài ba của mình. Takeda Shingen, con hổ xứ Kai, là một daimyo kiệt xuất của thời Sengoku với những điều tuyệt vời và tệ hại nhất mà một lãnh chúa có thể có. Shingen có một tính cách đáng quý hoặc tệ hại tuỳ lúc. Trước đây, khi hạ nhà Suwa, Shingen đã ra lệnh giết hoặc buộc họ tự sát mặc dù đã ký hòa ước hứa bảo toàn mạng sống cho Suwa Yorishige cùng em trai. Sau đó lại còn cưới cả con gái của Yorishige, bất chấp đó là cháu ruột của mình (thông qua em gái Shingen gả cho nhà Suwa), một đòn chính trị với nhà Suwa (cùng với nhân dân ủng hộ họ) hoặc một biểu hiện tính háo sắc của Shingen!!! Vào năm 1565 thì đày con trai Yoshinobu và vệ sĩ trung thành trước đây, Obu Toramasa, vào chùa rồi lệnh cho họ tự sát (dường như là vậy vì cái chết của họ ko rõ ràng) vì âm mưu phản loạn trước đó. Tài năng trong nội trị của Shingen cũng chẳng kém gì tài quân sự, mặc dù vẫn thể hiện sự bất thường của Shingen: một mặt, Shingen lập ra 2 vạc dầu để luộc sống một số tội phạm (!!) (bị Tokugawa Ieyasu dẹp bỏ sau này khi chiếm Kai), mặt khác, Shingen là daimyo đầu tiên thay thế các cực hình để xử lý những vụ tranh chấp, ẩu đả bằng hệ thống tiền phạt-điều làm cho Shingen được lòng kính ngưỡng của nhân dân- và cũng là một trong số ít các daimyo thu thuế mọi thần dân của mình như nhau (tức là kể cả các gia tộc Samurai lẫn các tổ chức Phật giáo vốn được miễn giảm thuế) bằng vàng hoặc thóc (đi trước các daimyo khác). Hệ thống quản trị của Shingen quá tốt đến nỗi sau này, khi Tokugawa Ieyasu phải thay đổi hệ thống kinh tế, quản trị của mình thì Ieyasu đã lấy gần như toàn bộ hệ thống của Shingen để lại và đó là nền tảng của nền kinh tế chính trị Kandaka mà nhà Mạc (Tokugawa) sử dụng hơn 250 năm!!! Chuyện kể rằng khi hấp hối trên giường thì Shingen đã cho gọi đại tướng Yamagata Masakage vào và bảo cắm cờ hiệu của mình trên cầu Seta, cổng truyền thống phía đông dẫn đến Kyoto. Takeda Shingen rồi mới nằm xuống giường và qua đời. Hậu duệ Takeda Katsuyori và trận Nagashino Takeda Katsuyori Takeda Katsuyori là con trai thứ ba của Takeda Shingen, người duy nhất còn lại của họ Suwa (bản thân Katsuyori chỉ được công nhận là họ Suwa chứ không được xem là một người của Takeda). Năm 1542, Takeda Shingen đánh bại Suwa Yorishige và bắt con gái của Suwa làm con tin. Shingen đã yêu công nương Suwa và sinh hạ Katsuyori năm 1546. Điều này gây ra rất nhiều chuyện phiền phức cho Shingen : +Thứ nhất, đây có thể xem là loạn luân vì theo vai vế, công nương Suwa là cháu gái của Takeda Shingen. +Thứ hai : Công nương Suwa là con tin của một dòng họ bị đánh bại, không thể nào sánh với vợ chính thức của Shingen là phu nhân Sanjo - một công nương quý tộc. Mặc dù Shingen rất thương Katsuyori nhưng ông phải đặt tên Katsuyori theo họ Suwa là Suwa Katsuyori (tương đương với ý nghĩa là con hoang) Nhưng Shingen vẫn thương Katsuyori nhất trong các người con có lẽ vì thương cho số phận của chú bé (Công nương Suwa chết vì bệnh lao khi còn rất trẻ, bản thân của chú bé Katsuyori còn bị săn đuổi bởi những samurai cũ của Suwa muốn giết chú bé để xoá đi vết ô nhục của họ Suwa). Shingen luôn mang theo Katsuyori trong các cuộc chiến và ở đó Katsuyori trở thành một chiến binh dũng cảm giỏi giang. Năm 1565, Takeda Yoshinobu con trai truởng của Shingen (con phu nhân Sanjo) nguời kế vị chính thức của họ Takeda âm mưu nổi loạn và bị buộc phải tự sát. Đây là một sự kiện gây nhiều tranh cãi cho các nhà sử học : phải chăng Takeda Yoshinobu bị buộc phải tự sát vì nổi loạn hay là Shingen muốn Katsuyori kế vị (vì con thứ hai của Takeda bị mù và đã quy y). Sau đó Shingen cho con trai của Katsuyori là Nobukatsu là nguời kế vị còn Katsuyori là nguời bảo vệ ngôi vị cho con mình (Katsuyori kết hôn với con gái nuôi của Oda Nobunaga). Katsuyori rất giỏi trên chiến truờng,ở các trận chiến, Katsuyori chiến đấu rất dũng cảm. Nhưng cho đến 1573, Shingen chết đột ngột, Katsuyori bất ngờ phải thừa kế một bộ máy chiến tranh Takeda và một hệ thống cai trị đồ sộ mà Shingen tốn 30 năm để dựng nên (và có lẽ chỉ dành cho Shingen) . Katsuyori chấp nhận thử thách và gánh trên vai cuộc chiến với Tokugawa Ieyasu, Katsuyori định đánh hạ thành Taketenjin vào nâm 1974 và năm sau diệt luôn Tokugawa. Đầu tiên, Katsuyori đem quân đánh lấy thành Hamamatsu, do có nôi ứng trong thành sẽ mở toang cửa thành khi quân Takeda kéo đến. Nhưng thật không may cho Takeda vì Tokugawa đã phát hiện ra . Do đó, Takeda Katsuyori chuyển hứơng tấn công sang Nagashino. Nhưng Nagashino là một bức tường vững chắc, các tướng sĩ trong thành chiến đấu ngoan cường quyết giữ lấy thành. Tokugawa Ieyasu muốn đến cứu Nagashino nhưng lúc này Tokugawa không thể chống lại Takeda một mình. Và Tokugwa Ieyasu đi một nước bài liều, gửi một lá thư cho Oda Nobunaga : Đại ý là hăm dọa Oda rằng Tokugawa sẽ hàng Takeda chống lại Oda (Thực chất là thư xin giúp đỡ). Oda không còn cách nào khác là phải đem quân đến cứu Tokugawa. Oda Nobunaga đem 30000 quân cùng với hầu hết các tướng giỏi nhất của mình kể cả Shibata Katsuie, Toyotomi Hideyoshi và Takigawa Kazumasu đi đánh Takeda. Còn về phần Tokugawa thì góp 8000 quaân. Tháng 6 năm 1575, liên quân Oda - Tokugawa đưa Takeda vào tình thế khó khăn. Quân Takeda còn 14000 quân và hầu hết đã mệt mỏi, các tướngTakeda khuyên Katsuyori nên rút quân về. Katsuyori đã bỏ ngoài tai lời khuyên của các tướng, không thể trở về tay không đươc và cho rằng đây là một cơ hội tốt để tiêu diệt một lúc Oda lẫn Tokugawa luôn thể. Thực chất không phải là Katsuyori ngu hay là quaù tham chiến mà là không còn lựa chọn nào khác. Nếu Katsuyori rút quân về thì họ Takeda sẽ gặp khó khăn lớn, và đứng dứơi cương vị của một lãnh đạo, Katsuyori không thể trốn chạy được. Katsuyori vẫn hy vọng về chiến thắng của Takeda. Thực chất Katsuyori có cơ hội chiến thắng. Nhưng .... đáng buồn thay. Katsuyori chia quân ra làm 2 : 2000 tiếp tục chiếm Nagashino, 12000 đem quân chống lại Oda - Tokugawa. Katsuyori dựa vào trời mưa để tấn công vì trời mưa súng của quân Oda không thể sử dụng được. Nhưng thời tiết thất thường tháng 6 cũng đã giết chết quân Takeda. Đầu tiên, đêm 27, Sakai Tadatsugu (quân Tokugawa) tấn công vào trại Takeda, giết chết Takeda Nobuzane (chú của Katsuyori). Sáng hôm sau, trời không mưa. Katsuyori không còn cách nào khác, dựa vào sức mạnh kỵ mã của Takeda tấn công Oda - Tokugawa với 38000 quân với súng và một địa thế thuận lợi. Yamagata Masakage và Naito Masatoyo, hai người trong số các tướng giỏi nhất của Takeda tử trận, Yamagata thì bị chết dưới làn đạn còn Naito thì bị giáo đâm chết. Rồi đến các tướng giỏi khác của Takeda ngã xuống. Oda cho Ashigaru tràn lên tiêu diệt quân Takeda. Cuộc chiến này gần như là một cuộc tàn sát thì đúng hơn. Sau hơn một giờ sau, Katsuyori buộc phải chạy và Baba Nobuharu (tướng Takeda) bảo vệ Katsuyori cho đến khi bị giết. Katsuyori đã bỏ lại 10000 quân Takeda chết tại Nagashino. Nhà Takeda không còn gượng dậy nữa. Chính Tokugawa Ieyasu đã nói :" Nếu Takeda Katsuyori không nóng vội tấn công mà đóng quân ở ngoài sau sông Takigawa, tại đó có thể giữ vững được. Ta không đánh được tất phải rút về nghỉ ngơi thì Takeda có thể nhân cơ hội đó để tấn công chúng ta, lúc đó 1 có thể chọi lấy 10, ta sẽ thua. Takeda Katsuyori đúng là ngu" (Nguyên văn : He was such a fool). Sự sụp đổ của Takeda Sau trận thua ở Nagashino, Katsuyori càng bị mất lòng tin ở người dân. Năm 1581, Taketenjin trở về tay Tokugawa. 1582, Kiso Yoshimasa nổi loạn ở Shinano. Vài tháng sau, liên quân 3 nhà : Oda - Tokugawa - Hojo tấn công Kai và Shinano. Đa số quân Takeda bỏ quên chủ tướng của họ, và Takeda Katsuyori đã thấy được đoạn cuối của đời mình, cùng với Takeda Nobukatsu con trai duy nhất tự sát tại Temmokuzan khi mà những tướng còn trung thành với Takeda chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Takeda không còn nữa. Oda tỏ ra hả hê trước cái chết của Katsuyori. Ngược lại, Tokugawa Ieyasu tỏ ra thương tiếc cho Katsuyori, ra sức bảo vệ các tướng trung thành với Takeda không bị Oda xử tử. Takeda sụp đổ là lý do vì đâu ? Phải chăng do Katsuyori ngu si. Không phải, có lẽ lý do lớn nhất là ở cái chết của Shingen. Nếu Shingen không chết đột ngột mà chỉ già đi rồi về hưu, truyền lại cho Katsuyori, lúc đó sẽ khác, Katsuyori rất có thể kế thừa tốt Shingen. Cái chết của Shingen là một cú sốc lớn cho chính Katsuyori và tất cả mọi người. Có thể tổng kết 2 điều sau : 1 : Cái bóng quá lớn và cái chết của Shingen 2 : Những bước đi sai lầm của Katsuyori tại Nagashino (cũng do nguyên nhân 1 mà ra) Bonus: Nhị Thập Tứ Tướng (Nhà Takeda) 1. Takeda Nobushige(1525-1561): Là em ruột của Takeda Shingen, Nobushige lúc trước đã được cha định chọn làm kế vị thay cho Takeda Shingen. Tuy nhiên, sau này khi Takeda Shingen bắt Takeda Nobutora đi đày, đoạt lấy đại quyền thì Nobushige cũng ko hề tỏ ý thù địch gì và trở thành một trong các đại tướng của Shingen tài ba cả trong võ nghệ lẫn kiến thức (nên mới có tên ở đây ^_^). Năm 1561, trong trận chiến Kanawakajima thứ 4, Takeda Nobushige dẫn quân ngăn đợt tấn công trực diện của nhà Uesugi và bị đại tướng Kakizaki Kagaie chém đầu (và được Yamadera Nobuaki lấy lại thủ cấp). Nobushige từng soạn quyển luận Takeda, gồm 99 quy tắc cho các thành viên gia tộc Takeda. 2. Takeda Nobukado(1529-1582): Là một em trai khác của Takeda Shingen, ko tài ba trong quân sự nhưng là một họa sĩ tài ba và một người ham học hỏi, Nobukado nhiều lần thay thế vị trí của Shingen. Sau khi Shingen qua đời, Nobukado ở giữ thành Takato tỉnh Shinano đến khi giao lại cho con rể để dưỡng lão. Tuy nhiên, Nobukado cũng ko thoát khỏi số phận của nhà Takeda, bị bắt năm 1582 bởi quân Oda và bêu đầu ở Zenkoji (chùa Zenko) tỉnh Shinano. 3. Ichijo Nobukatsu(?-1582): Một em trai khác mẹ của Takeda Shingen, Ichijo từng tham gia nhiều trận chiến nổi tiếng như Mikata ga hara và Nagashino năm 1575. Cuối cùng, Ichijo bị xử trảm cùng con trai Nobunari khi Tokugawa Ieyasu bắt được (cùng với Oda Nobunaga). 4. Takeda Katsuyori(1546-1582): (Xem chi tiết trong “sự sụp đổ của nhà Takeda”) 5. Akiyama Nobutomo(1526-1575): Từng ở giữ Takato nhiều năm đến khi giao nó lại cho Takeda Nobukado để đem quân đánh lấy Iwamura dưới thời Takeda Shingen, Akyama giữ thành Iwamura ngăn cản các cuộc tấn công của Oda Nobunaga dưới thời Takeda Katsuyori từ sau trận Nagashino. Dù đẩy lui được lần đầu nhưng đến lần sau thì thành Iwamura bị hạ, Akiyama bị xử trảm. 6. Amari Torayasu(?-1548): Một đại tướng tài ba của Takeda Nobutora và sau đó là của Takeda Shingen nhưng hi sinh trong trận chiến Uedahara, bởi thứ vũ khí lần đầu xuất hiện trên chiến trường Kanto: súng hoả mai! 7. Anayama Nobukimi(1541-1582): Trờ thành em rể của Takeda Shingen và tham gia nhiều chiến dịch của nhà Takeda (trong đó có các trận chiến Kanawakajima 1561, Minowa 1566, Odawara 1569, Mikatagahara 1573 và Nagashino 1575), Anayama sau được giữ thành Ejiri. Dưới thời của Shingen, Anayama được coi là một chuyên gia chất nổ nhưng chạy theo phe Oda Nobunaga năm 1582 và bị ám sát sau đó, có lẽ bởi các tướng lĩnh khác của nhà Oda. 8. Baba Nobufusa(1514-1575): Đại tướng khá nổi tiếng trong số 24 tướng về sự dũng mãnh và kiến thức. Baba Nobufusa (hay Nobuharu) xuất hiện trong tất cả các trận chiến nổi tiếng của Takeda Shingen (như trận Kanawakajima 1561 mà Baba cùng Kosaka lãnh 1 cánh quân đi bọc hậu Uesugi Kenshin). Sau khi Shingen qua đời, Baba tiếp tục thờ phụng Takeda Katsuyori với lòng trung nhất mực, mặc dù Katsuyori ko nghe theo kế hoạch của Baba dẫn đến trận đại bại Nagashino 1575. Mặc dù Baba sống sót sau đợt tấn công buổi sáng (chết hơn 10000 quân Takeda) nhưng đã lãnh một đội quân nhỏ ngăn quân Oda-Tokugawa truy sát Katsuyori và hi sinh trong trận chiến đó. Trước trận chiến Nagashino (tức là trước khi tử trận), Baba Nobufusa chưa bao giờ bị thương trong bất kỳ trận chiến nào. 9. Hara Toratane(1497-1564): Từng là chư hầu cho nhà Chiba tỉnh Shimosa, Hara Toratane sau đó theo lao động đường phố Takeda Nobutora và nổi tiếng là một mãnh tướng của nhà Takeda sau trận chiên tiêu diệt nhà Fukushima năm 1521. Sau này Hara từng bỏ sang nhà Hojo một thời gian ngắn nhưng được thuyết phục quay lại năm 1553 và đóng vai trò quan trọng trong các trận chiến chiếm tỉnh Shinano rồi qua đời do vết thương ở trận Warikadake 1561. Hara nổi tiếng trên chiến trường với hơn 50 lần bị thương sau 30 trận chiến (ko phải tại võ nghệ kém cỏi đâu nhé ^_^), và trớ trêu là sau khi qua đời, chức Mino no Kami của Hara Toratane lại được phong cho Baba Nobufusa, người cũng rất nổi tiếng vì chưa bao giờ bị thương trên chiến trường (đến khi tử trận nagashino 1575)! 10. Hara Masatane(?-1575): Vốn có họ hàng với Toratane do có cùng tổ tiên, Masatane cũng là một mãnh tướng của nhà Takeda. Hara Masatane lãnh quân tiên phong xung trận Nagashino 1575 và, cùng với hơn 5000 kỵ binh Takeda, bị bắn hạ bởi đội súng hỏa mai 3000 người của Oda Nobunaga! 11. Itagaki Nobutaka(?-1548): Itagaki Nobutaka trước tiên là một đại tướng của Takeda Nobutora nhưng lại là người bày mưu cho Takeda Shingen lật đổ Nobutora. Trở thành quân sư đắc lực của Shingen, Itagaki nổi tiếng trong các mưu kế và chiến thuật, đã bày kế dụ nhà Suwa đầu hàng Shingen (và bị giết ngay sau đó!) năm 1542, ngoài ra còn tổ chức một hệ thống gián điệp cho Shingen. Trong trận Uedahara, Itagaki tử trận vì bất cẩn khi đối đầu với quân Murakami. 12. Kosaka Masanobu(1527-1578): Ban đầu chỉ là một vệ sĩ của Takeda Shingen rồi dần trở thành đại tướng dưới trướng Shingen, Kosaka được giao giữ thành Kaizu ở phía bắc tỉnh Shinano. Khi Uesugi Kenshin đem quân đến Kanawakajima năm 1561, Kosaka được giao nhiệm vụ cùng Baba Nobufusa lãnh 1 đội quân tập hậu trại của Kenshin trên đỉnh Saijo nhưng đến sau khi Kenshin đã nhổ trại tấn công trực diện Shingen! Baba và Kosaka liền đem quân đánh úp phía sau kịp lúc, cứu được Takeda Shingen một trận thua khủng khiếp. Sau khi Shingen qua đời và lúc trận chiến Nagashino diễn ra, Kosaka may mắn đang thăm dò lực lượng biên phòng của Uesugi Kenshin ở phía bắc Shinano. Khi nghe tin bai trận từ Nagashino, Kosaka nhanh chóng dẫn quân về yểm trợ cho Takeda Katsuyori rút quân. Mặc dù vậy, Kosaka ko có được sự tin dùng của Katsuyori và qua đời ở ngoại vi biên giới Takeda vì bệnh. Các con của Kosaka đều tử trận hoặc bị xử trảm sau khi quân Oda tiêu diệt nhà Takeda. 13. Naito Masatoyo(1522-1575): Naito là một trong các đại tướng được tin cậy nhất của Takeda Shingen, được tham gia tất cả các trận chiến nổi tiếng của Shingen. Trong trận Mikata ga hara 1573, Naito thể hiện mình bằng việc lãnh quân xông thẳng vào xé nát đội hình quân Tokugawa. Naito được giao lãnh quân tiên phong cùng với Hara Masatane trong trận Nagashino 1575, trúng hàng chục mũi tên trước khi bị chém ngã bởi Asahina Tasukatsu. Dù vậy, Naiyo ko được phong chức cao trong quân Takeda, theo một số ý kiến thì có lẽ là vì Naito chống lại việc Shingen xử tử con trưởng Yoshinobu năm 1565. 14. Obu Toramasa(1504-1565): Được nhận làm con nuôi nhà Obu, Toramasa là tướng của Takeda Nobutora rồi sau là vệ sĩ của Shingen. Đến khi Shingen nắm đại quyền thì Obu trở thành sư phụ của con trưởng của Shingen là Takeda Yoshinobu. Obu từng chống lại đợt tấn công của 8000 quân Uesugi Kenshin với chỉ 800 quân, giữ vững thành Uchiyama. Nhưng cuối cùng, Obu Toramasa bị buộc tự sát năm 1565 vì (nghi ngờ) có dính líu đến việc Yoshinobu (định) tạo phản. Obu có phong cách cho lính mình trang bị toàn đỏ, điều này được học theo bởi Yamagata Masakage, em ruột Obu. 15. Oyamada Nobushige(1539-1582): Oyamada phục vụ Takeda Shingen tích cực trong các trận chiến như Kanawakajima 1566 và Mikata ga hara 1573. Dù là một tướng lĩnh tài ba, Oyamada bỏ rơi Takeda Katsuyori khi liên quân Oda-Tokugawa sắp tiến tới tiêu diệt nhà Takeda. Nhưng oda Nobunaga, dường như ko ưa tất cả thứ gì có liên quan đến Takeda, cho rằng một samurai ko bao giờ được phản bội và xử tử Oyamada. 16. Saigusa Moritomo(1537-1575): Saigura là con rể của Yamagata Masakage và một đại tướng của nhà Takeda. Saigura đã chiến đấu tại Mikata ga hara năm 1573 và hi sinh trong trận Nagashino năm 1575 cùng lúc với Takeda Nobuzane. 17. Sanada Yukitaka(1512-1574): Yukitaka được cho là con của Unno, 1 trong các daimyo tỉnh Shinano. Sau khi nhà Unno bại trận năm 1541, Yukitaka theo nhà Nagato và nổi danh đến nỗi Takeda Shingen mời Yukitaka về theo mình năm 1544. Là một dũng tướng và quân sư tài ba, Yukitaka nhiều lần hỗ trợ Shingen trong các chiến thuật quân sự. Sau khi Shingen qua đời thì Yukitaka cũng qua đời vào năm sau. 18. Sanada Nobutsuga(1537-1575): Là con trưởng của Yukitaka, Nobutsuga tham gia nhiều trận chiến và là một mãnh tướng của nhà Takeda. Nobutsuga ko tránh khỏi số phận khi lãnh 200 kỵ binh xung trận ở Nagashino 1575, hi sinh cùng em trai Masateru. 17. Sanada Masayuki (cha của Sanada Yukimura) (1544-1608): Masayuki trở thành thủ lĩnh nhà Sanada khi 2 anh trai đều tử trận ở Nagashino 1575. Cáhn nản với Takeda Katsuyori, Masayuki tự mở rộng lãnh thổ từ lâu đài Ueda, tỉnh Shinano, sang tỉnh Kozuke. Sau khi Tokugawa Ieyasu chiếm lãnh thổ nhà Takeda và kí hòa ước giao một phần lãnh thổ cho nhà Hojo, trong đó có lãnh thổ của Masayuki ở Kozuke nhưng Masayuki từ chối việc đó và còn đẩy lui một đạo binh của Ieyasu gửi đến. Sau đó Masayuki gửi con trưởng Nobuyuki cho Ieyasu làm con tin, con thứ Yukimura cho Uesugi Kagekatsu làm con tin. Đến chiến dịch Seki ga hara 1600 thì Masayuki cùng con trai về phe Tây Quân, bảo vệ thành Ueda trước 38000 quân của Tokugawa Hidetada nhưng cũng bị đi đày sau khi Tokugawa Ieyasu chiến thắng trận Seki ga hara. Masayuki ẩn dật ở Kudoyama, tỉnh Kii đến khi qua đời. 18. Tada Mitsuyori(1501-1563): Phục vụ Takeda Nobutora và Takeda Shingen trong vai trò thủ lĩnh bộ binh của gia-tộc-kỵ-binh Takeda trong suốt 29 trận chiến, Tada chiến đấu dưới sự chỉ huy của Itagaki Nobutaka. Tada nổi tiếng với kỹ năng tác chiến ban đêm và được Shingen sử dụng trong trận Sezawa(1542). Tada mất năm 1563. 19. Tsuchiya Masatsugu(1545-1575): Chiến đấu trong nhiều năm dưới trướng Takeda Shingen, Tsuchiya đã định tự sát khi Shingen qua đời năm 1573 nhưng được Kosaka thuyết phục tiếp tục phục vụ nhà Takeda. Nhưng 2 năm sau, Tsuchiya cũng bị bắn hạ trong trận Nagashino khi chiến đấu với quân Oda-Tokugawa. 3 con trai của Tsuchiya có mặt trong số những thuôc hạ cuối cùng của nhà Takeda, liều mạng cầm chân quân Oda cho Takeda Katsuyori mổ bụng tự sát! 20. Yamagata Masakage(1524-1575): Yamagata là em ruột của Obu Toramasa và trở thành thuộc hạ nhà Takeda năm 1565 rồi nhanh chóng leo lên vị trí hàng đầu trong các tướng của Takeda Shingen. Giống như anh trai Obu, Yamagata thích trang bị cho bản bộ binh của mình toàn màu đỏ và được gọi là “Hồng Hỏa Quân”. Là một mãnh tướng của Shingen, Yamagata đã quyết định chiến thắng trong trận Mimasetoge (1569) bằng đợt tấn công dữ dội thẳng vào hàng ngũ quân Hojo. Năm 1575 ở Nagshino, Yamagata hi sinh khi lãnh cánh trái của Katsuyori tấn công quân Oda-Tokugawa, một kế hoạch mà Yamagata và Baba cùng vài tướng khác đã phản đối. Theo truyện kể, Tokugawa Ieyasu đã thú nhận rằng mình sợ Yamagata Masakage nhất trong các tướng lĩnh của nhà Takeda. 21. Yamamoto Harukyu(1501-1561): Yamamoto là thuộc hạ của nhà Imagawa và được Itagaki Nobutaka giới thiệu cho Takeda Shingen, nhanh chóng xếp hàng đầu trong các tướng và là quân sư thân cận của Shingen. Chính Yamamoto đã bày mưu giúp chiếm một số thành quan trọng của tỉnh Shinano dù cho bị khiểng một chân và chột một mắt. Kế hoạch mà Takeda Shingen dùng trong trận Kanawakajima thứ tư năm 1561 do chính Yamamoto bày ra (làm cho nhà Takeda suýt thua và tổn thất ko ít), và Yamamoto đã tự sát sau khi bị thương quá nặng. Yamamoto được coi là tác giả của quyển sách chiến thuật Heiko Okugi Sho, được chính Shingen nghi vấn vài điều trong đó. Tuy nhiên, sử gia hiện đại cho rằng các chuệyn về Yamamoto đều phóng đại hay là được chế ra để đề cao tài trí Yamamoto và giảm bớt tài năng của Shingen. 22. Yakota Takatoshi(?-1550): Ko phải là một đại tướng tài ba nhưng Yakota là một chiến binh dũng mãnh và bắn tên rất tài, đến nỗi Shingen đem Yakota làm gương bảo các tướng khác học tập. Tuy nhiên, Yakota hi sinh trong trận giáp chiến với quân Murakami tại Toishii, tỉnh Shinano năm 1550. 23. Sone Masayo(?_?): Một tên tuổi bí ẩn của nhà Takeda, chỉ biết rằng Sone từng nổi lên trong trận Mimasetoge. Sau khi nhà Takeda sụp đổ, Sone theo lao động đường phố nhà Tokugawa và thường được coi là 1 trong 24 đại tướng của Shingen. 24. Obata Nobusada(1540-1592): Gia nhập hàng ngũ tướng lĩnh Takeda năm 1560, trở thành một tướng đáng tin cậy nhất của Shingen, được giao cho nắm giữ các đạo quân lớn ở Mimasetoge năm 1569 và Mikata ga hara năm 1573. Trong trận Nagashino, Obata lãnh khoảng 500 quân và may mắn sống sót sau trận chiến đến khi nhà Takeda sụp đổ năm 1582. Obata bèn chạy sang thành Ueda với Sanada Masayuki, tiếp tục chống lại Tokugawa! Trong số Nhị Thập Tứ Tướng của nhà Takeda thì đã có 5 người hi sinh trong trận Nagashino 1575 và 6 người hi sinh khi quân Oda-Tokugawa diệt nhà Takeda (ko tính Katsuyori) đủ thấy cái dũng thất phu của Takeda Katsuyori trong trận Nagashino quan hệ lớn đến thế nào! Các tướng tài cùng đạo kỵ binh hùng mạnh là xương sống của nhà Takeda, thế mà Katsuyori vứt gần hết sau trận chiến đó!