Thành phần hóa học trong Sơn tra Về thành phần hoá học trong sơn tra có các acid hữu cơ: Crategolic acid, Ursolic acid, Linoleic acid, Malic acid, Oxalic acid, Succinic acid, Palmitic acid, Oleic acid, Stearic acid, Acetic acid, Citric acid, Linolenic acid, Tanin, Acetylcholine, Phytosterrin. Tác dụng chữa bệnh của cao Sơn tra Theo y học cổ truyền, sơn tra thuộc vào nhóm thuốc tiêu thực hóa tích, hoạt huyết tán ứ, chủ trị các chứng sán khí, đau tinh hoàn kiện vị, khoan cách, tích trệ, đầy bụng, tiêu chảy, sản hậu ứ trệ đau bụng, nước ối ra không dứt, … Sơn tra có khả năng phòng chữa bệnh về máu, tim, cải thiện sự hoạt động của tim, giúp giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu cho động mạch vành, gây kích thích hệ thống thần kinh trung ương hưng phấn, giảm cholesterol, giảm huyết áp, lợi tiểu. Cao dược liệu chiết xuất từ Sơn tra có tác dụng làm an thần, tốt cho tim đặc biệt là ở người già. Cao Sơn tra có tác dụng hoạt huyết, làm tan huyết ứ ở các vết thương do bị ngã. Mặt khác, sơn tra còn giúp co bóp tử cung, có tác dụng thúc đẻ đối với phụ nữ sắp sinh và thúc đẩy co tử cung sau khi sinh. Cao chiết xuất từ Sơn tra có tác dụng làm hạ lipid trong máu và giảm xơ vữa động mạch bằng cơ chế tăng nhanh bài tiết cholesterol (không phải chống hấp thu cholesterol) nên giúp giảm cân, ngăn ngừa bệnh béo phì và rối loạn lipid máu. Với triệu chứng hay bị đầy bụng do ăn nhiều đồ mỡ, chiên, xào, sử dụng sơn tra sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng đầy hơi khó tiêu, giảm lượng chất béo no không tốt hấp thu vào cơ thể.