Tam Quốc Chiến Loạn Truyện

Thảo luận trong 'RTK và others' bắt đầu bởi Titan42, 16/6/11.

  1. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Lúc trước mình cũng có viết, nhưng mà vì lý do thi ĐH và gia đình chuyển sang định cư tại Đà Nẵng ... mà không kịp cáo lỗi với các bạn.
    Trong khoảng thời gian, mình cũng mong muốn viết truyện lắm lắm, ở nhà thì ngồi viết nháp, suy nghĩ nhiều và vừa chơi thì vừa suy nghĩ ...
    Nay mình lấy lại tạm cái bản đồ như bài trước mà ở đây thì có chút đính chính là ở phần Lưu Bị. Lưu Bị là sau đó chiếm Vĩnh An và đã nhập thẳng vào Thục và lấy đến gần tận Hán Trung, thống nhất đc cả vùng Nam Trung.

    [​IMG]


    Khoảng giữa năm 261, Tào Tháo đem quân đánh thằng từ Trần Lưu vào đến Hạ Phì. Tình thế nguy cấp cho Lữ Bố, Trần Cung bèn sai người cầu cứu Tôn Kiên. Nhân cơ hội này, Tôn Kiên lấy Tiểu Bái và gửi 10 vạn quân sang trấn thủ, tướng đi đầu là Hoàng Trung, cắt ngang đường đi từ Trần Lưu đến Từ Châu của Tào Tháo, khiến Tào quân phải kéo về lại Bộc Dương.

    Hồi 1:
    Tào quân chinh phạt Bắc quốc
    Đầu xuân 262, Đông Ngô, thủ phủ Kiến Nghiệp, đông vui náo nức vì hôm nay là ngày Đại hỉ của hoàng tử Tôn Lượng với con gái của Lỗ Túc tên là Ái Như. Sứ giả các nước khác cũng đến, nào thì tặng châu báu, hồng ngọc, lấp lánh, không thiếu mỗi một thứ gì từ vần thơ hay câu chữ đếu tôn vinh nét đẹp của hai người trong ngày cưới. Đất nước dường như trở nên hòa bình, mọi người dân náo nức đi hội tết, chẳng khác gì mấy trăm năm trước, Hoàng đế Lưu Toán đại xá thiên hạ. Thật không may, hơn một tháng sau, Tôn Kiên ngã bênh qua đời, Tôn Sách nối cơ nghiệp cha, tiếp tục gây dựng đất nước.

    Phủ thành Hứa Xương, theo mật thư từ phía Nam Ngụy của Quách Gia gửi về:
    ” Hiện nay Công Tôn Độ mới bình định được phần phía Bắc chọn Nghiệp Quận làm thủ phủ, nếu để hắn xây dựng phát triển thì sau này khó mà đánh phá, đêm dài lắm mộng, nay Lữ Bố chỉ là con sói đã bị thương không còn quan trọng, bây giờ là thời cơ thích hợp để tiến đánh Công Tôn.” Sau khi đọc xong thư, Tào Tháo bèn lệnh cho các tướng ngày đêm chuẩn bị tiến đánh thẳng vào Nghiệp Quận.

    Mùa hè năm 262, Tào Tháo giao cho Tuân Úc giữ Hứa Đô, giao cho Nhạc Tiến, Lý Điển giữ Trần Lưu, Đỗ Dự trấn giữ Bộc Dương, dặn dò quân địch tới, chỉ thủ không ra. Đích thân mình giữ 25 vạn quân, Hạ Hầu Đôn được phong làm đại tướng quân, Trương Liêu làm phó tướng, ngày đêm kéo sang Nghiệp Thành, quyết tâm chinh phạt Công Tôn Độ.

    Lại nói về Trương Liêu, lúc trước trấn giữ Trần Lưu, Tào Tháo kéo sang vây đánh mãi mà không được, liền theo kế của Tuân Úc bao vây 4 phía cắt đường lương thực, chủ yếu là để cho Lữ Bố kéo quân từ Bộc Dương sang mà cứu Trương Liêu, Dương Hộ đã thủ quân sẵng gần Đồng Quan chờ Lữ Bố đi cướp lấy Bộc Dương, sau khi nghe tin Bộc Dương mất Lữ Bố quay lại ứng cứu nhưng đã không kịp, liền chạy về Hạ Phì để thoát thân. Trong thành Trần Lưu thì nạn đói xảy ra, dân tình cướp bóc đòi lương, thấy cảnh than khóc, Trương Liêu đành phải mở đường máu chạy thoát thân về Bộc Dương, về đến Bộc Dương thì thấy thủ quân của Tào Tháo bèn chạy về Tiểu Bái, khắp nơi đã bị bao vây, Trương Liêu đành phải tự sát, kiếm đã kề cổ thì phía xa có người nói:” Anh hùng xuất chinh, thắng bại là chuyện thường, nay chỉ vì một viên đá làm vấp ngã mà phải tự sát thì quá không phải ngu dốt là gì? Nay theo ta về gặp chúa công, có khi lập nên danh trạng mà vang danh thiên hạ chứ không phải gì chết nơi cái đất không người này”. Nghe như vậy, Trương Liêu liền quay lại hỏi danh tính thì ra là Quách Gia tự Phụng Hiếu.

    Ký Châu, thủ phủ Nghiệp Thành, Công Tôn Độ triệu tập binh lính, sai người đưa tin đến các phủ huyện của ba châu lớn là Thanh, U, Tiên Ti Châu kéo quân về Nghiệp Quân để chống địch. Sự việc như thế nào xem hồi sau sẽ rõ.
     
  2. trinh phuc tuan

    trinh phuc tuan Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    19/6/10
    Bài viết:
    301
    Ngắn quá! Không hấp dẫn.

    Để viết hấp dẫn cần viết từ lúc bắt đầu, chọn 1 phe.
    Kể từ lúc khởi nghiệp, chiêu phục, phân tích tướng tá, bàn mưu kế
    Kể thêm bên lề những chuyện liên quan, có thể lấy những câu chuyện trong box để lồng vào truyện
    Đặt mình vào hàn cảnh đối thủ để phân tích công thủ, ngoại giao, quân sự, mưu kế.
     
  3. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    À chưa, cái này là viết mở đầu vậy thôi, chứ còn phần sau hơi dài nữa, cảm ơn đã đóng góp.
    Các bạn đọc thì đừng rep nha, để cho bài post nó liền nhau. Thân
     
  4. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Hồi 2:Trương Giác, Trương Lương mượn phép cứu Công Tôn

    Nghiệp Thành, thủ phủ Công Tôn, Công Tôn Độ nói lớn :
    - Chỉ mấy ngày nữa thôi, Tào quân sẽ đến đây, nay tổng quân ta ở đây cũng chỉ có 3 vạn, quân giặc đông đảo chỉ sợ Nghiệp Thành thất thủ mà thôi. Thở dài.
    Bỗng Thư Thụ nói:
    - Nay cho Văn Ương trấn thủ Bạch Mã, nếu thấy quân giặc đông quá thì nên rút về Nhạn Môn, từ Bạch Mã về Nhạn Môn sẽ đi Mã Ấp, ắt hẳng bọn truy binh sẽ rượt theo và ta sẽ cho quân phục ở khắp hai bên, đợi quân vào Ấp thì hỏa tiễn mà giết sạch.
    Đúng như kế sách của Thư Thụ, Tào quân thế mạnh ải Bạch Mã không đỡ được quân phải rút về Nhạn Môn, dẫn đầu truy binh là Lữ Khoáng, Lữ Tường kéo đánh đến địa phận Mã Ấp thì trúng phải hỏa công nên cả 5 ngàn quân và tướng đều bị nướng chết hết. Hơn một tháng sau, Tào Tháo đã lấy hết được các tiểu trấn như Nhạn Môn, Triều Ca, Dương Bình, v.v… cho dựng trại khắp nơi xung quanh thành, doanh trại phía Đông do Hạ Hầu Đôn nắm giữ với 5 vạn binh, tiếp theo phía Nam và trại chính nằm ở phía Tây thành. Công Tôn Độ từ trên thành nhìn xuống thấy đâu cũng là quân doanh của Tào Tháo, ông bật khóc, các tướng đều đỡ lấy người và hỏi vì sao lại khóc, thì ông nói :
    - Mấy chục năm ta chinh chiến để rồi có cơ nghiệp như hôm nay nhưng bây giờ lại sắp bại dưới tay Tào giặc. Quân Tào toàn tinh binh, tinh nhuệ, khó mà đánh lại huống chi dưới trướng hắn lại thêm Điển Vi, Hứa Chử, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên toàn là mãnh tướng đời nay, khó ai mà bì kịp. Nay cơ nghiệp của ta đến đây phải suy bại.
    - Chủ công đừng nói thế, nay ta cầm 2 vạn quân cùng nhau phá mặt Đông mà hướng về Bình Nguyên rồi đợi trợ binh mà đánh lại. Mọi người trông ra thì là Thẩm Phối.
    Đang nói thì ở mặt Tây có quân cấp báo về rằng:
    - Ở phía Tây thành, phía xa có hai người đứng tạo mây đen bao phủ cả bầu trời rồi binh thần tướng mã ở trên trời lao xuống khiến cho quân địch hỗn loạn tháo chạy, dẫm lên nhau mà chết. Hai tướng quân Văn Xú và Nhan Lương nhân cơ hội này đã dẫn binh ra đánh dẹp hết cả mặt Tây, quân ta giết được vô số.
    - Hãy mau đón tiếp hai người đã cứu chúng ta– tiếng của Công Tôn Độ đầy nét mừng rỡ.
    Về đến phủ điện, Công Tôn Độ trông vào thì thấy hai người đó chính là Trương Giác, Trương Lương. Lại nói tới ba anh em Trương Giác, sau khi quân hoàng cân ở Bộc Dương bị thất thủ do Lữ Bố thì ba anh em đã cùng một số người về Cự Lộc lập ra một đạo quán gọi là Thiên Huyền đạo quán. Trong một lần Trương Lương lên núi hái thuốc thì gặp phải hổ dữ, may lúc đó Văn Ương đi thị sát vùng Cự Lộc nên đã cứu được, nhờ đó Trương Giác đội ơn đã cứu em trai mình nên bây giờ nghe tin quân giặc đến, Trương Giác sử dụng yêu thuật để đuổi Tào quân. Công Tôn Độ vui mừng khôn siết, Trương Giác thì nói lớn :” Nếu ngày mai quân địch lại tới thì cũng chỉ như rác rưởi, chỉ cần ta sử dụng thần thuật thì cũng có thể tiêu diệt được địch mà không cần phải tốn quân đâu – nói xong bèn cưới lớn”. Mọi người ai cũng tỏ ra kinh sợ hai người hơn. Sáng hôm sau, đích thân Tào Tháo dẫn binh đến nghênh chiến rằng không tin trận hôm trước là có thần thánh phù trợ cho nên đến đây xem thử có phải như lời kể của các tướng. Đứng trên tường thành là hai người mặc áo đạo bào, tay cầm bùa chú, phất một cái, mây đen ầm ầm, tiếng rú khắp nơi vang cả trời đất, hàng ngàn tinh binh trên trời lao xuống, quân Tào tháo chạy khắp nơi, ngay cả Tào Tháo cũng phải rút chạy nhưng xa xa phía Nam trong đám loạn quân có một vần sáng phát ra lao nhanh đến hướng mặt thành, người thanh tướng đó cưỡi một con Hổ màu trắng tuyệt đẹp, tay cầm cung bạc, tách một cái, hai mũi tên bạc lao thẳng vào vòng yêu thuật đâm vào Trương Giác, Trương Lương khiến cả hai chết ngay. Văn Ương, Văn Xú và Nhan Lương chạy ra nghênh đánh với người đó, đánh được mươi ván thì có tiếng trống rút quân nên cả hai bên phải rút về.
    Sau khi chôn cất hai người, Công Tôn Độ vô cùng thương tiếc, cho rằng nếu không có hai người này thì khó mà đánh thắng được Tào quân và không biết người thanh niên cưỡi bạch Hổ là ai cho nên suốt ngày rầu rĩ, buồn phiền.
    Nói về người em thứ của Trương Giác là Trương Bảo trong lúc hái thuốc ở núi phía Bắc trở về thì nghe tin hai anh em của mình đã chết bèn tức tốc đến thẳng Nghiệp Quận, vì quá thương tiếc hai người đã khóc và nhớ đến nỗi sáng ra tóc đã bạc phơ, chẳng khác nào xưa kia cả gia đình Ngũ Tử Tử bị loạn thần xúi giục chém chết cả họ gia đình mình đến nỗi chỉ qua một đêm mà tóc đã bạc trắng. Sáng hôm sau, Tào Tháo dẫn binh đến thì lại thấy trên tường thành xuất hiện một người thanh niên nhưng mà tóc đã bạc trắng, tay cầm một cây huyền trượng lớn, bên cạnh là một tiểu đồng. Bèn thấy làm lạ rồi cho lui binh cách đó mười trượng, không biết sự việc ra sao xem hồi sau khắc rõ.
     
  5. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Hồi 3: Bình Nguyên Thái thú Lương Mậu

    Trước hôm đó, phủ Nghiệp Thành, Thái thú Bình Nguyên Lương Mậu xin gặp. Công Tôn Độ mừng rỡ như gặp quý nhân, liền cho lệnh gọi vào. Lương Mậu đạo mạo khang trang, mặt đẹp như ngọc nhưng cái lạ ở đây là mới 18 tuổi thì đã được nhận chức Thái thú Bình Nguyên, nay Công Tôn Độ đương bàn kế sách thì lại gặp Lương Mậu, bèn nhân cơ hội này mà hỏi kế sách ra sao. Cùng lúc Trương Bảo đi ngang qua diện kiến Công Tôn Độ, Lương Mậu thì liền thấy Trương Bảo mà khóc lạy, rằng:
    - Nghiệt tử ở Bình Nguyên trông coi ngày đêm, không thể cứu giúp hai bá bá, tóc phụ thân nay đã bạc trắng – đoạn nói chưa xong thì mắt đã thấm lệ.
    - Không sao cả !!! Chiến tranh xảy ra, chết chóc là điều hiển nhiên – Trương Bảo nói.
    Nói sơ qua về Lương Mậu, Lương Mậu từ nhỏ sinh ra ở Liêu Đông, theo các trưởng bối thì Lương Mậu là con cháu mấy đời của phản thần Lương Ký, sau khi bị tru di cửu tộc may thay có hai người con chạy thoát nên trốn biệt sang vùng Bắc Liêu Đông. Từ nhỏ đã thể hiện cái thông minh trời sinh rằng học đâu hiểu đó, sau này đi theo quân Hoàng Cân, Trương Bảo thấy thông minh sáng dạ nên đã nhận làm nghĩa tử, ngày đêm ngoài dạy học chữ, âm luật mà còn dạy thêm cả các phép thuật. Nên mới chỉ 14 tuổi đã tài học tinh thông nhiều thứ, biết cầu mưa mượn gió; rồi sau này ba anh em họ Trương từ Cự Lộc đến xây dựng quân Hoàng cân ở Bộc Dương thì gửi Lương Mậu cho phu tử Điền Phong trông coi. Lương Mậu ở với Điền Phong, nhận ông làm thầy, suốt ngày được học binh thư, ngay cả hồi trẻ của Điền Phong so với Lương Mậu cũng không sánh bằng. Lại sau khi Công Tôn Độ, xuất binh đánh Nam Bì, Viên Thiệu thua thảm hại rồi chém cả vợ lẫn con cùng chết, Điền Phong đành phải giả ốm từ chức về quê sống. Lương Mậu lên 17 đã tinh thông hết binh pháp, hiểu rõ các trận đồ, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Sau này Công Tôn Độ đích thân lên chiêu mộ, Điền Phong không muốn ra làm quan cho nên sai Lương Mậu theo giúp Công Tôn, không lâu sau thì Lương Mậu dâng ngụy kế cho Công Tôn Độ lấy được Bình Nguyên, thu phu Trương Cáp, rồi được thăng từ chức hạ phẩm lên tới Thái thú Bình Nguyên, từ đó danh nổi khắp nơi, cả Thanh U Ký Tiên Ti Châu, ai mà không biết. Lại nói đang lúc làm Thái thú thì có quân tình báo về ở Nghiệp Quận nên chàng sắp xếp hết mọi công việc ở Bình Nguyên thì liền tức tốc đến Nghiệp Thành, trên đường đi gặp Thái Sử Từ đang dẫn 6 vạn quân từ Nam Bì đến tận Nghiệp Thành để giải cứu Công Tôn Độ, nhờ vậy nên Lương Mậu mới vào thành được mà không phải bị quân Hạ Hầu Đôn chặn lại. Tuy là nói chàng đều tin thông hết nhưng từ nhỏ đã không tập luyện võ thuật cho nên ngay cả tên lính cũng không thể cự lại được chứ huống gì là một viên tướng. Trở lại với phủ Công Tôn, Lương Mậu chỉ tay vào các nơi trong lược đồ rồi nói:
    - Lần này phải nhờ Trương Bảo tướng quân một tay rồi – bèn quay lại nhìn Trương Bảo đoạn quay lại nói tiếp với các tướng – nay sau khi Trương Bảo dùng phép phá giặc, ắt hẳng cũng như lần trước, tên cưỡi hổ ấy cũng sẽ lại ám tiễn vào phụ thân ta nay cho Văn Ương tướng quân đợi sẵng dưới thành, khi hắn đến thì cứ lao ra chặn, đánh với hắn cho đến khi nào thấy ngựa gần mệt thì hãy chạy về phía rừng Triều Ca phía tây thành mà trước đây Hoàng Phủ Tung đặt phục binh bắt Trương Giác bá bá, nay ta cứ lợi dụng thế hiểm yếu của rừng mà phục, kéo lấy bắt sống, ta nghe nói Bạch Hổ của hắn cưỡi là thuộc hàng thượng phẩm có một không hai trên thế gian, nếu hắn chết ắt hẳn Bạch Hổ cũng chết theo, liệu mà bắt sống. Sau khi phụ thân ta dụng phép, Văn Xú Nhan Lương lĩnh 1 vạn quân ra mặt chính phá địch, ải Hồ Quan có Trương Cáp trấn giữ thấy doanh trại Tào có lửa đốt ắt hẳn sẽ kéo binh ra hỗ trợ, phía mặt đông Thái Sử Từ đang đánh kịch liệt với Hạ Hầu Đôn, nghe tin Tào Tháo rút binh, Hạ Hầu Đôn sẽ rút binh theo hộ tống Tào Tháo, ta cứ đem quân truy kích đến cùng.

    Ký Châu, Nghiệp Thành, Trương Bảo đứng trên mặt thành mặt áo tang, tay cầm huyền trượng, tay cầm lá bùa phất lên không rồi hét lớn :”Cửu lôi thiên đỉnh”. Nhanh như chớp mây đen cuồn cuộn khắp nơi, giông tố cuồng thét và cũng như đang gào thét hộ cho sự mất mát của Trương Bảo. ẦM !!! ẦM ẦM !!! Sấm sét đánh giật vào phía quân Tào Tháo, hỗn loạn bỏ chạy tứ tán, người chết không đếm đâu xuể, lại thêm phía đằng sau, sóng cao cả mấy chục trượng ập tới phiến quân Tào, quân Tào rút hết lên trên vùng cao ẩn thoát. Lương Mậu liệu dụng như thần, vị tướng quân cưỡi Hổ trắng phóc thoáng đã rút cung định xuất tiễn bắn Trương Bảo thì Văn Ương từ trong thành chạy ra phóng mũi thương để chặn đường tên, Văn Ương quát:
    - Tại hạ tên Văn Ương, xin cho hỏi quý danh của các hạ là gì?
    - Ta tên là Bàng Phong, người ở Tây Lương – vị tướng kia liền đáp đoạn nói xong liền lao vào.
    Hai bên gặp nhau giáp chiến đến gần hai trăm hồi, sức hổ mạnh gấp mấy lần sức ngựa cho nên Văn Ương quay ngựa rút chạy thẳng về phía rừng Triều Ca. Bàng Phong dũng mãnh bèn thúc Bạch Hổ chạy nhanh đến khoảng rừng Triều Ca, vừa chạy Văn Ương quay cung lại bắn liên tục mấy phát, Bàng Phong chém gãy cả, mắt Bạch Hổ tinh túy liền nhận ra phía dưới có dây bẫy bèn vô đến mà xé dây, phục quân xuất hiện lao vào chém, Bàng Phong cũng vào chém chết hết cả thảy quân phục mà không mảy may sợ sệt, đoạn trông lại không thấy Văn Ương đâu nữa thì rút về gặp Tào Tháo.
    Nghiệp Thành Ký Châu, Công Tôn Độ đứng từ trên thành nhìn xuống, khắp nơi đâu cũng thấy khói lửa bốc lên, quân Tào đại bại trên khắp mặt trận, bèn cho quân do thám thì chỉ còn 10 vạn quân và 4 vạn quân do Hạ Hậu Đôn nắm giữ, tổng cộng thì lên khoảng 15 vạn. Quân Tào bị Văn Xú, Nhan Lương, Trương Cáp, Thái Sử Từ đánh đuổi đến tận Bạch Mã thì đành rút binh về chia nhau trấn giữ, rồi về gặp chúa công.
    Phía quân Tào, Tào Tháo đại bại ở trên khắp các tuyến, tổn hại lực lượng vô cùng, đang buồn phiền thì lại nghe quân cấp báo có tiên sinh Quách Gia cầu kiến. Không biết Quách Gia đến đây làm gì, xem hồi sau sẽ rõ.
     
  6. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Hồi 4: Đại chiến Bạch Mã quan

    Sau trận thắng, Công Tôn Độ mở một yến tiệc lớn tại Nghiệp Thành, mời văn võ bá quan trong thành về dự tiệc. Lương Mậu được phong làm Đại đô đốc, Văn Ương làm Tiên phong đại tướng quân, Văn Xú và Nhan Lương làm Tả Hữu tướng quân, Thẩm Phối về Bình Nguyên làm Thái thú.
    Canh một đêm ấy, Lương Mậu đương ngủ thì có một lão nhân ở đâu lại vỗ vai mà kêu dậy, tỉnh dậy thì thấy không có ai bèn sinh nghi thử bấm đốt tay, rồi nhìn trời, phát hiện thấy ngày mai là Đông Chí, bèn cấp tốc đến trạm canh, lúc này Văn Ương đang canh gác thì thấy Lương Mậu đến bèn hỏi:
    -Giữa đêm khuya quân sư không ngủ mà lại ra đây.
    -Ngài cầm binh lính chạy về phía đông nam, có một cái kênh rạch, nhược bằng thấy địch thì đánh, còn không thì ở đó mà trấn thủ - Lương Mậu đáp.
    Văn Ương thấy lạ nhưng không giám hỏi vì sao rồi liền cầm 2 vạn quân do mình huấn luyện để đến đó xem thử thực hư thế nào, trên đường đi thì mưa cũng bắt đầu rơi tí tách. Lương Mậu đoạn nói xong thì quay về phủ Thái Sử Từ, sai kéo binh đi sang Hồ quan, rồi sang Văn Xú Nhan Lương ….
    Quả không sai, Văn Ương đến nơi thì thấy Tào quân đang ra sức đập phá con kênh, Văn Ương bèn đến khiêu chiến, tướng binh chỉ huy là Hạ Hầu Đôn liền ra tương chiến. Văn Ương đương đánh thì rút chạy, Hạ Hầu Đôn thúc quân vượt theo, không ngờ Văn Ương quay ngựa lại cả quân cũng quay theo như hiểu ý Văn Ương hét lớn:” HỒI MÃ THƯƠNG”, liền ập đến thật nhanh, thế quân như vũ bão, vừa ập đến thì quân Hạ Hầu Đôn rã ra, tinh nhuệ đến mức khó tin, khiến cho cả phiến quân phải hỗn mang loạn xáo, nhưng Hạ Hầu Đôn cũng không phải tay vừa liền tụ binh lại mà đánh trả, quân Văn Ương mạnh mẽ vô cùng nên Hạ Hầu Đôn phải tháo quân rút chạy về Bạch Mã, từ đây khiến cho kế sách của Quách Gia đã hơn một phần thất bại. Quách Gia đương tính dùng thủy công mặt khác cho quân đợi nước rút mà tiến đánh, nhờ sức nước mà phá thành, ắt sẽ lấy được thành.
    Ký Châu, Hồ quan, Thái Sử Từ được lệnh sang trấn giữ Hồ quan, quả như dự liệu của Lương Mậu, quân Tào kéo đến, tướng đi đầu cưỡi Bạch Hổ, danh tính là Bàng Phong. Thái Sử Từ thấy quân Tào lao đến, hai bên giáp chiến giữ dội, đoạn hét lớn:” Nguyệt Ảnh Trảm”, binh lính “Hô” lên một tiếng, đồng loạt chém ngang theo đường lưỡi liềm lính Tào chết như rạ, Bàng Phong cũng không ngờ binh lính Công Tôn Độ lại tuân chỉ như vậy, rồi thúc ngựa kéo về lại Bạch Mã, lần này lại thêm một nửa dự tính của Quách Gia bị phá tan.
    Bạch Mã quan, Tào Tháo và Công Tôn Độ đã dàn quân ra chuẩn bị tiếp chiến với nhau, Tào Tháo bèn sai Điển Vi, Hứa Chử ra tuyên chiến, Công Tôn Độ sai Văn Xú, Nhan Lương, Trương Cáp ra tương chiến. Tuy là ba đánh hai nhưng mà Điển Vi, Hứa Chử mạnh kinh hồn, Văn Xú bị khụy ngã do song kích của Điển Vi, lại có phần hoảng sợ trước dũng khí của Điển Vi cho nên lính hai bên vừa gặp nhau thì lính Công Tôn Độ đã toán loạn, đoạn sau khi Văn Ương trở về thì mới trở lại bình thường. Một lúc sau, trong quân hàng của Công Tôn Độ có viên tướng chạy ra quát lớn:”Ai ra đánh với ta một trận xem nào”, trông ra là Thái Sử Từ, hùng dũng uy phong, lại thêm vẻ đẹp trai phong lãng bên ngoài, bỗng có một tướng thúc ngựa chạy ra, quân Tào “Ồ” lên một tràng, trông ra là Hạ Hầu Uyên cưỡi ngựa Chiếu dạ ngọc sư tử. Đoạn hai tướng chạy lại giáp chiến với nhau, Thái Sử Từ quay chùy phóng Hạ Hầu Uyên vào hiểm ngực, may mà chạy lui né được, Hạ Hầu Uyên quay ngựa chạy, lúc này Thái Sử Từ đang rất hăng máu liền thúc ngựa vượt theo, Hạ Hầu Uyên quay lại, rút hai mũi tên, hét lớn:” Bách bộ xuyên dương”, Thái Sử Từ cười thầm :”Trò nhặt”. “Tách”, mũi tên đã bị chém gãy lìa.“Á Á !!!” Thái Sử Từ bỗng hét lớn thì ra quá chủ quan lại thêm một mũi tên khác nối tiếp bay thẳng vào bả vai, lực phá của tên quá mạnh nên khiến chàng bật ngửa ra sau, té xuống cả ngựa, Hạ Hầu Uyên phá lên cười đoạn quay lại chém thương xuống giết Thái Sử Từ. “Pheng” Văn Ương đã đến từ lúc nào lại ra giáo cản đường thương của Hạ Hầu Uyên, Bàng Phong thúc Bạch Hổ kéo ra, Văn Ương một chọi hai mà không hề nao núng, lại càng hăng ra. Từ lúc Thái Sử Từ dính thương, thường thì binh lính ai cũng hoảng sợ khi tướng giao chiến thất trận, nhưng nay thì lại hăng vô cùng, như quyết một trận tử chiến.
    Tào Tháo biết nếu ở lại thì khó mà thắng, lại thất quân cho nên đành phải rút chạy, đoạn sai người phục binh ở phía Quan Độ, đợi giặc mà truy đuổi đến thì quay lại giết. Quả đúng như dự liệu, Văn Ương và Trương Cáp hùng hổ truy quân theo, đoạn đến vách núi gần mé Quan Độ thì tên bắn ra tua tủa, Tào Tháo thúc quân quay lại đánh, Văn Ương Trương Cáp không những không sợ mà lại còn đứng chặn đường tên, nhưng lính toàn kỵ binh không có khiên thủ cho nên toàn dính tên mà chết. Văn Ương tức giận, phất ngựa lên, cầm mũi giáo quay hai vòng, rồi hét lớn :” LIÊN HOÀN XẠ THƯƠNG”, toàn quân đồng loạt phóng lao, như ăn miếng trả miếng, hàng ngàn mũi lao bay vút với lực công phá mạnh gấp trăm lần cung tên tầm thương, quân Tào chết như rạ, mũi tên của Văn Ương nhắm đích Tào Tháo lao tới. Bây giờ, Tào Tháo hoảng hồn chết trân, Hứa Chử chụp lấy được mũi lao nhưng lực phát quá mạnh, theo quán tính lao lại tiếp tục chạy dọc theo đường tay của Hứa Chử mà đâm tới. Đoạn “phập” một tiếng, mũi lao cắm thẳng vào bả vai Điển Vi may mà có Hứa Chử giữ nên lực đã bị giảm bớt, nếu không cánh tay Điển Vi thành phế vật mất rồi, Tào Tháo mới hoàn hồn cho ngựa quay lại về Hứa Đô, một mặt nói:” Nếu mà không có Điển đô úy thì ta đã bỏ mạng rồi”.
    Phía Bắc Nghiệp Thành, Lương Mậu khi nghe tin cha bỏ đi liền thúc ngựa vượt theo, nhưng lại có tiếng ở xa vọng ra:” Ta bây giờ không muốn lạc vào trần thế nữa, ta sẽ ở ẩn, nếu con còn nghĩ đến ta thì hãy quay về giúp chúa công của con đi”. Đoạn Lương Mậu xuống ngưa, khóc tỉ tê mà nói rằng :” Con sẽ đi với phụ thân”, nhưng vọng lại chỉ là tiếng quạ kêu quan quác đâu đây, không gian yên ấn, Lương Mậu nhìn theo hướng cha đi rồi quỳ lạy ba lạy, rồi đứng dậy, mắt lại nhìn về phía xa xôi nào đó một lúc thì thúc ngựa quay đi.
     
  7. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Hồi 5: Cầu phép lạ, Văn Ương thoát bệnh
    Sau trận đánh lớn tại Bạch Mã, Công Tôn Độ tuy thắng nhưng nguyên khí thương tổn nhiều, lại xuýt nữa mất đi Thái Sử Từ. Trong trận, Văn Ương dũng mãnh phi thường, đánh từ sáng sớm đến chiều tối mà oai phong lẫm liệt dẫn binh xông xáo khắp trận địa Tào Tháo rồi khiến Tào Tháo trong gan tất phải mất mạng.
    Quân Tào vừa thối lui, lúc này trên người Văn Ương toàn loan lỗ vết máu, lại thêm dăm ba mũi tên dâm vào, đoạn phun ra một ngụm máu ngã từ ngựa xuống đất, các viên tướng đang vui mừng thì hoảng hồn mà lại cứu đỡ đem về Nghiệp Thành.
    Một tuần sau, thủ phủ Nghiệp Quận, các quan tướng có công trong trận đánh đều được phong chức tước lên một bậc, riêng Văn Ương thì lên thành hai bậc là Thái Úy. Nhưng buồn thay, bệnh tình Văn Ương từ sau trận Bạch Mã thì cứ mỗi ngày thì lại phun một ngụm máu đen đỏ lẫn lộn, Công Tôn Độ cho ngự y nổi tiếng khắp vùng cũng không tài nào trị được bệnh mà lại còn có phần nguy kịch hơn, Lương Mậu tuy không phải ngự y nhưng trong lòng cũng không hiểu được vì sao khi vừa vào phong Văn Ương thì thấy có một chút âm khí nào đó, vừa lúc thì Tôn Lý đi vào báo:
    - Có một đạo nhân đang ở tửu lâu nội thành, lại được tin là có thể trị bệnh cho Văn tướng quân, nay được tin, tôi liền đến gặp ngài để mời người đó cứu nguy.
    - Thế người có biết người này không? – Lương Mậu đáp.
    - Dạ hạ nhân cũng chỉ biết người này tên Thái Lâm, lúc nào cũng mặc đạo bào trắng và du ngoạn khắp nơi cho nên lấy đạo hiệu là Bạch Di, hậu duệ đời thứ 44 phái Mao Sơn, nghe nói mấy năm trước đô thành Lạc Dương, khắp nơi bị nạn dịch, người chết như ngả rạ, Tào Tháo cho người đi cầu phép nhưng vẫn không được, liên tục mấy tháng liền không hết, rồi hắn đi ngang qua thấy cảnh đau thương nên mủi lòng giúp, đoạn cầm kiếm cắm xuống đất rồi vẽ một gì gì đó, ám linh khắp nơi tụ về, mấy hôm sau thì hết. Từ đó, danh tiếng của hắn khắp nơi ai mà không biết, đuổi ma trừ tà, thanh kiếm mà hắn mang tên là U Linh kiếm, dung mạo không ai thấy được vì lúc nào cũng đội nón trúc, mặt đeo khăn kín, có người nói mặt hắn xấu xí nên hắn phải che lại không cho ai thấy – Tôn Lý trả lời.
    Đoạn nói xong thì Lương Mậu theo Tôn Lý đến ngay tửu lâu để xem có đúng như lời truyền. Quả thật vừa vào thì thấy có một thanh niên mặt áo đạo bào trắng, đứng hai bên là hai tiểu đồng phân biệt được, tiểu đồng mặt áo hồng là nữ trên lưng mang một túi đồ, tiểu đồng mặt áo đỏ là nam tay cầm một thanh kiếm ắt hẳng đó là U Linh kiếm, trên mặt bịt một mảnh vải nên không biết mặt mũi như thế nào. Lương Mậu bèn tới bái kiến rồi nói đầu đuôi sự việc của Văn Ương cho người ấy biết :
    - Tại hạ là Lương Mậu,tự là Vũ Nha, nay nói thẳng ra là mời ngài về trướng phủ tướng quân cứu bệnh cho một người – đoạn nói xong thì kể hết sự tình.
    Thái Lâm không nói gì nhưng rồi cũng theo Lương Mậu về trướng phủ, sau một hồi tìm hiểu rồi nói :
    - Theo ta xét thấy bệnh của người này chỉ toàn ngoại thương không có gì đáng kể, nhưng nhân lúc thể lực suy yếu bọn âm ma đến quậy phá làm cho người này thể lực hao dần hao mòn rồi chết, nay ta chỉ cần một cái đàn đặt trước bên ngoài phòng của người đó rồi ta sẽ dụng phép sau.
    Sáng sớm tinh mơ hôm sau, mặt trời còn chưa ló dạng, các tướng gia, công nương, công chúa đều có mặt đầy đủ để xem Bạch Di cầu phép. Bạch Di bước ra, mặc áo bào trắng tinh, hai bên là hai tiểu đồng, một cầm kiếm một cầm cái bát chứa đầy chất gì đó, đoạn Bạch Di cầm kiếm phất phất, lấy bát đổ sạch cái nước đen đen từ trong bát vào thanh kiếm, thanh kiếm giờ đây là một màu đen nhưng điều lạ ở đây là sau khi trét hết vào thanh kiếm thì cái nước ấy không chảy ra nữa mà dính lên cả vào thanh kiếm. Tay cầm thanh kiếm vẽ lên một đồ án dưới đất hình thù kỳ dị rồi lẩm bẩm trong miệng gì đó mà không ai nghe được, hét lớn :”Cấp cấp như luật lệnh”. Kiếm đâm xuyên xuống vùng trung tâm của đồ án, một lúc sau đồ án sáng rực, mây đen cuồn cuộn tiếng la hét ý o ở khắp nơi rồi cái âm linh xuất hiện mà nhập vào thanh kiếm, khiến cho ai cũng phải xanh mặt. Đoạn đồ án biến mất, mây cũng tan, các ám linh cũng biến mất nhưng lần này khác, ai cũng phải choáng ngợp, các công nương công chúa phải hét ré lên :”Ôi trời !!!”, Lương Mậu không hiểu cũng trông ra thì có vài nét bất ngờ. Thật ra thì trong lúc làm phép, cái vải che mặt của Bạch Di bay ra, khuôn mặt lộ hẳn ra ngoài, làn da đẹp như thu thủy, thần nhãn long lanh, mặt tựa như Phan An, Tống Ngọc. Nói về Thái Bạch Di thì đã kể vài phần như trên nhưng lý do mà chàng đeo khăn thì ắt hẳn là vì khuôn mặt quá đẹp, lại thêm thân hạc cốt tiên, làm hút hồn các nữ nhi mà trong khi thanh kiếm của mình là U Linh, trước nay nó hút rất nhiều các ám linh cho nên xung quanh đều là âm khí, nếu để gần người quá lâu thì khiến cho sinh lực họ giảm dần, cho nên từ đó Bạch Di không muốn ai nhìn thấy mặt mình, lại không muốn bị quấy rầy và không muốn làm hại những người khác.

    Tây Xuyên, thủ phủ Thành Đô, Lưu Bị theo hiến kế của Gia Cát Lượng, ngày đêm thao binh luyện tướng, chuẩn bị quyết lấy cho bằng được Hán Trung. Hồi sau “Trận chiến ở Hán Trung” các bạn xem rồi sẽ rõ.
     
  8. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Hồi 6: Chém Chung Hội, Mạnh Đức mất Hán Trung

    Lại nói về Tào Tháo, sau lần bại trận ở Bạch Mã nhưng cũng giữ được binh lực và tập trung cho các tướng học tập theo các kĩ năng binh của Công Tôn Độ, binh lực tập trung đông nhất tại phía Nam Quan Độ lên 30 vạn. Doanh trại Tào, Tào Tháo nói lớn cho các tướng:
    - Nay ta toan tính phạt Bắc lần hai, nay ai có kế sách gì?
    - Chủ công không nên đánh nữa, giao chiến với Công Tôn Độ đủ thấy toàn là tinh quân, lại thêm địa thế kề sông liền núi, dễ thủ khó công, phía Tây thì có Lưu Bị, phía Nam thì có Tôn Sách, nay ta thế cô, chi bằng liên minh được với Công Tôn Độ thì phải đỡ một hướng quân.
    Các tướng trông ra thì là Tuân Úc. Hạ Hầu Đôn nói lớn :
    - Chỉ là lời yếu hèn của kẻ hủ nho, nay được tin Văn Ương bị bệnh nặng, Thái Sử Từ thì trúng tên xuýt mất cả mạng, cơ hội khó thấy, cứ đem quân sang đánh chỉ có thắng mà không thua.
    - Tư mã Tuân Úc nói chí phải, có được Công Tôn làm liên minh thì ắt giúp ta được đỡ một phần – Quách Gia bước ra đáp.
    Quả thật, Tào Tháo cho giải tán binh đồn, chia ra các phủ thành xung quanh, mặt khác cho Tuân Du sang thuyết liên minh với Công Tôn. Đầu năm 263, Tào Tháo với Công Tôn Độ kết minh.

    Ích Châu, phủ Thành Đô, Gia Cát Lượng nói :
    - Triệu Vân tướng quân lĩnh 3 vạn quân ngày đêm đến Vĩnh An, Mã Siêu lĩnh 2 vạn thủ ở Vu Hiệp, Trương Phi và ta sẽ đích thân lĩnh đại quân đi sau chuẩn bị đánh Giang Lăng thành. Mặt khác, Quan tướng quân làm đại đô đốc dẫn binh đánh Hán Trung, ta đã mật thám với Từ Thứ chuẩn bị binh lương ở Ba Tây Lãng Trung, Quan Hưng - Trương Bào làm bộ tướng theo Quan Vũ tiến thẳng ở Hán Trung. Trương Nghi – Bàng Thống giữ Tử Đồng phòng địch từ Lũng Thượng. Tất cả người khác thì chuẩn bị binh lệnh ban xuống.
    Nói về Gia Cát Lượng, sau khi giúp Lưu Bị lấy được Tây Xuyên, cha vợ là Hoàng Thừa Ngạn đột ngột qua đời, lúc đi ngang qua một miếu nhỏ thì vừa lại mưa cho nên phải trú, đoạn sau khi tạnh thì Gia Cát Lượng mới để ý phía núi xa có một quần sáng xanh quệt qua bèn thúc ngựa đến xem thực hư như thế nào. Lên tới đỉnh núi thì mới thấy là một cái tháp lớn có một con rồng quấn quanh, bước vào đại sảnh thì là một điện thần rất lớn, phía chính diện là một ông già tay cầm phất trần ngồi xếp bằng, trên thanh lệnh bài có ghi Nguyên Thủy Thiên Tôn, đoạn hỏi ra mới biết đây là Thiên Tôn phái ngự trên núi Nga Mi, thủ tọa là Ngọc Phương đạo sĩ biết Gia Cát Lượng được tôn linh của phái là Thanh Long chọn làm chủ nhân, bèn trao Thanh Long khuyết liên hoàn là báu vật trấn môn cho Gia Cát Lượng mà trước nay chỉ có Tổ sư của phái Ngọc Hư chân nhân mới khu dụng được, hình thái là một cái vòng có một con rồng quấn khắp thân, đoạn lấy đeo vào tay rồi ở mấy hôm thì bái tạ đi về.
    Đồng loạt các tướng theo chỉ lệnh mà làm. Mấy hôm sau, Quan Vũ đã có mặt ở Ba Tây họp quân với Từ Thứ dụng kế đánh Hán Trung, đánh với Chung Hội mấy tháng liền mà vẫn không lấy được, Từ Thứ nói :
    - Thái Thú Hán Trung là Chung Hội ….
    Phía dưới chân núi, Quan Vũ hét lớn :
    - Lũ chó gà các ngươi còn không mau xuống ngựa chịu hàng rồi dâng Hán Trung cho ta – rồi kéo quân đánh.
    Chung Hội nghe xong tức tối bèn đánh trả. Giao chiến được một lúc thì Quan Vũ cho lui quân, Chung Hội đang hăng máu kéo binh truy đuổi, đoạn Quan Vũ quay ngựa hét lớn :”Truy Phong Mã”, đồng loạt binh lính quay lại lao nhanh tới tách ngang cả đoàn binh phía trước ra làm đôi, Quan Vũ vụt đao xuýt chém được Chung Hội, vừa lúc Quan Hưng và Trương Bào ở đâu lại xông vào đánh. Chung Hội bị bao vây ba phía nhưng không hề nao núng, từ tay rút ra một cờ lệnh quơ quơ, lập tức toàn binh lập một thế trận lớn, Quan Vũ đồng loạt cho khắp quân vây đánh mà không được, cứ mỗi lần đánh lập tức khiên giáo chống đỡ từ trong trận tên bay ra tua tủa, lại vừa rút quân về thì lại kéo ra mà đánh, công thủ toàn vẹn làm quân Quan Vũ tử thương khá nhiều, lại thêm Bàng Đức tập kích phía sau khiến cho Quan Vũ nóng cả mặt lên, đoạn Quan Vũ kéo quân đồng loạt ập đến cả bốn phía, quả thật ở một đoạn trong quân Chung Hội có loạn rồi lan sang xung quanh khiến cho một phía bị vỡ ra, đồng loạt trận hình bị phá vỡ. Đánh từ sáng đến tối hôm sau, may lại có Bàng Đức đem quân ra giải cứu nhưng trước giờ khó ai mà thoát khỏi được tuyệt thế đao pháp “Hư đao” của Quan Vũ cho nên Chung Hội đã bị chém bỏ mạng tại đất này, Bàng Đức bèn cho quân tháo lui về Hán Trung cố thủ nhưng cờ trên thành đã biến thành cờ Thục, tướng trên thành là Từ Thứ cho quân bắn tên xuống, đoạn thúc ngựa về Thiên Thủy cố thủ. Cho mật tin báo về Thành Đô rằng đã lấy được Hán Trung.

    Phía Công Tôn Độ thì đầu năm 264, đã lấy được trọn Thanh Châu Bắc Hải và Từ Châu Hạ Phì. Từ sau trận thua Tào Tháo, lại mất thêm cận tướng là Trương Liêu, Điêu Thuyền thì bị ốm liên tục cho nên suốt ngày uống rượu, toàn quyền lại giao cho Trần Cung, nhưng lại nghe phía dưới dèm pha Trần Cung có ý làm phản cho nên đã đuổi ra khỏi thành, binh lính ngày một tập luyện lơ là, Công Tôn Độ xuất binh thì Lữ Bố đã thất bại, Lữ Bố bị chém đầu, Phương Thiên Kích và Xích Thố giao cho Văn Ương nắm giữ. Liên quân Tào Tháo – Công Tôn Độ chuẩn bị mở tiến công về phía Nam đánh Hợp Phì – Thọ Xuân. Tình hình thế nào, xem hồi sau khắc rõ.
     
  9. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Xin lỗi các đọc giả, mình không phải có ý muốn khinh các đọc giả mà cái modem ở nhà bị hư nặng nề, không thể đăng bài lên đc, nên thông cảm
     

Chia sẻ trang này