Ngày hôm nay buồn buồn ngồi vọc lại cái RTK9 PUK nảy ra ý tưởng viết lại bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa với các sự kiện chính từ chơi game RTK 9 PUK mà ra. Bối cảnh viết lại bộ Tân Tác này là đầu năm 207 Tào Tháo sau khi đánh bại các tập đoàn Viên Thiệu, Viên Thuật, thu tóm thêm các châu Ký, Thanh, U, Tinh, tổng công trong tay gồm các châu lớn: Duyện, Dự, Thanh, Ký, U, Từ, quân số trên trăm vạn uy hiếp rất lớn các thế lực còn lại: Lưu Biểu ở Tây Xuyên, Lưu Biểu ở Kinh Châu, Mã Đằng ở Liêu Đông, Tôn Quyền ở Giang Đông. Còn bọn tôm cá như Trương Lỗ ko đáng kể đến, Lưu Bị lúc này chiếm mỗi cái thành Tân Dã mục nát, quân ko tới 2 vạn, binh tướng lèo tèo vài mống. Anh em xem nếu được thì ta vừa chơi game vừa viết tiếp HỒI MỘT Tránh lời gièm, Hoàng Thúc ra Tân Dã Nghe thần bốc, A Man thoát nạn Hứa Đô. Mùa xuân năm 207 sau chiến dịch Quan Độ đánh bại Viên Thiệu ở phương Bắc, binh lực Tào Tháo đã hơn trăm vạn, thanh thế Tháo cực lớn lại thêm cái thế tuân mệnh Thiên Tử, Tuân Du khuyên Tháo tiến quân xuống phương Nam tiêu diệt Lưu Biểu thu Kinh Châu, nhổ cái gai trong mắt là Lưu Bị, tạo thế bao vây cô lập Tôn Quyền ở Giang Đông. Tào Tháo dùng kế của Tuân Du sai bọn Trương Liêu, Từ Hoảng,Hạ Hầu Uyên tập trung binh lực, dồn quân các Châu Ký, Thanh, U, Tinh về Dự Châu, phân vào các thành Uyển, Nhân, Trần Lưu, Lạc Dương, quân số đồn trú tại mỗi thành trên 10 vạn, phương Bắc giao cho Hạ Hầu Đôn, Tuân úc trấn giữ Trường An đề phòng Mã Đằng. Riêng Tháo ở Hứa Xương cùng đám Hứa Chử, Trương Cáp mộ thêm quân, thế quân uy hiếp cực lớn chuẩn bị đến mùa hạ thì xuất binh một tên hạ 2 Lưu. Lại nói về Lưu Bị, sau thất bại ở Tiểu Bái, Dự Châu rơi vào tay Tào Tháo, Lưu Bị cùng đám anh em thuộc hạ đến ở nhờ Lưu Biểu. Lúc đầu Biểu cũng đối xử tử tế với Lưu Bị cho Bị nương nhờ ở Tương Dương, ý nhờ đám anh em tướng tá của Lưu Bị mà chống nhau với Tào Tháo, lại thường đàm đạo với Lưu Bị ý chừng khá tương đắc, bọn gia tướng của Biểu đứng đầu Sái Mạo, Trương Doãn, bọn văn thần đứng đầu Khoái Lương, Khoái Việt thấy thế e mất hết quyền lợi về tay Bị bèn lập kế súc siểm Bị. Bọn Trương, Sái lại ỷ thế Sái Mạo có em gái gả làm vợ Lưu Biểu, nhờ Sái phu nhân nói ra nói vào. Lưu Biểu lúc đầu không nghe nhưng bọn ấy nói quá, thêm Sái phu nhân giận dỗi ra mặt nên đâm ra cũng có ý nghi ngờ. Một hôm Biểu cùng đám tùy tướng Trương, Sái đến thăm Lưu Bị, nhằm ngay lúc đám Quan, Trương, Triệu đang luyện quân, Biểu nhìn thấy quân uy Lưu Bị nghiêm chỉnh, khí thế bừng bừng cộng thêm đám Quan, Trương, Triệu người nào cũng hùng dũng, khí thế nhiếp người, chiến trường khó có kẻ đương cự, Sái Mạo lúc ấy khẽ nói nhỏ bên tai Lưu Biểu: - Chúa công nhìn rõ chưa? Lưu Bị là kẻ thất thế nay đến ăn nhờ ta mà quân uy hắn đến thế, đám gia tướng người nào cũng có khí thế kinh người, nếu xảy ra binh biến thì liệu chúa công chống cự lại được chăng? Biểu nét mặt hơi cau nhưng vẫn nói với đám Trương, Sái: - Các ngươi đừng đem lòng tiểu nhân mà đo kẻ quân tử. Em ta luyện binh chống giặc Tào chứ có lẽ nào mưu đồ cơ nghiệp của ta. Bọn Trương Sái im lặng nháy nhó với đám Khoái Lương, Khoái Việt. Khoái Việt nói: - Chúa công chưa biết chuyện Lưu Bị lúc trước ờ Dự Châu nương nhờ Đào Khiêm, sau uy thế hắn lớn quá Đào Khiêm phải nhường cả Dự Châu cho hắn, tiếng là Khiêm tự nhường cho hắn nhưng có ai biết được là tự nhường hay bắt buộc phải nhường? Chúa công nên lấy đó làm gương. Biểu nghe vậy nét mặt không vui, không nói gì bèn quay trở về không đến lều Lưu Bị nữa. Lúc ấy Lưu Bị nghe tin Biểu đến, lật đật thay áo đón tiếp, Bị đợi mãi không thấy Biểu chợt nghe Từ Thứ báo rằng Lưu Biểu đến thăm quân doanh xem Quan, Trương, Triệu luyện quân về rồi. Bị trầm ngâm, Từ Thứ lại nói: - Xem ra lần này Lưu Biểu không gặp mà về thì e rằng chúa công lại gặp chuyện không lành nữa rồi. Bị bèn nói: - Theo ý tiên sinh thì chuyện này thế nào? Từ Thứ lại bảo: - Người xưa có chuyện Thương Ưởng nước Tần trị nước đặt ra pháp chế quá mạnh, mặc dù ông ta không có lòng thoán nghịch nhưng lại vì ân uy Thương Ưởng quá lớn, lấn át uy quyền vua Tần, khiến Tần Vương sinh nghi mà phải chết chém. Nay chúa công tình cảnh không khác gì Thương Ưởng khi xưa, tuy cùng với Lưu Biểu là anh em đồng tông nhưng so ra lại là phận khách. Thứ tôi xem tướng bọn gia thần của Lưu Biểu đa phần đều là đám trọng lợi khinh nghĩa, ít nhiều cũng có lởi ra tiếng vào không tốt đẹp về chủ công, vừa rồi Lưu Biểu đến đây cốt dò ý chủ công, lại nhìn thấy đám Quan, Trương, Triệu khí thế hơn người chắc sinh ra hiềm ý. Lưu Bị bèn bảo: - Tiên sinh quả nói đúng ý ta. Lâu nay ta đã nghe tiếng bọn Trương Doãn, Thái Mạo dèm pha ta trước mặt huynh trưởng, nhưng huynh ấy đều gạt đi cả. Nay không biết chuyện sẽ thế nào. Từ Thứ bèn nói: - Thứ tôi có một mẹo nhỏ vừa gỡ được chuyến này, lại có thể kiếm được binh lực cho chúa công. Lưu Bị như bắt được vàng bèn vội hỏi. Từ Thứ nói: - Nay Tào Tháo mới thắng Viên Thiệu xong, thanh thế rất lớn ý chừng muốn thâu tóm phương Nam. Tháo muốn đánh phương Nam thì phải tìm cách đánh phá Kinh Châu làm bàn đạp tiến xuống. So về sức, bọn Trương, Doãn đấu sao lại đám Hạ Hầu, Trương Liêu, Từ Hoảng, so về mưu thì bọn Khoái Lương, Khoái Việt sao bằng đám Tuân Du, Tuân Úc, Trình Dục? Lưu Biểu cần một lực lượng để tương xứng với Tào Tháo, khả dĩ cho chúa công tá túc cũng vì lý này. Người xưa có câu “chỗ nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất”, Tào Tháo muốn đánh Kinh Châu thì sẽ ưu tiên Kỵ Binh đánh nhanh thắng nhanh bởi thế đã cho bọn Trương Liêu, Hạ Hầu Uyên dồn binh. Đường ngắn nhất để Kỵ Binh xuyên thẳng đến Kinh Châu phải qua Tân Dã. Chúa công hãy xin với Lưu Biểu ra trấn thủ Tân Dã để phòng giặc Tào, chắc chắn Lưu Biểu sẽ đồng ý, đám cận thần cũng không có ý làm khó. Chúa công xin ra Tân Dã có 3 điều lợi: thứ nhất Tân Dã là 1 thành nhỏ, lại trải qua chinh chiến nhiều chúa công có thể vin vào cớ này mà xin Lưu hầu cấp thêm quân; thứ 2 Tào Tháo muốn tiến đánh nhưng cũng còn e dè Mã Đằng phía bắc, ít nhất cũng phải tốn 1 năm sắp xếp việc binh bị trong nước, trong 1 năm đó chúa công tận dụng thời gian chiêu binh, mãi mã đợi thời cơ đánh chiếm vùng khác; thứ 3 chúa công xin ra Tân Dã là ra chỗ nguy nhưng lại là chỗ an, tránh được dèm pha, lại có thời gian tính việc khác. Lưu Bị nghe thế bèn tạ Từ Thứ rồi qua phủ Lưu Biểu. Lưu Bị xin Lưu Biểu ra trấn thủ Tân Dã, Biểu còn đang phân vân thì Sái Mạo đã nhanh chân bước ra: - Tân Dã quả là chỗ yếu trọng nhất của Kinh Châu ta, nếu mất Tân Dã thì nội trong vài ngày Kỵ Binh Thanh Châu đã đến ngay chân thành. Nay Lưu Hoàng Thúc xin ra trấn thủ quả là ý tốt, xin chủ công chấp thuận cho Hoàng Thúc. Lưu Biểu nghe thế bèn bảo: - Việc của Kinh Châu lại phải nhọc lòng đến hiền đệ. Hiền đệ vì ta mà ra chỗ hiểm nguy, ta không nỡ lòng. Từ Thứ bèn bước ra tâu: - Chủ tôi vốn quen cung ngựa, tuy ra chỗ hiểm nhưng vẫn có thể biến nguy thành an, vẹn toàn cho cả 2 nhà. Từ Thứ nói xong bèn đá nhẹ vào chân Lưu Bị. Lưu Bị lật đật nói: - Tiểu đệ đâu dám vì bản thân an nhàn mà phó mặc an nguy của hiền huynh. Nay đệ xin ra Tân Dã trước để đề phòng giặc Tháo, sau để hiền huynh tiện tính bề tiến thoái trong thiên hạ, hiểm chỉ một nỗi Tân Dã là thành nhỏ, lại qua chinh chiến bao lần, nều chỉ quân bản bộ của đệ thì quả là có ít. Lưu Biểu bèn bảo: - Thế hiền đệ cần bao nhiêu quân? Lưu Bị chưa kịp trả lời thì Khoái Việt đã bước ra: - Nay Hoàng Thúc ra trấn thủ Tân Dã, tuy là chỗ trọng yếu nhưng trong nước cũng cần phải đối phó với 4 quận phương Nam chưa quy phục, lại thêm Tôn Quyền ở mạn phía Đông đang chực chờ báo thù trận Lục Khẩu khi xưa. Nếu muốn cấp quân cho Hoàng Thúc xin cấp 1 vạn 3 ngàn quân theo phiên chế. Ngoài ra khi có biến sẽ theo biểu mà cấp thêm. Lưu Biểu còn đang chưa quyết thì Lưu Bị đã quỳ xuống tạ ơn đã cấp quân. Lưu Bị liền về thu xếp ra Tân Dã, Trương Phi thấy thế nóng mắt bảo: - Bọn ta ra chỗ chết, lại cho chưa tới 2 vạn quân, thế này có khác gì đem ta ra cho giặc chém? Ca ca sao lại đồng ý? Ít nhất cũng phải 5 vạn, để ta vào gặp tên họ Lưu kia nói lại. Lưu Bị quát Trương Phi: - Đệ thì biết cái gì? Tình hình nguy trước mắt, bọn Trương, Sái chờ chực có dịp là giết ta, nay 1 vạn 3 thì 1 vạn 3, nhìn tình thế lúc đó có muốn xin 2 vạn cũng khó chứ nói gì 5 vạn? Từ Thứ bảo: - Chúa công hãy nhanh chóng tới quân doanh nhận quân, không thì lại sinh rắc rối. Quân bản bộ và gia quyến của chúa công hãy để lại ở Tương Dương đến khi có việc dùng tới, lại được cái lý không có ý thoán nghịch. Quan Vũ hỏi: - Quân sư nói thế là thế nào? Quân bản bộ có thể để lại nhưng gia quyến của huynh trưởng nhất định phải đem theo. Từ Thứ nói: - Nếu ta đêm cả gia quyến chúa công cộng thêm quân bản bộ đi, bọn Trương, Sái lại nói ta có ý đồ, nay ta để lại gia quyến chúa công để Lưu Biểu không sinh nghi, lại để quân bản bộ để bọn chúng không có lý dèm pha đồng thời cử 1 tướng thân tín ở lại cầm quân bản bộ này bảo vệ gia quyến, sau này có khi lại dùng tới. Lưu Bị bảo: - Quân sư tính toán chu đáo, cứ thế mà thi hành. Ngày hôm sau Lưu Bị dẫn bọn Quan, Trương thống lãnh binh mã tiến ra đồn trú tại Tân Dã. Nhắc lại Tào Tháo sau trận Quan Độ đại thắng Viên Thiệu, từ đấy dương dương tự đắc, không xem kỷ cương phép nước vào đâu. Tháo càng ngày càng lộng quyền, tuy mang tiếng lao động đường phố tá thiên tử nhưng thiên tử chỉ có cái hư danh, thực quyền đều nằm trong tay Tào Tháo. Tháo bố trí sắp xếp cho đám cận thần tùy tướng nắm giữ hết các chức tước quan trọng trong triều, Hán Thiếu Đế thấy thế ức lắm nhưng không thể làm gì được. Ngày nọ Tháo nhậu xỉn, đeo kiếm nghênh ngang vào triều, quân ngự lâm chặn Tháo lại bắt Tháo để kiếm lại mới cho vào chầu. Tháo trong cơn say, rút kiếm chém tên lính ấy thét to: - Ai dám cản ta? Thiếu Đế và quần thần một phen xanh mặt. Tan buổi chầu hôm ấy, Thiếu Đế về cung nét mặt buồn dàu dàu, Phục hoàng hậu bèn hỏi chuyện, Thiếu Đế vừa buồn vừa nói - Trẫm với khanh ngày nay còn ở bên nhau nhưng không biết cái duyên này còn được mấy hôm. Phục hậu hỏi tiếp: - Hôm nay vào chầu có chuyện gì mà hoàng thượng lại nói vậy? Thiếu Đế nói: - Tào A Man ngày càng lộng quyền, hắn coi Trẫm không ra gì. Hôm nay hắn giết người trên điện, bá quan văn võ 1 phen khiếp đảm. Không biết đến ngày nào hắn sẽ tính đến Trẫm. Phục hậu nghe thế bèn bảo: - Ngồi chờ chết chi bằng Hoàng thượng tính sớm đi, thiếp xem trong đám bá quan có Cảnh Kỷ, Vi Hoảng là người trung với nhà Hán, Hoàng Thượng thử bàn việc với họ xem thế nào. Thiếu Đế nghe xong chẳng nói gì. Lẳng lặng ra ngoài viết chiếu triệu bọn Cảnh Kỷ, Vi Hoảng vào cung. Lại nói hôm ấy Tháo về phủ thừa tướng nghỉ. Nửa đêm nằm mơ thấy trong cơn gió to, trời tối sầm lại, thây xác ban sáng đứng cả dậy, Tháo khiếp sợ ngã lăn xuống đất. Một lát, gió yên, cái thây đó biến đi đâu mất cả. Tả hữu vực Tháo ra nhà ngoài, từ đấy Tháo kinh hãi thành bệnh. Tào Tháo mắc bệnh, chữa thuốc mãi không khỏi. Có quan thái sử thừa là Hứa Chi từ Hứa Xương đến ra mắt. Tháo sai Chi bói dịch xem lành dữ làm sao. Chi thưa: - Đại vương có nghe tiếng Quản Lộ xem bói hay như thần hay không? Tháo nói: - Ta cũng có biết tiếng, nhưng chưa biết nghề nghiệp y thế nào, người thử kể rõ cho ta nghe. Chi thưa: - Quản Lộ tên tự là Công Minh, người ở Bình Nguyên, hình dung xấu xa, tính khí bông lông, hay rượu. Cha y làm quan trưởng ở làng Tứ Kỳ, quận Lượng Gia. Y từ thuở nhỏ thường hay ngẩng mặt lên trời xem các vì sao, hàm xem không ngủ, cha mẹ cấm cũng không được. Y chơi thân với một kẻ trong làng, kẻ này vốn mê trò cá ngựa nhưng vẫn thường thua luôn, có một lần kẻ đó nằm mơ thấy 5 con ngựa cùng chạy trên 1 đồng cỏ, sáng hắn dậy đi ra đường lại gặp 5 ông quan cùng đi trên 1 con đường, đến tửu quán hắn ngạc nhiên thấy thực khách trong quá kể cả hắn nữa là 5 người, hắn đem chuyện kể lại cho Quản Lộ, Lộ gieo quẻ rồi bảo hắn “hôm nay ông tốt với số 5”. Tên ấy nghe thế mừng quá về bán tất cả điền sản đặt cửa vào con ngựa thứ 5. Kết quả điều kỳ diệu đã đến với hắn.. Tháo sốt ruột hỏi: - Kỳ diệu thế nào? Chi thưa: - Con ngựa thứ 5 của kẻ ấy cũng về đích thứ 5, quả là hắn tốt với số 5 nhưng thảm hại là hắn thua sạch bạc phải trốn đi nơi khác. Quản Lộ nghe tin giận mình chưa hiểu hết nghĩa thâm thúy của Chu Dich làm hại bạn, quyết tâm học hành, hiểu được hết nghĩa thâm thúy, nhìn chiều gió mà biết điềm tốt xấu, và xem số tướng cũng thân tình lắm. Quan thái thú ở quạân Lượng Gia là Đỗ Tử Xuân nghe tiếng, mời Lộ đến chơi, bấy giờ trong đám khách hơn một trăm người, toàn là tay giỏi mồm mép cả. Lộ nói với Tử Xuân rằng: "Tôi còn ít tuổi, khí trong quả mật chưa vững, vậy xin ba tháng rượu ngon, uống rồi nói dịch được với khách". Tử Xuân lấy làm kỳ dị, liền cho uống rượu. Lộ uống xong, hỏi rằng: "Những vị muốn đối lời với tôi có phải là khách của phủ quân kia không?" Tử Xuân nói: "Chỉ ta với ngươi mở cờ đánh trống đối địch với nhau thôi!". Nói đoạn, hai người bàn luận về nghĩa lý Kinh Dịch. Lộ bàn nói rắn rỏi, lời nào cũng sâu sắc. Tử Xuân hỏi căn hỏi vặn, Lôï đối đáp như nước chảy, từ sáng đến chiều, không tưởng gì đến ăn uống. Tử Xuân và bọn khách ai cũng chịu là giỏi. Bởi thế Lộ nổi tiếng, thiên hạ gọi là thần đồng. Về sau, có kẻ thường dân là Quách An, ba anh em cùng phải bệnh thọt chân, mời Lộ đến xem bói. Lộ nói: "Nhà ngươi có một ngôi mộ, thây trong mộ nếu không phải bác thì là thím ngươi. Khi trước gặp năm mất mùa đói kém, ngươi vì vài thưng gạo, đẩy người ấy xuống giếng, rồi lấy đá to đè vỡ cả đầu. Cái hồn ấy đau đớn, kêu oan với trời, cho nên anh em nhà người chịu quả báo, không sao cúng vái được đâu!". Anh em Quách An khóc lóc chịu tội. Quan thái thú ở An Bình là Vương Cơ biết Lộ tài bói, mời đến nhà chơi. Chợt có quan huyện Tín Đô cũng đến đấy. Quan huyện có người vợ thường hay nhức đầu, và có một con thường hay đau bụng, nhờ Lộ bói xem ra làm sao. Lộ nói: "Góc tây nhà, có hai cái tử thi đàn ông, một thây cầm mâu, một thây cầm cung tên, đầu ở trong vách, chân thò ra ngoài. Thây cầm mâu cốt đâm vào đầu cho nên nhức đầu; thây cầm cung tên bắn vào bụng cho nên đau bụng". Quan huyện sai đào đất sâu tám thước, quả nhiên có hai cái áo quan có cái mâu, một quan có cái cung bằng sừng và tên đã mục ruỗng. Lộ sai đem hài cốt ra ngoài thành mười dặm mà chôn, vợ con quan huyện từ đấy khỏi bệnh. Quan huyện Quán Đào là Gia Cát Nguyên, đổi đi làm thái thú ở Tân Hưng. Lộ đi tiễn. Có tiếng đồn Lộ biết được cả những vật úp kín. Gia Cát Nguyên không tin mới lấy một cái trứng chim én, một tổ ong, một con nhện, bỏ vào ba cái hộp, sai Lộ bói xem có biết không. Lộ gieo quẻ xong, trên mỗi một hộp viết ba câu: - Một là: Ngậm khí phải biến, thường ở góc nhà, sống mái thành hình, lông cánh bay ra, đây hẳn là trứng chim én. - Hai là: Nhà cửa treo ngược, cửa nhỏ rất nhiều, chứa tinh nuôi độc, nếu thu mới nở, đây hẳn là tổ ong. - Ba là: Chân dài nghêu ngao, nhả tơ giăng lưới, tìm lưới kiếm ăn, lợi về ban đêm; đây hẳn là con nhện". Cả đám ngồi đấy ai cũng giật mình. Trong làng, có một bà lão mất trâu, đang mổ ở bến Bắc Khê, đi tìm ngay thì hãy còn da thịt. Bà ta đến đó, quả nhiên có bảy người đang nấu thịt trâu ăn uống với nhau trong một cái nhà gianh. Bà đi trình quan thái thú ở quận ấy là Lưu Mân, bắt gọn cả bảy người trị tội. Quan thái thú nhân đó hỏi bà lão: "Tại sao bà biết?". Bà ta liền kể chuyện Quản Lộ bói giỏi thư thần. Lưu Mân không tin, mới đến phủ, lấy cái túi đựng ấn và một cái lông gà núi bỏ vào trong hộp, sai Lộ bói. Lộ bói một cái, đoán rằng: "Trong vuông ngoài tròn, tỏa ra năm sắc, chứa vật báu giữ điều tín, khi dùng ra thì có phép tắc, đây hẳn là cái túi đựng ấn". Còn một cái đoán rằng: "Trong núi có con chim, hình như gấm, áo đỏ, lông cánh chỗ đen chỗ vàng, gáy không sai giờ, đấy hẳn là lông con gà rừng". Lưu Mân thất kinh, chịu là giỏi, đãi làm khách quý hạng nhất. "Một hôm, Lộ ra ngoài ô chơi, thấy một người tuổi trẻ, đang cày dưới ruộng. Lộ đứng bên đường ngắm một lúc lâu rồi hỏi tên tuổi người ấy. Người ấy nói tên là Triệu Nhan, mười chín tuổi. Nhan lại hỏi lại Lộ: "Ta là Quản Lộ đây, thấy trong đám đông này người có tử khí, ba ngày nữa tất chết, ta tiếc cho ngươi mặt mũi sáng sủa thế mà không được thọ". Triệu Nhan vội vàng về nhà thuật lại chuyện với cha. Cha thấy vậy, chạy theo tìm được Quản Lộ, khóc lạy xuống đất mà nói rằng: "Xin mời ông về chơi cứu cho con tôi". Lộ nói: "Số trời đã thế, cứu làm sao được". Ông lão kêu lên rằng: "Tôi đã già rồi, chỉ có một đứa con này, xin ngài rủ lòng thương mà cứu cho". Triệu Nhan cũng khóc lóc xin cứu. Lộ thấy hai cha con thiết tha lắm, mới bảo Triệu Nhan rằng: "Ngươi về kiếm lấy một bình rượu ngon, một đĩa nem hươu, ngày mai đem vào trong núi Nam Sơn, tìm đến một gốc cây to, có hai người ngồi đánh cờ trên tảng đá lớn. Một người ngoảnh mặt về phía nam, mặc áo bào đỏ, mặt mũi đẹp đẽ. Ngươi nên chờ lúc hai người đánh cờ đang mê mãi, thì quỳ dâng rượu và nem hươu lên, đợi ăn uống xong, sẽ khóc mà cầu thọ, thì chắc là được sống lâu. Nhưng chớ có nói là ta xui". Ông lão giữ Lộ ở lại chơi. Hôm sau, Triệu Nhan đem rượu và nem vào núi Nam Sơn, đi độ năm sáu dặm, quả nhiên thấy có hai người ngồi trên tảng đá dưới gốc cây thông đánh cờ, không nhìn ra đến ngoài. Triệu Nhan quỳ dưới đất dâng nem rượu lên. Hai người đang ham đánh, thấy có rượu thì cứ uống hết nhẵn, bấy giờ Triệu Nhan mới lạy xuống cầu thọ. Hai người giật mình. Người mặc áo đỏ nói rằng: "Đây hẳn là Quản Tử xui đây, nhưng chúng ta đã trót ăn của nó, thì phải thương nó". Người mặc áo trắng bèn giở quyển sổ bên mình ra xem, rồi bảo với Triệu Nhan rằng: "Mày năm nay mười chín tuổi, đáng chết, bây giờ tao thay chữ cửu vào chữ thập cho mày, thì mày sống lâu được 99 tuổi. Mày về bảo với Quản Lộ, từ rày không được tiết lộ thiên cơ ra nữa, nếu không chừa đi thì tất trời phạt!. Người mặc áo đỏ cầm bút viết một chữ, rồi có một cơn gió thơm phương phức, hai người hóa ra hai con hạc trắng bay vút lên trời. Triệu Nhan về hỏi lại Quản Lộ, Lộ nói: "Ông mặc áo đỏ là sao Nam đẩu, ông mặc áo trắng là sao Bắc đẩu". Triệu Nhan hỏi: "Tôi nghe Bắc Đẩu có chín ngôi sao ở đây có một người? " Lộ nói: "Tan ra thành chín, hợp lại mà một. Bắc đẩu thì chưa tử, Nam đẩu thì chưa sinh, nay đã được thêm số sống lâu, ngươi không phải lo gì nữa". Hai cha con lạy tạ.. Người ấy hiện đang mở phòng bói ở Bình Nguyên, đại vương muốn biết việc hay dở, sao không chịu đến mà hỏi? Tháo mừng lắm, lập tức sai người đến Bình Nguyên mời Quản Lộ. Lộ đến, Tháo sai bói việc bói việc thiên hạ. Lộ gieo quẻ xong, nói: - Ba tám tung hoành, lợn vàng gặp hổ, mé nam núi Định Quân, tất gãy một cánh tay. Tháo lại sai bói xem mình truyền ngôi được dài hay ngắn. Lộ bói xong, nói: - Trong cung sư tử, để yên thần vị, đạo vương đổi mới, con cháu rất quý.: Tháo hỏi lại cho rõ. Lộ thưa rằng: - Số trời mờ mịt, khó biết trước được, để nghiệm về sau thì khắc biết. Tháo muốn phong cho Lộ làm quan thái sư. Lộ nói: - Tôi vốn mệnh bạc tướng cùng, không xứng chức ấy, tôi không dám nhận. Tháo hỏi duyên cớ làm sao. Lộ thưa rằng: - Tướng tôi trán không có chủ cốt, mắt không vững con ngươi, mũi không có sống cao, gót không có gân chắc, lưng không có chữ tam giáp, bụng không có chữ tam vương, chỉ trị được quỷ núi Thái Sơn, chớ không trị được người. Tháo lại hỏi: - Ngươi thử xem tướng ta ra làm sao? Lộ nói: - Ngồi cao trùm cả bọn nhân thần, cần gì phải xem tướng. Tháo hỏi gặng hai ba lần, Lộ chỉ cười, nhất định không nói. Tháo lại hỏi việc cất quân thân chinh đánh phương Nam, bèn sai Quản Lộ bói một quẻ. Lộ nói: - Đại vương chớ nên khinh động vội, sang thu Hứa Đô tất có hỏa tai. Tháo thấy Lộ nói lắm câu nghiệm, cho nên chưa dám khinh động, bèn ở lại Nghiệp Quận, sai Tào Hồng dẫn năm vạn quân ra giúp Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp cùng giữ Đông Xuyên. Lại sai Hạ Hầu Uyên lĩnh ba vạn quân tuần phòng ở Hứa Đô, để phòng việc bất trắc. Tháo lại cử trưởng sử là Vương Tất tổng đốc quân mã ngự lâm. Chủ bạ Tư Mã Ý nói: - Vương Tất nghiện rượu, tính rộng rãi, e không kham nổi chức ấy. Tháo nói: - Vương Tất là người theo ta trong lúc xông pha, chông gai gian khổ, trung thành lại chăm chỉ, lòng như sắt đá, thật xứng đáng lắm. Liền ủy cho Vương Tất đem quân ngự lâm đóng ngoài cửa Đông Hoa thành Hứa Xương. Nhắc lại Thiếu Đế triệu bọnCảnh Kỷ, Vi Hoảng vào cung, than khóc với bọn ấy, Cảnh Kỷ, Vi Hoảng vốn có bụng trung lương, hai người thấy Tào Tháo tiếm phong tước vương, xe đi áo mặc, toàn dùng đồ thiên tử, trong bụng rất là bất bình, nay thiên tử lại có chiếu triệu than khóc cả 2 không cầm được nước mắt thề tìm cách tiêu diệt tên gian thần. Cảnh Kỷ vốn họ Cảnh tên Kỷ, tự là Quý Hạnh, quê ở Lạc Dương, trước đã có làm quan huyện ở phủ thừa tướng, về sau được nhấc làm thị trung thiếu phủ, cùng với quan tư trực là Vi Hoảng chơi thân lắm.. Năm Kiến An thứ 12 (207), tháng bảy, mùa thu, Cảnh Kỷ bàn với Vi Hoảng rằng: - Giặc Tháo gian ác mỗi ngày một tệ hơn, sau này tất có việc cướp đoạt, chúng ta là tôi nhà Hán, lẽ đâu quên chúa mà giúp kẻ loạn thần? Vi Hoảng nói rằng: - Tôi có người tâm phúc tên là Kim Vĩ, vốn là dòng dõi tướng nhà Hán Kim Nhật đến khi xưa, vẫn có bụng muốn trừ Tào Tháo, lại chơi rất thân với Vương Tất, nếu được người ấy đồng mưu, thì chắc xong việc lớn. Cảnh Kỷ nói: Y đã chơi thân với Vương Tất thì sao chịu đồng tâm với ta? Vi Hoảng nói: - Hãy thử đến chơi nói chuyện xem làm sao. Hai người bèn đến nhà Kim Vĩ. Vĩ ra tiếp vào hậu đường ngồi chơi. Hoảng nói: - Đức Vĩ cùng với Vương trưởng sử chơi thân lắm, hai chúng tôi lại cầu một việc. Vĩ hỏi: Các ông cầu việc gì? Hoảng nói: - Tôi nghe Ngụy Vương nay mai tất thay ngôi nhà Hán lên làm vua. Ông nói trưởng sử chắc được nhắc làm quan to, xin nhớ đến anh em mà dắt dìu nhau thì cám ơn lắm! Vĩ nghe nói, phất tay áo đứng dậy; đầy tớ vừa bưng trà lên, Vĩ hất đổ cả xuống đất. Hoảng giả cách giật mình, nói: - Đức Vĩ là cố nhân của ta, sao bạc đãi anh em thế? Vĩ nói: - Ta chơi với các ngươi, vì các ngươi là con cháu các triều thần nhà Hán. Nay không nghĩ đến báo ơn vua, lại muốn giúp quân phản tặc, ta còn mặt mũi nào chơi với các ngươi! Cảnh Kỷ nói: - Chúng tôi cũng biết thế là không phải, nhưng bất đắc dĩ phải theo đó thôi! Vĩ thấy nói càng giận lắm. Cảnh Kỷ, Vi Hoảng biết, đích là Kim Vĩ có bụng trung nghĩa, mới đem tình thực ra bảo rằng: - Chúng tôi cốt muốn đánh giặc, đến đây để bàn chuyện với ngài, nhưng chưa biết bụng ngài thế nào nên chúng tôi nói thử đó! Vĩ nói: - Nhà ta đời đời làm tôi nhà Hán, đâu có chịu theo giặc! Các ông muốn giúp nhà Hán, thì đã mẹo gì hay chưa? Hoảng nói: - Tuy là có lòng báo đền ơn nước, nhưng chưa có mẹo gì đánh giặc. Vĩ nói: - Ta muốn trước hãy giết Vương Tất, cướp lấy binh quyền, rồi kết với Lưu Hoàng Thúc làm ngoại ứng, mới có thể đồ được giặc Tháo. Hai người vỗ tay khen mẹo ấy là hay. Vĩ lại nói: - Ta có hai người tâm phúc, có thù vì Tháo đã giết cha họ, hiện ở ngoài thành, nên dùng làm vây cánh. Cảnh Kỷ hỏi là ai, Vĩ nói: - Còn quan thái y Cát Bình: Trưởng là Cát Mạc, tự là Vân Nhiên, thứ là Cát Mục, tự là Tư Nhiên. Khi trước Tào Tháo vì việc Đổng Thừa, giết mất cha hai người ấy. Hai người phải trốn tránh nơi xa, được thoát nạn. Nay đã lẻn về Hứa Đô, nếu bảo giúp ta đánh giặc nhất định nghe ngay. Cảnh Kỷ, Vi Hoảng mừng lắm. Kim Vĩ mật sai người mời hai anh em họ Cát. Một lát, hai người đến. Vĩ nói chuyện việc đánh Tào Tháo. Hai người căm tức, ứa nước mắt khóc, khí oán tức vùn vụt xông lên tận trời, thế giết giặc nước. Kim Vĩ nói: Đến đêm hôm rằm tháng tám, trong thành đốt đèn cực nhiều, vui chơi đêm nguyên tiêu. Cảnh Thiếu Phủ, Vi Tư Trực, hai ông nên đem gia đồng đánh đến trước dinh Vương Tất; xem lúc nào có hiệu lửa thì chia làm hai đường kéo vào, giết xong Vương Tất, theo ta vào cung, mời thiên tử lên lầu Ngũ Phượng, triệu trăm quan đến dụ việc đánh giặc. Hai anh em Cát Vân Nhiên thì ở ngoài thành đánh vào đốt lửa làm hiệu, reo gọi trăm họ để cùng giết giặc nước, và chặn quân cứu viện ở trong thành. Khi nào thiên tử ban tờ chiếu an đâu đấy rồi, thì tiến binh kéo đến Nghiệp Quận bắt Tào Tháo, rồi lập tức cầm chiếu ra triệu Lưu Hoàng Thúc về. Hôm nay hẹn sẵn, đến canh hai đêm hôm ấy thì khởi sự, chớ có như Đổng Thừa mà mang vạ cho mình. Năm người nhìn lên trời thề thốt, uống máu ăn thề, rồi ai về nhà ấy, sắm sửa khí giới quân mã đợi lúc khởi sự. Cảnh Kỷ, Vi Hoàng mỗi người có ba bốn trăm đầy tớ, cùng sắm sửa đồ khí giới. Anh em Cát Mạc cũng tụ tập được ba trăm người, dự bị sẵn sàng, nói dối là đi săn bắn. Kim Vĩ đến chơi trước nhà Vương Tất, nói rằng: - Hiện nay bốn bể hơi yên. Ngụy Vương uy khắp cả thiên hạ, nay gặp tiết nguyên tiêu, nên cho nhân dân đốt đèn vui chơi, để tỏ các khí tượng đời thái bình. Vương Tất cho là phải, cáo dụ nhân dân trong thành, chỗ nào cũng phải treo đèn, kết hoa để cho vui vẻ đêm nguyên tiêu. Đến đêm nguyên tiêu ấy, khí trời tạnh tẽ, trăng sao vằng vặc. Khắp các phố phường đua nhau thả đèn hoa, kẻ đi người lại, vui vẻ chơi bời. Vương Tất cùng với các tướng ngự lâm uống rượu ăn yến ở trong dinh. Hết canh hai, bỗng nhiên trong dinh có tiếng hò reo, mé sau có lửa cháy. Vương Tất vội vàng chạy ra xem, thì đã thấy ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt, tiếng hò chém giết rầm rĩ, biết là có biến, vội lên ngựa ra cửa nam, thì gặp ngay Cảnh Kỷ, bắn cho một phát tên, trúng vào bả vai, suýt lăn xuống ngựa. Tất bèn chạy về phía cửa Tây, sau lưng có quân đuổi tới. Vương Tất sợ hãi, bỏ ngựa đi bộ, chạy đến nhà Kim Vĩ gõ cửa. Nguyên Kim Vĩ một mặt sai người vào trong dinh đốt lửa, một mặt xuất lĩnh đầy tớ ra đánh, chỉ để vợ con ở nhà. Lúc ấy, vợ con ở trong nhà nghe tiếng gõ cửa của Vương Tất tưởng là Kim Vĩ trở về, liền hỏi ra rằng: - Đã giết được thằng Vương Tất rồi à? Vương Tất giật mình, mới biết là Kim Vĩ cũng đồng mưu bèn chạy tắt sang nhà Tào Hưu nói rằng: - Kim Vĩ, Cảnh Kỷ đồng mưu làm phản. Tào Hưu vội vàng nai nịt lên ngựa, dẫn hơn một nghìn quân vào trong thành đánh giặc. Trong thành bốn mặt lửa cháy, chém cả vào đến lầu Ngũ Phượng, vua phải lánh vào trong thâm cung. Tướng tá tâm phúc nhà Tào cố chết giữ lấy cửa cung, nghe thấy người trong thành reo lên rằng: - Giết cho sạch giặc Tào để lao động đường phố nhà Hán. Nói về Hạ Hầu Đôn phụng mệnh Tào Tháo, lĩnh ba vạn quân đóng đồn cách thành năm dặm để tuần phòng Hứa Đô. Đêm hôm ấy trông thấy trong thành lửa cháy, Đôn mới kéo đại quân về vây chặt lấy thành, sai một toán quân vào tiếp ứng cho Tào Hưu. Đánh nhau mãi đến sáng, bọn Cảnh Kỷ, Vi Hoảng không có người giúp đỡ. Chợt có tin báo Kim Vĩ cùng hai anh em ra cửa thành, thì quân Hạ Hầu Đôn bao vây và bắt sống, hơn một trăm đầy tớ đều chết sạch. Hạ Hầu Đôn vào thành, dập tắt lửa, bắt hết cả họ hàng già trẻ năm nhà, sai người báo với Tào Tháo. Tháo truyền đem ra chợ chém hết. Còn bao nhiêu quan lại lớn nhỏ trong triều đều bị bắt giải đến Nghiệp Quận để tra xét. Hạ Hầu Đôn ra lệnh điệu Cảnh Kỷ, Vi Hoảng ra nơi hành hình. Cảnh Kỷ thét mắng rằng: - Tào A Man! Tao sống không giết được mày, thì chết tao cũng làm con ma dữ để giết mày thôi! Quân sĩ lấy giáo xóc vào mồm Kỷ, máu chảy ròng ròng xuống đất. Kỷ mắng chửi hết hơi rồi chết. Vi Hoảng thì đập mãi xuống đất mà nói rằng: - Tức quá! Tức quá! Hạ Hầu Đôn chém hết họ hàng năm nhà, rồi giải các quan đến Nghiệp Quận. Tào Tháo cho dựng ở giátrường một lá cờ đỏ ở bên tả, một là cờ trắng bên hữu, hạ lệnh rằng: - Bọn Cảnh Kỷ làm phản, phóng hỏa đốt Hứa Đô, chúng bây cũng có người ra cứu lửa, cũng có người đóng cửa không ra. Hễ ai chữa cháy thì đến đứng ở dưới lá cờ đỏ, ai không ra thì đứng dưới lá cờ trắng! Các quan nghĩ rằng chữa cháy tất không phải tội, bởi thế nhiều người chạy đến đứng trước là cờ đỏ. Trong ba phần chỉ có một phần đứng dưới cờ trắng. Tháo sai bắt hết cả những người đứng dưới cờ đỏ. Các quan kêu là không có tội. Tháo nói: - Bụng chúng bây giờ không phải là ra chữa cháy, kỳ thực là ra để giúp đó thôi. Liền sai điệu cả ra cạnh sông Chương Hà chém tuốt. Hơn ba trăm viên bị hại. Những người đứng dưới cờ trắng, thì được Tháo thưởng cho và tha cho về Hứa Đô. Bấy giờ Vương Tất đã bị thương mà chết. Tháo sai làm ma trong tống táng, rồi cho Tào Hữu tổng đốc cả quân mã ngự lâm, Chung Do làm tướng quốc; Hoa Hâm làm ngự sự đại phu; trung hầu mười sáu cấp, ấn bạc, khao thâm, ngũ đại phu mười lăm cấp, ấn đồng, thao buộc kim tuyến. Định tước phong quan, triều đình lại đổi một loạt nhân vật. Thiếu Đế nghe tin, cảm thương bọn ấy lâu ngày thành bệnh. Thật là: Chân chúa vừa ra nơi hang hổ Loạn thần quyết ý định giang sơnMuốn biết chuyện Lưu Hoàng Thúc ra Tân Dã thế nào, Tào Tháo có định được phương Nam hay không xin xem hồi sau sẽ rõ
Viết hay lắm đại ca. Một số góp ý: Mã Đằng ở Liêu Tây 2 Lưu nên gọi là Nhị Lưu Sau mỗi ý chính, đại ca xuống hàng cái cho em nhờ. đọc đau hết cả mắt.