Thanh Niên | Một huyện của Hà Nội ghi nhận 3 ổ dịch bệnh dại

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Mèo Mun Lười Biếng, 3/5/24.

  1. Mèo Mun Lười Biếng

    Mèo Mun Lười Biếng Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    19/9/17
    Bài viết:
    740
    Một huyện của Hà Nội ghi nhận 3 ổ dịch bệnh dại
    Nam Sơn
    03/05/2024 08:07 GMT+7

    Theo Sở Y tế Hà Nội, các tháng đầu năm nay tại H.Sóc Sơn ghi nhận 3 ổ dịch bệnh dại động vật trên địa bàn các xã Minh Trí, Hồng Kỳ và Đức Hòa. Đến ngày 27.4, 2 ổ dịch tại xã Minh Trí và Hồng Kỳ đã kết thúc, không phát sinh thêm ca bệnh.
    Ổ dịch tại xã Đức Hòa có dịch tễ phức tạp, do chó nhiễm dại là chó lạ từ nơi khác đến, 5 người phơi nhiễm đã được tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại.

    [​IMG]
    Cần tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi và nhắc lại định kỳ
    Bảo Thư

    Trong các tháng đầu năm nay, toàn H.Sóc Sơn có hơn 550 người đã tiêm vắc xin phòng bệnh dại, trong đó 33 trường hợp tiêm huyết thanh kháng dại do vết thương bị cắn tại các vị trí nguy hiểm, nhiều nguy cơ. Riêng tại phòng tiêm chủng Trung tâm y tế H.Sóc Sơn, trong tháng 4 đã tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại cho 52 trường hợp, 5 trường hợp phải tiêm huyết thanh kháng dại.

    Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như tử vong 100%, hiện đã có vắc xin chủng ngừa với 2 hình thức là chủng ngừa chủ động trên vật nuôi và chủng ngừa trên người trong những trường hợp bị chó, mèo mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại cắn.

    Theo Sở Y tế Hà Nội, để phòng bệnh dại, cộng đồng cần thực hiện các biện pháp: chủ động phòng tránh không để bị chó, mèo tấn công; tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ cho vật nuôi trong gia đình và nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; không thả rông chó, mèo và nhốt, xích cẩn thận, mang rọ mõm cho vật nuôi khi cho vật nuôi ra đường; không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

    Khi bị chó, mèo liếm, cắn, cần rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng thì xối rửa vết thương bằng nước sạch (đây là biện pháp sơ cứu ban đầu, ngay lập tức để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn). Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70 độ, cồn iod hoặc povidone, iodine. Không nặn máu, không chà sát vết thương, tránh làm vết thương nặng hơn và không băng kín vết thương; không dùng thuốc nam để tự chữa bệnh.

    Người dân bị chó, mèo cắn, cần đến ngay trung tâm y tế và trạm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.

    https://thanhnien.vn/mot-huyen-cua-ha-noi-ghi-nhan-3-o-dich-benh-dai-185240502180730121.htm
     
    MAGNUM44 thích bài này.

Chia sẻ trang này