Cách đây 25 năm vào ngày 03/12/1984, tại một nhà máy nông dược thuộc Tập đoàn Union Carbide của Mỹ ở Bhopal, Ấn Độ đã xảy ra vụ rò rỉ khí độc, 45 tấn chất độc iso cyanua methyl lỏng chứa trong bình khí nén ở hầm ngầm đã chảy ra hết trong vòng 3-4 tiếng đồng hồ. Vài giờ sau đó, khí độc đã giết chết 4000 người dân ở Bhopal. Hai ngày sau đó, số nạn nhân bị thiệt mạng đã tăng lên gấp đôi. Hàng ngàn cái chết khác sau đó cũng bị cho là do đám mây khí hóa học bao trùm thủ phủ bang Madhya Pradesh gây ra. Tính đến nay, đã có hơn 15.000 người thiệt mạng trong vụ này. Đây được coi là sự cố bi thảm nhất tính đến nay trong ngành công nghiệp hóa chất. Không chỉ gây tử vong cho người nào hít phải, chất độc này còn làm chết hoàn toàn cây cối trong phạm vi bán kính vài trăm mét. Dù sự việc đã qua 25 năm, song hậu quả của nó vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay. Nhiều người dân địa phương vẫn sinh ra những đứa trẻ quái thai, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy vậy các cơ quan chức năng về cơ bản vẫn không có bất cứ biện pháp đền bù hay cải thiện nào. Gần đây Chính phủ Ấn Độ mới quyết định mở một dự án nghiên cứu nhằm xác định xem sự cố Bhopal có mức độ ảnh hưởng lâu dài tới đâu. Một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Khoa học và Môi trường, một nhóm hỗ trợ có trụ sở tại New Delhi, kết luận rằng nguồn nước ngầm cách địa điểm của nhà máy 3 kilômét có chứa thuốc diệt trùng ở mức cao hơn tiêu chuẩn an toàn của Ấn Độ 40 lần. Một cảnh sát đang chỉ tay về phía chiếc bồn chứa chất độc đã gây nên thảm họa ở Bhopal cách đây 25 năm. Các nạn nhân nằm la liệt ngoài đường và chờ để được chữa trị. Những người sống sót sau vụ thảm họa đang ngồi trước cổng nhà máy Union Carbide. Đôi mắt của họ đã hoàn toàn bị mù. Ảnh này được chụp vào ngày 4/12/1984, một ngày sau thảm họa. Những chai thuốc vẫn đang còn nằm ngổn ngang bên trong nhà máy Những người phụ nữ ở Bhopal đang tranh thủ lấy nước sạch để sử dụng vì nguồn nước ngầm ở đây đã bị nhiễm độc. Các nhà hoạt động và những người sống sót biểu tình trước trụ sợ Công ty Dow Chemical để đòi bồi thường. Bên trái bức ảnh này là đài tưởng niệm những nạn nhân của vụ thảm họa. Đây là hình ảnh một bà mẹ đang bồng trên tay đứa con của mình và một tay đang che mắt. Cậu bé Annan, 8 tuổi, một nạn nhân của vụ thảm họa. Em bị liệt và trí tuệ chậm phát triển. Còn rất nhiều trẻ em khác ở Bhopal bị các vấn đề về sức khỏe tương tự như Annan Không chỉ bị những tổn thương về mặt thể xác, trẻ em ở Bhopal còn phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nền về mặt tinh thần. Hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ đòi lại công lý cho các em, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn. Nguồn Tinh Tế
đập chết con m,ẹ nó đi.bồi thường làm gì.đứa nào động vào người thân tớ thì dù có mất việc,đi tù tớ cũng ko để nó sống đâu
Vụ này so ra thì VN vẫn thiệt hại nặng hơn , rừng bị tàn phá nhiều hơn , trẻ con sinh ra dị tật nhiều hơn và đc biết đến nhiều hơn nhưng lại khó đòi đc công bằng hơn vì chính chính phủ Mỹ thả chất độc và viện cứ này cứ lọ , tòa án Mỹ cũng đâu ngu gì kết án dân mình . Còn vụ ở Ấn độ nếu chính phủ kiên quyết làm rõ trách nhiệm thì khả năng thắng là rất cao ,còn đền bù thì ko có chuyện công ty đó trả đâu Hoan hô chủ thread , bạn up thêm thảm họa Chernobyl nhé
toàn lo chuyện trên trời nạn nhân chất độc da cam sờ sờ bên cạnh mấy bác đấy , đã bao người biết lo biết nghĩ đến chưa , mà thấy cái này thì tung hô đòi công bằng mạnh mồm lắm
Mẽo cũng có 1-2 vụ rò rỉ hạt nhân phải di chuyển cả thành phố đấy, mà Chính quyền Mẽo bưng bít quá, cuối cùng từ "thảm họa hạt nhân" chuyển thành "lỗi kỹ thuật" đấy thôi ...
Bạn có thật sự hiểu chuyện chất độc da cam của VN ko, hay chỉ nghe thông tin 1 chiều của báo đài Vn. Bác có từng tìm hiểu lý do Tòa án Mỹ bác đơn kiện ko? /Tôi là người Vn, tôi cũng đồng cảm với số phận những người VN bị cddc ( chất độc da cam ), nhưng về LÝ thì Tòa án Mỹ có lý do ko thể chính đáng hơn để bác đơn kiện đấy :)