Thế giới chơi game chuyên nghiệp WarCraft III

Thảo luận trong 'Warcraft III Melee' bắt đầu bởi Shiva_vuive, 18/9/10.

  1. Shiva_vuive

    Shiva_vuive Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    1/7/03
    Bài viết:
    4,945
    Nơi ở:
    Cần Thơ
    Thế giới chơi game chuyên nghiệp WarCraft III
    [​IMG]
    Ra đời năm 2002, WarCraft III (WC): Reign of Chaos đã trở thành một trong các game kinh điển nhất của thể loại Realtime Strategy (RTS) khi đạt được số điểm 9,8 do GameSpot chấm. Hơn 5 triệu bản được đặt hàng trước khi bản chính thức phát hành, nhưng thế giới Professional Gaming (chơi game chuyên nghiệp) của WC mới thực sự thành công khi WC được cộng đồng chơi game thế giới chấp nhận và phát triển, một hành trình đầy gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang. Bài viết này chủ yếu giới thiệu thế giới chơi game chuyên nghiệp của WC...
    [​IMG]
    Professional Gaming WC: quá khốc liệt
    Hầu hết các game như Counter-Strike, StarCraft, Age of Mythology, Battle Field, Rise of Rome, Half-Life,... đều có một thế giới Pro. của riêng mình. Hầu hết các nhà sản xuất, phát triển game đều mong các gamer chơi với mục đích giải trí, nhưng khi một game được nhiều người chơi thì ngay lập tức các hãng máy tính lớn lại tổ chức các giải đấu nhằm quảng bá thương hiệu của họ. Những số tiền thưởng không nhỏ đã trở thành động lực thúc đẩy các gamer luyện tập ngày đêm nhằm đoạt giải tại các giải thi đấu đó. Ngoài ra, trong những dự án về game lớn, các nhà phát triển thường mướn những gamer giỏi về chơi để kiểm tra và góp ý cho sản phẩm nên vô tình họ đã tạo ra một nghề mới: chơi game chuyên nghiệp (chơi game được trả lương và đoạt các giải thưởng). Tại Hàn Quốc có khoảng 2.000 progamer, cả thế giới có khoảng 3.500 progamer và hàng triệu gamer đang luyện tập ngày đêm để trở thành progamer. Progaming thực sự không đơn giản, đằng sau những vinh quang thường lại là những giọt mồ hôi và sự cay đắng.
    Ở game WC, các gamer giỏi, đoạt nhiều giải cao tại các giải thi đấu lớn, có thứ hạng cao trong hệ thống Battle Net sẽ được gọi chung là Gosu. Mức thứ hai là những gamer giỏi nhưng không đoạt các giải thưởng được gọi là Hasu và các gamer còn lại là Noob. Khi chơi WC, phần chiến thuật (macro) thường quyết định 70% kết quả trận đánh, còn lại nhờ khả năng điều khiển (micro) và sự may mắn. Một điểm để phân biệt Pro. WC và Pro. StarCraft là WC có một mức đo tốc độ hoạt động trên bàn phím trong một trận đánh gọi là APM (Action Per Minutes). Chỉ số này càng cao chứng tỏ người chơi có tốc độ sử dụng mouse và keyboard càng nhanh, nhờ đó các gamer có thể micro rất nhanh. Khi đánh xong một trận WC, các gamer chuyên nghiệp thường lưu lại các trận đấu và upload lên các website lớn về WC để gamer trên thế giới học hỏi các chiêu thức mới, các chiến thuật,... Sự hơn thua trong WC có ý nghĩa rất cao, khi thua, những gamer giỏi sẽ xem lại replay nhằm khắc phục những nhược điểm đồng thời học hỏi những chiến thuật mới để có thể chiến thắng trong những trận sau. Ngoài ra, bảng xếp hạng (ladder) top 1.000 gamer của hệ thống Battle Net chính là nguyên nhân khiến các gamer WC luyện tập ngày đêm nhằm lọt vào top 1.000, top 20.
    Do đó, để trở thành progamer WC, các Gosu của chúng ta đã trải qua một thời gian luyện tập rất kinh khủng, tôi từng nghe nói Gosu Sky chơi WC 15/24 giờ mỗi ngày. Nguyên nhân của việc này xuất phát từ hãng Blizzard – nhà sản xuất game WC - liên tục phát hành các bản vá (patch) các lỗi của WC nhằm tạo tính cân bằng (balance) nên sau mỗi lần patch thì có vài chiến thuật phải thay đổi cho phù hợp và để chiến thắng, các gamer phải cập nhật liên tục các bản vá và sửa đổi cách chơi cho thích hợp thông qua việc xem replay hay thử nghiệm với các chiến thuật đó thông qua hệ thống Battle Net. Vâng, đó cũng là lý do mà nhiều Gosu đã ra đi do áp lực thắng thua và cường độ luyện tập cao. Quá khốc liệt nhưng cảm giác chiến thắng sẽ mang đến cho bạn một cảm giác rất thú vị.
    Setting và thiết bị: progaming không thể thiếu.
    [​IMG]Việc sử dụng các thiết bị khi thi đấu cũng là một trong các yếu tố đưa các gamer chuyên nghiệp trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Với WC nói riêng và các game khác, hầu hết khi chơi, các gamer thường ít khi sửa đổi thiết đặt ban đầu (setting default) do nhà sản xuất tạo ra, nên một phần đã khiến họ trở nên chậm chạp so với các gamer chuyên nghiệp. Các progamer thường điều chỉnh lại các tùy chọn hay thậm chí sửa đổi phần cứng để phù hợp với cách chơi của mình. Chẳng hạn các game thủ Hàn Quốc thường sửa đổi các hotkey mặc định sang các phím gần tay để việc micro được nhanh và chính xác hơn. Thiết bị ngoại vi như headphone, keyboard, mouse, monitor đều được trang bị tối tân. Với họ, các thiết bị sẽ quyết định một phần của sự thắng thua nên các máy cá nhân của họ có khi được đặt hàng riêng với nơi sản xuất.
    Vâng, một cấu hình “mát lạnh” như vậy đòi hỏi một số tiền không nhỏ, đó là chưa tính việc gamer thường xuyên phải thay các thiết bị do việc luyện tập (training) liên tục. Bù lại, việc đoạt các giải thưởng sẽ giúp họ trang trải sinh hoạt phí hay tiền mua các thiết bị. Ở Việt Nam, các giải đấu cũng như tiền thưởng thường không nhiều nên hầu hết các progamer có gia đình khá giả, có việc làm ổn định hoặc có các clan, team hỗ trợ tài chính.
    Châu Âu: nơi của các đỉnh cao WC
    [​IMG]
    Các giải đấu chuyên nghiệp về game WC luôn được tổ chức thường xuyên tại nhiều nước như Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh,... và giải thưởng thường lên đến hàng chục ngàn USD như WEG, WC3L, CPL,... đã giúp cho WC có chỗ đứng vững chắc. Tuy Hàn Quốc là nước có nhiều progamer nhất thế giới nhưng đứng đầu thế giới về WC không phải là gamer Hàn Quốc mà chính là một gamer người Hà Lan thuộc clan 4K (Four King): Grubby. Clan SK- Gaming có thể nói là clan phát triển tốt nhất của châu Âu khi clan này có được những tên tuổi vô cùng nổi tiếng ở cả hai game Counter-Strike và WC. Ngoài ra còn có clan 4K liên tục vô địch các giải WC3L, và đã quy tụ được các tên tuổi từng gây sóng gió một thời tại các giải đấu thế giới như: Fury, FoV, Tod, Zeus.
    WC nổi tiếng trên thế giới cũng một phần là nhờ các trận đánh của các progamer châu Âu này. Những trận đấu kinh điển như trận giữa SK.Insomnia và MYM (Bjake - giờ nick anh là [Hanbit]Bjake) hồi năm 2003; trận chung kết giữa Grubby và Zacard ở giải World Cyber Games 2004 đã cho ta một nhận định “APM cao chưa chắc sẽ chiến thắng”... Sự tài trợ giữa các hãng máy tính lớn đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của các clan, team. Như 4K được hãng Intel tài trợ mọi hoạt động, bù lại trang phục của họ khi thi đấu đều có logo của Intel. Clan mTw của Đức vừa được hãng ATI tài trợ đã giúp clan có được các gamer tên tuổi như Winner. Clan Mouz thì được hãng BenQ tài trợ và cung cấp thiết bị.
    Hàn Quốc và Trung Quốc: nơi của những huyền thoại về WC
    [​IMG]
    Việc chơi WC chuyên nghiệp đã được bắt đầu ở châu Á tại Hàn Quốc. Và đến giơ những huyền thoại vẫn còn được biết đến như Dayfly, Showtime, Miss, Sweet, Moon, Swain. Đài truyền hình MBC của Hàn Quốc chính là kênh thông tin game của châu Á, tập trung chủ yếu vào StarCraft. Nhưng bên cạnh đó, kênh này vẫn phỏng vấn, tường thuật trực tiếp và bình luận những trận đấu giữa các cao thủ tại nhiều giải thi đấu lớn. Các clan của Hàn Quốc có thể nói khá nhiều như: Lof, Rex, WE (World Elite), Phoenix,... Mỗi clan đều có những huyền thoại. Rex có Zacard, gamer chơi WC có APM trung bình cao nhất thế giới (hiện anh đã gia nhập clan SK). Werra đã từng có các huyền thoại như Showtime, Freedom. Phoenix từng có hai cao thủ hàng đầu châu Á là Remind và Soju với thành tích có tỷ lệ thắng cao nhất trên hệ thống Battlnet. Mới được thành lập gần đây nhưng WE lại quy tụ được nhiều anh tài nhất như Soju, Remind, Dayfly, Noma, Swain... Sau Hàn Quốc, Trung Quốc cũng là nước có số lượng progamer WC nhiều nhất, các gamer WC biết đến nhờ một Gosu có thể nói là hạng nhì thế giới (theo quan điểm của tôi) là Sky.
    Hệ thống Battle Net (chiến trường ảo) của châu Á có phần trội hơn châu Âu. Hệ thống Battle Net thường tổ chức các tourament (giải đấu) để chọn ra những gamer xuất sắc, sau đó họ sẽ được tham gia các giải đấu lớn tại Hàn Quốc nhằm giúp các clan, team lớn kiếm được những “viên ngọc chưa được mài dũa”. Tuy các giải đấu thường không quy mô bằng các giải đấu của châu Âu nhưng đạt chất lượng rất cao. Và châu Á cũng là nơi tổ chức các giải đấu mang phong cách sáng tạo theo hình thức mới như IGE Race War. Nhờ việc áp dụng các giải theo hình thức mới này đã góp một phần không nhỏ vào việc phát triển việc chơi WC chuyên nghiệp tại châu Á cũng như thế giới.
    Lời kết
    Sự xuất hiện của các công ty và các Game Master, Tester, Designer, Writer đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp game Việt Nam. Nhưng progamer vẫn còn quá mới mẻ vì các giải đấu chưa nhiều và sự quan tâm của xã hội đối với game vẫn còn quá ít. Tại Hàn Quốc, game là một phần của đời sống; còn ở Nhật Bản, nền công nghiệp game đã mang lại lợi nhuận hàng tỉ USD nhưng ở nước ta, nền công nghiệp game vẫn đang chập chững bước những bước đầu tiên.
    SHIVA


    p/s: Bài này mình viết 2005 đăng ở báo echip... Rất là cũ nhưng không ngờ 6 năm sau mới biết nó đã được tung lên mạng... Nên mình public qua đây để mọi người cùng hồi ức lại :D... Không có giá trị hiện tại nhưng phần nào sẽ mô tả được quang cảnh warcraft lúc đó :) . Thx for reading everybody...
    Nguồn: http://www.echip.com.vn/echiproot/html/2005/so288/thegioichoi.html
    + rep nếu thấy hay...
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/9/10
  2. sephiroth2522

    sephiroth2522 T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/11/06
    Bài viết:
    682
    Nơi ở:
    Bottom of the hell
    lúc đó chưa biết chơi war nhưng có vẻ là 1 bài có giá trị
    btw, action per minutes =))
     
  3. flow

    flow Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    8/5/07
    Bài viết:
    1,149
    viết hay đấy nhưng từ năm 2005 phải ko ;)) giờ là cuối tháng 9/2010 rồi ...
     
    Shiva_vuive thích bài này.
  4. kim_long512

    kim_long512 Bloodthirsty

    Tham gia ngày:
    15/7/04
    Bài viết:
    3,210
    Nơi ở:
    Battleground
    hồi tưởng thời kỳ vàng son của War3 :"> nhờ cái gọi là dota mà chẳng còn ai biết war3 là game dc làm ra để đánh RTS chứ ko phải RPG
     
  5. ttyy2108

    ttyy2108 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    7/5/09
    Bài viết:
    80
    Bài viết hay lắm Tuy cũ nhưng hay
     
  6. yunavarikku

    yunavarikku Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    21/3/04
    Bài viết:
    484
    ủa thể chủ topic có nhận được tiền nhuận bút ko ? dù sao bài cũng hay thx
     
  7. Shaman Mập

    Shaman Mập Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    8/12/05
    Bài viết:
    328
    Nơi ở:
    HCM
    haha. Shiva vui vẻ đây mà... Thế ngoài game, em còn viết gì trên echip?

    Anh có 2 bài bên pcworldvn
     
  8. Ray4Illumi

    Ray4Illumi Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/11/04
    Bài viết:
    115
    Nơi ở:
    fortress
    lúc đó hnhu mình mới bắt đầu chơi war =))
     
  9. redclock

    redclock Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    5,628
    Ôi melee, một thời vang bóng.
    Bài viết hay đó anh :)
     
  10. fille

    fille Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/9/09
    Bài viết:
    23
    Chỗ này như chưa chuẩn, apm cao nhất là Rainbow toàn >= 400 thôi, còn Zacard chỉ >= 350...
     
  11. viet_hoangquoc

    viet_hoangquoc Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    16/10/05
    Bài viết:
    404
    Giờ Grubby cũng chuẩn bị đánh Star 2 rồi :))
     

Chia sẻ trang này