Tik Tok Tik Tok - Quả bom huỷ diệt các nền văn minh

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Trùm online, 29/3/23.

  1. Trùm online

    Trùm online Dante, the strongest Demon Slayer ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/7/06
    Bài viết:
    14,288
    Thuyết âm mưu: TikTok - quả bom nổ chậm phá hủy các nền văn minh
    [​IMG]

    Mình đọc được bài viết này của Gurwinder trên substack.com thấy thú vị nên dịch lại để chia sẻ với anh em. Bài đăng từ lâu và mình đọc cũng lâu rồi nhưng mình nghĩ đây là lúc thích hợp để anh em xem nó. Mình cố gắng diễn đạt để anh em hiểu gần nhất ý của chủ bút, nhưng có thể do bài quá dài, từ ngữ kiểu thuyết âm mưu nên anh em đọc mà chưa rõ thì cứ hỏi nhé, anh em nào giỏi EN và TV thì giải thích cho anh em khác càng tốt. Cám ơn anh em.

    "Loài người từ nhiều ngàn năm nay luôn tìm mọi cách gây ra đau đớn, khốn khổ và sự kinh hoàng nhằm khuất phục kẻ thù. Từ những viên đá sắc nhọn thời còn ăn ở trong hang động, tới những cây giáo, mác, kiếm, đao, cung tên, nỏ và tất nhiên là cả súng ống đủ loại, bom mìn,.... Chỉ với một cú vung gươm, một phát súng chỉ thiên,... người ta đã có thể gợi lên nơi người khác những cảm xúc tê dại, chết chóc.

    Thế nhưng khi ngành tâm lý học phát triển, người ta lại có thêm những "công cụ mới" để có thể thao túng cảm xúc của người khác một cách dễ dàng hơn nữa. Công cụ đó chính là Positive Reinforcement (tạm dịch: Củng cố tích cực). Lợi dụng điều này, thậm chí một người với 1 vài cú click chuột, có thể điều khiển được lượng dopamine của hàng tỷ người khác ở khắp nơi trên thế giới, "ban phát" cho họ những cảm xúc khoái lạc, sung sướng, niềm vui.

    Và bây giờ, niềm vui trở thành một thú vũ khí, loài người lại có thêm một cách để vô hiệu hóa kẻ thù, bên cạnh những thứ vật lý như đao kiếm, súng ống hay bom mìn vốn thuần gây ra đau đớn, sợ hãi và người ta đã quá dễ nhận ra nó. Nói cách khác, thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt ở thế kỷ 21 này không còn là quả bom nguyên tử, mà có khi, chỉ là một ứng dụng nhỏ được cài trên điện thoại.

    Thứ ứng dụng đó, được gọi là TikTok.


    Khái niệm Củng cố tích cực (Positive Reinforcment) được đưa ra bởi nhà tâm lý học hành vi B. F. Skinner. Củng cố tích cực là đưa ra các kích thích mong muốn hoặc nhằm thỏa mãn đối tượng sau khi đối tượng thực hiện một hành vi, với mục đích cuối cùng là hành vi đó sẽ tiếp tục được diễn ra nhiều hơn trong tương lai. Theo đó, củng cố tích cực được coi như trao phần thưởng để khuyến khích hơn nữa hành vi đó hoặc thay đổi hành vi đã tồn tại từ trước. Củng cố tích cực được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, thí dụ:
    Làm việc hiệu suất cao sẽ được sếp thưởng > Sếp muốn nhân viên tiếp tục làm việc hiệu suất cao.
    Đứa trẻ khóc quấy vì biết khóc sẽ được mẹ cho kẹo > Đứa trẻ sẽ khóc tiếp khi muốn ăn kẹo
    Đứa trẻ đạt điểm cao được cha mẹ mua cho đồ chơi > đứa trẻ sẽ tiếp tục tìm cách đạt điểm cao

    I. Viên đạn bọc đường

    Tiktok là ứng dụng thành công nhất trong lịch sử. Từ năm 2017, thế giới bắt đầu biết tới một ứng dụng chia sẻ video có tên là Douyin và chỉ trong vòng 3 năm tiếp theo, nó trở thành ứng dụng được tải về nhiều nhất thế giới, sau đó không lâu đã vượt mặt Google để trở thành trang web được truy cập nhiều nhất thế giới.

    Đợt đại dịch Covid từ 2020 với những đợt lock down khắp nơi trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho Tiktok được phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên, thành công của nó không thể chỉ nhờ vào may mắn. Có điều gì đó ngay tận sâu trong thiết kế của ứng dụng Tiktok khiến cho người ta không thể cưỡng lại nó được.

    Đối với các nền tảng khác, như Facebook và Twitter, họ sử dụng thuật toán đề xuất như một tính năng nhằm nâng cao sản phẩm cốt lõi. Còn đối với TikTok, thuật toán đề xuất là sản phẩm cốt lõi của họ. Bạn không cần phải tạo tài khoản mạng xã hội, cũng không cần liệt kê các sở thích của mình lúc bắt đầu dùng để nền tảng điều chỉnh nội dung theo mong muốn của bạn. Đối với Tiktok, bạn chỉ cần bắt đầu xem, thích video nào thì xem, không thích thì next ngay lập tức.

    Tiktok sử dụng một thuật toán độc quyền với tên gọi đơn giản là thuật toán For You. Thuật toán này sử dụng machine learning để xây dựng profile tính cách của bạn bằng cách tự dạy nó thói quen xem của bạn (và cả nét mặt của bạn). Thêm một điểm mấu chốt, so với video trên các nền tảng khác (thí dụ như Youtube, Vimeo,...), video trên Tiktok rất ngắn > hành vi xem / bỏ / xem / bỏ.... của người dùng diễn ra rất nhiều và nhanh > thuật toán của Tiktok sẽ thu thập được dữ liệu hành vi sử dụng của người dùng với tốc độ cực nhanh để tự train chính nó.

    Kết quả cuối cùng, thuật toán For you trở nên ưu việt hơn trong việc định hình người dùng. Và một khi nó xác định được bạn là bạn, nó bắt đầu cho bạn xem nhưng thứ mà bạn thích > bạn sẽ vui > và bạn nghiện.

    Thuật toán For You chỉ ưu tiên những nội dung mang tính "mê hoặc tức thì", nên các video với nội dung "chuẩn" (như các hướng dẫn, các thông tin báo chí,....) sẽ có xu hướng dần bị loại bỏ để nhường chỗ cho những thông tin rác nhưng có khả năng hút người xem. Thực tế cho thấy có rất nhiều những Tiktoker nổi tiếng, không làm gì khác ngoài chuyện hát nhép, đi qua đi lại với những hiệu ứng video hoặc nhảy nhót.

    Nếu xét riêng, mỗi video như thế là vô hại, nghĩa là không bổ nhưng cũng không độc. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn không chỉ xem 1 video, mà phải xem rất nhiều video. Đó chính là mục đích của thuật toán. Chỉ cần thuật toán nhận được tín hiệu rằng bạn đang bị thu hút bởi một video (bạn ở lại xem lâu hơn, nét mặt của bạn tươi hơn, bạn thả tim, bạn bấm vào kênh đó kiếm video tương tự,....) nó sẽ tiếp tục nhân đôi các nội dung video đó để thỏa mãn bạn.

    Điều đó cho phép Tiktok ngấm ngầm nuôi dưỡng sự ám ảnh của bạn với các video đó, tiếp tục lặp đi lặp lại việc cho bạn xem các video hấp dẫn bạn và cuối cùng là tạo nên một dấu ấn trong não của bạn. Không kể xiết những video mang nội dung đã được khẳng định là độc hại như thử thách tự làm hại bản thân, nội dung gây rối loạn ăn uống (xuất phát từ ngộ nhận ngoại hình cơ thể, sợ mập,...) hoặc thậm chí là khuyến khích phẫu thuật chuyển đổi giới tính vô cớ,...

    Rất nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng việc xem các nội dung như vậy có thể trực tiếp gây ra nhiều căn bệnh tâm thần. Điển hình gần đây, các nhà nghiên cứu đã xác định nhiều cô gái trẻ khỏe mạnh đã có triệu chứng bệnh Tourette (một loại bệnh lý thần kinh khiến bệnh nhân bị co giật, nháy mắt, liếm môi, chép môi, khịt mũi,....) khi xem nhiều video về căn bệnh này.

    Một cách phổ biến khác để Tiktok cổ xúy cho những hành vi phi lý trí chính là tạo ra các "thử thách" và các trend, trong đó người dùng ở khắp mọi nơi sẽ tham gia vào một hoạt động nào đó với hy vọng nó sẽ giúp họ trở nên nổi tiếng trên Tiktok. Nhiều hành vi tạo trend khá ngu ngốc và khiếm nhã, như liếm bồn cầu, hít kem chống nắng vào mũi, ăn gà nấu với thuốc cảm, đi ăn trộm ô tô,.... (cách đây vài ngày, mình đi chung thang máy và nghe được 3 đứa trẻ đang bàn với nhau về việc ăn phở với Sting dâu theo một anh nào đó) Và rồi chúng ta đã thấy nhiều thử thách hướng tới trẻ em, thí dụ như "devious licks" khuyến khích học sinh trộm cắp trong toilet, phá nhà tắm; hay thử thách thắt cổ đến suýt ngất và đã có một số trường hợp trẻ em tử vong vì tham gia thử thách này.

    Không chỉ các trend hay thử thách nguy hiểm, ngu ngốc, sự nguy hiểm lớn nhất thực ra không nằm ở bất kỳ một nội dung cụ thể đơn lẻ nà mà nằm ở bản chấy gây nghiện cứ nó. Vì nhiều lý do mà hiện vẫn chưa có nghiên cứu về Chứng nghiện Tiktok về lâu dài, tuy nhiên dựa trên những gì mà con người đã biết về chứng nghiện internet nói chung, chúng ta có thể ngoại suy ra những tác động của việc dùng Tiktok đối với một người dùng thông thường.

    Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng nghiện điện thoại thông minh, sự co rút chất xám của não và “chứng mất trí do kỹ thuật số” - một thuật ngữ chung cho loạt những hội chứng lo âu và trầm cảm cũng như sự suy giảm trí nhớ, giảm khả năng chú ý, cảm giác tự ti và kiểm soát ham muốn (và kết quả cuối cùng là nghiện).

    Trên đây là những vấn đề gây ra bởi việc nghiện internet nói chung. Tuy nhiên, đối với Tiktok thì điều đó lại trở nên đặc biệt nguy hiểm.

    Đối với một con người bình thường, để phát triển và duy trì các chức năng trí tuệ như trí nhở hoặc khả năng tập trung, người đó cần phai thực hành sử dụng chúng. Trong khi đó hơn bất cứ ứng dụng nào khác, Tiktok được thiết kế để cho bạn những gì bạn muốn nhiều nhất có thể, nhưng bạn lại làm ít nhất có thể. Nó không cần quan tâm đén việc bạn theo dõi ai, bạn bấm vào nút nào, bạn thuộc cộng đồng nào,... Cái duy nhất nó quan tâm là bạn dành bao lâu để xem. Bởi bản chất thuật toán của Tiktok phụ thuộc vào machine learning chứ không phải dữ liệu đầu vào do người dùng cung cấp, cộng với việc các video Tiktok thường rất ngắn, nên não bộ người dùng không cần bộ nhớ, cũng không đòi hỏi khả năng tập trung tối thiểu trong khoảng thời gian nhất định, nên việc lướt Tiktok trở thành một hành vi thụ động, kém tương tác nhất trong số tất cả các nền tảng phổ biến hiện tại.

    Rõ ràng, nếu việc tiêu thụ nội dung trực tuyến thụ động gây ra sự suy giảm khả năng trí tuệ, thì Tiktok - với tư cách là nền tảng có cách sử dụng thụ động nhất - chắc chắn là thủ phạm gây ra sự suy giảm nhiều nhất. Thật vậy, bằng chứng là rất nhiều người dùng Tiktok đã phản ánh trên các diễn đàn, trang mạng, rằng họ mất khả năng trí tuệ - một hiệu ứng được gọi tên là "Bộ não Tiktok". Và hãy tưởng tượng xem 10 năm nữa, chứng nghiện Tiktok ở hiện tại sẽ gây ra điều gì cho những bộ não vốn dang phát triển của người trẻ?

    Có thể thấy, từ khía cạnh khuyến khích các hành vi ngu ngốc, gây hại, cho tới tạo các trend sáo rỗng và hơn thế là gây nghiện, gây suy giảm khả năng trí tuệ hay thậm chí là làm teo não, người ta hoàn toàn có thể xem Tiktok như một loại vũ khí mới - loại vũ khí có thể vô hiệu quá kẻ thù không bằng tiếng súng, không bằng nhát chém, không gây đau đớn hay sự khủng hoảng mà hơn hết, tiêu diệt kẻ thù bằng sự khoái lạc viễn vông.

    Cách đây không lâu, giám đốc Cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ FBI Chris Wray đã cảnh báo rằng TikTok được kiểm soát bởi chính phủ Trung Quốc và có thể họ “sử dụng nó cho các hoạt động gây ảnh hưởng”. Từ đó, người ta đặt ra câu hỏi rằng liệu có chăng âm mưu gây ảnh hưởng tới thế hệ trẻ phương Tây bằng cách khiến họ nghiện những thứ nội dung có thể gây tổn hại trí tuệ, dần tạo ra một thế hệ thiểu năng trong tương lai.

    Trong khi đó, Trung Quốc có thể đã nhận thức được ảnh hưởng xấu của Tiktok đối với thế hệ trẻ và bằng chứng là họ đã cấm trẻ em truy cập vào ứng dụng này. Nhà đạo đức học công nghệ người Mỹ Tristan Harris đã chỉ ra rằng phiên bản tiếng Trung của TikTok, Douyin, là một phiên bản “sạch”, trong đó trẻ em không nhìn thấy những trò ngu ngốc, không có những kẻ liếm bồn cầu mà thay vào đó là những thí nghiệm khoa học và video giáo dục. Hơn nữa, trẻ em chỉ có thể truy cập Douyin trong 40 phút mỗi ngày và không thể truy cập trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng.

    Vậy có hay chăng việc CCP đã ban hành các quy định như thế để bảo vệ người dân của họ khỏi những gì mà Tiktok đang gây ra cho phần còn lại của thế giới? Khi nghiên cứu triết lý đằng sau những quy định đó, phải chăng CCP không chỉ hiểu rằng Tiktok có thể khiến người ta ngu đi, mà còn có thể dùng nó để phá hủy các nền văn minh.

    II. Quân sư

    Từ những năm 1800, Trung Quốc đã hoài nghi về chủ nghĩa tư bản tự do của phương Tây, khi sự cởi mở ban đầu của chính họ đã dẫn đến việc các cường quốc phương Tây mang thuốc phiện tràn ngập vào Trung Quốc. Đại dịch nghiện ngập, kết hợp với các cuộc Chiến tranh Nha phiến sau đó, đã đẩy nhanh sự sụp đổ của Nhà Thanh và dẫn đến Thế kỷ Nhục nhã, trong đó Trung Quốc phải chịu những điều khoản khắc nghiệt và bất bình đẳng của Anh và Mỹ.

    Mao được ghi nhận là người cuối cùng đã dẹp tan nạn dịch thuốc phiện, và kể từ đó, nhiều người ở Trung Quốc có quan điểm cho rằng chủ nghĩa tự do phương Tây dẫn đến sự suy đồi và chủ nghĩa độc tài chính là phương thuốc. Và một người đàn ông đã có những nỗ lực vượt bậc để để biến luận điểm này thành chính sách.

    Tên ông ấy là Vương Hổ Ninh. Mặc dù không nổi tiếng bên ngoài Trung Quốc, nhưng ông đã là nhà lý luận tư tưởng hàng đầu của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua và hiện đang là thành viên xếp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ gồm bảy người — cơ quan quyền lực nhất của Trung Quốc. Ông là cố vấn cho các đời cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào và giờ đây là Tập Cận Bình, là người soạn thảo nhiều chính sách của ông. Ở Trung Quốc, ông được gọi là "guoshi" (国师: nghĩa đen là "quốc sư").

    Người ta nói rằng Vương luôn từ chối xuất hiện báo chí hoặc thậm chí không nói chuyện với người nước ngoài, nhưng thế giới quan của ông ấy có thể được phỏng đoán từ những cuốn sách ông đã viết. Vào tháng 8 năm 1988, Vương nhận lời mời sang Mỹ sống sáu tháng và đi từ bang này sang bang khác để ghi nhận cách xã hội Mỹ vận hành, xem xét điểm mạnh và điểm yếu của nó. Những phát hiện của ông đã được ghi lại trong cuốn sách mang tên "Nước Mỹ chống lại nước Mỹ" xuất bản năm 1991 và nó đã nhanh chóng trở thành một văn bản quan trọng của CCP để hiểu về Hoa Kỳ.

    Tiền đề của cuốn sách đặt ra rất đơn giản: Hoa Kỳ là một nghịch lý đầy những mâu thuẫn: hai giá trị cơ bản của Mỹ là tự do và bình đẳng luôn loại trừ lẫn nhau. Mỹ có nhiều nền văn hóa khác nhau và do đó nó không có nền văn hóa thống nhất. Xã hội theo định hướng thị trường của Mỹ đã mang lại cho nó sự giàu có về kinh tế nhưng lại nghèo nàn về tinh thần. Trong cuốn sách, Vương viết rằng “Các thể chế, văn hóa và giá trị của Hoa Kỳ đang chống lại chính Hoa Kỳ.”

    Đối với Vương, mâu thuẫn của Hoa Kỳ bắt nguồn từ một nguồn gốc chính là chủ nghĩa hư vô. Nước Mỹ đã trở nên xa rời các truyền thống của mình và theo đuổi chủ nghĩa cá nhân đến mức không thể quyết định niềm tin của quốc gia. Nếu không có một nền văn hóa thống nhất duy trì các giá trị của nó, thì quyền lực điều tiết của chính phủ sẽ yếu, dễ bị tha hóa do vận động hành lang hoặc bị tê liệt do tranh cãi giữa các đảng phái. Như vậy, sự tiến bộ của quốc gia chủ yếu được định hướng bởi các lực lượng thị trường mù quáng; nó không tuân theo một mệnh lệnh nào mà là một bản giao hưởng của ba trăm triệu yêu cầu dẫn nó đến mọi nơi và không nơi nào.

    Theo góc nhìn của Vương, việc thiếu một nền văn hóa thống nhất đã khiến nước Mỹ tự đặt ra giới hạn cho tiến trình phát triển của chính nước Mỹ. Đất nước này liên tục tạo ra những công nghệ mới tuyệt vời, nhưng những công nghệ này không có định hướng nào khác ngoài sự phổ biến của chính chúng. Kết quả là tất cả các tiến bộ công nghệ đều dẫn nước Mỹ đi theo một quỹ đạo bất hạnh: càng ngày càng thương mại hóa.

    Vương viết: "Máu thịt, tình dục, hiểu biết, chính trị, quyền lực và luật pháp của con người đều trở thành mục đích của sự thương mại hóa.... Theo nhiều cách, sự thương mại hóa sẽ làm sụp đổ cộng đồng và dẫn tới nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng. Hóa ra, các vấn đề này có thể làm tăng áp lực lên chính trị và hệ thống quản lý."

    Bởi thế theo Vương, bằng cách biến mọi thứ thành sản phẩm, chủ nghĩa tư bản phương Tây nuốt chửng mọi khía cạnh của văn hóa Mỹ, bao gồm cả những truyền thống gắn kết nó với nhau như một quốc gia, dẫn đến sự phân hóa và phân cực. Thương mại hóa cũng nuốt chửng ý nghĩa và mục đích và để bịt lỗ hổng tinh thần ngày càng lớn mà điều này gây ra, người Mỹ tìm đến những thú vui nhất thời như ma túy, thức ăn nhanh và nhiều thứ thú tiêu khiển đẩy đất nước ngày càng suy đồi và suy tàn.

    Vì vậy đối với Vương, tiến bộ công nghệ chưa từng có của Hoa Kỳ đang dẫn nước này vào một vực thẳm. Mọi vi mạch, TV và ô tô mới sẽ chỉ làm người Mỹ ngày càng mất tập trung và trầm cảm hơn nữa. Vương viết: “không phải con người làm chủ công nghệ, mà chính công nghệ làm chủ con người.” Mặc dù những từ này đã được viết ra cách đây 30 năm, nhưng nó hoàn toàn đúng nếu soi chiếu với việc nghiện mạng xã hội hiện nay.

    Vương đưa ra giả thuyết rằng xung đột giữa hệ thống kinh tế của Hoa Kỳ và hệ giá trị tư tưởng của nó đã khiến nó trở nên bất ổn về cơ bản và thương mại hóa hơn bao giờ hết, lại tiếp tục theo chủ nghĩa hư vô và ngày càng suy đồi, cho đến khi cuối cùng sẽ sụp đổ dưới sức nặng của những mâu thuẫn của chính nó. Để ngăn chặn sự tiến bộ công nghệ của chính Trung Quốc dẫn nước này vào con đường nguy hiểm tương tự, Vương đã đề xuất một giải pháp cực đoan: chủ nghĩa độc tài mới.

    Trong bài tiểu luận năm 1988 mang tên “Cấu trúc văn hóa chính trị đang thay đổi của Trung Quốc”, Vương viết rằng cách duy nhất một quốc gia có thể tránh được các vấn đề của Mỹ là thấm nhuần “các giá trị cốt lõi” – một sự đồng thuận quốc gia về niềm tin và nguyên tắc bắt nguồn từ truyền thống của quá khứ và hướng tới một mục tiêu rõ ràng trong tương lai. Một sự đồng thuận như vậy cuối cùng có thể ngăn chặn chủ nghĩa hư vô và sự suy đồi, nhưng ngược lại, việc nuôi dưỡng nó sẽ đòi hỏi phải loại bỏ chủ nghĩa hư vô và sự suy đồi. Ý tưởng này là trọng tâm trong chiến lược quản trị của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó nhấn mạnh “các giá trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi” như văn minh, yêu nước và liêm chính.

    Vậy việc thúc đẩy các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa này đã ảnh hưởng như thế nào đến cách tiếp cận của CCP đối với mạng xã hội?

    Người sáng lập TikTok, đồng thời là đốc điều hành của Bytedance, Trương Nhất Minh, ban đầu cho rằng nội dung trên TikTok và phiên bản tiếng Trung của nó là Douyin đều hoàn toàn được xác định bởi mức độ phổ biến của chính video đó. Do đó, lúc đầu Douyin giống như TikTok bây giờ, chủ yếu là các nội dung thanh thiếu niên ca hát và nhảy múa.

    Vào tháng 4 năm 2018, CCP bắt đầu hành động chống lại Trương. Cơ quan giám sát truyền thông của TQ, Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia, đã ra lệnh xóa Toutiao (ứng dụng phổ biến nhất lúc bấy giờ của Bytedance) và Neihan Duanzi (công cụ tổng hợp tin tức AI) khỏi chợ ứng dụng TQ với lý do nền tảng của họ chứa nội dung “không phù hợp”. Trương sau đó đã lên phương tiện truyền thông xã hội để đưa ra lời xin lỗi công khai, nói rõ: "Sản phẩm của chúng tôi đã đi sai đường và nội dung xuất hiện không tương xứng với các giá trị cốt lõi của xã hội chủ nghĩa."

    Ngay sau đó, Bytedance tuyên bố sẽ tuyển dụng thêm hàng nghìn người để kiểm duyệt nội dung và theo CNN, trong tuyển dụng việc làm sau đó, họ tuyên bố ưu tiên các thành viên CCP có “nhạy cảm chính trị mạnh mẽ”.

    Ảnh hưởng của CCP đối với Bytedance bắt đầu tăng lên kể từ đó. Năm ngoái, họ đã mua được “cổ phần vàng” trong chi nhánh Bắc Kinh của Bytedance. Đồng thời một trong những quan chức của Đảng, Lạc Thư Cương đã nắm giữ một trong ba ghế trong hội đồng quản trị của công ty.

    Sự xâm nhập của CCP vào các hoạt động của Bytedance là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Tập Cận Bình, được gọi là “Chuyển đổi sâu sắc”, trong đó tìm cách dọn sạch không gian cho việc thiết lập các giá trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi bằng cách loại bỏ nội dung trực tuyến “suy đồi” của Trung Quốc. Vào tháng 8 năm 2021, một tuyên bố xuất hiện trên khắp các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc kêu gọi chấm dứt “chuyện giải trí” kiểu TikTok vì sợ rằng “giới trẻ của chúng ta sẽ mất đi sự mạnh mẽ cũng như nam tính và khi đó chúng ta sẽ sụp đổ”.

    Ngay sau tuyên bố đó, đã có những đợt chống lại "đàn ông ẻo lả", chống các “ma túy kỹ thuật số” như game online và “sự tôn thờ thần tượng độc hại”. Do đó, nhiều người có ảnh hưởng trực tuyến đã bị tước bỏ ảnh hưởng của họ. Có một số người, chẳng hạn như ngôi sao điện ảnh Triệu Vy, đã bị xóa toàn bộ sự hiện diện của họ khỏi trang web Trung Quốc.

    Đối với Tập Cận Bình và CCP, việc loại bỏ nội dung kiểu TikTok “suy đồi” khỏi Trung Quốc là vấn đề sống còn, bởi vì nội dung như vậy được coi là điềm báo của chủ nghĩa hư vô, sự biến con người trở lại thành dã thú, một triệu chứng của căn bệnh nan y của phương Tây cần phải được loại bỏ, ngăn không cho di căn sang Trung Quốc.

    Chưa hết, trong khi xử lý nội dung trong nước, Trung Quốc vẫn tiếp tục cho phép xuất khẩu ra quốc tế như một phần của “Con đường tơ lụa kỹ thuật số" của Tập Cận Bình. TikTok được cho đã kiểm duyệt nội dung mà TQ cho là không phù hợp, chẳng hạn như đề cập đến Pháp Luân Công hoặc Thiên An Môn, nhưng đồng thời, Tiktok vẫn thoải mái cho người phương Tây xem bất cứ nội dung nào mà họ muốn; các từ khóa như “tittytainment” và “sissy men” đều xuất hiện khắp nơi trên Tiktok phiên bản không phải dành cho TQ. Vậy tại sao sự chênh lệch đạo đức giả tạo này trong các quy tắc? Con đường tơ lụa kỹ thuật số có phải một thứ công lý thơ mộng như Con đường tơ lụa năm xưa, thực hành lại cách mà các cường quốc phương Tây vẫn làm khi xưa với con đường tơ lụa ban đầu, nơi mà các cường quốc phương Tây vừa rao giảng các giá trị Cơ đốc giáo trong khi buôn lậu thuốc phiện vào Trung Quốc, còn bây giờ là sự "buôn lậu" Tiktok vào các nước phương Tây?

    Vì Vương và Tập tin rằng phương Tây quá suy đồi để tồn tại, nên họ có thể đã chọn đi theo con đường vô vi (無為) của Đạo giáo, nghĩa là chỉ cần ngồi xuống và để cho những ham muốn của phương Tây đưa họ đến nơi họ muốn. Nhưng có một cách tiếp cận khác, độc ác hơn và hiệu quả hơn mà họ có thể đã áp dụng. Để hiểu nó, chúng ta phải xem xét mảnh ghép cuối cùng: một triết gia nghiện amphetamine sống ở quê hương của người viết.

    III. Lý thuyết của một triết gia chơi đồ quá ngon

    Thoạt nhìn, triết gia người Anh Nick Land không khỏi khiến người ta liên tưởng tới Vương Hộ Ninh. Vương khác biệt nhờ tính cách trầm lặng, kín đáo và điềm đạm, trong khi Land trở nên nổi bật nhờ những rao giảng cuồng loạn về ngày tận thế gây ra bởi người máy trong khi chính Land vẫn luôn u mê do tác dụng của cần dại và tốc độ. Vào cuối những năm 1990, Land chuyển đến một ngôi nhà từng thuộc sở hữu của Aleister Crowley - người theo chủ nghĩa Satan và chủ nghĩa tự do (cách nơi người viết lớn lên nửa dặm). Tại đó, anh ta dường như sống ngập trong ma túy và vẽ nguệch ngoạc những sơ đồ huyền bí trên tường. Tại Đại học Warwick gần đó, nơi Wand giảng dạy, từng ghi dấu đầy những bài giảng vô cùng quái dị của Wand (một trong số các “bài học” khét tiếng bao gồm cảnh Land nằm trên sàn, kêu ộp ộp vào mic, trong nền nhạc hoang dã cuồng nhiệt)

    Land và Vương không chỉ đối lập nhau về tính cách; họ cũng hoạt động ở hai đầu đối lập của quan điểm chính trị. Nếu như Vương tiếp tục trở thành nhà lý luận tư tưởng hàng đầu của CCP, Land lại trở thành nhà lý luận hàng đầu (cùng với Curtis Yarvin) của mạng lưới các blogger cực hữu có ảnh hưởng, NRx.

    Bất chấp bản chất trái ngược nhau, Land và Vương vẫn có tầm nhìn gần như giống hệt nhau về chủ nghĩa tư bản tự do. Họ cùng xem nó như một lực lượng thương mại hóa mọi thứ, tàn phá mọi thứ, được thúc đẩy bởi cơn đói vô độ của các thế lực thị trường mù quáng và cuối cùng sẽ ăn tươi nuốt sống nền văn minh phương Tây.

    Land xem chủ nghĩa tư bản tự do của phương Tây như một loại trí tuệ nhân tạo đã đạt đến điểm kỳ dị; nói cách khác, một AI đã phát triển ngoài tầm kiểm soát của con người và hiện đang tăng tốc không ngừng hướng tới những mục đích vô nhân đạo. Trong một bài tiểu luận năm 1995 của mình mang tên “Meltdown" (tan chảy), Land viết:

    “The story goes like this: Earth is captured by a technocapital singularity as renaissance rationalitization and oceanic navigation lock into commoditization take-off. Logistically accelerating techno-economic interactivity crumbles social order in auto-sophisticating machine runaway.” [Google dịch: “Câu chuyện diễn ra như sau: Trái đất bị chiếm giữ bởi một điểm kỳ dị về vốn kỹ thuật khi quá trình hợp lý hóa thời kỳ phục hưng và điều hướng đại dương khóa chặt vào quá trình hàng hóa hóa cất cánh. Sự tương tác kinh tế-kỹ thuật đang tăng tốc về mặt hậu cần sẽ làm sụp đổ trật tự xã hội trong sự ra đi của cỗ máy tự động tinh vi.” - đoạn này mình nhờ Google dịch dùm cho có tiếng VIệt, chứ anh này chơi đồ ngon quá, mình không cảm nổi, chẳng biết dịch sao thiệt luôn]

    Văn khi chơi đồ của Land có vẻ phức tạp, nhưng đơn giản hơn, quan điểm của Land là Chủ nghĩa tư bản phươn Tây có thể ví như "Tối đa hóa kẹp giấy - một con AI giả định được lập trình bởi một doanh nghiệp kẹp giấy với nhiệm vụ sản xuất càng nhiều kẹp giấy càng tốt và rồi sẽ tới ngày, nó sẽ di tái chế mọi thứ trên Trái Đất này để sản xuất kẹp giấy. Lúc đó, Trái Đất sẽ trở thành một cái kẹp giấy (hàng hóa). Nếu như các lập trình viên của công ty này nhận ra vấn đề và cố gắng tắt con AI này, nó sẽ biến họ thành những chiếc kẹp giấy vì đối với nó, việc tắt nó khiến nó không thể hoàn tất mục tiêu ban đầu mà nó được tạo ra là sản xuất nhiều kẹp giấy nhất có thể. Câu chuyện này nói lên một điều rằng, việc áp dụng các mục tiêu ngắn hạng một cách mù quáng sẽ dẫn đến sự hủy hoại lâu dài.

    Land cho rằng, vì chạy trốn AI mà loài người đã sản sinh ra chủ nghĩa tư bản tư do biến mọi thứ thành hàng hóa, cho dù có chỉ trích nó nhưng cuối cùng không thể phản đối AI. Mọi cuộc tấn công vào AI đều trở thành một phần của nó. Vì vậy, muốn thay đổi nó, cách duy nhất là tăng tốc để nương theo đúng quỹ đạo của nó. Land viết: “Mục đích của việc phân tích chủ nghĩa tư bản, hay chủ nghĩa hư vô, là làm nhiều hơn thế. Quá trình này không được phê bình. Quá trình này là sự phê bình, phản hồi lại chính nó, khi nó leo thang. Con đường duy nhất về phía trước là xuyên qua, có nghĩa là tiến sâu hơn vào.”

    Quan điểm này cho rằng hệ thống hiện tại phải được tăng tốc để được chuyển đổi, từ đó được gọi là “thuyết tăng tốc”. Đối với Land, gia tốc không chỉ là lực hủy diệt mà còn là lực sáng tạo; ông tin rằng tất cả các nền dân chủ đều nhanh chóng đi đến chỗ diệt vong nhưng một chế độ chuyên quyền có tầm nhìn xa không bị ràng buộc bởi mối quan tâm của quần chúng có thể nhanh chóng đưa một quốc gia đến sự thịnh vượng.

    Cuộc sống riêng của Land đi theo cùng lộ trình mà ông đã hình dung cho phương Tây tự do. Sau những năm làm việc hiệu quả cao, anh rơi vào chủ nghĩa hư vô và sự suy đồi của việc sử dụng ma túy tràn lan, khiến anh suy nhược thần kinh. Sau khi hồi phục vào năm 2002, anh chấp nhận chủ nghĩa độc tài, chuyển đến Thượng Hải và bắt đầu viết cho các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc như China Daily và Shanghai Star.

    Vài năm sau khi Land chuyển đến Trung Quốc, chủ nghĩa tăng tốc bắt đầu xuất hiện trên mạng Trung Quốc, gọi là jiasuzhuyi. Thuật ngữ này đã thu hút sự chú ý của những người ủng hộ dân chủ Trung Quốc, nhiều người trong số họ coi CCP là lực lượng chạy trốn AI, hướng tới chế độ chuyên chế lớn hơn và họ thậm chí còn gọi Tập là “Tổng tư lệnh tăng tốc”.

    Ở trong nước, các nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc cố gắng thúc đẩy chủ nghĩa độc đoán của CCP đến mức phi lý; một chiến thuật là lấp đầy các kênh cung cấp thông tin chính thức bằng các báo cáo về những vi phạm nhỏ hoặc bịa đặt, với mục đích phá vỡ Đảng bằng cách buộc Đảng phải thực thi tất cả các quy tắc nhỏ nhặt của chính mình.

    Đối với bản thân CCP, họ xem cựu tổng thống Mỹ Donald Trumps là một "tổng tư lệnh tăng tốc" hay chính xác hơn là "Chuan Jianguo - Trump xây dựng Trung Quốc) bởi ông được coi là người đã giúp Trung Quốc thúc đẩy nhanh sự suy tàn của phương Tây. Chính CCP được cho là đã tham gia trực tiếp hơn vào jiasuzhuyi; chẳng hạn, trong cuộc bạo loạn chủng tộc ở Hoa Kỳ năm 2020, Trung Quốc đã sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội của phương Tây để "tăng tốc" căng thẳng chủng tộc ở Hoa Kỳ.

    Tuy nhiên, việc sử dụng TikTok như một biện pháp "tăng tốc" là một mô thức hoàn toàn mới của chủ nghĩa tăng tốc, một mô thức đưa tầm nhìn ban đầu về ngày tận thế của Land đến gần hơn. Chủ nghĩa tư bản tự do hướng tới việc khiến mọi người làm việc để đạt được những điều thú vị và trong nhiều thập kỷ, nó đã hướng tới việc rút ngắn độ trễ giữa mong muốn và sự hài lòng bởi vì đó là điều mà người tiêu dùng muốn.

    Trong thế kỷ qua, chính thị trường đã đưa chúng ta ngày càng gần hơn đến với hình thức giải trí ngắn, từ điện ảnh vào đầu những năm 1900, đến TV giữa thế kỷ, đến các video YouTube dài vài phút, đến các clip TikTok dài vài giây. Với TikTok, độ trễ giữa mong muốn và sự hài lòng gần như ngay lập tức. Người ta không còn kiên nhẫn hay nỗ lực cần thiết để đạt được phần thưởng, vì vậy khả năng tinh thần của chúng ta rơi vào tình trạng không được sử dụng và nó sẽ hư hỏng.

    Và đây là lý do tại sao TikTok có thể minh chứng nó như một vũ khí địa chính trị tàn khốc. Dần dần nhưng đều đặn, nó có thể biến giới trẻ phương Tây - cũng là tương lai của chính phương Tây - thành những kẻ nghiện ngập dopamin thường xuyên bị phân tâm, không được trang bị đầy đủ trí tuệ để duy trì nền văn minh do tổ tiên của họ xây dựng.

    Có vẻ như chúng ta đã đi được nửa chặng đường: không chỉ có sự suy giảm chất xám ở những người nghiện điện thoại thông minh, mà kể từ năm 1970, chỉ số IQ trung bình của phương Tây đã giảm dần. Mặc dù sự suy giảm có thể do một số nguyên nhân, nhưng nó bắt đầu từ việc thế hệ đầu tiên lớn lên với TV tràn lan trong nhà và lẽ thường cho thấy ít nhất một phần đó là kết quả của công nghệ khiến việc đạt được sự hài lòng ngày càng dễ dàng hơn, do đó chúng ta ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho nó. Thời gian của chúng ta đang bị hoang phí trong trạng thái thụ động, thực vật. Trớ trêu thay, cái gì mà bạn không sử dụng nó, bạn sẽ mất nó.

    Và ngay cả những người vẫn sẵn sàng sử dụng bộ não của mình cũng có nguy cơ bị mạng xã hội phá hỏng nỗ lực của mình, điều này dường như không chỉ ảnh hưởng đến khả năng của trẻ mà còn cả lý tưởng của chúng. Trong một cuộc khảo sát trẻ em Mỹ và Trung Quốc về câu hỏi chúng muốn làm công việc gì nhất, câu trả lời hàng đầu của trẻ em Trung Quốc là “phi hành gia” và câu trả lời hàng đầu của trẻ em Mỹ là "influencer" - “người có ảnh hưởng”.

    Nếu chúng ta tiếp tục theo con đường hiện tại, hệ quả có thể là sự mất mát chất xám trong các lĩnh vực then chốt. Trong nhiều năm tới, điều đó sẽ bắt đầu gây tổn hại cho phương Tây về mặt kinh tế. Nhưng quan trọng hơn nếu điều đó xảy đến, nó sẽ thực sự làm mất uy tín của chính khái niệm về chủ nghĩa tự do phương Tây, vì không có lập luận phản bác nào đối với một hệ thống lớn hơn là chứng kiến nó tự hủy hoại chính mình. Và do đó, CCP sẽ được lợi gấp đôi từ kết quả này: hủy hoại phương Tây và bác bỏ nó; một mũi tên trúng hai con nhạn.

    Rõ ràng, CCP có cả phương tiện và động cơ để "giúp" phương Tây đánh bại chính mình. Một phần của chiến lược này có thể liên quan đến việc sử dụng TikTok để "tăng tốc" chủ nghĩa tư bản tự do bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa mong muốn và sự hài lòng.

    Bây giờ, có thể lập luận rằng chúng ta không có bằng chứng chắc chắn về ý định của CCP, chỉ có một loạt các dấu hiệu. Tuy nhiên, cho tới tận cùng thì ý định của CCP là không phù hợp. Chủ nghĩa tăng tốc không thể thay đổi kết quả, chỉ đẩy nhanh nó. Và TikTok, cho dù nó có được dự định tích cực như một vũ khí hay không, thì cũng chỉ đang đưa phương Tây tiến xa hơn theo lộ trình mà nó đã hướng tới từ lâu: hướng tới niềm vui dễ dàng hơn và dẫn đến suy giảm nhận thức.

    Do đó, vấn đề không phải là Trung Quốc, mà là chúng ta. Mỹ Chống Mỹ. Nếu TikTok không phải là vũ khí giết người, thì đó là vũ khí tự sát. Trung Quốc đã trao cho phương Tây phương tiện để tự sát nhưng mong muốn cái chết hoàn toàn là của phương Tây. Xét cho cùng, TikTok đã thống trị nền văn hóa của chúng ta nhờ vào các lực lượng của thị trường tự do - cũng chính là thứ mà chúng ta đang sống vì nó. Land và Vương đã đúng khi nói rằng phương Tây bị mọi người kiểm soát có nghĩa là nó không bị kiểm soát bởi bất kỳ ai, và không có phanh hay vô lăng, chúng ta đang phó mặc cho thị trường.

    Tất nhiên, các nền dân chủ có một số quyền điều tiết. Các nhà lập pháp Ấn Độ đã cấm TikTok vào năm 2020 và các nhà lập pháp Hoa Kỳ hiện đang xem xét điều tương tự. Tuy nhiên, mặc dù điều này có thể ngăn hành vi trộm cắp dữ liệu của chúng ta, nhưng nó sẽ không ngăn được hành vi đánh cắp sự chú ý của chúng ta; nếu TikTok bị cấm thì một trang video dạng ngắn khác sẽ thế chỗ. Những cú đánh dopamine dễ dàng là những gì người dùng muốn và chủ nghĩa tư bản luôn cố gắng cung cấp cho người dùng những gì họ muốn. Dự đoán được nhu cầu, YouTube đã thêm định dạng “YouTube Shorts” theo phong cách TikTok của riêng mình và Twitter gần đây đã triển khai phiên bản thuật toán TikTok’s For You của riêng mình. Thị trường thực sự là một cỗ máy gia tốc lớn hơn những gì Trung Quốc có thể kỳ vọng.

    Vậy giải pháp ở đây là gì?

    Land và Vương có thể đúng về căn bệnh, nhưng họ sai về cách chữa trị. Đúng là chúng ta ở phương Tây chỉ còn lại rất ít những truyền thống đã từng gắn kết chúng ta với nhau và khi không có chúng, tất cả những gì đoàn kết chúng ta lại là sự đói khát của thú vật. Nhưng niềm tin của Vương rằng ý nghĩa và mục đích có thể được áp đặt lên tất cả chúng ta một cách thần kỳ bởi một nhà bậc quân vương chỉ là một ảo tưởng đã rải rác trong lịch sử vốn đầy những thí nghiệm thất bại.

    Chắc chắn, các nền dân chủ dễ bị tổn thương bởi vì không có ai kiểm soát sự tiến bộ của chúng, nhưng chính các chế độ chuyên chế dễ bị tổn thương vì lý do ngược lại: chúng bị kiểm soát bởi con người, nghĩa là, bởi những con vượn cận thị đáng thương. Trung Quốc hiện đang bị cận thị bởi chính sách Zero Covid của Tập, vốn đã tàn phá nền kinh tế của đất nước hay từ chính sách một con tai hại đã dẫn đến cuộc khủng hoảng dân số hiện nay của Trung Quốc. Đối với tất cả các vấn đề của chúng ta, chúng ta sẽ không khôn ngoan nếu đánh đổi sự chuyên chế mềm mại của dopamine để lấy sự chuyên chế cứng rắn của những kẻ bạo chúa.

    Điều đó chỉ còn lại một giải pháp: giải pháp dân chủ. Trong một xã hội dân chủ, trách nhiệm cũng được dân chủ hóa, vì vậy cha mẹ phải quan tâm đến con cái của họ. Đồng thời cũng có luôn thị trường cho điều này: các hãng phát triển có thể cung cấp thêm công cụ cho phụ huynh, có thể cài đặt trên các thiết bị nhằm để hạn chế quyền truy cập của trẻ em (mặc dù nhiều trong số này, bao gồm cả tính năng kiểm soát của chính TikTok, có thể dễ dàng bị vượt rào.)

    Cho tới cuối cùng thì đây vẫn là những biện pháp ngắn hạn. Về lâu dài, cách duy nhất để ngăn chặn chứng mất trí nhớ kỹ thuật số là nâng cao nhận thức về sự hủy hoại thần kinh do các ứng dụng như TikTok gây ra, phơi bày sự xấu xa khiến chúng trở nên lỗi thời như thuốc lá. Nếu điểm yếu của chủ nghĩa tự do là tính cởi mở của nó, thì đây cũng là điểm mạnh của nó: lời nói có thể đi xa trong các nền dân chủ.

    Tất cả chúng ta phải nghe được hồi chuông báo động này. TikTok phá hủy dần dần đến mức tưởng như vô hại. Nhưng nếu ví ứng dụng này là một quả bom hẹn giờ, nó có thể sẽ phá hủy cả một thế hệ trong nhiều năm kể từ bây giờ, thì chúng ta không thể đợi cho đến khi thấy tác động của nó một cách rõ ràng rồi mới hành động bởi lúc đó đã quá muộn.

    Dù sao đi nữa

    Đồng hồ đã đếm ngược

    Tik. Tok… Tik. Tok… Tik. Tok…"

    Nguồn: tinhte
     
    silavier thích bài này.
  2. Trùm online

    Trùm online Dante, the strongest Demon Slayer ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/7/06
    Bài viết:
    14,288
    Hơi dài tý. Mà đọc funny vl, rất tốt cho đi ẻ cuoinhamhiem
     
    bogia007, victorhugo, XzeddyX and 2 others like this.
  3. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    41,753
    Khác gì mấy ông priest ngày xưa pepe-30
    Quản không được thì cấm pepe-23
     
  4. Kanatos

    Kanatos C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/5/09
    Bài viết:
    1,742
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Đọc cái title là biết mấy đuỹ bưng bô Mẽo viết, kéo xuống thấy ngay source tinh tướng =)) Bữa giờ thằng lìn tinh tướng này post facebook chữa thẹn cho US Congress hài vl
     
  5. Nô

    Phantom, je t'aime pour toujours GVN CHAMPION ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/10/05
    Bài viết:
    15,859
    Nơi ở:
    Nhà Rael
    Thay toptop bằng youtube với fb cũng chả khác
     
  6. lifesyle

    lifesyle The Chosen Undead CHAMPION ✧Phantom Assassin✧ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/4/06
    Bài viết:
    19,012
    Nơi ở:
    ._.
    Khác con mẹ gì youtube , twitter ,facebook .

    Toàn recommend for you đóng cửa group thẩm ru circlejerk chứ gì .
     
  7. Mai fen đút đít không?

    Mai fen đút đít không? C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/9/21
    Bài viết:
    1,756
    klq đọc tiêu đề tự nhiên nhớ tới cảnh này
     
  8. Bo-gia

    Bo-gia Xem hồ sơ, chơi trong mỡ xong vẫn không biết ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/11/02
    Bài viết:
    7,803
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Thấy các con dân khen US congress là hỏi có tầm rồi cum tung tóe mà. Bộ bữa đó sida lắm hả? Hỏi thật vì k xem.
     
  9. Shooter_CD

    Shooter_CD Gian thương trốn thuế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/1/10
    Bài viết:
    19,676
    Nơi ở:
    Venice
    Mấy ngày nay thằng tinh tướng chắc lên cả chục bài bưng bô bố Mẽo tụi nó rồi, truyền thông chửi buổi chất vất Tiktok là trò hề nên các con nghẹo tinh tướng khá cay, phải viết bài bênh tụi truyền thông Mẽo trong khi tụi FB, YTB đang bắt chước Tiktok thì éo dám nói xấu nó =))
     
  10. _DarkAssassin_

    _DarkAssassin_ Lột Sịp Bịt Mồm, Hiên Ngang Bất Khuất Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/7/08
    Bài viết:
    5,511
    trước h cái gì cũng đồ tây đồ mẽo, tới hồi đồ tàu nổi thì kêu phá hoại, à có đồ nga kêu ăn cắp dữ liệu nữa cogidau-1
     
  11. glouds

    glouds Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    4,416
  12. _GUV_

    _GUV_ The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/6/09
    Bài viết:
    2,140
    Nơi ở:
    Москва
    Thấy các nghị sĩ hỏi nhiều câu dạng Có/Không, nhiều câu ngô nghê vl. Ví dụ: Tik Tok có đòi truy cập vào mạng internet tại nhà hay ko? =))
     
  13. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,745
    nguồn =))


    câu này chinhs xác là "whole wifi network"
    tính ra còn đỡ hơn con mụ nhét chữ vào mồm
     
  14. gamerbi

    gamerbi Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/11/02
    Bài viết:
    5,911
    Dân chủ dân chủ dân chủ cuoinghiengnga
     
    Trùm online thích bài này.
  15. Dante2689

    Dante2689 Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    13/5/21
    Bài viết:
    5,128
    Nhưng cái tiktok này độc hại thật. Ít nhất mấy cái youtube nó còn up mấy cái bổ sung kiến thức. Còn thằng lìn tiktok toàn cắt xén lời nói chèn nhạc với 5 sự thật mà mọi người k muốn bạn biết. Lũ xàm l
    Ta hay xài dt Tàu. Douyin nó cài mặc định mấy máy nội địa nên ta dc tiếp xúc rất sớm. Ban đầu thấy hay chứ dạo gần đây thấy nó nguy hiểm vcc. Làm ngu dân trí là có với cái app này (thực ra dân mình cũng ngu sẵn)
     
    bogia007 and FiretrUCK like this.
  16. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    40,878
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Học giỏi văn sử địa kiếm tiền không khó thấy ko .
     
  17. Bo-gia

    Bo-gia Xem hồ sơ, chơi trong mỡ xong vẫn không biết ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/11/02
    Bài viết:
    7,803
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    mới xem sơ qua thấy câu hỏi rất là vãi l` mà các con dân khen bên mẽo người ta hỏi có tầm lắm =))
     
  18. kut3b0y_0nly

    kut3b0y_0nly Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/1/09
    Bài viết:
    7,163
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    tây phát minh ra đủ loại nền tảng xã hội thì bảo cấp tiến, thay đổi xã hội, tàu nó phát minh thì độc hại ảnh hưởng văn minh, đây chắc chắn là mark xoăn chạy bài rồi !choo
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  19. Darkwolf.vn

    Darkwolf.vn Leon S. Kennedy ✟ Grim Reaper ✟ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/06
    Bài viết:
    13,933
    Nơi ở:
    CosmoEntelecheia
    Tưởng theo thuyết âm mưu là douyin nó toàn clip đạo đức kiến thức nâng cao dân trí Tàu thật, còn tiktok mới ngu bọn nước khác chứ :-?
     
  20. Storm_Dance

    Storm_Dance Dante, the strongest Demon Slayer

    Tham gia ngày:
    21/10/16
    Bài viết:
    14,148
    Social media didn't make people stupid, it exposed them danhtrong
     
    PeepingTom thích bài này.

Chia sẻ trang này