[TinhTe] Đại học Harvard tạo bước ngoặt lớn khi lưu trữ thành công một cuốn sách trên các chuỗi ADN

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi halokiru, 20/8/12.

  1. halokiru

    halokiru Mega Man

    Tham gia ngày:
    20/3/09
    Bài viết:
    3,361
    Nơi ở:
    Wasteland
    [​IMG]
    Tương lai của lưu trữ thông tin số sẽ là công nghệ DNA

    Do có những đặc điểm vượt trội so với các thiết bị bán dẫn truyền thống, DNA (ở Việt Nam hay gọi là ADN) đã được các nhà khoa học trong lĩnh vực lưu trữ quan tâm từ lâu. Rất tiếc những kết quả thu được thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu để tối thiểu để áp dụng chúng ở quy mô công nghiệp trong những năm tới. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học từ Đại học Harvard đã tạo nên một bước đột phá lịch sử khi họ sử dụng DNA để mã hóa thành công toàn bộ một cuốn sách tiếng Anh có 53.426 từ, cùng với 11 ảnh định dạng JPG và các đoạn mã JavaScript. Được biết, dung lượng những tài liệu trên tương đương với dãy nhị phân dài 5,27 Megabit. Con số này lớn hơn gần 1000 lần so với thành tựu đạt được gần đây và mở ra triển vọng sản xuất các thiết bị ghi sinh học trong vòng 5 hoặc 10 năm nữa.

    Khả năng lưu trữ của DNA (trên lý thuyết)

    [​IMG]
    Thông tin có thể mã hóa nhờ các nucleotide trên chuỗi xoắn kép

    DNA, hay các axít deoxyribonucleotide được biết như là thành phần cơ bản chứa các thông tin di truyền ở các sinh vật sống. Về cấu tạo, bất kì chuỗi DNA nào đều chứa 4 loại nucleotide là A, T, G và C (một số tài liệu gọi là X hoặc U). Theo lý thuyết, mỗi nucleotide có thể được sử dụng để mã hóa một bit dữ liệu. Nhưng thực tế phân tử DNA là một chuỗi xoắn kép được cấu thành từ hai dải nucleotide đơn và các nucleotide ở mỗi chuỗi đơn sẽ kết hợp với nhau theo đúng quy tắc A-T và G-C (X/U), nên thực tế một vị trí trên DNA sẽ tương ứng với 2 bit.

    [​IMG]
    Các thiết bị như ổ flash sẽ không có được sức mạnh như hổ báo của chúng so với lưu trữ DNA

    Theo ước tính, một milimet khối DNA có khả năng lưu trữ 1 triệu tỷ GB và một gram phân tử này có thể lưu tới 455 tỷ GB thông tin. Nếu toàn bộ lượng dữ liệu đó được ghi lên các DVD, thì số lượng đĩa cần thiết sẽ là 100 tỷ chiếc. Với khả năng tuyệt vời như vậy, chỉ cần 4 gram DNA là đủ để chứa toàn bộ lượng dữ liệu hàng năm mà con người tạo ra. Dự đoán dung lượng sử dụng sẽ tăng 2 lần sau 2 năm, và tới năm 2020 dữ liệu toàn thế giới sẽ lớn hơn gấp 50 lần hiện nay. Rõ ràng nếu tiếp tục sử dụng các sản phẩm lưu trữ điện tử thì sẽ dẫn tới các chi phí rất tốn kém, sự thiếu hụt nguồn cung và tạo ra lượng sản phẩm rác thải cực lớn. Do đó, biến ý tưởng lưu trữ DNA thành hiện thực sẽ giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề trên.

    Không những có mật độ lưu trữ siêu lớn, các DNA còn có độ bền rất cao: ngay cả trong những điều kiện không thuận lợi, các thông tin trên phân tử vẫn được lưu giữ hàng nghìn năm. Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này đến từ các bằng chứng khảo cổ học. Trên các xác ướp 5300 năm tuổi từ thời cổ đại, các mẫu DNA vẫn còn nguyên vẹn. Thậm chí ngay cả những gì còn sót lại của những con voi ma mút ở Kỷ Băng Hà cũng đủ tốt để giúp khôi phục hệ gen của chúng. Các nhà khoa học Nga còn có ý định nhân bản loài vật khổng lồ huyền thoại trong một dự án hợp tác với Hàn Quốc. Tinhte cũng từng giới thiệu với các bạn sự kiện khôi phục lại một loài cây 30.000 năm tuổi từ các hạt được bảo quản trong điều kiện tốt. Hãy thử hình dung xem điều gì xảy đến với các thiết bị lưu trữ như CD hay DVD khi tuổi đời của chúng chỉ vào khoảng 20 năm.

    Và thực nghiệm lịch sử tại Harvard

    [​IMG]
    Sơ đồ mã hóa/giải mã cuốn sách qua DNA mà các học giả Harvard đã thực hiện

    Trong thí nghiệm tại Harvard, thay vì chọn các đoạn DNA dài làm đối tượng lưu trữ, các nhà khoa học sử dụng các chuỗi ngắn hơn. Nguyên nhân ở đây là do rất khó điều khiển và làm việc với các chuỗi dài. Hơn nữa việc ghi dữ liệu trên đó sẽ đẩy các chi phí lên rất cao và dễ bị lỗi. Nhằm thực hiện mục đích của mình, đầu tiên nhóm nghiên cứu chuyển toàn bộ cuốn sách, hình ảnh và lệnh JavaScript sang ngôn ngữ HTML. Bước tiếp theo, họ mã hóa HTML bằng các chuỗi nhị phân với tổng chiều dài là 5,27 triệu trạng thái. Sau đó họ định hình các trạng thái 0 và 1 ứng với các nucleotide. Cụ thể, A và C mã hóa trạng thái 0, còn G và T được dùng để chỉ 1. Mỗi chuỗi DNA ngắn sử dụng sẽ tương ứng với 96 bit dữ liệu và chúng sẽ đóng vai trò như các sector trên các ổ cứng thông thường. Mỗi sector DNA được đặc trưng bởi 19 bit địa chỉ để phân biệt với các sector khác khi nối chúng với nhau. Được biết số sector đã sử dụng để mã hóa toàn bộ các tài liệu là 54.898. Hơn nữa, nhằm đảm bảo quá trình mã hóa trên DNA chính xác, nhiều phiên bản giống nhau của các chuỗi ngắn được tạo ra để so sánh.

    Khi các tài liệu được mã hóa hoàn toàn vào các chuỗi DNA ngắn. Nhóm nghiên cứu gắn nó với một vi xử lý có kích thước vài micromet để kiểm tra. Hệ thống này được đưa vào kho trong vòng 3 tháng ở nhiệt độ 4 độ C. Sau đó họ đưa nó trở lại nhiệt độ phòng và nối các đoạn DNA lại để giải mã. Các phiên bản giống nhau của mỗi sector DNA được ráp thử lần lượt và kiểm tra 3000 lần để đảm bảo độ chính xác của thông tin. Nhờ vậy, sau khi giải mã 5,27 triệu bit dữ liệu thì chỉ có khoảng 10 bit bị sai lệnh so với lúc đầu.

    Tương lai trong tầm tay

    Ở thời điểm hiện tại, phương pháp ghi trên DNA chưa thể đè dữ liệu lên các chuỗi đã được sử dụng, nhưng nó sẽ vô cùng hữu ích trong trường hợp cần một thiết bị gọn nhẹ và bền để chứa một dữ liệu lớn. Hơn nữa, công nghệ sinh học phân tử đã cho phép đọc thông tin mã hóa trên đó mà không cần một thiết bị đọc chuyên dụng như các ổ đĩa CD và DVD ở các máy tính hiện nay.

    Như chúng ta đã thấy ở trên, mặc dù đã tạo ra nhiều bản sao cho mỗi sector nhưng việc mã hóa và giải mã thông tin trên toàn bộ dải DNA ghép nối vẫn còn một số lỗi. Vấn đề này có thể được giải quyết nếu tăng số lượng bản copy lên thêm nữa. Khó khăn lớn nhất của phương thức lưu trữ sinh học kiểu này là giá thành của nó vẫn còn lớn hơn các thiết bị chứa dữ liệu truyền thống. Tuy nhiên, trong tương lai nó sẽ trở nên cạnh tranh hơn nhiều vì các công nghệ áp dụng cho phép tốc độ giảm giá từ 5 tới 10 lần/năm. Tiến sĩ Sriram Kosuri một trong những tác giả bài báo vừa đăng trên tạp chí Science tin tưởng về hướng đi của nhóm: "Chúng tôi gặp phải một số rảo cản, nhưng đó không phải là điều gì đó quá khó để phải dừng lại". Với lộ trình như vậy, 5 hoặc 10 năm nữa, thay cho những ổ cứng, đĩa quang, usb ... chúng ta hãy chuẩn bị đón chào những thiết bị DNA đầu tiên.
    Tổng hợp từ:Harvard Medical School, Guardian, i09, Phys
    Nguồn
     
  2. The amateur

    The amateur C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/1/08
    Bài viết:
    1,980
    Ủa thế sau này là lưu trữ sinh học hay tinh thể nhẩy?
    Ta tưởng nó đang đi theo hướng lưu trữ quang học trên pha lê chứ ~:>
     
  3. atlans89

    atlans89 The Pride of Hiigara Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/3/06
    Bài viết:
    9,044
    Nếu cái này thành công trong tương lai cách thức con người tiếp cận thông tin sẽ hoàn toàn thay đổi?
     
  4. Quả đấm thép

    Quả đấm thép Hồng nhan bạc mệnh

    Tham gia ngày:
    4/1/11
    Bài viết:
    598
    Assassin Creed rồi \m/.
     
  5. australian

    australian T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/11/05
    Bài viết:
    539
    Như là trong matrix rồi khỏi học write thẳng vào não luôn
     
  6. Himarin ~♥

    Himarin ~♥ Nyan ~♥

    Tham gia ngày:
    20/7/08
    Bài viết:
    9,986
    Nơi ở:
    Amakawa family
    Cái này chỉ áp dụng được như 1 loại usb kích cỡ siêu nhỏ thôi, mơ gì xa xôi thế :-?
    Muốn ghi thẳng thông tin vào đầu thì phải đợi giải mã hết bộ não người cơ. 2 cái chả liên quan gì đến nhau cả.
     
  7. BadBoy199x

    BadBoy199x T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    12/6/12
    Bài viết:
    528
    Nơi ở:
    Hà Giang Cỉty
    Nghĩa là ổ HDD sau này vài ngàn TB, đập ra thì là 1 đống bầy nhầy toàn ADN à ?
     
  8. Nyaruko

    Nyaruko Bác sĩ wibu Lão Làng GVN Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    31/8/07
    Bài viết:
    8,018
    Nơi ở:
    gầm cầu
    xài được 90% não bộ là khỏi cần HDD PC laptop siêu PC làm gì cho tốn tiền :7cool_feel_good:
     
  9. _[Kyo]_

    _[Kyo]_ Persian Prince

    Tham gia ngày:
    26/1/09
    Bài viết:
    3,720
    Nơi ở:
    Hỗn Độn
    như vậy có nghĩa là hư là khỏi sửa :))
     
  10. Mai Thùy Linh

    Mai Thùy Linh Thích ngủ ngày!

    Tham gia ngày:
    15/11/06
    Bài viết:
    3,099
    Nơi ở:
    ソウルキャ
    Tương lai con người không cần phải học phổ thông sắp đến gần ;))

    Trẻ 6 tuổi chỉ cần cấy đủ DNA pho thư viện của toàn bộ chương trình học phổ thông là xong.

    Vậy là 7 tuổi có thể học đại học được rồi :))

    Tương lai cũng sẽ không cần học ngoại ngữ nữa, chỉ cần cấy DNA các loại ngoại ngữ vào là biết hết mọi thứ tiếng, mấy cái bằng cấp củ L` như TOEFL , TOEIC sẽ chỉ là dĩ vãng :-"
     
  11. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    13,899
    Nơi ở:
    Xì Gờn
    Đúng là chị MTL`. =))
    Cấy DNA thì làm được cái khỉ gì? Kiến thức, tư duy có được là do sự hình thành liên kết giữa các neural trong não bộ chứ có phải do DNA quái đâu.
     
  12. BlackNouvo

    BlackNouvo Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/05
    Bài viết:
    356
    Gặp mấy đứa não nước như Mai Thị L` thì công nghệ DNA sao Hỏa cũng phải bó tay :8cool_amazed:
     
  13. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,261
    hóng them bồ [​IMG]
     
  14. die-link

    die-link The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    27/9/07
    Bài viết:
    2,465
    Nơi ở:
    kandiko
    phát triển cả 2 hướng, cái ADN này là lưu trưc thông tin số lượng lớn và lâu dài, còn lưu trữ trên tinh thể là phục phụ công nghệ thông tin đòi hỏi truy xuất dữ liệu nhiều
     
  15. _TNT

    _TNT Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/12/09
    Bài viết:
    3,101
    Đây là ý tưởng đầu tiên về bánh mì chuyển ngữ của Doraemon.
    Sau này, mỗi lát bánh mì sẽ có một, nhiều, hàng vạn chuỗi ADN, giúp con người nhanh chóng hấp thụ kiến thức từ sách mà không cần đọc sách, tin tức này nọ. =))
     
  16. NhocCoiXuong

    NhocCoiXuong Legend of Zelda GameOver

    Tham gia ngày:
    3/6/08
    Bài viết:
    943
    Nơi ở:
    HCM city
    Cứ mỗi lần đọc cmt của chị Mai Thùy L` là mình lại cười như thằng điên trong quán, bất kể cmt nghiêm túc, bức xúc hay tào lao. =))
     
  17. NamCungHuy

    NamCungHuy ◊ The Blade Master ◊

    Tham gia ngày:
    27/11/06
    Bài viết:
    1,571
    Nơi ở:
    Dragon's Forest
    Kiểu này đi học sẽ đóng tiền mua sách rồi tiêm cái phịch or dùng Animus nhét DNA vào blah blah blah. Cao cấp hơn có thể là những dữ liệu kiểu như ngôn ngữ động vật chẳng hạn.
     
  18. muoima

    muoima Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    28/7/06
    Bài viết:
    4,969
    Nơi ở:
    Nam Định City
    lưu trữ dữ liệu vào chuỗi dna-> tương lại sẽ tồn tại những "usb sống" :3cool_nosebleed:
     
  19. badboy12321

    badboy12321 Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/4/09
    Bài viết:
    996
    Thế format với del file thế nào :(
     
  20. Shooter_CD

    Shooter_CD Gian thương trốn thuế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/1/10
    Bài viết:
    19,351
    Nơi ở:
    Venice
    Vậy là sau này ko cần usb với hdd nữa mỗi lần muốn lấy dữ liệu là lấy kim cắm vào tay, lấy dây điện ghim vào đít hoặc cắm trym vào ổ điện à :6cool_surrender:
     

Chia sẻ trang này