Đau nhức răng có thể do nhiều nguyên nhân như sưng nướu, viêm lợi, sâu răng hoặc cũng có thể là do mọc răng khôn mà bạn không biết. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết những triệu chứng mọc răng khôn cũng như cách chăm sóc răng miệng trong thời kỳ đang mọc chiếc răng này Triệu chứng mọc răng khôn là gì? Dấu hiệu và triệu chứng mọc răng khôn Chiếc răng khôn tọa lạc ở cuối cung hàm, nơi thường bị vi khuẩn tấn công gây viêm nướu, viêm lợi vì vậy các triệu chứng mọc răng khôn dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý đó. 5 dấu hiệu sau chứng tỏ bạn đang mọc răng khôn: >>răng khôn đâm vào má+ Vị trí và thời gian mọc răng: Răng khôn gồm có 4 chiếc, mỗi cung hàm có 2 chiếc ở vị trí cuối mỗi hàm răng. Răng khôn là chiếc răng mọc muộn nhất của cung hàm, khi mà các răng khác đã mọc đầy đủ. Thông thường răng khôn mọc vào độ tuổi từ 18-25, có khi 30, 40 tuổi mới mọc. Vì thế sau 18 tuổi mà bạn phát hiện có chiếc răng mọc ở vị trí cuối hàm thì chắc chắn đó là chiếc răng khôn.+ Đau nhức kéo dài: Đây là một trong những triệu chứng mọc răng khôn đặc trưng. Chính vì chiếc răng này mọc cuối cùng trên cung hàm nên thường không đủ khoảng cách để mọc. Răng khôn thường mọc gián đoạn, kéo dài rất nhiều năm và đồng thời cơn đau có thể kéo dài thành nhiều đợt.+ Viêm sưng lợi: Tình trạng viêm sưng lợi khi mọc răng khôn diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân là do răng khôn mọc vào độ tuổi trưởng thành, lúc này xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, chất lượng xương cũng cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ trên cũng dày chắc hơn cùng với các yếu tố toàn thân khác góp phần làm răng khôn dễ mọc lệch và ngầm. Chính vì điều đó khi răng mọc lên, phản ứng đầu tiên là lợi co giãn và bắt đầu sưng phồng gây đau đớn.+ Cứng hàm, sốt li bì: Là triệu chứng nặng của mọc răng khôn. Khi những cơn đau răng khiến bạn bị sốt, sưng má, đơ hàm không há to miệng được, việc ăn uống trở nên khó khăn thì đó chắc chắc là bạn đang mọc răng khôn. Những cơn sốt này thường nhẹ và không kéo dài.Khi xuất hiện các triệu chứng mọc răng khôn, trong giai đoạn này bạn nên giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt để tránh gây viêm nhiễm nặng dẫn đến nhiễm trùng và các bệnh lý nguy hiểm khác.+ Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%), đặc biệt là sau khi ăn. Dùng bông thấm nước sát trùng tra vào chỗ răng mọc, giữ nguyên từ 15 – 20 phút, làm 2 lần/ngày.+ Nên dùng chỉ nha khoa sau khi ăn.+ Chườm đá: Lấy đá bọc vào miếng vải sạch, sau đó chà lên các khu vực răng bị đau. Thực hiện vài lần trong ngày, nước đá có tác dụng gây tê, giảm bớt sự đau đớn.+ Trong trường hợp có triệu chứng sưng đau, sốt thì dùng kháng sinh, liều dùng theo chỉ định của bác sỹ.Bạn cũng cần lưu ý, nếu tình trạng viêm sưng, đau nhức kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến nha khoa để các bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình hình chiếc răng mọc như thế nào. Chiếc răng khôn thường hay mọc lệch, mọc ngầm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Trong những trường hợp này, nhổ răng khôn là chỉ định bắt buộc được các bác sĩ đưa ra.Nếu còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào về triệu chứng mọc răng khôn hoặc công nghệ nhổ răng khôn không đau, an toàn tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn. Hãy liên hệ trực tiếp cho bệnh viện hoặc thông qua hotline bên dưới để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.