TRỰC TIẾP U16 Việt Nam vs U16 Nhật 21h30 ngày 16/9 (VCK giải U16 châu Á)

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi babanamngua01, 16/9/16.

  1. babanamngua01

    babanamngua01 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    31/7/16
    Bài viết:
    1
    Trực tiếp U16 Việt Nam vs U16 Nhật Bản: Cập nhật liên tục diễn biến tường thuật tình huống video clip kết quả kèm link xem trận đấu U16 Việt Nam vs U16 Nhật vòng bảng VCK giải vô địch U16 châu Á lúc 21h30 ngày 16/9.

    Xem thêm: trực tiếp U16 Việt Nam vs U16 Nhật Bản

    Ở bất cứ sân chơi nào thì các đại diện Nhật Bản cũng luôn được coi là đội bóng trong top đầu châu lục. Càng ở các lứa lớn (U19, U23, ĐTQG) thì sức mạnh của các đội bóng xứ mặt trời mọc đều mạnh dần lên so với các đối thủ. Nhưng có lẽ cấp độ thấp nhất trong hệ thống thi đấu chính thức là U16 thì khoảng cách giữa họ và phần còn lại cũng là ít nhất. Thực tế trong tất cả 14 lần VCK U16 châu Á được tổ chức, U16 Nhật Bản chỉ vô địch được 2 lần, bằng với rất nhiều đối thủ khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Iran, Saudi Arabia. Thậm chí ở 8/10 giải đầu tiên thì đội bóng áo xanh hoặc không vượt qua vòng loại hoặc về nước ngay sau vòng bảng. Minh chứng rõ nhất là năm 2004 khi được đá trên sân nhà nhưng U16 Nhật Bản bị loại ngay ở vòng bảng.
    [​IMG]
    Trực tiếp: U16 Việt Nam - U16 Châu Á


    Hơi dông dài một chút để thấy U16 Nhật Bản có thể mạnh nhưng không phải đối thủ quá tầm với U16 Việt Nam như các cấp độ khác. Bất chấp U16 Nhật Bản đang là á quân của giải đấu nhưng như đã nói ở các giải trẻ thì rất khó nói trước điều gì. Tất nhiên thầy trò HLV Đinh Thế Nam phải chơi với sự tập trung và quyết tâm cao nhất. Đặc biệt chúng ta phải cảnh giác với bộ đôi sát thủ trên hàng công của đối thủ là Kuba Takefusa và Miyashiro. Tiền đạo Kubo Takefusa được coi là thần đồng của xứ mặt trời mọc khi gia nhập lò La Masia nổi tiếng của Barcelona từ năm 11 tuổi. Thực tế ở vòng loại, anh gây ấn tượng mạnh với 5 bàn trong vòng 60 phút khi đối đầu với U16 Mông Cổ. Người đá cặp với Kuko là Miyashiro cũng là một mẫu cầu thủ bén duyên với các bàn thắng. Ở khu vực giữa sân tiền vệ Hirakawa có khả năng tổ chức và tham gia tấn công cực tốt.

    Chúng ta bị đánh giá thấp hơn đối thủ nhưng việc giành điểm không phải nhiệm vụ bất khả thi. Vấn đề của ĐT U16 Việt Nam phải phát huy được tất cả những điểm mạnh nhất của mình. Có đôi chút bất lợi cho đội bóng áo đỏ trong trận này là lối đá tấn công sở trường sẽ khó lòng được áp dụng. Hầu hết các tiền vệ của ông Đinh Thế Nam đều có xu hướng công nhiều hơn thủ. Hữu Thắng là một ảo thuật gia với cái chân trái rất dẻo nhưng anh không mạnh về tranh chấp ở khu vực giữa sân. Bên cánh trái thì Duy Khiêm vốn xuất phát là một tiền đạo. Ở cánh đối diện, Huỳnh Sang là mũi tấn công quan trọng bậc nhất của đội bóng. May ra chỉ có đội trưởng Trọng Long đem lại sự yên tâm với cách chơi bóng thông minh và rất điềm tĩnh của mình.

    Thật ra, không hẳn U16 Việt Nam không biết phòng ngự mà vấn đề của chúng ta là thể lực. Trận chung kết giải U16 Đông Nam Á với U16 Australia đã phơi bày rất rõ nhược điểm này. Chúng ta đã hay hơn và dẫn bàn tới phút 80 nhưng bị thủng lưới 2 lần trong 10 phút cuối. Trước khi đến Ấn Độ dự VCK U16 châu Á 2016, các học trò của HLV Đinh Thế Nam đã có hơn 1 tuần làm việc với chuyên gia thể lực Martin Forkel. Trận đấu với U16 Nhật Bản hôm nay có thể là cơ hội kiểm chứng sự khác biệt mà cựu hậu vệ người Đức đem đến. Thậm chí trong 3 ngày có mặt tại thị trấn Bambolim, nơi diễn ra các trận đấu của bảng B thì U16 Việt Nam chủ yếu tập thể lực ngoài bờ biển. Nếu Trọng Long và các đồng đội không bị hụt hơi cuối trận thì họ hoàn toàn có thể giành điểm trước đối thủ hàng đầu châu lục.

    Bộ khung của U16 Việt Nam đã hình thành từ hơn 1 năm trở lại đây. Trong khung thành là thủ môn Hữu Tuấn. Cặp trung vệ Thanh Bình và Ngọc Tiến vừa có thể hình, vừa có sự ăn ý cần thiết. Ở hai cánh, HLV Đinh Thế Nam tạo ra những cầu thủ rất đáng kỳ vọng là Quang Đỗ và Xuân Kiên. Xuân Kiên có phong cách của một hậu vệ trái điển hình là rất lâu rồi bóng đá Việt Nam không tìm ra. Quang Đỗ thi đấu âm thầm hơn nhưng luôn chơi tròn vai. Đặc biệt ở cánh phải, HLV Thế Nam cho Quang Đỗ và Huỳnh Sang luân chuyển vị trí liên tục giữa tiền vệ và hậu vệ khiến đối thủ khó bắt bài hơn.

    Điểm mạnh nhất của U16 Việt Nam nằm ở bộ ba Trọng Long, Hữu Thắng và Khắc Khiêm. Đội trưởng Trọng Long đóng vai trò đánh chặn điều tiết lối chơi cho cả đội. Người đá cặp với anh là Hữu Thắng đóng vai trò hộ công với nhiệm vụ chính là tung ra những đường chuyền “chết người” để tiền đạo ghi bàn. Ở hàng công, Khắc Khiêm luôn là cái tên mà NHM tin tưởng. Chân sút thuộc biên chế PVF có lẽ là số 10 khác biệt nhất với các tiền đạo trước đây của bóng đá Việt Nam. Ở Khắc Khiêm, có cả kỹ thuật, bản năng ghi bàn kiểu Văn Quyến nhưng anh cũng có khả năng càn lướt, tỳ đè rất tốt kiểu Huỳnh Đức.

    Thật trùng hợp, U16 Nhật Bản là đội bóng nhiều duyên nợ nhất với thầy trò HLV Đinh Thế Nam. Đây là đối thủ chính thức đầu tiên của chúng ta khi đội U16 Việt Nam được thành lập. Trận đấu giữa 2 đội vào năm 2000 cũng là trận đầu tiên của đội bóng áo đỏ tại VCK U16 châu Á. Sau đó 2 đội còn gặp lại nhau ở trận tranh giải 3 – vị trí cao nhất của U16 Việt Nam tại các giải châu lục từ trước đến nay. Hôm nay trong lần tái ngộ này, NHM mong lịch sử sẽ lặp lại. Trọng Long và các đồng đội sẽ chơi tốt trước U16 Nhật Bản, đồng thời có thể tiến sâu vào giải như năm 2000.
     

Chia sẻ trang này