Tuyển tập các tác phẩm của Hoàng Thiếu Long - CHM Nhiều bác yêu cầu mình post lên 2 ebook, tiếng Việt dễ coi, mấy bác già có thể nhờ con cháu convert in ra sách tự nghiên cứu 1. Cẩm nang cờ tướng khai cuộc hiện đại Khai cuộc là chủ đề lớn trong bộ môn cờ tướng cũng là giai đoạn hoạch định chiến lược cho toàn cuộc bàn cờ , vì vậy nó đóng vai trò quan trọng để giải quyết định sự thắng bại . Trải qua một thời gian dài phát triển, khai cuộc ngày nay dựa trên cơ sở của các trận thế cũ đã sáng tạo thêm nhiều sắc thái mới . Muốn học tập về khai cuộc hiện đại trong cờ tướng, người chơi buộc phải am tường các loại khai cuộc cổ điển . Phần này chúng tôi chủ yếu giới thiệu với các bạn yêu cờ các hình thức khai cuộc hiện đại, thông qua sự phát triển từ các trận thế khai cuộc cổ điển, nhằn giúp bạn đọc có một sơ đồ về các loại hình khai cuộc trong bộ môn cờ tướng hiện nay . Link Download: camnangco_tuongkhaicuochiendai.pdf 2. Cẩm nang cờ tướng: Cờ tướng từ xa xưa đã là một môn thể thao dân tộc hấp dẫn, mang đậm nét văn hoá, vì vậy nó luôn được đông đảo các tầng lớp yêu thích và tập luyện Ngày nay cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước, cờ tướng cũng từng bước được phát triển và đang dần trở về vị trí đích thực của nó là một môn thể thao dân tộc lành mạnh và bổ ích, được đông đảo mọi người quan tâm tập luyện. Tự học chơi cờ tướng được trình bày ngắn gọn từ cơ bản tới nâng cao, giúp các bạn nhanh chóng nắm được những điều cơ bản và lý thú nhất của nghệ thuật cờ tướng. Cuốn sách sẽ giúp bạn nắm bắt được những bí quyết, những tinh tuý và "cái hồn" diệu kì của từng nước đi trong một ván Cờ Tướng Link download: Camnangcotuong.pdf (nguồn: Funny Share)
Cờ tướng khai cuộc cẩm nang-bản gốc scan.pdf-30mb http://www.mediafire.com/?wn5a005b5fb54tf Quyển Cờ tướng Khai cuộc cẩm nang của các tác giả: Trần Tấn Mỹ, Lê Thiên Vị, Phạm Tấn Hoà, Quách Anh Tú, nay mình post lên để các bạn "tu luyện võ công khai cuộc" Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang Tác giả: Trần Tấn Mỹ, Lê Thiên Vị, Phạm Tấn Hoà, Quách Anh Tú Sách "Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang" là một trong những quyển sách tiếng Việt rất có giá trị về khai cuộc. Bạn có thể tìm thấy ở quyển này những kiến thức cơ bản về khai cuộc như mục tiêu của khai cuộc, cách chơi khai cuộc. Sách đã đề cập đến hầu hết các loại khai cuộc phổ biến cùng nhiều biến. Các khai cuộc và biến này đã được các tác giả phân loại khoa học và bình chú công phu... Lưu ý: Nhóm tác giả sách Trần Tấn Mỹ, Lê Thiên Vị, Phạm Tấn Hoà, Quách Anh Tú vừa là những kỳ thủ rất nổi tiếng, vừa là các huấn luyện viên và người nghiên cứu cờ lâu năm. Đặc biệt họ đều là những người rất tâm huyết với việc truyền bá các kiến thức cờ và đào tạo lớp trẻ. Lời nói đầu Khai cuộc là một vấn đề chiến lược rất rộng lớn. Muốn nghiên cứu sâu phải có một tập thể các chuyên gia nhiều kinh nghiệm mới thực hiện được. Liên đoàn cờ trong những năm gần đây, bước đầu nghiên cứu một số thế trận nổi tiếng, thịnh hành, giúp phần nào tư liệu cho các bạn hội viên và người hâm mộ Cờ Tướng gần xa tham khảo. Tuy các tài liệu đó chưa phải là những công trình nghiên cứu sâu nhưng nó chỉ phù hợp với những bạn có trình độ khá, còn phần đông các bạn chơi cờ trình độ yếu chưa thể tiếp thu được. Để đáp ứng phần nào nguyện vọng của số đông này, chúng tôi cho xuất bản quyển "Cờ Tướng khai cuộc cẩm nang" nhằm hướng dẫn lại những vấn đề thuộc phần kiến thức phổ thông. Đối tượng chủ yếu là những bạn chơi cờ trình độ trung bình trở xuống, đặc biệt là nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các em thanh thiếu niên mới bước đầu tiếp cận với Cờ Tướng. Nhưng đối với các bạn huấn luyện viên, hướng dẫn viên về cờ, sách cũng cung cấp nhiều tư liệu có giá trị về phương pháp sư phạm để các bạn tham khảo giảng dậy. Sách gồm bốn chương, với chương đầu nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của khai cuộc. Qua chương này gợi ý hướng dẫn cho người chơi một phương pháp thẩm định, đánh giá thế cờ, đồng thời trình bầy rõ khái niệm về thế và lực, quyền chủ động và vấn đề lời quân, lời chất. Nhưng trọng tâm của sách là ở chương hai và chương ba: chương hai trình bầy cụ thể những nguyên tắc cơ bản trong khai cuộc, còn chương ba hướng dẫn cách đi tiên và cách đi hậu. Thực chất chương ba chỉ để minh hoạ rõ hơn các vấn đề trong chương hai và giúp cho người đọc quán triệt đầy đủ các nguyên tắc ra quân. Mặt khác, qua hai chương này, bằng những ván cờ sinh động gợi lên những ý niệm ban đầu về chiến lược, về kế hoạch bố trí quân để tấn công, phản công hay phòng ngự. Và tuy chủ đề đi sâu giai đoạn khai cuộc nhưng qua các ván đấu của các danh thủ, giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc cũng được nêu ra với những đòn chiến thuật truy quân, ăn quân, đổi quân, giành thế, thí quân cùng những pha phối hợp chiếu bí rất ngoạn mục, hấp dẫn. Điều này phù hợp với trình độ và tâm lý của những người mới tiếp cận với bộ môn cờ. Phần cuối cùng là chương mở rộng kiến thức, giới thiệu một số thế trận thông dụng hiện đại, làm cơ sở bước đầu để sau này anh em có điều kiện đi sâu nghiên cứu chuyên cuộc. Chương I Khai cuộc - mấy khái niệm cơ bản I. Ý nghĩa và tầm quan trọng của khai cuộc Xét theo thứ tự thời gian, một ván cờ thường được chia làm ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Sự phân chia này tuy có tính cách qui ước nhằm dễ dàng nghiên cứu nhưng nó phản ánh một thực tế là có giai đoạn mở đầu rất quan trọng. Giai đoạn này gồm bao nhiêu nước thì chưa có sự thống nhất giữa những nhà nghiên cứu, nhưng thông thường người ta cho rằng giai đoạn này phải kéo dài từ 8 đến 12 nước đi đầu tiên. Sở dĩ nói giai đoạn này rất quan trọng vì nó thực sự có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình diễn biến ván cờ. Ta thấy nhiều ván do khai cuộc tồi nên kết thúc sớm, không có giai đoạn tàn cuộc, thậm chí do khai cuộc lỗi lầm nghiêm trọng cũng không có cả giai đoạn trung cuộc. Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của khai cuộc phải trải qua nhiều chặng đường lần lần mới sáng tỏ, vì không phải từ thời xa xưa các tay cờ đã có ngay được những nhận thức đúng đắn. Bởi thời trước, hầu hết các tay cờ đều nhận định rằng ván cờ căng thẳng, quyết liệt và nổi rõ sự hơn kém là ở giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc. Như vậy theo họ nghĩ, hai giai đoạn sau phải quan trọng, quyết định hơn giai đoạn đầu. Với nhận thức như thế nên họ chỉ quan tâm nghiên cứu trung cuộc và tàn cuộc, ít khi chịu gia công học tập và nghiên cứu khai cuộc. Trong khi đó một số danh kỳ các thế kỷ trước có lúc đua nhau nghiên cứu tổng kết cờ tàn và cờ thế nên vô hình trung củng cố thêm những nhận thức lệch lạc trên. Điều tệ hại là nó tác động khiến một số tay cờ có quan điểm đánh giá rất thấp vai trò của khai cuộc và coi như không cần thiết phải nghiên cứu. Họ nghĩ "vô chiêu thắng hữu chiêu" là không cần học tập, chơi không bài bản cũng thắng được những người chơi theo sách vở, nhưng họ không biết muốn chơi được kiểu "vô chiêu" lại càng phải nghiên cứu, học tập kỹ hơn ai hết. Đến đầu thế kỷ 20 thì mọi chuyện đã sáng tỏ, hầu hết các danh thủ đều khẳng định khai cuộc có tầm quan trọng đặc biệt. Những ai chơi cờ theo ngẫu hứng trong khai cuộc đều không thể đương cự được với những người có học tập, nghiên cứu. Chính từ thực tiễn thi đầu các danh thủ đã rút ra kết luận đó. Nhưng rồi lại có những quan điểm lệch lạc khác khi có một số người lại đề cao quá mức giai đoạn này. Cho nên đã có lúc cũng nổi lên những cuộc tranh luận xung quanh nhận định, đánh giá lại vị trí và tầm quan trọng của khai cuộc. Cuối cùng người ta đã phân tích khách quan và thống nhất kết luận rằng cả ba giai đoạn khai, trung, tàn cuộc đều có ý nghĩa và tầm quan trọng quyết định, và các giai đoạn đều có mối quan hệ khăng khít với nhau. Chơi khai cuộc tốt thì mới có một trung cuộc ưu thế và từ một trung cuộc ưu thế mới dẫn về một tàn cuộc thắng lợi. Tuy nhiên để thấy rõ tầm quan trọng nổi bật của khai cuộc người ta thường nêu một tỷ lệ đáng tham khảo là phần khai cuộc quyết định 40%, còn phần trung và tàn cuộc mỗi giai đoạn quyết định khoảng 30%. Tóm lại, khai cuộc là giai đoạn triển khai các lực lượng, khởi sự từ nước đi đầu tiên và chấm dứt với sự điều động hầu hết các quân chủ lực ở cả hai cánh để tạo thành một thế trận tấn công hoặc phòng thủ. Việc hình thành một thế trận phải xuất phát từ một kế hoạch hẳn hoi, đó là chiến lược dàn trận của người điều khiển trận đấu. II. Mục tiêu ván cờ và mục tiêu trong khai cuộc Để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của những nước đi trong chiến lược dàn quân, ta cần phải nắm vững mục tiêu trong khai cuộc. Bài học đầu tiên cho những người mới học chơi cờ đã chỉ rõ "chiếu bí Tướng đối phương là mục tiêu chính của ván cờ", nhưng trong giai đoạn khai cuộc, mục tiêu này chỉ là một mục tiêu phụ. Bởi lẽ giai đoạn này các quân cờ mới được triển khai, chưa có điều kiện gì để bắt bí Tướng đối phương. Tất nhiên trong một vài trường hợp hãn hữu, gặp phải đối phương chơi quá tồi hay đãng trí thế nào đó ta cũng có thể bắt được Tướng ngay trong khai cuộc. Nhưng với những đối thủ tương đối có trình độ thì mục tiêu trong khai cuộc phải đặt thấp hơn, không thể chủ quan đặt mục tiêu quá cao, sẽ là điều không tưởng đối với những người chơi cờ ngay nay. Hẳn nhiên những mục tiêu đề ra trong khai cuộc phải luôn gắn với mục tiêu tối hậu và chiếu bí kẻ địch. Vậy thì mục tiêu trong khai cuộc là gì? Những nước triển khai quân hợp lý, chính xác trong khai cuộc sẽ tạo một nền tảng vững chắc cho một thế trận trước khi chuyển sang giai đoạn trung cuộc. Như vậy mục tiêu ban đầu trong khai cuộc là các quân phải cố giành cho được những vị trí thuận lợi trên bàn cờ, tiếp đó là tiêu diệt một bộ phận nhỏ sinh lực địch - thường là một hai con Tốt. Từ những thắng lợi nhỏ đó dẫn đến những ưu thế làm nền tảng vững chắc cho trung cuộc và tàn cuộc. Mặt khác cũng đòi hỏi trong thế trận của ta không được có những điểm yếu - những điểm mà ta phải luôn canh chừng đối phương khai thác gây khó khăn cho ta. Ngược lại, ta phải cố gắng không cho đối phương chiếm những vị trí tốt, tìm cách phong tỏa ngăn cản để đối phương triển khai càng chậm càng tốt hoặc uy hiếp, đe dọa ngay những điểm yếu của họ. Trong Cờ Tướng người ta thường phân biệt các trường hợp để đánh giá: nếu ta đi trước, các quân chiếm vị trí tốt và chực chờ tấn công, buộc đối phương phải đề phòng đối phó, người ta gọi đó là giành quyền chủ động, ngược lại là đối phương bị động. Đó là mức thấp nhất của một ưu thế. Trường hợp ta tiêu diệt 1-2 con Tốt hoặc Mã thì chỉ mới là lời quân, nếu ta đồng thời cũng giữ quyền chủ động thì đó mới là một ưu thế. Thông thường người ta quan niệm giành được quyền chủ động là được tiên còn bị động đối phó là hậu thủ. Trong nhiều trường hợp bên được tiên chơi không chính xác bị đối phương trả đòn, phản kích phải chống đỡ thì gọi là mất tiên, còn bên đối phương gọi là phản tiên. Như vậy có thể nói mục tiêu của khai cuộc đối với bên đi tiên vốn nắm quyền chủ động thì phải tiếp tục giữ cho được quyền chủ động này lâu dài, tiến lên kiếm lời 1-2 Tốt hoặc nếu có thể thì lời quân (hơn 1 Mã hoặc 1 Pháo) hay lời chất (Pháo hoặc Mã đổi lấy Xe). Trong kế hoạch tiêu diệt sinh lực địch, có khi người ta cũng nhằm đến việc lời Sĩ hoặc Tượng của đối phương để chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho giai đoạn trung, tàn cuộc sau này. Còn đối với bên đi hậu vốn phải bị động chống đỡ cần cố gắng chơi chính xác để không cho đối phương khai thác tấn công, lần lần đưa đến thế cân bằng. Nếu đối phương sơ hở phải kịp thời khai thác trả đòn giành lại quyền chủ động rồi tiến lên giành ưu thế. Lúc này cần nói rõ thêm vấn đề ưu thế với vấn đề lời quân, lời chất. Vì những vấn đề này thường xuyên đặt ra cho mọi đối thủ, đặc biệt là thường nẩy sinh ngay trong khai cuộc. Như trên đã nêu, thông thường người ta đánh giá một thế cờ căn cứ vào hai yếu tố: nước tiên và thực lực. Nước tiên là giành được quyền chủ động, còn thực lực là xem xét tương gian quân số đôi bên. Nếu một bên có cả hai yếu tố vừa chủ động, vừa hơn quân, hơn chất thì rõ ràng bên đó đang chiếm ưu thế. Nhưng trong thực tiến thi đấu thường xảy ra hiện tượng: một bên sẵn sàng hi sinh quân để giành lấy thế chủ động tấn công, có thể uy hiếp đối phương rất mạnh thì người ta coi đó là ưu thế. Bên lời quân, lời chất phải bị động đối phó thì không thể đánh giá là ưu thế được mà phải gọi là thất thế. Muốn cứu vãn tình trạng bị uy hiếp bên thất thế thường phải hi sinh quân để giảm bớt áp lực của đối phương. Chẳng hạn ván cờ bên: Trắng lời quân nhưng thất thế, Đen lỗ quân nhưng đang có thế tấn công. Như vậy giữa hai yếu tố thế chủ động với lời quân hoặc lời chất thì yếu tố đầu luôn được đánh giá cao hơn yếu tố sau. Thế nhưng yếu tố chủ động chỉ là một tình thế tạm thời, nếu khéo phát huy thì có thể biến thành thắng lợi, ăn quân, hơn chất trở lại hoặc chiếu bí Tướng đối phương. Còn nếu không biết phát huy để đối phương tập hợp được lực lượng chi viện xây dựng tuyến phòng thủ vững chắc thì yếu tố chủ động sẽ mất dần đi. Trong khi đó yếu tố hơn quân, hơn chất thường là tình trạng kéo dài, nếu không có gì bắt buộc họ phải hi sinh, trả quân, trả chất thì yếu tố này càng lúc càng trở nên quan trọng. Bởi vì khi thế cờ đã lập lại cần bằng thì yếu tố lực lượng sẽ là yếu tố chi phối. Từ thế kỷ 16, 17 các danh kỳ đã nhận thức đúng đắn về hai yếu tố này nên bài "Kỳ kinh luận" có ghi: "Bỏ quân cần được nước tiên. Bắt quân chớ để hậu thủ". Chu Tấn Trinh viết quyển "Quất trung bí" đã lặp lại quan điểm này trong bài "Toàn chỉ" của mình và cho đến nay dù trình độ cờ đã phát triển rất cao, vẫn chưa có một danh thủ nào tỏ ra phản bác quan điểm trên. III. Những cơ sở để đánh giá một thế cờ Khi tiến hành một ván cờ, luôn luôn phải đánh giá đi đánh giá lại tình hình diễn biến của nó. Đánh giá không phải chỉ để biết ta đang bị động, cân bằng hay chủ động, hoặc đang ưu thế hay kém phân, mà đánh giá còn để biết những chỗ mạnh, chỗ yếu của ta cũng như của đối phương. Từ đánh giá, nhận định đúng thực chất tình hình thế trận, mới có thể đề ra một kế hoạch chơi tiếp ở giai đoạn sau. Thông thường, nếu đánh giá tổng quát để biết ai ưu thế, ai kém phân, người ta chỉ cần xem xét hai yếu tố nước tiên và thực lực, còn như đánh giá toàn diện đầy đủ các mặt thì phải căn cứ vào các yếu tố sau đây: 1. Vị trí các quân chủ lực Xem xét vị trí các quân chủ lực gồm các quân Xe, Pháo và Mã là để thấy chúng có khả năng kiểm soát các đường ngang, đường dọc hoặc các điểm trên bàn cờ. Nếu các quân kiểm soát được nhiều đường nhiều điểm và có tính cơ động cao thì đó là chúng có vị trí tốt, có thể tiến sang tấn công hoặc cần thiết có thể quay về phòng thủ. Ở đây không dừng lại sự đánh giá một cách chung mà cần thiết phải đánh giá vai trò, tác dụng từng quân cờ của ta cũng như của đối phương. Khi mới học chơi cờ, ta biết sức mạnh của một Xe bằng hai Pháo hoặc bằng hai Mã cộng với một Tốt. Đó là đơn thuần so sánh sức mạnh vốn có của các quân mà không nói gì đến vị trí của chúng. Nhưng khi tiến hành trận đầu thì các quân luôn đứng ở những vị trí khác nhau, có quân ở vị trí tốt, có quân ở vị trí xấu. Như vậy việc so sánh sức mạnh giữa các quân phải căn cứ vào sức mạnh và vị trí của nó tức là lực và thế của nó. Như nói Xe 10, Pháo 5, Mã 4,5; đó là sức mạnh vốn có hay là "lực" của từng quân, còn vị trí của nó đứng sẽ tạo nên một cái "thế" riêng biệt. Ta thấy lực của một quân cờ có thể tăng thêm hoặc giảm đi do thế đứng tốt hay xấu. Trong từng ván cờ cụ thể, ta thấy đôi khi Mã mạnh hơn Pháo hoặc mạnh hơn Xe, thậm chí Tốt có khi mạnh hơn cả Pháo lẫn Xe. Lạc nước, hai Xe đành bỏ phí Gặp thời, một Tốt cũng thành công.(Thơ Hồ Chủ tịch) Để giúp người mới học chơi cờ biết được sức mạnh vốn có của các quân, những nhà nghiên cứu đã đưa ra một bảng so sánh như sau: Nếu khởi đầu lấy con Tốt làm chuẩn để định giá trị sức mạnh của nó là 1 thì các quân khác có giá trị so sánh là: • Mã 4,5 • Pháo 5 • Xe 10 • Sĩ 2 • Tượng 2,5 • Tướng không định được, vì mất Tướng bị xử thua nên không thể so sánh. Tuy nhiên trong một số trường hợp Tướng cũng có thể trợ công khiến nó có giá trị bằng một trong ba loại quân chủ lực. Nói Tốt có sức mạnh là 1 nhưng khi đã qua hà phải đánh giá sức mạnh của nó là 2. Trường hợp có hai Tốt qua hà mà chúng liên kết được với nhau phải thấy sức mạnh nó tăng lên, không phải 2 + 2 = 4 mà phải là 4, 5 hoặc 5, nghĩa là tương đương sức mạnh của một Mã hoặc một Pháo. Còn con Tốt đầu cũng phải thấy nó quan trọng hơn các con Tốt khác. Không phải chỉ có các Tốt qua hà liên kết mới tăng thêm sức mạnh mà các quân chủ lực có chỗ đứng tốt, liên kết phối hợp nhau, sức mạnh của chúng cũng được nhân lên nhiều hơn, khác hẳn với trường hợp chúng đứng riêng lẻ, tản lạc. Với bảng giá trị trên cho phép các đấu thủ tính toán thiệt hơn khi đổi quân, nhưng đó chỉ là sức mạnh ban đầu, còn sức mạnh thực tế thì phải xem xét kỹ vị trí của từng quân trong một thế cờ cụ thể. Không thể đổi một con Mã hay lấy một con Pháo dở thậm chí lấy một con Xe dở mà tưởng là lời chất để rồi xổng mất ván cờ. 2. Yếu tố lực lượng Lực lượng là một yếu tố quan trọng thường quyết định thắng lợi của ván cờ. Nếu không có những tình huống sơ hở để bị các đòn phối hợp chiếu bí thì thường bên nào hơn quân hoặc hơn chất sẽ giành thắng lợi cuối cùng. Như Xe, Pháo, Mã phải thắng Xe, Mã bền Sĩ, Tượng hoặc Xe, Pháo và một Tốt phải thắng Xe bền Sĩ, Tượng. Tuy nhiên như trên đã nêu, quân cờ bao giờ cũng có lực và thế cho nên không phải chỉ tính sức mạnh đơn thuần bằng quân số. Điều này giải thích vì sao có nhiều ván cờ đông quân hơn mà thua, ít quân hơn mà chiến thắng, đó là do thế cờ quyết định. Mà thế cờ là do nhiều quân tạo nên, chúng liên kết phối hợp nhau làm tăng sức mạnh của chúng. Do đó yếu tố lực lượng thường được nêu ra sau yếu tố vị trí của các quân. Thế nhưng cũng không nên cường điệu quá đáng yếu tố vị trí và đánh giá thấp yếu tố lực lượng. Có thể trong giai đoạn khai cuộc và trung cuộc thì yếu tố vị trí các quân giữ vai trò chi phối nhưng khi chuyển sang giai đoạn tàn cuộc thì yếu tố lực lượng càng lúc càng nổi rõ hơn. Trong khi xem xét yếu tố lực lượng không thể xem nhẹ vai trò của các quân Tốt. Tạm thời một lúc nào đó, các Tốt chưa đóng vai trò gì đáng chú ý, nhưng khi bắt đầu kết thúc giai đoạn khai cuộc, chuyển qua trung cuộc thì các Tốt thường nổi lên như những nhân tố quan trọng, thậm chí quyết định thắng, bại hay hòa trong giai đoạn trung tàn. Nêu điểm này để thấy, ngay trong giai đoạn khai cuộc các danh thủ thường đặt mục tiêu giành thế chủ động và kiếm lời Tốt là tốt lắm rồi. 3. Yếu tố hệ thống phòng thủ Đánh giá một thế cờ phải đánh giá cả hệ thống phòng thủ của hai bên. Hệ thống phòng thủ chủ yếu là nói vai trò của các quân Sĩ, Tượng, cả Tốt đầu và 1-2 quân chủ lực bảo vệ, che chở chúng. Nếu chúng được bố trí trong thế liên hoàn, gắn bó chặt chẽ nhau để nương tựa nhau, bảo vệ cho Tướng là một hệ thống phòng thủ mạnh và ngược lại là một hệ thống phòng thủ tồi, có khiếm khuyết. Một bên có thể hơn về lực lượng nhưng không chắc giành được thắng lợi nếu đối phương có hệ thống phòng thủ vững chắc. Còn một bên tuy lực lượng ít hơn nhưng có khả năng giành chiến thắng do hệ thống phòng thủ của đối phương sơ hở hay sứt mẻ, không đủ sức chống đỡ. Với kinh nghiệm trận mạc, các danh thủ có nhiều cách công phá các hệ thống phòng thủ, từ tấn công chính diện đến tấn công cánh. Nếu cần thiết, họ bỏ Mã đổi lấy Tượng, thậm chí bỏ cả Xe đổi lấy Sĩ để làm cho thế phòng thủ của đối phương yếu đi rồi phối hợp quân tiến lên chiếu bí. Tuy nhiên không phải bao giờ hi sinh quân để phá hệ thống phòng thủ của đối phương cũng đều giành được thắng lợi. Trong từng thế cờ cụ thể, mới thấy rõ lúc nào hi sinh là đúng, lúc nào hi sinh là không đúng và cũng từ những kiểu tấn công này, những tay cờ chơi thường xuyên có nhiều kinh nghiệm, hiểu sâu bản chất của những hệ thống phòng thủ, phân biệt được thế nào là phòng thủ vững chắc, thế nào là phòng thủ kém hiệu quả. Có nhiều hệ thống phòng thủ, đôi khi nhìn bề ngoài tưởng là yếu kém nhưng lại đảm bảo hiệu quả hơn hết, ngược lại có một số hệ thống phòng thủ với các quân liên hoàn nhưng đó lại là hiện tượng bên ngoài, chỉ vững chắc tạm thời mà thôi; khi đối phương hi sinh quân, đột phá thì toàn bộ hệ thống tan rã rất nhanh chóng. Đây là những vấn đề rất lý thú mà phần sau chúng ta sẽ khảo sát trực tiếp trong những ván cờ minh họa ở chương II và III.
Hồi lớp 12 mình từng mược sách "CẨM NANG CỜ TƯỚNG" ở thư viện tỉnh về nghiên cứu. Công nhận hay thật! ^!^
IV. Thẩm định, đánh giá một số ván cờ cụ thể Sự khác biệt giữa người chơi cờ giỏi với người chơi cờ kém không phải ở chỗ khả năng tính toán được nhiều hay ít số lượng nước đi mà sự khác biệt chính là sau một loạt nước đi, người chơi giỏi đánh giá được nhanh chóng và chính xác bên nào ưu, bên nào kém; còn người chơi dở không thể đánh giá đúng được. Nhắc lại điều này để nói vấn đề thẩm định, đánh giá thế cờ sau một vài nước đi là rất cần thiết và nếu đánh giá chính xác nó sẽ quyết định rất lớn cho bước thắng lợi tiếp sau. Thế có nghĩa là chơi một ván cờ không phải chỉ thẩm định đánh giá một lần, mà đó là một việc thường xuyên, nó luôn đi kèm với việc chọn lựa phương án và tính toán nước đi. Trong giai đoạn khai cuộc, việc thẩm định, đánh giá này càng giữ vai trò quan trọng, đôi khi quyết định hẳn cho sự thắng bại sau này. Chúng ta học tập cách thẩm định, đánh giá của một số danh thủ qua những thế cờ cụ thể sau đây. Thế số 1: Lưu Tinh - Thái Ngọc Quang Năm 1974, danh thủ Lưu Tinh gặp tay cờ Thái Ngọc Quang ở một giải cờ, họ đã chơi trận Nghịch Pháo như sau: Ván cờ: 1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3 5. X2-3 X1-2 6. P8-6 Mới khai cuộc mấy nước, Lưu Tinh đã uy hiếp con Mã 7 của đối phương, đánh giá đối phương phải lo chạy Mã, có thể 6...M3 /5 để rồi sau đó phải rời bỏ Pháo đầu bằng P5-4 và lên Tượng đầu. Do đánh giá như vậy nên Trắng ung dung chơi 6. P8-6 chờ đối phương chống đỡ. Thế nhưng Thái Ngọc Quang không chống đỡ mà đi: 6. ... X2.8! Lưu Tinh chẳng cần xem trước xem sau ăn ngay Mã đối phương. 7. X3.1 Như vậy là Quang hi sinh Mã để mở đợt phản công. Ta xem Đen phản công như thế nào: 7. ... P8.7 8. M3/2 P5.4 9. S6.5 X8.9 10. P6/2 Nước thứ 9, Trắng không lên S4.5 vì đánh giá sau khi 9...X8.9 10.X3 -4 X8-7 11.X4.7 X7/3 12.P6.1 P5/2, Đen lỗ 1 Mã nhưng có thế công mạnh, vì vậy chọn phương án lên Sĩ cánh trái tốt hơn. Nước thứ 10, Trắng chơi P6 /2 vì thấy Đen có đòn "đánh xuyên tâm" X2 -5 ăn Sĩ chiếu buộc S4.5 rồi Đen đi X8 -7 ăn Tượng chiếu bí. Trắng lui Pháo về thủ thì Đen không chơi được đòn xuyên tâm này. 10. ... X8-7? Đến đây bộc lộ tâm lý nôn nóng của Thái Ngọc Quang. Anh cho rằng ăn Tượng xong, X2-5 thì Trắng cũng hết đỡ. Nếu chịu khó phân tích thì sẽ phát hiện cách chống đỡ của đối phương, do đó chọn phương án "đánh nguội" một nước trước đã. Đó là: 10...T3.5! Bây giờ Trắng có hai khả năng chống đỡ: a) Một là 11. X9.1 X2-1 12. M8.7 P5-9! 13. M7/9 P9.3 14. S5.4 P9-7 15. S4.5 P4-6, Đen lợi thế. b) Hai là 11. X3/3 C5.1 12. X3-4 P5/1! 13. X9.2 X8-7 14. X4/3 X7/3 15. X9-6 X7-3 16. X6.3 P5-8 17. X4-2 P8-3, Đen chủ động tấn công. Bây giờ ta xem Lưu Tinh đối phó và kết thúc ván cờ: 11. X9.1 X2-1 12. M8.7 X1-2 13. M7.5 T3.5 14. M5.6 M3/5 15. X3-5 X7/3 16. X5/1 X2/6 17. P6.4 Ở nước 17, Trắng không cần suy nghĩ vì thế cờ Đen thua rõ, chứ nếu Trắng chơi 17. X5-3 thắng nhanh hơn. 17. ... X7.1 18. P6-5 X7-5 19. T7.5 X2-4 20. X5-7 Thế số 2: Lý Quảng Lưu - Tiền Hồng Phát Năm 1977, Lý Quảng Lưu gặp Tiền Hồng Phát ở giải toàn quốc Trung Quốc. Lý cầm Trắng đi trận Tiên Nhân Chỉ Lộ, Tiền đối phó bằng Pháo đầu. Ván cờ diễn ra như sau: Ván cờ: 1. B3.1 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 B3.1 4. P2-1 M2.3 5. M8.7 X9.1 6. X9.1 X1.1 7. X9-4 X1-4 8. S4.5 M3.4 9. X4.4 Lý đánh giá đưa Xe kỵ hà buộc đối phương 9...M4.3 10. X4-7 ăn Tốt đuổi Mã khiến Mã 7 Trắng trở nên linh hoạt. Nếu như Đen đi 9... P2.2 thì 10. C7.1 M4.5 11. X4 -7 M5.3 12. P1-7, Trắng vẫn giữ thế công. Còn Đen đánh giá khác, thấy trục lộ 7 của Trắng yếu, nhảy Mã lên để rồi P5-3 phản công. Khi Trắng đưa Xe kỵ hà, Đen phát hiện nơi đó là điểm xấu, dễ bị công kích khiến Đen thực hiện kế hoạch có phần thuận lợi hơn. 9. ... B7.1 10. X4-3 P5-3! Trắng không thể bỏ chạy để B7.1 ăn Tốt qua hà. Đen đẩy Xe đen vào tử địa, liền tranh thủ cách để diệt ngay. 11. X3.1 P3.1 12. X3.1 T7.5 13. X3-2 P2-8 14. X2.7 X9-8 15. X2-1 X4-2 16. P8-9 P3.3 17. M7/9 X2.7 18. P9-5 X2-1 19. P5.4 S4.5 20. P1.4 X8.2 21. P5/1 X1-3 22. T3.5 P3.1 23. M3/4 M4.5 24. B3.1 Tg5-4 25. P1/2 X8-4 Đến đây Trắng chịu thua vì không còn khả năng phản đòn, trong khi Đen phối hợp làm thua trong mấy nước tới. Thế số 3: Thái Phúc Như - Hồ Vinh Hoa Năm 1973 tại Quảng Châu có một trận đấu giao hữu giữa Thái Phúc Như và Hồ Vinh Hoa. Trận đấu diễn ra rất sôi nổi, Thái cầm Trắng chơi Pháo đầu tấn công, Hồ cầm Đen chơi Uyên Ương Pháo đối công. Đánh đến nước thứ 11, tạo thành thế cờ bắt đầu như bàn cờ dưới. Ván cờ: Bây giờ đánh giá thế nào? Về lực lượng thì Trắng lỗ mất Tốt đầu nhưng các quân Trắng đang chiếm các vị trí tốt, hai Xe chận yếu đạo với Pháo đầu Mã dội đang thế tấn công, con Pháo 8 cũng sẵn sàng qua hà phối hợp. Trước mắt Trắng không sợ một phản đòn nào của Đen nên vấn đề đặt ra cho Trắng là làm sao khuếch đại ưu thế để tiến lên giành thắng lợi. Còn đối với Đen đang lời Tốt đầu đang chực chờ đưa Tốt qua bắt quân đối phương. Nếu đổi bớt Pháo thì áp lực trung lộ của Trắng giảm. Nhược điểm của Đen nổi rõ là một Mã chưa lên, một Xe kẹt trong góc, các quân khó lòng phối hợp để tạo một sức mạnh phòng ngự hiệu quả. Từ đánh giá, thẩm định rõ các mặt, Trắng quyết đổi bớt quân để đưa thế cờ sang một giai đoạn mới có lợi cho Trắng, đòn chiến thuật diễn ra như sau: 12. M5.6! B5.1 Vì sao Đen chơi như vậy? Vì Đen phân tích đánh giá phương án diễn ra như sau: a) Nếu 12... M3.4 13. X6.1 P5 -7 14. P8.7 M8.6 15. X6-5, Đen ưu rõ b) Nếu 12... P5 -8 13. M6.5 T3.5 14. X4.6 X1-2 15. X4-5 S6.5 16. P8-6, Đen khó chống đỡ. c) Nếu 12... P5 -7 13. P5-2 M8.6 (nếu 13... P8 -6 14. M6.7 P6-3 15. X6.5 Tg-4 16. X4.8 Tg.1 17. P2.6, chiếu ăn lại Xe, ưu thế) 14. M6.7 P8-3 15. P2.6 X9-6 16. X4.6 P3-6 17. X6-4, bắt Đen một quân. d) Nếu 12... X1 -4?? 13. M6.5 X4.4 14. M5.3 M8.6 15. X4.7 M3.5 16. X4/2 P5-6 17. X4.2 Trắng cũng thắng. Trắng chơi một đòn chiến thuật bất ngờ: 13. M6.4 P8/1 Nếu Đen ham bắt Xe: 13...C5-4 thì 14.M4.3 M8.6 15.X4.7 C4 -5 16.X4/1 P5-6 17.M3/1, Trắng cũng lời quân. Còn nếu 13...P8 -6 thì 14.M4 /5 T5/7 thì còn có khả năng cầm cự. 14. M4.5! Con Mã Trắng rất hay nhưng con Pháo giữa của Đen có thể chống đỡ lâu dài, bây giờ đổi đi. Trắng vẫn còn ưu thế tấn công. 14. ... S6.5 15. X6-5 X9-8 16. B7.1 Trắng lại tiếp tục đổi Tốt để giành thế uy hiếp. Chính với ưu thế sẵn có. Trắng chơi nước này gây thêm áp lực để rồi kết thúc thắng lợi ván cờ. 16. ... B3.1 17. P8-7 X1.1 18. X5-7 M3/1 19. X7.2 P8-9 20. M9.7 X1-4 21. X7-3 P9/1 22. M7.5 X4/1 23. M5.6 X4.2 24. X3-6 M8.7 25. X4.7 P9-6 26. X6-9 Đen chịu thua. V. Vài nét về lịch sử phát triển khai cuộc Để có thể tiếp cận với Cờ Tướng một cách thuận lợi, chúng ta cần tìm hiểu qua những chặng đường phát triển của nó, đặc biệt là tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của những thế trận ra quân, tức là khai cuộc. Từ việc tìm hiểu này chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát và dự kiến được phần nào triển vọng của Cờ Tướng nói chung và các kiểu khai cuộc nói riêng trong tương lai. Theo các nhà nghiên cứu thì Cờ Tướng tuy có nguồn gốc xuất hiện từ lâu đời nhưng phải đến thế kỷ 12 các hình thức bàn cờ, quân cờ và các qui tắc, luật chơi mới được sửa đổi, bổ sung đầy đủ giống như hiện nay. Vì từ đời nhà Đường, khoảng thế kỷ thứ 8, Cờ Tướng còn rất giống Cờ Vua, các quân đi trên các ô chứ không phải trên các đường và chưa có các quân Pháo. Mãi đến cuối đời Tống - tức là thời Nam Tống (1201 - 1276) mới có các quân Pháo, số Tốt giảm bớt, các qui tắc, luật chơi thay đổi thì Cờ Tướng mới phát triển mạnh trong dân gian, và cũng bắt đầu từ đó nhiều thế trận được xây dựng và định hình. Những thế trận đầu tiên xuất hiện là những trận đấu Pháo, gồm Thuận Pháo và Nghịch Pháo. Theo các nhà nghiên cứu thì những thế trận này rất sôi nổi và thịnh hành trong suốt nhiều thế kỷ. Do đó mà những quyển kỳ phổ cổ xưa nhất chỉ đề cập đến các kiểu chơi này. Như Du hí đại toàn (?),Kim bằng thập bát biểnK, Thích tình nhã thú và đặc biệt là Quất trung bí giới thiệu khá sâu sắc về các trận Thuận Pháo và Nghịch Pháo. Trong các thế kỷ 15, 16 bắt đầu xuất hiện nhiều kiểu chơi mới, nhưng phải đến cuối thế kỷ 17, sau khi Vương Tái Việt xuất bản quyển Mai hoa phổ thì các trận Bình Phong Mã, Đơn Đề Mã, Chuyển Giác Mã và Quá Cung Pháo mới thực sự thịnh hành. Có thể nói Cờ Tướng từ khi định hình đến thế kỷ 19 là thời kỳ khai phá, xây dựng nền tảng với sự xuất hiện nhiều chiến lược dàn quân cơ bản để vào thế kỷ 20, Cờ Tướng tiến lên thời kỳ phát triển rực rỡ đầy sáng tạo. Thế nhưng nhìn lại chặng đường từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 19, ngoài một số thành tựu đáng phấn khởi, cũng cần thấy những mặt hạn chế của thời đại. Đó là số lượng cổ phổ còn lưu lại quá ít và các danh kỳ viết sách, phần lớn nặng về "chủ nghĩa kinh nghiệm" chứ chưa có sự phân tích, lý luận để làm sáng tỏ các vấn đề. Mặt khác, các tài liệu, sách cổ thường không khách quan, trình bày các thế trận thiên lệch một bên nên không thuyết phục cao người xem. Một số thế trận mang tư tưởng tấn công táo bạo, bất chấp nguy hiểm và không cần đếm xỉa gì đến thế phòng thủ bên nhà, chỉ biết tấn công chiếu bí cho được Tướng đối phương mà thôi. Điều này cho thấy các tài liệu, sách vở thời xưa chưa đặt vấn đề nghiên cứu một cách công bằng và khách quan để người sau có thể kế thừa và phát huy một cách thuận lợi. Sang thế kỷ 20, các danh thủ kế thừa tất cả những tinh hoa, thành tựu của những thế kỷ trước nhưng đồng thời cũng thấy những mặt hạn chế trên nên họ ra sức sáng tạo bổ sung. Với quan điểm đúng đắn, khách quan, họ nghiên cứu nhiều kiểu khai cuộc mới có kết hợp giữa lý luận và thực tiến, so với những quyển kỳ phổ cổ xưa thì có một khoảng cách rõ rệt. Các thế trận mới như Tiên nhân chỉ lộ, Phản Công Mã, Thiết Đơn Đề, Uyên Ương Pháo, Sĩ Giác Pháo... đều là những sáng tạo của các danh kỳ ở thế kỷ này, đã làm cho các kiểu ra quân thêm phong phú, đa dạng. Thế nhưng các danh kỳ đương đại không dừng lại đó. Cùng với những trào lưu cách tân, đổi mới trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, thẩm mỹ, âm nhạc, hội họa... làng cờ cũng có nhiều tư duy mới. Thật vậy, làng cờ Trung Quốc cũng như làng cờ Việt Nam và nhiều nước khác từ các thập niên 60, 70 bỗng nổi lên những luồng gió mới muốn "cách tân" nhiều thế trận xưa cũ mà nhiều người đã bắt đầu nhàm chán, để tạo ra những kiểu chơi mới hấp dẫn, sinh động hơn. Tư tưởng chiến lược dàn quân hiện đại tuân thủ các nguyên tắc ra quân, tức là triển khai toàn diện quân hai cánh rồi mới bắt đầu mở những đợt tấn công. Đa số các danh thủ đương đại đều thiên về tư tưởng tấn công nhưng không mạo hiểm, liều lĩnh đến mức "chiến thắng hay là chết" mà phương châm phải là "phi thẳng tất hoà". Do đó mục tiêu trong giai đoạn khai cuộc chủ yếu là giành thế chứ không phải là ăn quân. Nếu đi trước thì phải duy trì lâu dài quyền chủ động tiến lên chiếm ưu thế và phát huy ưu thế càng lúc càng lớn hơn; ngược lại bên đi sau cố gắng tranh giành các vị trí tốt, hạn chế quyền chủ động của đối phương tiến lên đạt thế cân bằng và giành quyền chủ động. Vấn đề thế và lực lượng như trên đã nêu, các danh thủ đều nhất trí với các quan điểm của những người đi trước và biết tận dụng tạo nên nhiều tình huống căng thẳng, quyết liệt. Tiêu chuẩn của những ván cờ hay chính là có nhiều tình huống gay cấn, căng thẳng và có những đòn đánh phối hợp lý thú. Do đó kiểu chơi mới thường có những trường hợp hi sinh quân để lấy thế, đồng thời né tránh những kiểu đổi quân đơn giản để tạo cho thế cờ thêm phức tạp. Những tình huống "các hữu cố kỵ" tức là hai bên đều có những chỗ nguy hiểm "chết người", ngày trước người ta không dám thực hiện thì ngày nay các danh thủ lại thích chơi, thử thách thần kinh lẫn nhau. Để duy trì thế căng thẳng, phức tạp họ thường chuyển thế trận ban đầu thành những thế trận khác, như từ Đơn Đề Mã thành Bán Đồ Liệt Thủ Pháo, từ Thuận Pháo thành Bình Phong Mã, Phản Công Mã hay ngược lại. Điều này đòi hỏi những người chơi cờ hiện đại phải có một kiến thức rất uyên bác về nhiều loại khai cuộc khác nhau. Tóm lại, lịch sử hình thành và phát triển khai cuộc là một quá trình tiến lên không ngừng, từ chủ nghĩa kinh nghiệm đến tinh thần khoa học, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, từ sơ khai đến hoàn thiện và ngày càng hoàn thiện ở đỉnh cao hơn. Biết được lịch sử hình thành và phát triển này để chúng ta luôn luôn nhạy bén với những cái mới, nắm bắt được những thành tựu đương đại. Trên cơ sở này chúng ta cần phát huy ngày một cao hơn, làm cho Cờ Tướng mãi mãi là một trò chơi trí tuệ luôn hấp dẫn, sinh động đối với cuộc sống của con người. Chương II Những nguyên tắc cơ bản trong khai cuộc Đi sâu tìm hiểu một số sách cổ thì thấy người xưa có dạy những nguyên tắc chơi cờ. Đó là những nguyên tắc chung chứ không nêu riêng cho phần khai cuộc. Chẳng hạn bài "Tượng dịch" của Lưu Khắc Trang thời Nam Tống (1187 - 1269) nêu nhiều nguyên tắc chơi cờ rất đáng chú ý, hoặc rõ nhất là "Mười bí quyết chơi cờ" nêu trong Sự lâm quảng ký (Phần "Nghệ văn loại") của Trần Nguyên Tịnh cũng thời Nam Tống cho đến tận ngày nay nhiều điểm vẫn còn giữ nguyên giá trị. Thế nhưng nếu đem những nguyên tắc này áp dụng cho khai cuộc thì còn chung quá và nhiều điểm cũng không phù hợp. Nay tổng kết kinh nghiệm của các danh thủ đương đại để vạch thành các nguyên tắc vận dụng cụ thể vào khai cuộc thì rõ ràng và phù hợp hơn. Có 7 nguyên tắc cơ bản cần chú ý sau đây: 1. Phải nhanh chóng triển khai toàn bộ quân chủ lực 2. Phải hình thành một thế bố trí quân linh hoạt 3. Phải sử dụng hợp lý các nước đi Tốt và Sĩ, Tượng 4. Trong khai cuộc không nên sử dụng một quân đi nhiều lần 5. Khi chưa triển khai đủ lực lượng thì không nên vội tấn công 6. Không nên tham lợi nhỏ mà bị bẫy 7. Phải tránh tình trạng các quân cản trở nhau I. Phải nhanh chóng triển khai toàn bộ quân chủ lực Giai đoạn khai cuộc là giai đoạn ra quân, bố trí đội hình lực lượng để săụn sàng tấn công hay phòng thủ. Giai đoạn này đòi hỏi các quân chủ lực Xe, Pháo và Mã của cả hai cánh phải được huy động nhanh chóng tiến lên chiếm lấy những điểm thuận lợi. Cụ thể là hai Xe phải ra cho sớm để giành lấy các thông lộ 2, 4 hoặc 6, 8, còn Pháo thì tuỳ từng kiểu chơi bố trí cho đúng chỗ để sẵn sàng tham gia tấn công hoặc tiếp ứng phòng thủ. Đối với Mã cũng vậy, cần triển khai sớm để bảo vệ Tốt đầu, thường một con ở nhà phòng thủ, một con sẵn sàng nhảy qua phối hợp cùng các quân khác tấn công. Việc đưa quân nào tấn công trước, quân nào chực chờ tiếp ứng và quân nào nhất thiết phải ở lại bên nhà để phòng thủ đều phải có kế hoạch. Không được tùy hứng điều động lung tung, nhất là không xác định rõ nhiệm vụ từng quân cờ cụ thể thì hàng ngũ sẽ mau rối loạn. Khi chơi có kế hoạch, tức là các quân được bố trí theo một đội hình chiến đấu thì sang giai đoạn trung cuộc sẽ dễ dàng thực hiện các ý đồ chiến lược một cách chủ động. Sau đây chúng ta xem một số ván cờ cụ thể minh họa để thấy thực hiện đúng nguyên tắc thì giành ưu thế còn không theo nguyên tắc sẽ bị động và thất bại như thế nào. Ván 1: Pháo đầu phá thuận Pháo Ván cờ: 1. P8-5 P2-5 2. M8.7 M2.3 3. X9.1 X1-2 4. X9-4 S6.5? Không cần lên Sĩ vội, nhưng nếu có lên thì nên S4.5 để mở lộ Tướng khác bên, không để Xe đối phương dòm ngó rất nguy hiểm. 5. X4.7 M8.9 6. B3.1 X2.6? Bên cánh trái của Đen bộc lộ yếu kém, đáng lẽ Xe Đen chỉ nên tuần hà để chi viện chứ không nên vội phản công. 7. M2.3 X2-3 8. M3.4 B3.1 9. M4.3 P8-6 10. M3.2 P6-8 11. X1.1 B3.1 12. X1-8 Bên Trắng ra quân cả hai cánh, bây giờ đưa Xe chiếm lộ 8 với ý đồ phối hợp với Xe, Mã kia chiếu bí đối phương: 13.X4.1 S5/6 14.M2/4 Tg.1 15.X8.7, thắng. Do đó buộc Đen phải giải nguy. 12. ... X9.1 13. X8.7 B3-4 14. X4.1 S5/6 15. M2/4 X9-6 16. X8-4 S4.5 17. X4.1 Tg5-6 18. P2-4 Qua ván cờ ta thấy Trắng ra quân phóng khoáng, các quân phối hợp làm tê liệt cánh trái của đối phương, trong khi đó Đen chỉ sử dụng một Xe và một Tốt để tấn công. Ván 2: Pháo đầu phá đơn đề Mã Ván cờ: 1. P8-5 M8.7 2. M8.7 M2.1 3. X9-8 P2-4 4. B5.1 T7.5 5. B5.1 B5.1 6. X8.5 S6.5 Trắng đã ra Xe phối hợp với Tốt đầu phá vỡ trung lộ của Đen mà Đen vẫn chưa kịp ra một con Xe nào. 7. X8-5 X9-6 8. M2.3 P4.5 9. P2-1 P4-7 10. M7.5 X6.6 Trắng đã hi sinh trước một Mã để giành thế tấn công rất hung hãn ở cánh mặt. Còn Đen lời quân nhưng một Xe chưa ra, các quân khác tản lạc, không đủ sức chống đỡ. 11. X1-2 P8-9 12. X2.7 P9.4 13. M5.4 M7/6 14. P1.4 P9.3 15. P1.3 M6.8 16. X2.1 X6.3 17. Tg5.1 X1-2 18. X2.1 S5/6 19. X5.2 S4.5 20. X2/1 Thắng. Với hai ván cờ trên cho thấy Đen bố trí đội hình không vững, đặc biệt các Xe chậm ra mà lại đi phản công đối phương, do đó ván cờ mới vào giai đoạn trung cuộc chưa bao lâu đã kết thúc. Ván 3: Bình phong Mã phá Pháo đầu Ván cờ: 1. M2.3 P8-5 2. M8.7 M8.7 3. T7.5 X9-8 4. X1-2 X8.6 5. B7.1 X8-7 6. M7.6 B7.1? Trắng chơi trận khởi Mã rồi hình thành Bình Phong Mã, đội hình vững chắc, Đen lợi dụng đối phương không tấn công nên vào Pháo đầu, Xe qua hà để phản công. Nước C7.1 là ngừa Mã đối phương nhảy qua, nhưng sơ hở để P2.4 đe dọa bắt Xe, bắt Tượng khiến Đen thất thế. 7. P2.4 P5.4 8. S6.5 P5/1 9. P2-3 X7-4 10. P3.3 S6.5 11. P3-1 X4/1 12. X2.9 M7/6 Trắng bỏ một Mã để lấy Xe, Pháo uy hiếp một cánh khiến đối phương hoàn toàn tê liệt, sau đó sẽ bắt lại quân và giành thắng lợi. 13. P8.2 X4-3 14. P8-5 X3/1 15. P1-4 X3-5 16. P4-6 S5/6 17. P6-4 M2.1 18. X9-6 X5.1 19. X6.8 P2-6 20. P4/1 Thắng. Trong khi bên Trắng huy động gần như toàn bộ các quân chủ lực để tấn công thì bên Đen chỉ sử dụng một Xe và một Pháo, còn quân một cánh hoàn toàn bất động. Khi gần kết thúc trận đấu coi như cánh mặt của Đen vẫn chưa triển khai, đó là một sai lầm nghiêm trọng không thể tha thứ được. Và rõ ràng sai lầm đó đã trả giá đắt. II. Phải hình thành một thế bố trí quân linh hoạt Nhanh chóng triển khai các quân chủ lực là để dàn thành một thế trận với yêu cầu là các quân đều phát huy tốt chức năng của mình. Đó là thế bố trí quân linh hoạt hay còn gọi là có tính cơ động cao. Muốn tấn công thì có ngay điều kiện liên kết các quân để tấn công hoặc cần thiết phải phòng thủ thì cũng dễ dàng chuyển sang phòng thủ, cánh mặt cánh trái hô ứng có nhau. Hoặc cũng có thể chuyển thế trận này sang thế trận khác mà vẫn chủ động hay vẫn giữ vững thế phòng ngự. Trái với linh hoạt là bị phong tỏa, bị ngăn cản tầm hoạt động, các quân di chuyển khó khăn trong tình thế ngột ngạt. Sau đây chúng ta xem một số kiểu bố trí quân của cả hai bên. Ván 4: Pháo Đầu Công Bình Phong Mã Hiện Đại Ván cờ: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3 5. B7.1 M7.6 Trắng chơi Pháo đầu Xe qua hà, Đen đối phó bằng Bình Phong Mã hiện đại với hệ thống Mã nhảy lên hà khiến cuộc chiến rất căng thẳng. 6. M8.7 T3.5 7. P8-9 X1-2 8. X9-8 Đến đây thì hai bên coi như đã triển khai xong lực lượng cả hai cánh. Trắng đi X9-8 để rồi X8.6 uy hiếp cả hai cánh của đối phương làm cho thế cờ Đen sẽ trở nên gò bó. Vì vậy buộc Đen phải đi: 8. ... P2.6 9. X2/2 B7.1 Đen đang bị Xe đen ghim một Pháo, một Xe nên hi sinh Tốt để thoát khỏi tình trạng khó chịu này. 10. X2-3 P8-7 11. M7.6? Đáng lẽ với thế bố trí quân linh hoạt như vậy, Trắng nên chuyển sang một đội hình vừa công vừa thủ: bỏ Pháo đầu bằng 11. P5-6 để nước sau 12. T3.5 thế cờ vững chắc. Còn bây giờ đổi Mã sẽ bị động: 11. ... M6.4 12. X3-6 X8.6 13. X6-3 P7.4 14. T3.1 P2/1! Chơi đến đây thì Đen đã giành được thế chủ động, các quân liên kết phối hợp tốt để tấn công. 15. X3-6 X8.2 16. X6/2 P2-5 17. X8.9 P5-9 18. X8/7 P9.2 19. S4.5 X8-6 Đen bình Xe chặn lộ Tướng Trắng để nhường đường cho con Pháo của mình, nước sau sẽ đi 20... P7-8 hăm chiếu bí. Các quân Trắng cuối cùng bị dồn sang cánh trái, không có cách gì để cứu giá cho Tướng, đành chịu thua. Ván 5: Pháo Đầu Phá Phản Công Mã Ván cờ: 1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6 3. X1-2 M8.7 4. X2.6 T7.5 5. X2-3 X9.2 6. B5.1 B3.1 Bên Trắng chơi Pháo đầu Xe qua hà công bên Đen thủ Phản Công Mã. Nhận thấy trung lộ đối phương yếu nên Trắng đẩy Tốt đầu phối hợp tấn công, đáng lẽ Đen phải đi ngay 6... P6/1 vừa đuổi Xe vừa để Mã bảo vệ trung lộ. 7. B5.1 P2.1 8. P5.4 S6.5 9. P5.2 P2.6 10. P5-6 P2-4 11. Tg5-6 X1-2 12. P8-5 P6/2 13. P6/1 S4.5 14. P6-3 P6.2 15. P3-5 T3.5 16. P5.5 Tg5-6 17. P5-1 Trắng chỉ mới huy động Xe, Pháo và Tốt đầu tấn công, thế mà đã gây khó khăn cho Đen, vì Đen bố trí quân cánh trái gò bó, không phát huy được tác dụng. Cuối cùng do sai lầm nhiều nước quá nghiêm trọng nên thua nhanh ván cờ. Ván 6: Thế Trận Đối Binh Ván cờ: 1. B3.1 B3.1 2. M2.3 M2.3 3. M3.4 M8.7 4. P8-5 T7.5 5. X9.1 X1-2 6. X9-4 S6.5 7. M4.3 M3.2 Trắng và Đen bố trí quân khá linh hoạt. Đến đây đáng lẽ Đen nên đi 6...P2.1 đuổi Mã sẽ có điều kiện phản tiên, chỉ vì chủ quan đánh giá thấp mối nguy hiểm nên mới đi như vậy. 8. M8.7 P2-3 9. P2-3 X9-8 10. X1-2 P8.4? Đen nên 10...M2.3, nếu Trắng đi 11. M3.1 X8.1 12. B3.1 M3.5 13. C3.1 M7/6 14. T7.5 C3.1 sau đó X8-9 bắt chết Mã. 11. M3.1 X8.2 12. X2.3 X8-9 13. B3.1 M7/6 14. P5.4 X2.3 15. P5/1 Trắng thoái Pháo đe dọa Mã Đen nhưng ám phục đòn phối hợp uy hiếp cánh trái của đối phương. 15. ... M2.3?? Nước sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến thua nhanh. Đáng lẽ chơi X9-6 đề nghị đổi Xe, giữ vững thế phòng thủ, ván cờ còn kéo dài. 16. X4.8! Tg5-6 17. X2.6 Tg6.1? Phương châm "còn nước còn tát" cần thực hiện bằng 17...T5/7 18. X2-3 Tg.1 19. P3-4 S5/6 20. X3/1 Tg.1 21. X3-7 X2/1, Đen còn chống đỡ dài dài. Do sai lầm lần nữa nên thua nhanh. 18. P5-4 S5.4 19. X2-5 X2.2 20. P4/4 Và chiếu Pháo trùng thắng. Đây là ván thực chiến giữa Thi Gia Mô và danh kỳ Ngô Thiệu Long hồi cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Cả hai bố trí quân tương đối linh hoạt nhưng Đen có những sai sót khá nghiêm trọng khiến ván cờ kết thúc sớm IV. Thẩm định, đánh giá một số ván cờ cụ thể Thế số 1: Lưu Tinh - Thái Ngọc Quang Năm 1974, danh thủ Lưu Tinh gặp tay cờ Thái Ngọc Quang ở một giải cờ, họ đã chơi trận Nghịch Pháo như sau: Ván cờ: 1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3 5. X2-3 X1-2 6. P8-6 Mới khai cuộc mấy nước, Lưu Tinh đã uy hiếp con Mã 7 của đối phương, đánh giá đối phương phải lo chạy Mã, có thể 6...M3 /5 để rồi sau đó phải rời bỏ Pháo đầu bằng P5-4 và lên Tượng đầu. Do đánh giá như vậy nên Trắng ung dung chơi 6. P8-6 chờ đối phương chống đỡ. Thế nhưng Thái Ngọc Quang không chống đỡ mà đi: 6. ... X2.8! Lưu Tinh chẳng cần xem trước xem sau ăn ngay Mã đối phương. 7. X3.1 Như vậy là Quang hi sinh Mã để mở đợt phản công. Ta xem Đen phản công như thế nào: 7. ... P8.7 8. M3/2 P5.4 9. S6.5 X8.9 10. P6/2 Nước thứ 9, Trắng không lên S4.5 vì đánh giá sau khi 9...X8.9 10.X3 -4 X8-7 11.X4.7 X7/3 12.P6.1 P5/2, Đen lỗ 1 Mã nhưng có thế công mạnh, vì vậy chọn phương án lên Sĩ cánh trái tốt hơn. Nước thứ 10, Trắng chơi P6 /2 vì thấy Đen có đòn "đánh xuyên tâm" X2 -5 ăn Sĩ chiếu buộc S4.5 rồi Đen đi X8 -7 ăn Tượng chiếu bí. Trắng lui Pháo về thủ thì Đen không chơi được đòn xuyên tâm này. 10. ... X8-7? Đến đây bộc lộ tâm lý nôn nóng của Thái Ngọc Quang. Anh cho rằng ăn Tượng xong, X2-5 thì Trắng cũng hết đỡ. Nếu chịu khó phân tích thì sẽ phát hiện cách chống đỡ của đối phương, do đó chọn phương án "đánh nguội" một nước trước đã. Đó là: 10...T3.5! Bây giờ Trắng có hai khả năng chống đỡ: a) Một là 11. X9.1 X2-1 12. M8.7 P5-9! 13. M7/9 P9.3 14. S5.4 P9-7 15. S4.5 P4-6, Đen lợi thế. b) Hai là 11. X3/3 C5.1 12. X3-4 P5/1! 13. X9.2 X8-7 14. X4/3 X7/3 15. X9-6 X7-3 16. X6.3 P5-8 17. X4-2 P8-3, Đen chủ động tấn công. Bây giờ ta xem Lưu Tinh đối phó và kết thúc ván cờ: 11. X9.1 X2-1 12. M8.7 X1-2 13. M7.5 T3.5 14. M5.6 M3/5 15. X3-5 X7/3 16. X5/1 X2/6 17. P6.4 Ở nước 17, Trắng không cần suy nghĩ vì thế cờ Đen thua rõ, chứ nếu Trắng chơi 17. X5-3 thắng nhanh hơn. 17. ... X7.1 18. P6-5 X7-5 19. T7.5 X2-4 20. X5-7 Thế số 2: Lý Quảng Lưu - Tiền Hồng Phát Năm 1977, Lý Quảng Lưu gặp Tiền Hồng Phát ở giải toàn quốc Trung Quốc. Lý cầm Trắng đi trận Tiên Nhân Chỉ Lộ, Tiền đối phó bằng Pháo đầu. Ván cờ diễn ra như sau: Ván cờ: 1. B3.1 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 B3.1 4. P2-1 M2.3 5. M8.7 X9.1 6. X9.1 X1.1 7. X9-4 X1-4 8. S4.5 M3.4 9. X4.4 Lý đánh giá đưa Xe kỵ hà buộc đối phương 9...M4.3 10. X4-7 ăn Tốt đuổi Mã khiến Mã 7 Trắng trở nên linh hoạt. Nếu như Đen đi 9... P2.2 thì 10. C7.1 M4.5 11. X4 -7 M5.3 12. P1-7, Trắng vẫn giữ thế công. Còn Đen đánh giá khác, thấy trục lộ 7 của Trắng yếu, nhảy Mã lên để rồi P5-3 phản công. Khi Trắng đưa Xe kỵ hà, Đen phát hiện nơi đó là điểm xấu, dễ bị công kích khiến Đen thực hiện kế hoạch có phần thuận lợi hơn. 9. ... B7.1 10. X4-3 P5-3! Trắng không thể bỏ chạy để B7.1 ăn Tốt qua hà. Đen đẩy Xe đen vào tử địa, liền tranh thủ cách để diệt ngay. 11. X3.1 P3.1 12. X3.1 T7.5 13. X3-2 P2-8 14. X2.7 X9-8 15. X2-1 X4-2 16. P8-9 P3.3 17. M7/9 X2.7 18. P9-5 X2-1 19. P5.4 S4.5 20. P1.4 X8.2 21. P5/1 X1-3 22. T3.5 P3.1 23. M3/4 M4.5 24. B3.1 Tg5-4 25. P1/2 X8-4 Đến đây Trắng chịu thua vì không còn khả năng phản đòn, trong khi Đen phối hợp làm thua trong mấy nước tới.
III. Phải sử dụng hợp lý các nước đi Tốt và Sĩ, Tượng Yêu cầu triển khai toàn bộ các quân chủ lực đương nhiên phải hạn chế việc đi các Tốt cũng như Sĩ, Tượng. Thế nhưng cần lưu ý: các Mã muốn linh hoạt thì phải tiến các Tốt 3, 7 hoặc Tốt biên. Còn các Xe muốn thông, từ cánh mặt sang cánh trái hay ngược lại thì không vội gì lên Sĩ. Trong một số thế trận, như Đơn Đề Mã, Phản Công Mã muốn chuyển sang chơi Thuận Pháo hoặc Nghịch Pháo thì không nên vội lên Tượng. Cần nhận rõ các Tốt tiến lên làm cho các Mã linh hoạt đồng thời cũng khống chế Tốt đối phương khiến chúng không lên được, làm ngột ngạt các Mã của chúng. Một số đòn chiến thuật, hi sinh Tốt để chiếm thế rất lợi hại, đặc biệt khi phía sau có Pháo, tiến Tốt qua uy hiếp Mã đối phương thường diễn ra. Con Tốt đầu có vai trò rất đặc biệt: vừa là một bộ phận để phòng thủ vừa là một quân xung kích tấn công, do đó phải thật thận trọng khi đi Tốt đầu. Đối với Sĩ, Tượng khi chưa cần thiết thường để lỡ thời cơ ra quân, phối hợp tấn công, trả đòn. Ta xem một số ván sau đây để hình dung mức độ hợp lý là thế nào. Ván 7: Pháo Đầu Phá Bình Phong Mã Hiện Đại Ván cờ: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. M8.9 B7.1 5. P8-7 X1-2 6. X9-8 P2.2 7. X2.6 M7.6 8. X8.4 T3.5 9. B9.1 S4.5 10. X2/2 B3.1 Đen phòng thủ chặt chẽ và linh hoạt, Trắng có các Mã ngột ngạt, may có các Xe tuần hà nên giải toả không khó khăn. Thế nhưng nếu Đen chơi 10... M6-7 đe dọa nước sau 11... M7/8 sẽ tạo tình thế căng hơn. 11. S6.5 Nước lên Sĩ này nhằm củng cố vững chắc thế phòng ngự nhưng không chính xác. Đáng lẽ nên 11.C7.1 đánh trả tích cực hơn. 11. ... B7.1 12. X2-3 M3.4 13. P7-8 Đen hi sinh Tốt để bắt đầu phản công. Trắng sợ đối phương đi B3.1 buộc X8-7 rồi M6.5 bắt cả hai Xe một Pháo nên né tránh trước như vậy. 13. ... B3.1 14. X8-7 X2-4 15. P8.1 P8.5 16. X3-5 X8.3 17. S5/6 Trắng đi Sĩ với ý định X5.2 ăn Tốt đầu, nếu không thoái Sĩ sẽ bị P8-5 ăn Pháo chiếu. Thế nhưng nước này không hay bằng 17. P8/1. 17. ... B5.1 Đen đi Tốt hơi nhiều, cản trở chân Mã. Đáng lẽ nên 17...P8.3 khống chế hàng Tốt đe dọa X8-7 đè Mã. 18. X5-4 P8/2 19. X4/3 Trắng không dám bắt Mã vì nếu 10. X4.1 B5.1 20. X4-6 X4.4 Đen ưu. 19. ... B5.1 20. X7-5 P2-3 21. S6.5 X8-2 22. M9.8 P8-2 23. P8.3 P2.4 24. T7.9 M4.3 25. X5-7 M6.7 26. X7/1 M7.5 27. X7.2 T5.3 28. P8-5 Trắng chiếu Tướng xong vọt về ăn Mã, thắng cờ tàn. Đây là ván đấu giữa Dương Quan Lân và Hà Thuận An ngày 19/3/62 tại Thượng Hải. Ván 8: Pháo Đầu Công Bình Phong Mã Cổ Điển Ván cờ: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B3.1 3. M8.7 X9-8 4. X9.1 B7.1 5. X9-6 S4.5 6. X1-2 M2.3 7. X2.4 T3.5 8. B7.1 P8.2 9. B3.1? Bên Đen thủ Bình Phong Mã theo kiểu cổ điển, tiến cả Tốt 3 lẫn Tốt 7 khiến các Mã linh hoạt. Trắng chơi Xe tuần hà công rất chậm nên Đen bố trí phòng thủ vững. Do sốt ruột nên Trắng lên Tốt 3 rất sai lầm, khiến đối phương trả đòn ngay. 9. ... B3.1 10. B5.1 B3.1 11. M7.5 M3.4 12. B5.1 M4.5 13. B5.1 B7.1 14. M3.5? Trắng đã hi sinh một quân để lấy thế công, bây giờ nếu chạy Xe, Đen đổi Mã và bắt Tốt đầu, Trắng không còn gì nữa nên bỏ Xe lấy Mã để có thể công tiếp. 14. ... B7-8 15. B5.1 P8/1 16. X6.7 X1-4 17. X6-8 P2.4 18. M5.4 P8-5 19. P5-2 M7.6 20. B5.1 S6.5 21. P2.7 S5/6 22. P8-3 P2-9 23. X8/3 M6.4 24. X8-3 P9-5 25. X3-5 X4.3 26. X5/1 M4.3 Đây là ván Trần Việt Tiều đấu giao hữu với Châu Đức Dụ khoảng những năm 1940 khi Châu đến Singapore. Ván 9: Pháo Đầu Lại Công Bình Phong Mã Cổ Điển Ván cờ: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. M8.7 B3.1 4. X9.1 M2.3 5. B5.1 T3.5 6. B5.1 B7.1 7. M7.5 B5.1 8. B7.1 M3.5 9. B3.1 S4.5 10. X9-6 P2-3 11. M5.6 P3.3 12. M3.5 P3-5 Hai bên bố trí quân linh hoạt, các Tốt sử dụng hơi nhiều nhưng cần thiết. Trắng hi sinh Tốt đầu để uy hiếp mạnh trung lộ, phối hợp có Xe hai cánh. Đen chống trả quyết liệt có cơ may giữ thế cân bằng, tiếc một Xe ra hơi chậm. 13. P5.2 B5.1 14. M6.4! X8.1 15. B3.1 M5.6? 16. M5.3! P8.1 17. X1-2 M7/9 18. P8.6 S5.6 19. P8-1 X8-9 20. X2.6 B5.1 21. X6.3 M6.4 22. M3/5 M4.3 23. X6/3 M3/2 24. M5.4 S6.5 25. Ms.6 X1-2 26. B3.1 X9-7 27. M4/3 X2.5 28. M3.5 X2-6 29. S6.5 B9.1 30. X2/3 X6-2 31. X2-3 X7-8 32. B3.1 X8.3 33. B3.1 X8-5 34. B3-4 Đen đầu hàng. Đây là ván Hồ Chương chơi với Châu Đức Dụ khoảng những năm 1940 tại Singapore. Dường như Châu đã chấp Hồ một tiên và thắng dễ dàng, còn đây có lẽ là ván thua duy nhất của Châu. IV. Trong khai cuộc không nên sử dụng một quân đi nhiều lần Khai cuộc là một cuộc chạy đua việc động binh, đưa các quân ra bố trí trận thế. Nếu ta chỉ sử dụng hai, ba quân thôi thì hẳn là các quân khác chưa được điều động ra ứng chiến và nếu đối phương ra quân đầy đủ lại tiến hành một cuộc tấn công nào đó thì ta sẽ không có lực lượng đối phó kịp thời. Kinh nghiệm cho thấy trong khai cuộc với 10 hoặc 12 nước đi ban đầu ta phải huy động ít nhất 6 - 7 quân khác nhau, nếu ít hơn thì thường là bị động đối phó. Xem lại những ván cờ vừa nêu, nhiều ván đã vi phạm nguyên tắc này. Bây giờ ta xem thêm một số ván khác để thấy rõ hơn. Ván 10: Pháo Đầu Phá Thuận Pháo Ván cờ: 1. P8-5 P2-5 2. M8.7 M2.3 3. X9.1 X1-2 4. X9-4 S6.5 5. X4.7 M8.9 6. B3.1 X2.6 7. M2.3 X2-3 8. M3.4 B3.1 9. B1.1 B3.1? Toàn bộ các quân Trắng coi như đã triển khai xong, kể cả con Xe cánh mặt cũng chuẩn bị kỵ hà sau khi đổi Tốt biên, trong khi Đen chỉ đi một Xe và một Tốt 3, để cánh trái bị tê liệt. Bây giờ đáng lẽ 9...P8-6, nếu 10. X4-2 phong tỏa Xe Đen thì 10... X3/1 đuổi Mã hoặc nếu 10. M4.5 thì X9-8 đủ sức ngăn chặn đối phương. 10. B1.1 B9.1 11. X1.5 B3-4 12. X4-2 P8-7 13. M4.5? M3.5 14. P5.4 Đen đổi Mã chính là tự đút đầu vào "thòng lọng" để chết sớm. Nếu đi 13... P7-6 thì còn chống đỡ lâu hơn. 14. ... X3.1 15. X1.2 X9.2 16. X2-5 S4.5 17. P2.7 Thắng. Ván 11: Pháo Đầu Bị Bình Phong Mã Phá Ván cờ: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 B7.1 5. X2-3 P8/1 6. X3/1 P8-7 7. X3-6 T3.5 8. X6.1 M7.6 9. X6-7 Trong 9 nước mở đầu, một mình con Xe Trắng đã giành đi đến 7 nước, bỏ mặc cho cánh trái nằm ỳ ra. Dù Trắng có lời hơn hai Tốt song không đủ bù cho thế trận yếu kém do chậm triển khai. 9. ... X1-3 10. P8-7 M6.4 11. X7.1 X3.2 12. P7.5 P7.6 Bây giờ các quân Đen đã triển khai xong bắt đầu phản công trong khi Trắng chưa kịp triển khai cánh trái. 13. M8.9 P2.4 14. B7.1 P2-7 15. T3.1 X8.8 16. S4.5 Pt.2 17. P5-3 Pt-9 18. S5.4 X8/1 19. P3/1 X8.2 20. Tg5.1 X8/1 21. P3-4 P7-6 22. Tg5-6 P6.2 23. X9-8 X8.1 Trắng chịu thua. Ván 12: Pháo Đầu Bị Thuận Pháo Phá Ván cờ: 1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 X9-8 4. X1-6 M2.1 5. X6.6 P2.2 6. X6/2 P2/2 7. B9.1 X1.1 8. P8-6 P2/2 9. B9.1 X1-2 10. B9.1 P2.9 11. B9.1 S6.5 12. B9.1 Trắng khai cuộc rất chủ quan, đi tất cả 12 nước mà Xe đã giành đến 4 nước còn Tốt 9 đi đến 5 nước! Do đó Đen có thể chủ động hơn, từ giờ trở đi Đen bắt đầu phản công. 12. ... X2.7 13. P6.2 X8.8 14. P6-3 M7/9 15. P5.4 X8-6 16. X9.2 Tg5-6 17. S4.5 P5.4 Trắng đối phó cách nào cũng bị 18... X2-5 ăn Sĩ buộc M3/5 ăn Xe rồi 19... X6.1 chiếu bí. Đây là ván Lương Quốc Hòa công đài Lý Anh Mậu khoảng năm 1948 tại Kỳ Đài Chợ Lớn. V. Khi chưa triển khai đủ lực lượng thì không nên vội tấn công Nguyên tắc này coi như "hệ luận" của các nguyên tắc trên, vì nếu chỉ mới triển khai vài ba quân mà vội mở cuộc tấn công thì rất nguy hiểm. Đối phương động binh đầy đủ sẽ bẻ gẫy dễ dàng một cuộc tấn công như vậy. Dĩ nhiên trong một số trường hợp do đối phương dàn quân sơ hở thì ta có thể tranh thủ thời cơ mở đợt tấn công với mục đích gây tổn thất hoặc gây khó khăn cho đối phương. Sau đây chúng ta xem một số ván do nóng vội tấn công hay phản công khi chưa đủ lực lượng đã thất bại. Ván 13: Pháo Đầu Bị Nghịch Pháo Phá Ván cờ: 1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 P8-7 4. X2.8 X1.1 5. P8.6? P5/1 6. P8/4 P5.5 7. P5.4 P5/2! Trắng vội đưa Xe tấn công từ nước thứ 4 bị đối phương lên Xe đòi đổi. Nếu Trắng đổi thì thế cờ sớm cân bằng, còn sai lầm đi P8.6 bị sa bẫy của Đen khiến Trắng thất thế. 8. X2-9 M3/1 9. X9.1 ... Nếu như Trắng đổi lại 9. P8.3 M1.3 10. P8-3 M8.7 11. P5-4 X9.1 12. P4/5 X9-6 13. X9.1 X6.4, Đen cũng ưu thế thắng. 9. ... M1.3 10. P8.2 B3.1 11. X9-6 M3.5 12. X6.5 M5.7 13. P8-3 P7-5 14. P3-5 M7/5 15. X6-5 M8.7 16. X5.1 T7.5 Trắng thắng rõ. Ván 14: Pháo Đầu Bị Thuận Pháo Phá Ván cờ: 1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 M2.1 4. X1-6 P2-3 5. X6.6 P3.4 6. X6/4? X1-2 Đen bỏ Pháo nhằm ám phục 7...P5-3 uy hiếp Tượng và ăn Xe. 7. P8-6 X2.8 8. P6.7 P5-3 9. P6-4 M7/6 10. P5.4 Pt-2 Trắng ra quân chưa đầy đủ mà vội tấn công giúp cho Đen vừa chống đỡ vừa đánh trả đòn. 11. T7.5 ... Trắng cũng không cứu được nếu như 11.T3.5 P2.3 12.X9.2 X9-8 13.X9-6 X2-4! 14.X6.6 Tg.1 15.T5.7 X4/1 16.X6/7 X8.7, phong tỏa Mã, Đen thắng. 11. ... P2.3 12. S6.5 X9.2 13. X9.2 B1.1 14. X9-6 P2-1 15. Tg5-6 X2.1 16. Tg6.1 P3-4 17. Xt.4 X9-4 18. X6.5 M6.7 19. X6-3 M1.2 20. S5.4 X2-5 Trắng chịu thua vì tiếp sau Đen nhảy Mã chiếu bí. Ván 15: Pháo Đầu Bị Bình Phong Mã Phá Ván cờ: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. M8.9 B7.1 5. P8-7 P2.2 6. X2.6 M7.6 7. X9-8 B7.1 8. X2-4 M6.4 9. B3.1 X1-2 10. P7-6 P8.4 11. X8.4 P8-7 12. T3.1? Trắng từ nước thứ 6 cho Xe qua hà bắt đầu bị đối phương đánh trả, tình thế gay cấn. Đến đây nếu Trắng đi 12. M3/5 thì tình hình còn phức tạp. 12. ... P2-3 13. X8-6 P3.5 14. S6.5 P3-1 15. Tg5-6 X2.9 16. Tg6.1 X2/1 17. Tg6/1 X8.4 18. X6.3 ... Trắng chưa phối hợp được các quân để tấn công còn Đen thì các quân phối hợp tốt có thể uy hiếp Tướng Trắng để làm thua. 18. ... X8-2 19. X4-5 T3.5 20. P6.7 Xt-1 21. Tg6-5 X2.5 22. S5/6 X1/1 23. P5-6 X2/1 24. S6.5 P7-3 Trắng chịu thua.
VI. Không nên tham lợi nhỏ mà bị bẫy Khi khai cuộc không phải chỉ ra nhanh các quân mà còn phải tạo một thế liên hoàn giữa chúng, trong đó cần có những cái bẫy để nhử đối phương. Những người chơi cờ thiếu kinh nghiệm ham rượt đuổi, bắt quân, bắt Tốt thường bị vây hãm, có khi bị mất quân luôn. Do đó nguyên tắc này dạy chúng ta phải luôn luôn nhìn toàn diện, đừng phiến diện, đừng tham một lợi nhỏ mà bị mắc mưu đối phương. Về những loại bẫy trong khai cuộc thì có rất nhiều, mỗi thế trận đều có những kiểu bẫy riêng. Sau đây xin giới thiệu một số bẫy thường gặp nhất trong các thế trận thông dụng. Ván 16: Pháo Đầu Bị Đơn Đề Mã Giăng Bẫy Ván cờ: 1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9-8 4. M8.9 T3.5 5. P8-7 P2.2 6. X9-8 P2-3 7. P7.3 B3.1 8. X8.6 B7.1 9. B9.1 S4.5 10. X8-7 X1-2 11. X2.4 P8-7! 12. X2-6 X8.6 Trắng chơi Pháo đầu tấn công không mạnh nên Đen phòng thủ dễ dàng. Bây giờ Trắng dồn quân sang cánh trái để cánh mặt cho Đen trả đòn. Thế nhưng ham đè Mã mà không thấy cái bẫy của Đen giương ra. 13. M9.8 X8-7 14. P5-8? X2-3! 15. T3.5 P7.1 Bắt chết Xe trắng. Tất nhiên ván cờ còn giằng co nhưng Trắng lỗ chất mà không có thế thì phải thua cờ tàn. Ván 17: Pháo Đầu Bị Phản Công Mã Giăng Bẫy Ván cờ: 1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6 3. X1-2 M8.7 4. M8.7 T3.5 5. P8-9 X1-2 6. X2.6 X9.2 7. X2-3 P2/1 8. B5.1 Trắng chơi không tích cực nên bị Đen lợi dụng cánh mặt của Trắng yếu đã trầm Pháo cánh mặt của mình chuyển sang bắt Xe. Bây giờ nếu Trắng đi: 8.X9-8 P2-7 9.X3-4 M7.8 10.X4-2 X2.9 11.M7/8 M8.6 12.M3/1 X9-7 13.X2-4 P7-6 14.X4-2 Pt.7 15.X2/2 M6.5 16.T7.5 X7-6, Đen vẫn ưu thế. 8. ... P2-7 9. X3-4 M7.8 10. X4-2 P7.6 11. P5.4 M3.5 12. X2-5 P7-1 13. X9.2 P6/1 14. X5-7 P6-5 15. X7/2 M8.7 Đen lời quân, ưu thế thắng. Ván 18: Pháo Đầu Bị Bình Phong Mã Giăng Bẫy Ván cờ: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. B7.1 B7.1 5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1 7. P8-7? M3/5! Trắng xông xáo cho Xe qua hà đè Mã lại mở thêm mũi tấn công của Pháo ở lộ 7 định chơi B7.1 uy hiếp Mã đối phương. Đen nhân cơ hội nhảy Mã về tâm đe dọa bắt chết Xe đen. 8. P5.4 Tất nhiên Trắng có nhiều phương án, nhưng nếu chủ quan chơi 8.M8.9 P9-7 9. P5.4 M5.3! 10. X3-4 M3.5 11. P7-5 P2-5, Đen lời quân, ưu thế. 8. ... M7.5 9. X3-5 B7.1 10. B3.1 P2-7 11. T7.5 P9-7 12. M3.4 Pt.7 13. T5/3 P7.8 14. S4.5 P7-9 15. Tg5-4 X1.2 16. B3.1 X8.9 17. Tg4.1 X1-6 18. X5/2 X8/4 Đen ưu thế lớn VII. Phải tránh tình trạng các quân cản trở nhau Cần lưu ý trong một số thế trận như Quá Cung Pháo, Kim Câu Pháo hoặc Quá Cung Liễm Pháo... dồn quân sang một cánh dễ xảy ra tình trạng các quân dồn cục lại, khó bề xoay trở. Các quân đã không linh hoạt thì cũng khó phát huy hết khả năng của chúng, dễ bị đối phương vây ép. Cho nên nguyên tắc này lưu ý cách triển khai quân sao cho nhịp nhàng mới hình thành được một thế trận vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn sau. Chúng ta xem một số ván chỉ rõ tình trạng này. Ván 19: Quá Cung Pháo Bị Pháo Đầu Phá Ván cờ: 1. P2-6 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. X2.4 X9-4 5. S6.5 M2.3 6. X2-7 B5.1 7. X7.2 X1.2 8. P6-7 Trắng chơi Quá Cung Pháo dồn quân sang một cánh khiến Xe, Mã cánh trái chậm ra. Vừa rồi Đen dụ Trắng ăn Mã sẽ bị 8...P2.7 ăn Mã chiếu rồi X1-3 bắt Xe Trắng, do đó Trắng phải đưa Pháo hỗ trợ cho Xe bắt Mã. 8. ... X4.7 9. M8.9 P2.4! 10. X7.1 P2-5 11. T3.5 Nếu như 11. M3.5 P5.4 12. T3.5 C5.1 13. X7-9 T3.1 14. X9-8 C5-6 15. P8.1 P5/4 16. C7.1 M7.5 Đen cũng ưu thế thắng. 11. ... Pt-1 12. X9-8 P1-2 13. X8-9 X1-3 14. P7.5 P5.5 15. S5.4 P2-7 16. P8.1 P7/1 17. B7.1 P7-5 18. P8-5 Pt-7 19. S4.5 X4/2 20. P5/1 P7-5 21. T7.5 X4-9 Bây giờ Trắng xuất Tướng bên nào cũng bị Xe chiếu và bắt mất Xe Trắng. Ván 20: Pháo Đầu Công Bình Phong Mã Hiện Đại Ván cờ: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. B7.1 B7.1 5. M8.7 T3.5 6. X2.6 M7.6 7. P8.2 B7.1 8. X2-4 B7.1 9. M3/5 M6/4 10. T7.9! Trắng vừa quyết định một nước cờ gây cho Đen lâm vào thế kẹt quân nghiêm trọng. Trước kia tới đây Trắng thường chơi 10. X4-2 phong tỏa Xe, Pháo Đen nhưng bây giờ lên Tượng biên bảo vệ Tốt 7, chấp nhận cho Đen trả đòn ở cánh mặt. 10. ... P8.7 11. P8.2 M4/3 12. M7.6 S4.5 13. M6.4 B7-6 14. X4-2 X8.3 15. M4.2 Trắng hoàn toàn làm chủ tình thế, còn Đen kẹt cờ rất khó chống đỡ. Ván 21: Tiên Nhân Chỉ Lộ Đối Kim Câu Pháo Ván cờ: 1. B3.1 P2-7 2. T3.5 M2.3 3. X9.1 T7.5 4. X9-4 X1-2 5. X4.5 M8.9 6. M2.4 P8.2 Đen chơi Kim Câu Pháo hay còn gọi là Quá Cung Liễm Pháo chống đỡ trận Tiên Nhân Chỉ Lộ khiến thế cờ gò bó kẹt quân ở cánh trái. Còn bản thân bên Trắng cũng khó triển khai con Mã cánh trái buộc cũng phải nhảy ra biên: 7. M8.9 P8-3 8. P8-6 S4.5 9. P2.5 X2.8 10. B7.1 P3-1 11. M9.7 X2/2 12. M7.5 B5.1 13. M5/3 B7.1 14. B3.1 P1-7 15. M3.2 X9-8 16. P2-5 T3.5 17. M2.3 X8.2 18. M3/4 Ván cờ chơi đến đây tuy chưa kết thúc nhưng Trắng ưu thế rõ, do lời Tượng và các quân đứng linh hoạt, trong khi đó cánh quân Đen bên trái vẫn chưa có khả năng phối hợp để tiến lên. * Một số cách tân, vi phạm các nguyên tắc khai cuộc Các mục trên là bảy nguyên tắc cơ bản của khai cuộc mà người chơi cờ cần nắm vững để vận dụng cho tốt. Tuy nhiên đó không phải là những nguyên tắc tuyệt đối bất di bất dịch vì có những trường hợp ngoại lệ mà người chơi cờ có kinh nghiệm đều phải biết để có thể "vi phạm" nguyên tắc, giành lấy chiến thắng một cách nhanh chóng hơn. Mặt khác cũng cần biết: bảy nguyên tắc trên có mối quan hệ khăng khít với nhau. Vi phạm một nguyên tác nào cũng đồng thời vi phạm một số nguyên tắc khác có liên quan. Tình hình hiện nay, các danh kỳ đang đà cách tân đổi mới nhiều loại khai cuộc, do đó những điều thời trước khẳng định là đúng thì ngày nay đều được xem xét lại. Có những điều được tiếp tục công nhận nhưng cũng có lắm điều bị sửa đổi bổ sung. Như Xe luôn luôn phải chiếm thông lộ, các danh kỳ đương đại nhất trí nhưng trong một số thế trận họ lại đưa Xe vào những chỗ tạm thời coi như lộ nghẽn, để sau đó mở bung ra lại có thế hơn. Thời xưa Mã cấm kỵ nhập cung, nhưng các danh kỳ đương đại coi đó là việc bình thường, thậm chí lại hóa hay trong một số trường hợp. Hoặc có những cái bẫy đối phương giăng ra họ chấp nhận sụp bẫy để rồi có cách đánh trả. Chẳng hạn các thế cờ minh hoạ phần sau. Ván 22: Trận "Khí Mã hãm Xa" sôi động một thời Ván cờ: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B3.1 3. X1-2 X9-8 4. X2.4 M2.3 5. B7.1 B3.1 6. X2-7 P2/1 7. P8-7 P2-3 8. X7-3 B7.1 9. X3.1 T3.5 Bây giờ nếu Đen chấp nhận đưa vào tình huống đối công phức tạp thì Xe ăn Mã để rồi sụp bẫy của đối phương phải mất một Xe. Thế nhưng cuộc chiến không đơn giản sau khi Đen chịu mất Xe để có thế tấn công: 10. X3.2 M3/5 11. P5.4 P3.8 12. Tg5.1 P3-1 13. P7.2 Đen phối hợp hai Pháo và một Xe uy hiếp trung lộ đối phương, cơ may chiến thắng có thời người ta coi như ngang nhau, nhưng sau này nhiều danh thủ cho rằng bên Trắng ưu thế hơn. Chẳng hạn ván cờ tiếp diễn: 13. ... X1-3 14. P7-5 X3.8 15. Tg5/1 X3/3 16. B3.1 P8.4 17. M3.4 X3-5 18. B5.1 P8-5 19. X3/1 X8.6 Tất nhiên ván cờ từ nước 16 trở đi có rất nhiều biến hóa phức tạp. Bạn nào muốn nghiên cứu kỹ hơn nên xem "Thế trận Pháo đầu - Bình Phong Mã cổ điển" (tập 1, trang 25) do Hội cờ TpHCM xuất bản năm 1988. Ván 23: Trận "Khí Pháo hãm Xa" không ai dám chơi! Ván cờ: 1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9.1 4. B7.1 P8-7 5. P8.4 T3.5 6. X2.7 X9-4 7. X2-3 Trắng chơi Pháo đầu tấn công đối phương phòng thủ bằng Đơn Đề Mã. Đến nước thứ 7, Trắng chấp nhận ăn Pháo để rồi bị Đen bắt chết Xe, buộc Trắng dùng Xe ăn Mã. 7. ... M3/5 8. X3-1 P2-9 9. P8-5 X1-2 10. M8.7 X4.7 Đen có thể chọn một số phương án khác như: 10...X4.6 11. X9.2 X2.6 12. S4.5 X4/4 13. B5.1 X2-7 14. M7.5 P9.4 15. M3.1 X7-9 16. B5.1 X4.2 17. P5-3 X9-7 18. M5.4 X7/2 19. X9-4 Trắng thắng. Hoặc nếu 10...X2.8 11. X9.1 X2-1 12. M7/9 X4.7 13. Ps-8 X4-2 14. P8.1 B7.1 15. M3/5 P9.4 16. M5.6 B7.1 17. P5/2 B7-6 18. M6.5, Trắng thắng. 11. X9.1 X4-1 12. M7/9 X2.8 13. Ps-7 B7.1 14. P7.4 X2/8 15. M9.8 P9-7 16. M8.6 P7.4 17. M6.4 X2-3 18. M4.5 T7.5 19. P7-1 Do phân tích trên, Trắng đổi Xe lấy Pháo Mã vẫn giữ thế công nên sau này Đen không dám chơi nữa Chương III: Cách đi tiên - cách đi hậu Khi tiến hành một ván cờ, dù đi trước hay đi sau đều phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong khai cuộc, vì đó chính là những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn. Nhưng các nguyên tác được nêu trên chỉ mới là những định hướng, cần phải được cụ thể hóa rõ hơn. Do đó phần trình bày sau đây sẽ nêu thêm những kinh nghiệm cụ thể giúp các bạn mới học đỡ phải lúng túng khi cầm quân đi tiên hoặc đi hậu. I. CÁCH ĐI TIÊN Được đi trước tấn công đối phương là một lợi thế quan trọng vì người đi trước hoàn toàn chủ động lựa chọn thế trận theo ý thích và thường bắt buộc đối phương phải đối phó theo mình. Những người chơi cờ cao thường phát huy có hiệu quả nước tiên đến mức chơi không thắng thì hòa chứ hiếm khi thua. Cho nên trong thi đấu Cờ Tướng xưa kia thường qui định một cặp đấu thủ phải gặp nhau trong hai ván thì mới công bằng, để mỗi người được đi trước một ván. Sau đây chúng ta xem những ván cờ mà bên đi sau có những sai lầm do vi phạm các nguyên tắc cơ bản để bên đi trước giành thắng lợi dễ dàng. Tuy nhiên bên đi trước muốn giành chiến thắng thì phải có kế hoạch đúng, chọn đúng mục tiêu tấn công, biết cách phối hợp sức mạnh các quân, trên cơ sở này thừa cơ bên đi sau sai lầm, bên đi trước mới giành chiến thắng. CHƠI PHÁO ĐẦU, MỤC TIÊU LÀ CON TỐT ĐẦU Như đã nói ở trên, trong năm con Tốt thì con Tốt đầu là quan trọng hơn cả vì nó là một quân trong hệ thống phòng thủ che chắn tiền đồn bảo vệ trung lộ, đồng thời có cơ hội nó tiến lên thành một mũi tấn công. Khi bên đi trước chơi Pháo đầu thì con Tốt 5 của Đen chính là mục tiêu đầu tiên của Pháo. Mấy ván cờ sau đây là bài học cổ điển cho thấy tầm quan trọng của Tốt đầu. Ván 24: Thế trận thuận Pháo 1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 X9-8 4. X1-6 X8.6 5. X6.7 M2.1? 6. X9.1 Bên tiên xông xáo ra cả hai Xe để tấn công quyết liệt đối phương, mục tiêu quan trọng là con Tốt đầu của Đen mà con Tốt này có Mã bảo vệ. Kế hoạch của Trắng là phải diệt con Mã bảo vệ này rồi mới diệt được Tốt đầu. Làm sao diệt được con Mã 7 của Đen khi mà nó được con Pháo 2 của phe nó bảo vệ? Vậy khâu đầu tiên phải dụ con Pháo 2 Đen "tham ăn" quên nhiệm vụ bảo vệ Mã để nó rời bỏ vị trí phòng thủ đó đã, bằng cách Xe Trắng tiến lên phế bỏ Mã hay dùng Mã làm mồi nhử Pháo đối phương! 6. ... P2.7?? 7. P8.5! Đối phương đã trúng kế, cấp tốc đưa Pháo Trắng tấn công Mã 7. Bây giờ Đen có 5 phương án chống đỡ là M7/8 hoặc X8-7 hoặc X8/4 hoặc S6.5 hoặc P2/2. Tất cả các phương án đều thất bại, quyển "Thế trận Thuận Pháo cổ điển và hiện đại" đã trình bày rõ các phương án này. Ở đây chỉ chọn một phương án để thấy diễn biến tiếp khi mất Tốt đầu thì Đen thua nhanh chóng như thế nào. 7. ... M7/8? 8. P5.4 S6.5 9. X9-6 Các quân Trắng phối hợp tấn công trực tiếp Tướng Đen mà Đen không có một quân nào kịp chi viện cứu giá, dù còn đủ sáu quân chủ lực. 9. ... Tg5-6 10. Xt.1 Tg6.1 11. Xt/1 P5-6 12. P8-5 Tg6/1 13. Ps-4 P6-8 14. Xt-5 T3.5 15. X6-4 P2/7 16. P4.1 Đen chịu thua. Ván 25: Thế trận Nghịch Pháo 1. P8-5 P8-5 2. M8.7 M2.1 3. X9-8 X1-2 4. X8.4 Tuy mục tiêu là Tốt đầu nhưng không phải muốn ăn lúc nào cũng được. Trắng phải ra quân tương đối đầy đủ để phối hợp rồi mới ăn, nếu ăn sớm quá mà chưa phối hợp được thì sẽ bị đối phương trả đòn. 4. ... M8.7 5. M2.1 X9-8 6. X1-2 X8.4 7. B1.1 B1.1 8. M1.2 M1.2 9. X8-4 X8-4 10. M2.3 M2.3? Đen đáng lẽ đi 10...S4.5 hoặc 10...X4-7 bắt Mã, hạn chế mức tấn công của đối phương, nếu mạnh ai nấy công thì Đen chậm hơn. Bây giờ Trắng nhắm đến con Tốt đầu của Đen, do đó cần dụ con Mã bảo vệ đi chỗ khác. 11. P2.7 M7/8 Con Mã Đen lại quên trọng trách bảo vệ Tốt đầu, đáng lẽ nên 11...S4.5, nếu Trắng đi 12. P2-1 thì Tg-4 còn có cơ hội đánh trả. 12. P5.4 S4.5 13. X4.5 Tg5-6 14. X2.9 P5-7 15. X2-3 Tg6.1 16. X3/2 T3.5 17. X3-2 Tg6/1 18. X2.2 T5/7 19. X2-3 Thắng. Ván 26: Trận Pháo đầu đối đơn đề mã 1. P8-5 M8.7 2. M8.7 M2.1 3. X9.1 T7.5 4. X9-4 S6.5 5. X4.5 X9-6 6. X4-3 P8/2? Trắng uy hiếp Mã Đen vẫn giữ quyền chủ động còn Đen phòng thủ chơi nước P8/2 đáng trách. Nếu muốn đuổi Xe Trắng thì chỉ cần P8/1 là được rồi. 7. M2.3 P8-7?? Trắng rất muốn tiêu diệt con Mã 7 của Đen để sau đó nhằm đến con Tốt đầu. Nếu như Đen vừa rồi đi 7...X6.6 để rồi nước sau mới đi P8-7 thì Trắng khó làm gì, đằng này Đen lại đi ngay P8-7 giúp Trắng thực hiện được kế hoạch: 8. X3.1 P2-7 9. P2.7 Pt.5 Đen tỏ ra quá "phàm ăn" bất kể nguy hiểm. Nếu thấy Trắng uy hiếp con Tốt đầu, nên đi 9...M1/2 để sau nhảy lên truy đuổi Pháo đối phương thì còn cầm cự lâu. 10. X1.2 Pt-3 11. P5.4 M1/2 12. X1-4 M2.3 13. X4.7 Thắng. Ván 27: Lại Pháo đầu đối đơn đề mã 1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9 3. X1.1 T3.5 4. X1-6 S4.5 5. M8.7 X1-4 6. X9.1 X4.8 7. X9-6 B9.1 8. B5.1 Việc tiêu diệt Tốt đầu đối phương không đơn giản. Do đó phải dùng biện pháp tiến Tốt đầu của mình làm mũi xung kích. 8. ... B3.1 Nếu như 8...X9-8 9. B5.1 B5.1 10. M7.5 P8-6 11. M5.7 B3.1 12. M7.5 M3/4 13. X6.6! X8.2 14. X6-8 M4.3 15. X8-7 Tg-4 16. X7-6 Tg-5 17. X6-9 Tg-4 18. X9.2 Tg.1 19. M5.7 Trắng thắng. 9. B5.1 B5.1 10. M7.5 P2.2 11. B7.1 X9-8 12. X6.5 B3.1 13. M5.7 B5.1 14. X6-7 P2-3 15. T7.9 P8-6 16. P8.2 X8.5 17. M7.5 B5.1 18. T9.7 X8.1 19. M3.5 X8-7 20. Mt.4 S5.6 21. M5.6 S6.5 22. X7.1 Tg5-4 23. X7-9 Trắng phối hợp ba quân cùng bên chiếu bí dễ (tam tử đồng biên). Ván 28: Pháo đầu đối bình phong mã hiện đại Cùng một kiểu tấn công như ván 27, ván Lý Nghĩa Đình gặp Mạch Xưng Hạnh hồi tháng 7 năm 1962 đã chơi như sau: Ván cờ: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3 5. M8.7 B3.1 6. X9.1 P2.1 7. X2/2 T3.5 8. X9-6 S4.5 9. B5.1 X1-4? Cánh bên mặt của Đen cần có Xe để phòng thủ, không nên đổi, cần đi 9...P8.2 giữ trung lộ. 10. X6.8 S5/4 11. B5.1 P8-9 12. X2-6 P2.1 13. M7.5 B5.1 Nếu như 13... P2.5 14. B7.1 B3.1 15. X6-7 M3.2 16. X7-8 M2/3 17. X8.2 M7.6 18. P5.3 M6.5 19. M3.5 B5.1 20. M5.7 Trắng vẫn giữ ưu thế. 14. B7.1 M7.5 15. X6.2 P9-6 16. M5/7 Trắng đặt mục tiêu vào con Tốt đầu nhưng bây giờ chuyển sang uy hiếp con Mã đầu của Đen. Nếu Đen chạy M5/7 thì B7.1, Trắng uy hiếp mạnh, Đen khó chống đỡ, do vậy phải hi sinh Mã thôi. 16. ... B3.1 17. P5.4 S6.5 18. P5-9 B5.1 19. P9.3 T5/3 20. X6-7 T7.5 21. T7.5 X8.7 22. M3/5 X8-6 23. T5.7 X6.1 24. M5.6 X6-4 25. M6.5 P6-7 26. P8.2 X4-3 27. T7/5 P2/3 28. P8.3 M3.5 29. P8-3 P2.8 30. T5/7 M5/7 31. T3.5 Đen không còn khả năng phản công được nên chịu thua. Ván 29: Mục tiêu có thể là con tượng đầu 1. P8-5 M8.7 2. M8.7 M2.1 3. X9-8 P2-4 4. B5.1 T7.5 5. B5.1 B5.1 6. X8.5 S6.5 7. X8-5 X9-6 8. M2.3 P4.5 9. P2-1 P4-7 10. M7.5 P7.1 11. X1-2 P8/2 Sau khi tiêu diệt Tốt đầu, bây giờ Trắng muốn kết thúc sớm thì phải đánh thủng cả tuyến phòng thủ của Tượng, do đó Trắng sẵn sàng hi sinh cả Xe. 12. X5.2 T3.5 13. P5.5 S5.6 14. P1-5 X6.1 15. M5.4 Tg5-6 16. M4.3 X6-7 17. X2.9 Tg6.1 18. X2-5 M1/3 19. Ps-4 S6/5 20. P5/4 Đen chịu thua vì không chống đỡ được Pháo trùng. Đây là trường hợp Trắng có điều kiện phối hợp quân để kết thúc ván cờ. Trong nhiều trường hợp diệt Tượng chỉ gây cho hệ thống phòng thủ của đối phương yếu kém để sau đó tấn công mạnh hơn mới giành được thắng lợi. Ván Lý Nghĩa Đình gặp Đới Quang Khiết ngày 16-12-56 dưới đây minh họa kiểu chơi này. Ván 30: Pháo đầu đối bình phong mã 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. B7.1 B7.1 5. P8.2 P2.2 6. X2.6 P8-9 7. X2.3 M7/8 8. M8.7 T3.5 9. X9.1 P9-7 10. X9-2 M8.9 11. X2.6 P7.1 12. B5.1 S4.5 13. B5.1 X1-4 14. B5-4 Mục tiêu diệt Tốt đầu của Trắng thay đổi vì sợ tạo điều kiện cho Mã Đen kịp nhảy lên trả đòn. Bây giờ Trắng nhằm con Tượng đầu nhưng Đen tỏ ra không lo lắng vì tính chuyện phản công. 14. ... X4.6 15. P5.5 T7.5 16. X2-1 B3.1 17. B7.1 P2-6 18. X1-5 P6-5 Đen lỡ "phóng lao phải theo lao" chứ nếu lui Xe về đổi Xe Trắng thì khó chống đỡ cờ tàn. Hi sinh Mã để chơi Pháo huyền khống tạo thế đối công. 19. X5-7 X4-3 20. P8-2 S5.4 21. X7.2 Tg5.1 22. X7/1 Tg5.1 23. X7-4 X3-5 24. M3/5 X5/1 25. T7.5 P7.3 26. X4/5 X5-8 27. X4-3 X8-6 28. X3-5 B7.1 29. B7-6 P5.1 30. M5/7 B7.1 31. Ms.6 Trắng thắng rõ. Ván 31: Pháo đầu công bình phong Mã Tương tự kiểu tấn công như ván 30, chúng ta xem tiếp ván Ngụy Trường Lâm chơi với Đặng Bằng cùng ngày 16-12-1956 như sau. Ván cờ: 1. P8-5 M2.3 2. M8.7 M8.7 3. X9-8 X1-2 4. B3.1 B3.1 5. X8.6 P2-1 6. X8-7 P1/1 7. P2-3? P1-3? Trắng nên đi 7. M2.3 hoặc 7. P2.4 uy hiếp mạnh hơn còn Đen nên 7... M7/5 có nhiều cơ may trả đòn. 8. X7-6 T7.5 9. X6.2 P3-2 10. B3.1 T5.7 Trắng hi sinh Tốt để cánh trái của đối phương ngột ngạt đồng thời Trắng mở đường cho Mã tiến biên và nhảy lên nhanh chóng. 11. M2.1 S6.5 12. X1-2 X9-8 13. X2.6 P8/1 14. X6/2 T3.5 15. X6-7 X2-3 16. X2-3 M7/6 17. X3-2 X8-9 18. B5.1 P8-7 19. P3.6 P2-7 20. X2-3 P7.1 21. M1.3 X9-8 22. M3.4 P7-6 23. M4.6 X8.6 24. B5.1 P6.5 Sau khi giằng co uy hiếp cả hai cánh, cuối cùng vẫn nhắm mục tiêu Tốt đầu và Tượng đầu của đối phương. 25. B5.1 X8-6 26. B5.1 T7/5 27. X3/3 X6/5 28. M7.5 X6.4 29. M5.6 X6/4 30. Ms.4 X6.2 31. M6.7 X3.1 32. X7-4 Trắng bắt Pháo và đe dọa 33. X3.6 đánh bí, Đen chịu thua.
phần mềm chụp hình và các bài trên từ ebook cua bạn Ngô Đức Khải . Phần mêm chụp hình này rất dẽ dùng : 4shared.com - chia sẻ và lưu trữ - tải xuống tập tin trực tuyến Grabzilla10.exe Còn nếu là sách thì dùng máy hình chụp thôi , tất nhiên là độ nét không bằng nhưng nói chung là đọc cũng tốt , tôi có chụp thử và post lên ở bài này . Anh được chụp bằng máy Canon Power Shot A590 ( laọi này 8.0 Mega Pixels- cũng thường thôi chứ không phải máy xịn ) Bộ sách Cờ Vua của Lương Trọng Minh vừa đoạt được giải Đồng tại Giải thưởng sách Việt Nam 2011. Lương Trọng Minh - tác giả cuốn sách - hiện là Tổng thư ký Liên đoàn Cờ Việt Nam, là người đầu tiên được Liên đoàn cờ Vua Thế giới (FIDE) công nhận là Huấn luyện viên đẳng cấp quốc tế (FIDE trainer), học vị cao nhất trong hệ thống của FIDE. Ông cũng có kinh nghiệm hơn 20 năm trong công tác đào tạo cờ Vua như huấn luyện đội tuyển Hà Nội, đội tuyển trẻ Quốc gia, đội tuyển trẻ Singapore, Học viện cờ Vua Đông Nam Á. Bộ sách được Lương Trọng Minh viết ra bằng cả kinh nghiệm, kiến thức, sự trăn trở dành cho cờ Vua và các học trò. Theo ông, người Việt thông minh, sáng tạo, giỏi ứng biến trong những hoàn cảnh khó khăn, nhưng điều này cũng là một phần nhược điểm chí mạng của dân ta: học để ứng biến thì rất giỏi nhưng lại rất yếu trong việc học và nghiên cứu có hệ thống, có bài bản. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thui chột dần những tài năng mà hồi còn trẻ từng tỏa sáng rất rực rỡ. Lương Trọng Minh cũng đã nhận thấy điều đó ở cờ Vua nước nhà. Các kỳ thủ Việt chưa được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin và sách vở nước ngoài, chưa nói đến sách đó có đáng đọc không và được dịch đúng chưa... Hợp tác cùng công ty cổ phần văn hóa giáo dục Long Minh và nhà xuất bản Kim Đồng, Lương Trọng Minh đã cho ra bộ sách Cờ Vua gồm 9 cuốn. Bộ sách này không chỉ đạt chuẩn giáo khoa mà nó còn đi tiên phong trong việc thực hiện những tiêu chuẩn mới. Đó là thêm vào index - phần thuật ngữ được sắp xếp ở cuối sách để tiện tra cứu, dóng hàng đôi - một trang được chia làm hai cột để tiện theo dõi, dẫn nhập rất khéo léo và dễ hiểu các vấn đề từ dễ đến khó và cách đưa vào các bài học được lấy từ chính những kinh nghiệm, các ván cờ nổi tiếng đã từng diễn ra... Tuy mới xuất bản được 2 năm nhưng Cờ Vua được tái bản đến lần thứ 5. Bạn đọc có thể đến các siêu thị sách trên toàn quốc để mua Tập 1: Những bài học đầu tiên Đây là bài học vỡ lòng dành cho người mới học chơi cờ. Không chỉ dừng lại ở những lí thuyết cơ bản, tác giả Lương Trọng Minh còn đưa vào cuốn sách rất nhiều bài tập thực hành lí thú. Mặc dù có vô vàn các tay cờ xuất sắc, nhiều người trong số này đã trở thành các đại kiện tướng vinh danh nhưng trên thực tế, Việt Nam chưa hề đóng góp cho thế giới những tên tuổi cờ Vua vĩ đại. Giải thích điều nay không khó, xin trích dẫn lại phát biểu của Tarrasch bất hủ nhưng cần được hiểu theo chiều ngược lại: "Là đấu sĩ tốt thôi chưa đủ, bạn còn cần phải có kiến thức tốt. Một đấu sĩ tốt cộng với kiến thức tốt là cơ may duy nhất để trở thành một tay cờ lớn" Cờ vua - những bài học đầu tiên là tập sách mở màn cho 1 bộ gồm 9 cuốn sách mà tác giả tham vọng có thể xem chúng như "chương trình tổng thể" cung cấp kiến thức cờ cho những người chơi cờ (đặc biệt là các em học sinh từ 6 đến 7 tuổi trở lên) có trình độ từ chưa biết đến tương đương kiện tướng quốc gia. Lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam sau 25 năm phát triển môn cờ vua nước nhà, tác giả hy vọng rằng bộ sách thực sự sẽ góp phần hỗ trợ và thúc đẩy quá trình phát hiện, bồi dưỡng các tài năng cờ vua trẻ cho đất nước... Cuốn sách cung cấp kiến thức cờ vua ban đầu cho quãng thời gian nghiên cứu từ 3 tới 6 tháng. Cuốn sách chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn yêu cờ sống xa các thành phố và trung tâm lớn, không có nhiều điều kiện tiếp xúc với tài liệu cờ cũng như không thể thường xuyên tham khảo kiến thức từ các huấn luyện viên cờ. Rất nhiều ví dụ trong cuốn sách được lấy từ ván đấu thực tế của các vận động viên cờ cấp thấp, là điều kiện tốt cho người nghiên cứu tự so sánh và đánh giá trình độ của bản thân. (Trích lời dẫn nhập cuốn sách) Tập 2: Cờ Vua - Ván cờ hoàn hảo Cuốn sách sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về từng giai đoạn của ván cờ từ khai cuộc, trung cuộc đến tàn cuộc để bước đầu chơi cờ như một kì thủ. Trong Tập 1 của bộ sách, chúng tôi đã giới thiệu với bạn đọc những kiến thức cơ bản về Cờ Vua. Tuy nhiên, hẳn các bạn đều mong muốn có thể chơi Cờ Vua ở mức thuần thục và tiến dần tới đẳng cấp của một kỳ thủ chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ giúp bạn đạt tới trình độ đó qua Tập 2 của cuốn sách có tựa đề “Ván cờ hoàn hảo” Mỗi ván cờ được quy ước chia làm ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Điều này bạn có thể tìm thấy trong hàng trăm cuốn sách cờ khác nhau. Tuy nhiên, lợi ích của việc phân đoạn ván cờ là vô cùng to lớn. Nó không chỉ giúp bạn biết cách nghiên cứu và hoàn thiện trình độ thi đấu mà còn định hướng người chơi tìm ra những nước đi mạnh nhất cũng như giải quyết nhiều vấn đề kĩ thuật khác nhau trong ván đấu. Phân đoạn ván cờ có thể ví như bố cục của bức tranh sắp vẽ hay dàn ý của bài viết sắp lên khuân. Mỗi người chơi có thể nhìn nhận ván cờ theo cách riêng của mình. Song, ván cờ đẹp phải là ván cờ thắng. Với những kiến thức mà cuốn sách này cung cấp, các bạn có thể tự tin lựa chọn và triển khai chiến thuật theo ý mình. ((Trích lời dẫn nhập sách) Tập 3: Cờ Vua - Chiến thuật: Kĩ thuật tác chiến Tập 3 của bộ sách sẽ đi sâu vào một chủ đề quan trọng: chiến thuật. Bởi lẽ, chiến thuật được xem là vũ khí tối thượng để giành chiến thắng trong mỗi ván đấu. Trong mỗi ván cờ luôn tồn tại các nước cờ giúp bạn ăn được hơn quân của đối phương một cách bất ngờ. Khi các quân của đối phương dường như rất an toàn, bạn bỗng ra đòn chĩa đôi bằng Mã – nước nhảy Mã vào vị trí tấn công hai quân đối phương cùng một lúc. Đối phương chỉ có một nước đi để chạy (hoặc bảo vệ) một quân và bạn ăn quân kia mà chẳng mất gì. Tình huống này sẽ hấp dẫn và tuyệt vời hơn rất nhiều nếu, chẳng hạn, đầu tiên bạn ăn Tượng của đối phương, họ ăn lại, rồi bạn đưa Xe chiếu Vua, buộc Vua này phải chạy tới ô cờ bắt buộc nào đó để cuối cùng bạn tung ra đòn tấn công đôi bằng Mã và hơn quân. Sự hấp dẫn của cả phương án chính là ở chỗ bạn đã sắp sẵn đòn tấn công đôi từ trước sau khi ép đối phương phải thực hiện hàng loạt các nước cờ bắt buộc. Loạt nước cờ như thế ta gọi là chiến thuật. Lối chơi chiến thuật sâu sắc giúp người chơi cờ không chỉ chiến thắng về vật chất (hơn quân hoặc Tốt), mà còn có thể thiếu “mat” Vua đối phương. Cần nói thêm rằng tồn tại cách chơi khác không giúp bạn ăn hơn quân đối phương, mà nhằm mục đích tăng cường thế trận: bạn bố trí lực lượng của mình vào các ô cờ sao cho chúng có đủ không gian rộng lớn để lúc cần có thể nhanh chóng tham gia vào các cuộc tấn công hoặc phòng thủ. Hoặc bạn cơ động các quân của mình sao cho đối phương không thể thực hiện được ý đồ nguy hiểm họ đặt ra và thậm chí, tạo điều kiện phản đòn tức khắc khi họ sơ hở… Lối chơi như thế trong cờ gọi là chiến lược. Đây là chủ đề căn bản chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn trong tập tiếp theo của bộ sách này. Chiến lược và Chiến thuật là hai phần căn bản và quan trọng của ván cờ, nhưng chiến thuật quan trọng hơn, quan trọng bậc nhất. Cuốn sách này sẽ giúp bạn thấu hiểu điều đó. Một ngày kia, khi kiến thức trong cuốn sách này trở nên “lạc hậu” đối với bạn, thì kiến thức tiếp theo như “chiến lược”, “cờ tàn” và “khai cuộc” sẽ là những nấc thang không thể thiếu góp phần hoàn thiện và củng cố kỹ thuật chơi cờ của bạn. (Trích lời dẫn nhập sách) Mục lục Bài học 41: Chiến thuật. Các đấu pháp chiến thuật. Đòn phối hợp Bài thự hành Bài học 42: Tấn công đôi (phần 1) Bài tập thực hành Bài học 43: Tấn công đôi phần (phần 2) Bài tập thực hành Bài học 44: Tấn công đôi phần (phần 3) Bài tập thực hành Bài học 45: Giằng (phần 1) Bài tập thực hành Bài học 46: Giằng (phần 2) Bài tập thực hành Bài học 47: Giằng (phần 3) Bài tập thực hành Bài học 48: Tháo giằng Bài tập thực hành Bài học 49: Xiên Bài tập thực hành Bài học 50: Tấn công mở Bài tập thực hành...
Nhập môn cờ vây Giới thiệu Cờ Vây hiện đã phát triển trên phạm vi thế giới mà đại diện là Hiệp hội cờ vây nghề nghiệp dư thế giới với 55 thành viên ở hầu hết các châu lục á, Âu, Phi, Mỹ, úc mà Việt Nam chúng ta là một trong 5 thành viên mới nhất. Hàng năm, trên thế giới đều có nhiều giải vô địch cờ Vây cho mọi đối tượng thi đấu, chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư, nam hoặc nữ v.v... Chơi cờ Vây là một hoạt động rất có ích, nó không chỉ làm phong phú sinh hoạt văn hoá của mọi người, mà còn giúp người ta rèn luyện tư duy, tăng cường ý chí. Hiện nay, ở một số nước mà cờ Vây rất phát triển, người ta đã thí nghiệm đưa cờ Vây vào chương trình giáo dục tiểu học và đã có hiệu quả tốt. Nhận thấy cuốn ?oVi kỳ nhập môn? do lão kỳ sư Địch Yến Sinh - người có kinh nghiệm trên 20 năm dạy cờ - thày dạy cờ đầu tiên của danh thủ Trung Quốc - Cửu Đoạn Trương Văn Đông, và học trò của ông - cô Từ Oanh - người từng đoạt danh hiệu á quân trong giải Vô địch nữ Trung Quốc hợp tác biên soạn rất công phu, phong phú, dễ hiểu, từ nông đến sâu, đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều khi mới tập chơi cờ Vây. Chúng tôi biên dịch mời các bạn yêu cờ tham khảo, học tập môn cờ này. Nếu sau khi sử dụng cuốn sách này các bạn thấy yêu thích môn cờ Vây, và có trình độ tăng tiến, chúng tôi rất cảm thấy vui lòng. Đây là lần đầu tiên biên soạn một cuốn sách cờ Vây để ra mắt bạn đọc Việt Nam nên với trình độ có hạn nhóm biên soạn chúng tôi cũng chưa thể thấy hết những thiếu sót cần phải sửa chữa của mình, mong bạn đọc và các vị cao minh trong làng cờ chỉ chính. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Lê Mai Duy dịch ---------- Post added at 19:17 ---------- Previous post was at 19:15 ---------- Nam kỳ thủ: * Hoàng Nam Thắng, Đà Nẵng, quán quân giải Vô địch Quốc gia năm 2001. * Lê Mai Duy, Thành phố Hồ Chí Minh, quán quân giải Vô địch Quốc gia năm 2002, 2004, 2005, 2006. * Trần Chí Thành, Tp Hồ Chí Minh, á quân giải Vô địch Quốc gia năm 2002. * Trần Anh Tuấn, Tp Hồ Chí Minh, huy chương đồng giải Vô địch Quốc gia năm 2002. * Trần Anh Tuấn, Tp Hồ Chí Minh, quán quân giải Vô địch Quốc gia năm 2003. * Lê Mai Duy, Tp Hồ Chí Minh, á quân giải Vô địch Quốc gia năm 2003. * Trần Trung Tín, Tp Hồ Chí Minh, huy chương đồng, giải Vô địch Quốc gia năm 1999, 2003. * Đoàn Vũ Chung, Hà Nội, nhận được chứng chỉ 2d từ Nihon Kiin năm 1998 * Vũ Thiện Bảo, Hà Nội, nhận được chứng chỉ 1d từ Nihon Kiin năm 1998 Nữ kỳ thủ: * Ngô Thị Thanh Thủy, Tp Hồ Chí Minh, vô địch giải Vô địch Quốc gia năm 2001. * Nguyễn Thị Hương, Hà Nội, á quân giải Vô địch Quốc gia năm 2001. * Nguyễn Thị Hương, Hà Nội, quán quân giải Vô địch Quốc gia năm 2002 * Nguyễn Thị Hồng Anh, Kiên Giang, á quân giải Vô địch Quốc gia năm 2002, 2006. * Nguyễn Thị Hồng Anh, Kiên Giang, quán quân giải Vô địch Quốc gia năm 2003, 2004, 2005. * Ngô Thị Thanh Thủy, Tp Hồ Chí Minh, á quân giải Vô địch Quốc gia năm 2003. * Trần Thanh Mai, Hà Nội, quán quân giải vô địch quốc gia năm 2006 Trong thơ ...Khi hương sớm khi trà trưa Bàn Vây điểm nước, đường tơ họa đàn Khi chén rượu, khi cuộc cờ Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên.... Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du ...Tìm nơi tịch mịch, chốn vườn thơm Xem cuộc cờ vây nơi ngõ ẩn... Trích thơ của Ngô Thì Nhậm Vi kỳ nhàn đắc địa, Đối tửu tuý vi hương. (Chơi cờ vây, nhàn là nơi đắc địa, Uống rượu với bạn, say là quê nhà.) Trích thơ “Thôn quê”-Nguyễn Xưởng-thời nhà Trần Trong ca dao, tục ngữ Nỗi về nỗi ở chưa xong Bối rối trong lòng như đánh cờ vây. ---------- Post added at 19:21 ---------- Previous post was at 19:17 ---------- Tình cờ tìm được phần luyện tập giải các đòn sát cuộc tại:http://ttvnol.com/co/1399238 Hiện tại, mình làm đến các hình cờ phần Mã bay góc, có vài hình giải hoài không ra (chỉ thiên về tranh quân đoạt thế, chưa thấy được nước sát Tướng), post lên đây anh em nào thấy thích thì vào thảo luận nhé! Tất cả các hình, đều bên Đỏ đi trước. Hình 1: <EMBED src=http://www.dpxq.com/DhtmlXQ_www_dpxq_com/DhtmlXQ.swf?DhtmlXQ=u413507.swf width=500 height=350 type=application/x-shockwave-flash> Hình 2: <EMBED src=http://www.dpxq.com/DhtmlXQ_www_dpxq_com/DhtmlXQ.swf?DhtmlXQ=u414242.swf width=500 height=350 type=application/x-shockwave-flash> ---------- Post added at 19:22 ---------- Previous post was at 19:21 ---------- ( nguồn http://www.xiangqiworld.net/posts/quote/0/38493.htm )
Lận đận cờ vây Trái ngược với tên gọi của nó: Cờ vây (vây hãm để chiếm đất), sau hơn 10 năm gây dựng tại TP.HCM, môn này không có nhiều người “vây” quanh bàn cờ… Cách đây 10 tháng, trong lần được mẹ dẫn đến Nhà thiếu nhi TP.HCM, anh em Nhật Minh (6 tuổi) – Duy Minh (4 tuổi) phát hiện nhóm người đang mải mê rải quân trắng – đen trên bàn cờ. Cả hai mê mẩn đứng xem rồi nằng nặc xin học. Cậu anh được HLV Mai Duy tiếp nhận niềm nở. Cậu em thì bị từ chối vì bé tuổi quá. Duy Minh đứng khóc cả buổi. Thương tình, HLV Mai Duy cho em vào học ké cùng anh Hai. Thế là từ đó, chị Hà Thị Đàn, mẹ hai cậu bé này, đều đặn chở các con đến Hội cờ quận 3 (256 Nguyễn Thông), cũng là 1 trong 3 địa điểm sinh hoạt cờ Vây hiếm hoi tại TP.HCM. Ngay cả bản thân chị Đàn, trong những lúc chờ con luyện cờ, cũng nghiên cứu và trở thành “tín đồ” của cờ vây… Đam mê, thường xuyên luyện tập cùng nhau và thi đấu trên mạng, Nhật Minh – Duy Minh trở thành năng khiếu đặc biệt. Mới đây, khi tham dự giải toàn thành, dù mới 7 tuổi, nhưng Nhật Minh đã giành HCĐ lứa tuổi U-12. HLV Mai Duy nhận xét: “Cần được đầu tư đặc biệt cho hai cháu để trở thành tay cờ chuyên nghiệp”. HLV Lê Mai Duy có lý của mình. Bao năm qua, ông mỏi mắt tìm nhân tố mới và thật đáng ngạc nhiên, dù đến với cờ vây cách đây 14 năm nhưng hiện tại, HLV Mai Duy vẫn là 1 trong ba tay cờ đầu đàn VN, dù đẳng cấp của ông chỉ mới 5 đẳng không chuyên (cao nhất VN). Thiếu hụt nhân tố mới Năm 1991, khi đang học ĐH Kinh tế, tình cờ HLV Mai Duy đọc tác phẩm “Nước Nhật mua cả thế giới”, cuốn sách phân tích lý do giúp Nhật trở thành siêu cường kinh tế và trong đó dành hẳn một chương nói về cờ vây, môn thể thao giúp phát triển “trí não” các doanh nhân Nhật (70-80% doanh nhân Nhật, Hàn Quốc đều biết chơi môn này). Cuối năm 1995, một thương gia Hàn Quốc và cũng là kỳ thủ có hạng, Kim Ki Young, sang VN và có ý tưởng truyền bá môn này. Ông Duy là một trong những người đầu tiên theo học, cùng với anh em Trần Anh Tuấn – Trần Chí Thành (cựu HLV ĐT cờ Vua TP.HCM)... Dưới sự truyền dạy của ông Kim, trình độ của họ tiến bộ rất nhanh và đến giải cờ vây TP.HCM mở rộng (5-1996), Mai Duy là người đầu tiên đoạt chức VĐ. Từ năm 2002, giải VĐQG bắt đầu được tổ chức nhưng cho đến nay, chức VĐ nam vẫn quanh quẩn 3 cái tên: Duy – Thành – Tuấn. Lực lượng kế thừa hầu như không có. HLV Mai Duy thừa nhận: “Tôi chỉ mãi dừng ở đẳng cấp nghiệp dư bởi tôi tiếp cận cờ Vây quá muộn”. Trên thế giới, để trở thành "dân chuyên", tất cả đều tiếp cận cờ từ dưới 12 tuổi. Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản là 3 quốc gia hàng đầu, nơi cờ vây đã được đưa vào hệ thống trường học, có những Học viện ưu đãi miễn phí cho tài năng đặc biệt, thường xuyên tổ chức các giải do Thủ tướng – các tập đoàn kinh tế lớn tài trợ. Trong dịp du đấu quốc tế, HLV Mai Duy từng được các kỳ thủ “nhí” tại những Học viện chấp vài nước tiên, nhưng ông vẫn là người bại trận. Ông Duy có lý do hy vọng vào anh em Duy Minh – Nhật Minh là vì thế. Bánh xe hình vuông Các chuyên gia, cao thủ cờ Vây đến VN đều khẳng định: “Người VN thông minh, sáng dạ. Việc chưa phát triển cờ vây tại VN là sự lãng phí vô cùng lớn”. Một thống kê đáng buồn: cả nước có khoảng 3.000 người biết chơi cờ vây, nhưng lực lượng tập luyện thường xuyên chỉ vài trăm. Có người cho rằng, khi xã hội phát triển, con người không lo miếng cơm manh áo, khi đó mới giàu trí tưởng tượng mà chịu khó tiếp cận cờ. Lý do này thiếu thực tế. Lý do khác: Cờ vây “thiếu tiền” phát triển, doanh nghiệp (lực lượng am tường môn này như Nhật, Hàn Quốc) chưa quan tâm. Cũng không đúng. Chung quy là những người quản lý bộ môn chưa quan tâm đúng đến nó, thiếu sự đầu tư ban đầu, thiếu giải cọ xát, chưa có kế hoạch phát triển để thu hút nhân lực- vật lực… Cần nhắc lại cú hích phát triển phong trào vào cuối năm 2003 do Hikaru đem đến. Hikaru là nhân vật tưởng tượng trong tác phẩm truyện tranh Nhật Bản “Hikaru – cao thủ cờ vây”. Chỉ sau 2 tháng truyện ra đời tại VN, CLB cờ vây Trương Định (Q.3) tăng đột biến từ 5 lên đến 60 người; Nhà thiếu nhi TP.HCM mở thêm cả lớp vào thứ bảy và Chủ nhật (đáp ứng những fan của Hikaru). Khi đó có người cảnh báo: “Từ khi có Hikaru, người người đổ xô đi học, cứ như thể họ là tay chuyên. Dù trước đây họ cho rằng cờ vây là chán ngắt. Bảo đảm khi truyện hết, họ cũng ngừng tập cờ vây”. Lời cảnh báo đó rồi cũng thành sự thật. Nhưng phải nhìn nhận, chính những người quản lý bộ môn không tận dụng thời cơ này để nhân rộng phong trào và phát triển những tài năng thật thụ… Chiếc xe phong trào cờ vây hiện đang lăn bằng cái bánh hình vuông. Nó vẫn lăn đó thôi nhưng ì ạch, nặng nề và không theo một quỹ đạo nào cả… Hiếu Dân (theo thanhnien)
TRUNG TÂM DỊCH VỤ SỬA CHỮA ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA CHUYÊN SỬA CHỮA - BẢO DƯỠNG - LẮP ĐẶT TẠI NHÀ CƠ QUAN CÓ (VAT) NHẬN HỢP ĐỒNG DÀI HẠN ************************************************ Uy tín chất lượng sự tin cậy và hài lòng của quý khách hàng là tiêu chí hàng đầu của chúng tôi! ************************************************** ********* Trung Tâm điều hành kỹ thuật :0987.065.182 Cs1…..C8 Thanh Xuân.................04 85.87.6520 Cs2..27 Cát Linh.........................(04) 85.87.6521 cs3…169 Nguyễn Văn Cừ.........(04) 85.87.6520 cs4..546 Đường Láng ..............0166.77.66.372 cs5…39 Hai Bà Trưng ............{04} 85.87.6523 cs6..K9 Bách Khoa ...................0987.065.182 cs7…32 Cầu Giấy..0982.485.216 Uy tín**- chất lương**- Không ngại xa**-Phục vụ tân tình ** 1.ĐIỀU HOÀ: (khắc phục mọi sự cố) _Sửa điều hòa không hoạt động. _ Sửa điều hòa hoạt động nhưng lạnh kém. _ Sửa điều hòa hoạt động nhưng hoàn toàn không lạnh. _ Sửa điều hòa hoạt động lúc lạnh lúc không. _ Sửa điều hòa hoạt động nhưng đóng ngắt liên tục. _Sửa điều hòa bị hỏng lốc. _ Sửa điều hòa bị xì gas…. _ Sửa điều hòa bị chảy nước. _Tháo- lắp, thay đổi vị trí lắp đặt. cung cấp tận nơi cácloại tay điều khiển chính hãng... cung cấp điều hoà các hãng ..... Chuyên phân phối điều hoà - bình nóng lạnh giá cạnh tranh ...... Khắc phục mọi sự cố Block( máy nén) phục vụ nhanh 2.tủ LẠNH - TỦ MÁT - TỦ BẢO QUẢN - TỦ CoCa -sửa tủ lạnh không hoạt động. -sửa tủ lạnh ngăn trên lạnh,ngăn dưới không lạnh - sửa tủ lạnh hoạt động nhưng hoàn toàn không lạnh. - sửa tủ lạnh hoạt động nhưng lạnh kém. - sửa tủ lạnh không đông đá. - sửa tủ lạnh không xả tuyết. - sửa tủ lạnh bị xì giàn. - sửa tủ lạnh bị hỏng lốc. - sửa tủ lạnh có zoong cửa bị hỏng, hở không sử dụng được... 3.MÁY GIẶT – MÁY SẤY (các hãng) ... Bảo dưỡng, vệ sinh. Chuyên sửa các loại MÁY GIẶT - MÁY SẤYvới các sự cố : - sửa máy giặt không vào điện. -sửa máy giặt không hoạt động. - sửa máy giặt không cấp nước. - sửa máy giặt không xả. - sửa máy giặt không vắt. - sửa máy giặt chạy bị kêu - sửa máy giặt báo lỗi bo mạch... - nhận sơn cạp vá thùng máy giặt - làm thùng bằng INOX Bảo dưỡng, vệ sinh trao đổi hàng cũ Xử lý máy giặt điện tử, các loại máy cơ Âu, Á..... 4._BÌNH NÓNG LẠNH – CÂY NƯỚC NÓNG LẠNH.. Bảo dưỡng, đánh Canxi: 50.000đ/bình Sửa nhanh các sự cố rò nước, rò điện, không nóng, không lên đèn....! linh kiện chính hãng. Cung cấp bình mới - Giá cạnh tranh Lắp đặtthiết bị chống giậtcho các loại bình đang sử dụng…. 5.LÒ VI SÓNG – LÒ NƯỚNG. - Sửa lò mất song - Sửa lò không quay - Sửa lò không hoạt động - Sửa lò đánh lửa - Sửa lò chập cháy - liệt phím - chuyển chế độ điện tử sang cơ - Sửa lò hỏng mạch điện... khắc phục mọi sự cố -Cung cấp đĩa thuỷ tinhmang đến tận nơi sử dụng. Dịch vụ uy tín, tin cậy, chuyên nghiệp.... 6._MÁY HÚT BỤI_ MÁY BƠM NƯỚC ... -Sửa máy không hoạt động. - Sửa máy chạy kêu to. -Sửa máy có tiếng nổ, có mùi khét. - Cung cấp túi lọc bụi, ống dẫn bụi các loại, hàng chính hãng. Nhận Quấn môtơ cháy _thay môtơ hút bụi mới Quý khách hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi ! Trung Tâm điều hành kỹ thuật :0987.065.182 Cs1…..C8 Thanh Xuân.................04 85.87.6520 Cs2..27 Cát Linh.........................(04) 85.87.6521 cs3…169 Nguyễn Văn Cừ.........(04) 85.87.6520 cs4..546 Đường Láng ..............0166.77.66.372 cs5…39 Hai Bà Trưng ............{04} 85.87.6523 cs6..K9 Bách Khoa ...................0987.065.182 cs7…32 Cầu Giấy..0982.485.216 Trung Tâm Sửa Chữa _Bảo Hành.............(04) 85.87.6520 Với đội ngũ kỹ thuật viên lâu năm,lành nghề hiểu biết chuyên sâu về các loại thiết bị trên chúng tôi sẽ chắc chắn mang đến cho quý khách hàng sư tin tưởng và sự hài lòng nhất**! Hiện chúng tôi đang mở rộng loại hình dịch vụ " Hợp đồng bảo trì , bảo dưỡng dài hạn các thiết bị như trên , đồng thời tư vấn miễn phí các giải pháp S/C thay thế hiệu quả & tiết kiệm nhất ! Quý khách sẽ được báo giá trước khi tiến hành sửa chữa ... Phục vụ 24/24h tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 , CN & Ngày Lễ Hãy gọi ngay cho chúng tôi khi quý khách cần để được phục vụ chu đáo Hân hạnh được phục vụ tất cả các quý khách!