Truyền thông eSport: Vấn đề cốt lõi

Thảo luận trong 'Tin Tức - Sự Kiện - Bình Luận' bắt đầu bởi soloko2412, 16/1/09.

  1. soloko2412

    soloko2412 C O N T R A

    Tham gia ngày:
    27/6/06
    Bài viết:
    1,745
    Nơi ở:
    Trái Tim
    Ted Ottey - Một gamer và là người hoạt động trong ngành công nghiệp từ vài năm nay dù chưa tròn hai mươi tuổi. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm bản thân và những sáng tạo của tuổi trẻ đã giúp anh đưa ra những quan điểm rất xác đáng và độc đáo về những khó khăn của ngành truyền thông eSport trên con đường phát triển.

    Mối quan hệ giữa Truyền thông và eSport

    Tôi đã làm việc trong ngành công nghiệp truyền thông eSport hàng năm nay và tôi là người đầu tiên thừa nhận chúng ta vẫn còn một quãng đường rất dài phía trước. Mặc dù xuất hiện vô số các bài coverage trên rất nhiều website, đài truyền hình hoặc dưới các hình thức xuất bản khác, công tác truyền thông dành cho eSport vẫn chưa đạt tới mức tương đương như những môn thể thao bình thường. Điều đó đặt một câu hỏi thú vị: eSport media còn nhiều việc phải làm là do chúng ta so sánh nó với các môn thể thao thông thường hay vì lý do khác?


    Cá nhân tôi nghĩ rằng đó là vì nhiều lý do khác nhau. Thật khó tin là rất nhiều người không nhận ra rằng sự tiến bộ và thành công của eSport media cũng song hành với sự lớn mạnh của eSport nói chung. Truyền thông và eSport có mối quan hệ tương hỗ qua đó những thành tựu chỉ có thể đến khi cả hai đều đạt được nó.

    Truyền thông eSport bắt đầu trở nên phổ biến ngay sau khi video game được đưa vào các cuộc tranh tài vì sự phát triển của ngành công nghiệp này dựa vào truyền thông rất nhiều. Nếu một trong hai chủ thể này có bước tiến bộ, chủ thể còn lại bắt buộc phải có thích ứng để phù hợp với yêu cầu. Thường thì truyền thông phải chạy theo eSport vì nền truyền thông eSport hiện đại gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại mà những người làm việc trong ngành này chưa từng đối mặt.
    [​IMG] Ted "sang" Ottey
    Ngày nay, vấn đề lớn nhất đối với truyền thông eSport là nó không đủ khả năng bao quát tất cả các giải thi đấu và các sự kiện khác nhau. Điều này dẫn tới việc ngành truyền thông phải tập trung vào một số sự kiện được chọn lựa (ví dụ như WCG hay CGS luôn được quan tâm hơn các giải LAN mang tính địa phương) và những sự kiện còn lại chỉ được chú ý đôi chút.

    Nguyên nhân chính của thực trạng này là các công ty truyền thông không có đủ nhân lực đạt yêu cầu để đưa tin về tất cả các giải đấu. Hãy thử hỏi bất cứ ai đã từng làm công tác truyền thông trong các sự kiện lớn, bạn sẽ luôn luôn cảm thấy không hài lòng và muốn mình làm được nhiều hơn thế. Ngay cả GotFrag, có thể coi là site lớn nhất về truyền thông eSport cũng gặp nhiều khó khăn. Sự thiếu hụt nhân lực này là do hai lý do: thiếu tiền và thiếu kiến thức đồng thời cũng thiếu những người cam kết sẵn sàng hy sinh thời gian để đưa tin về sự kiện.
    Cũng giống như bình luận thể thao thông thường, những người làm công tác truyền thông thường làm việc trong lĩnh vực mà họ quan tâm hoặc môn hay giải đấu mà họ thi đấu. Công thức này được áp dụng tốt đối với thể thao thông thường vì có rất nhiều vận động viên sau khi giải nghệ làm việc trong ngành truyền thông tại nhiều tổ chức khác nhau (ESPN là ví dụ dễ nhận biết nhất). Kinh nghiệm khi còn thi đấu khiến họ có sự sắc sảo và cái nhìn của người trong cuộc đối với môn thể thao cũng như các vận động viên. Những điều đó các phóng viên bình thường không thể có được.
    Với eSport điều đó cũng tương tự như thế. Tuy nhiên việc cân bằng giữa thi đấu eSport và làm công việc truyền thông không hề dễ dàng. Ngay cả việc đơn giản nhất như viết những dự đoán hàng tuần trên trang GotFrag cũng tốn nhiều thời gian và không may là rất nhiều gamer thiếu các kỹ năng cần thiết để giao tiếp thông qua văn bản.
    [​IMG]
    Truyền thông là một phần quan trọng của eSport
    Tiền - Bầu sữa để phát triển

    Cuối cùng và cũng là nhân tố quan trọng nhất, điều này không chỉ ảnh hưởng tới nhân lực mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển nói chung của eSport là tiền. Việc tìm ra những người có khả năng làm việc trong ngành truyền thông eSport tốn rất nhiều thời gian, đôi khi hơn cả thời gian mà dành cho các giải đấu và sự kiện. Hầu hết những người đó được trả tiền dựa vào vị trí công việc và vị thế của công ty. Nhìn chung thì những người ở đẳng cấp cao nhất được trả lương theo tháng hoặc theo tuần. Các hình thức chi trả khác dựa vào số lượng người xem một bài viết hoặc số bài viết trong một giai đoạn (thường là một tháng) thậm chí có thể là số từ trong một bài viết. Gần như chắc chắn sẽ luôn có nhiều cộng tác viên hơn là những người làm việc chính thức vì vấn đề thời gian dành cho công việc là hạn chế.
    Cũng liên quan đến tiền là các chi phí ăn ở đi lại. Đối với một nhân viên tới tham dự một sự kiện, trong trường hợp khả quan nhất bạn cũng phải trả 200 USD tiền vé máy bay, chưa kể các chi phí khách sạn và các khoản khác. Thường thì những chi phí này lớn hơn số tiền các công ty trả cho nhân viên tham dự event. Vì thế trong phần lớn trường hợp mỗi công ty chỉ cử một nhóm nhỏ nhân viên tới một sự kiện và điều đó ảnh hưởng tới số lượng công việc họ có thể làm.
    Liệu tôi có nói rằng nền truyền thông dành cho eSport hiện nay còn kém không? Hoàn toàn không. Trong tình hình hiện tại, tôi cảm thấy công tác truyền thông đã là một thành công nếu so với những nguồn lực mà nó có trong khi vẫn sản xuất những chương trình tốt nhất có thể. Tôi rất mong trong một hai năm tới sẽ có nhiều tiền hơn dành cho công tác truyền thông eSport và những ai đang làm việc vất vả sẽ được trả công xứng đáng.




    theo esport.vn

    + 300 Points
     
  2. NORMAN

    NORMAN C O N T R A

    Tham gia ngày:
    16/4/04
    Bài viết:
    1,577
    Bravo!. Bài này là bài cực kỳ có chất lượng. Lọc lại một số nhận xét đáng chú ý của tác giả bài viết.
    Nguyên nhân chính của thực trạng này là các công ty truyền thông không có đủ nhân lực đạt yêu cầu để đưa tin về tất cả các giải đấu.
    ...
    Và đoạn:
    Đoạn dưới là Tiền. Dĩ nhiên cứ nói đến tiền thì chả biết bao giờ là đủ. Nên muốn làm E-Sport tầm nhìn phải trên 10 năm. Chấp nhận lỗ/bù lỗ chéo trong giai đoạn đó. Còn muốn kiếm tiền thì kinh doanh game. Khác nhau hoàn toàn về mặt tư duy ở 02 lĩnh vực.
     

Chia sẻ trang này