[tt] Năm 2029, đồng hồ sẽ phải trừ một giây "nhuận âm", vì trái đất quay nhanh hơn

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi , 4/4/24.

  1. Nô

    Phantom, je t'aime pour toujours GVN CHAMPION ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/10/05
    Bài viết:
    16,234
    Nơi ở:
    Nhà Rael
    [​IMG]

    Tạp chí Nature cuối tháng 3 vừa rồi đã có bài báo cáo nghiên cứu khoa học, nói rằng những đơn vị quản lý các hệ thống đồng hồ nguyên tử, quản lý việc đếm thời gian cho cả thế giới có thể cần phải trừ một giây “nhuận âm” vào khoảng năm 2029, vì hiện giờ trái đất đang quay với tốc độ nhanh hơn trước kia.

    Duncan Agnew, nhà địa vật lý đại học San Diego, California nói: “Sự kiện này thực sự chưa từng xảy ra trước kia, và là một biến cố lớn. Dù nó không phải một thay đổi tạo ra hậu quả thảm khốc đối với môi trường sống, nhưng vẫn là một sự kiện mang tính cột mốc, một dấu hiệu cho thấy chúng ta đang sống ở một thời điểm nhiều biến cố.”

    Băng tan khiến trái đất quay chậm lại trong hơn 30 năm qua

    Đáng lẽ ra, năm 2026 là con người phải chỉnh lại đồng hồ trên toàn thế giới, bỏ đi một giây vì trái đất quay nhanh hơn tốc độ trước kia. Nhưng một tác động không mấy ai để ý từ việc băng tan ở hai cực trái đất, đà quay của trái đất đã bị giới hạn phần nào. Vậy là các nhà khoa học ở San Diego đưa ra ước tính, rằng giây nhuận âm phải tới năm 2029 mới cần điều chỉnh.

    Đương nhiên mọi vấn đề liên quan tới thời gian đều cực kỳ phức tạp, bởi vì luôn luôn có hai phiên bản thời gian mà con người đo đếm: Thời gian nguyên tử, đo bằng những cỗ máy đếm tần số nguyên tử cesium, và thời gian thiên văn, dựa trên những sự kiện lặp đi lặp lại trong vũ trụ để làm mốc đo thời gian. Rồi còn phải tính cả những yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới cách con người đếm thời gian, bao gồm cả vật lý, địa chính trị, tình hình biến đổi khí hậu, và cả công nghệ nữa.

    Trái đất tự quay quanh trục của nó với chu kỳ khoảng 24 giờ. Từ khóa quan trọng nhất ở đây là "khoảng".

    Theo Duncan Agnew và Judah Levine, trong hàng nghìn năm qua, xét về tổng thể thì tốc độ tự quay quanh trục của trái đất luôn có chiều hướng chậm lại, tốc độ thay đổi không đều đặn. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này cơ bản do thủy triều, tạo ra bởi lực hút của mặt trăng. Điều này về cơ bản không phải vấn đề cần cân nhắc, cho tới hơn 55 năm về trước, đồng hồ nguyên tử được SI lựa chọn làm công cụ đo đếm thời gian chính thức của con người. Đồng hồ nguyên tử thì không biết chạy nhanh hay chậm theo tốc độ quay của trái đất.

    Vậy là chúng ta có hai phiên bản giờ giấc, thời gian thiên văn và thời gian nguyên tử. Chúng chưa bao giờ trùng khớp với nhau. Thời gian thiên văn mỗi ngày chậm hơn thời gian nguyên tử khoảng 2.5 mili giây mỗi ngày. Cứ vài năm, chênh lệch thời gian này cộng lại thành nguyên một giây.

    Chỉnh giờ cho đúng khó cỡ nào?

    Từ năm 1972, những đơn vị quản lý đồng hồ nguyên tử đã thêm giây nhuận vào tháng 6 hoặc tháng 12 để thời gian thiên văn và thời gian nguyên tử không chênh lệch quá xa. Múi giờ này được gọi là UTC, Coordinated Universal Time. Nếu cần giây nhuận dương, thời điểm nửa đêm sẽ không chuyển từ 11:59:59 sang 12:00:00, mà sẽ chuyển thành 11:59:60 trước. Tương tự nếu cần giây nhuận âm, thì 11:59:58 sẽ nhảy sang 12:00:00 luôn.

    Từ 1972 đén 2016, con người đã thêm 27 giây nhuận để đồng hồ nguyên tử vận hành khớp với thời gian thiên văn. Nhưng từ năm 2016 đến 2018, ông Levine cho biết, tình trạng trái đất quay chậm lại đã bị đảo ngược tới mức, giờ thời gian thiên văn có xu hướng chạy nhanh hơn thời gian nguyên tử, nếu cứ thêm giây nhuận.

    Ông Agnew thì cho rằng, lõi trái đất đã có xu hướng quay nhanh hơn từ nửa thế kỷ qua, nhưng 30 năm về trước, thập niên 1990, những tảng băng khổng lồ ở hai cực trái đất tan thành nước đã phần nào bù lấp cho tình trạng trái đất quay nhanh. Những tảng băng khổng lồ biến thành nước, khiến trọng tâm trái đất dồn về những lục địa ở giữa hành tinh.

    Về mặt công nghệ, các nhà sản xuất thiết bị điện tử anh em sử dụng hàng ngày, hay những đơn vị quản lý những hệ thống máy tính quan trọng đều cho rằng, không dễ điều chỉnh giây nhuận như đồng hồ nguyên tử. Năm 2012, vài hệ thống máy chủ đã xử lý sai giây nhuận, dẫn đến những vấn đề liên quan tới vận hành của Reddit, Linux hay hãng hàng không Qantas Airlines.

    Một ví dụ khác, những vệ tinh nhân tạo của Nga vận hành dựa vào thời gian thiên văn, nếu điều chỉnh giây nhuận sẽ gây ra vấn đề trong vận hành vệ tinh.


    Những tập đoàn công nghệ lớn như Google hay Amazon đều tự phát triển kỹ thuật riêng để xử lý giây nhuận, bằng cách tự động thêm vài mili giây vào hệ thống đồng hồ đếm giờ phục vụ vận hành máy chủ và các dịch vụ.

    Theo AP
     

Chia sẻ trang này