Nhiều năm về trước, có thể nói CNTT là một thực tế khá xa lạ với thể thao Việt Nam bởi nền thể thao nước nhà chỉ quen với thước dây và đồng hồ bấm tay. Thế nhưng mọi sự đã đến khi Việt Nam đăng cai SEA Games năm 2003 và không chỉ có vậy, thuật ngữ “Thể thao điện tử” đã ra đời khi phong trào chơi game phát triển mà trong đó có cả những game về thể thao. Đây là những thực tế không thể không nói đến trong “Sử ký Tin học Việt Nam ". Câu chuyện của phút thứ 89 Mùa hè năm 2000, Hội đồng Thể thao Đông Nam Á đã nhất trí trao quyền đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 (SEA Games 22) cho Việt Nam. Đón nhận thông tin này ở thời điểm đó, cũng không có nhiều chuyên gia CNTT nhìn thấy cơ hội. Dẫu sao, cũng có thể nhìn thấy là với một sự kiện thể thao quốc tế như SEA Games thì việc đo đếm thành tích phải được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế chứ không thể theo cách thức đồng hồ bấm tay và thước dây nữa. Sớm hay muộn thì Nhà nước cũng phải có một dự án cho việc này bên cạnh việc đầu tư xây dựng các công trình thể thao phục vụ SEA Games. Cuối năm 2001, Viện Khoa học TDTT chính thức được Chính phủ giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư Dự án Hệ thống Điện tử Xử lý Thông tin cho SEA Games 22. Theo các nguồn tin không chính thức, đối tác tư vấn xây dựng dự án là Liên hiệp Khoa học Sản xuất Phần mềm (CSE). Tuy nhiên, tài liệu về dự án này có được lại là do Viện Ứng dụng Tin học (IAI) trực thuộc Hội Tin học Việt Nam. Với tổng dự toán 22 tỷ đồng, theo GS Dương Nghiệp Chí - Viện trưởng Viện Khoa học TDTT thì các đơn vị trong nước không làm được vì không có kinh nghiệm. Tuy nhiên, số tiền đầu tư này của nhà nước là quá thấp, không đủ để hấp dẫn các đối tác nước ngoài. Chắc chắn, đây sẽ là một đề tài hấp dẫn và cần phải đưa lên một diễn đàn để công luận được biết đến. Đề xuất này ngay lập tức đã được Tạp chí Thế giới Vi tính (PC World Việt Nam) chấp thuận và nhiệm vụ này cần phải được thực hiện ngay. Liệu rằng các giới chức về CNTT nước nhà nghĩ gì về câu chuyện này. Đáng tiếc là lúc đó, Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT đã không còn tồn tại vì đã giải thể từ năm 1999 và khi đặt câu hỏi với những người có trách nhiệm của Chương trình Kỹ thuật Kinh tế về CNTT của Bộ KHCN (nơi kế thừa hoạt động của Ban chỉ đạo) về SEA Games thì chính các nhà báo lại được đề nghị cung cấp thêm thông tin để Ban chủ nhiệm chương trình còn nghiên cứu. Tầm quan trọng của các thiết bị điện tử trong tập luyện và thi đấu thể thao Riêng ông Nguyễn Văn Thảo – Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì nhận xét, đây là một dự án đáng để các doanh nghiệp CNTT quan tâm và một khi chưa có sự hiểu biết lẫn nhau thì lý ra ngay ở thời điểm Việt Nam nhận cờ đăng cai SEA Games thì đã phải có thông báo chứ không phải là đến “phút thứ 89” mới tung ra. Liệu rằng ai có thể là người hiểu thấu đáo câu chuyện này một cách khách quan nhất? Đó cũng là thực tế khiến các nhà báo trực tiếp công việc này phải “mò kim đáy bể”. Dường như, người có thể trả lời cho câu hỏi này là các bình luận viên thể thao của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) vì chính họ ngoài việc theo dõi quá trình thi đấu của các vận động viên còn là người trực tiếp tiếp xúc với các hệ thống giám sát, đo đếm hiện đại. Tuy nhiên, các bình luận viên trẻ như Long Vũ, Quang Huy… đều từ chối trả lời vì hiểu biết nhiều về hệ thống xử lý điện tử. Bình luận viên Vũ Huy Hùng – người phụ trách thể thao của VTV lại né tránh có lẽ vì tế nhị. Rất may, nguyên bình luận viên Trần Tiến Đức lúc đó vừa chính thức nghỉ hưu đã vui vẻ nhận lời. Giải thích về cơ cấu hoạt động của các hệ thống điện tử phục vụ thể theo, ông thẳng thắn chỉ ra những thiếu sót của dự án là chỉ đề cập việc mua sắm thiết bị mà hoàn toàn chưa rõ về về sự vận hành hệ thống sẽ là như thế nào. Bởi thế, ông nói: “Tôi chỉ xin đề nghị là nếu Chính phủ coi sân vận động quốc gia là bộ mặt của đất nước với SEA Games 22 thì hệ thống điện tử này phải là linh hồn cho SEA Games”. Điều mà ông tâm sự thêm là khoa học công nghệ chính là nền tảng để thể thao Việt Nam có thể vươn lên mà trong đó yếu tố CNTT là không thể thiếu. Việc các “Mạnh Thường Quân” đầu tư vào thể thao ở thời điểm đó mà điển hình là Hoàng Anh – Gia Lai thuê danh thủ Kiatisak của Thái Lan theo ông mới chỉ là tiền bạc chứ chưa có chất xám. Với tất cả các thông tin thu thập được, PC World Việt Nam đã có thể tin tưởng sẽ ra tiếp được một số báo gây chấn động bạn đọc không kém gì số tháng 1/2002 về bài học của Chương trình Quốc gia về CNTT giai đoạn 1996 – 1998. Trong lúc biên tập số báo này, TS Nguyễn Trọng - Tổng biên tập PC World Việt Nam khi đó đã hết sức băn khoăn vì suốt 30 năm trong nghề, ông chưa từng thấy một dự án nào lại phức tạp, ngổn ngang như SEA Games 22. Tâm sự với bạn đọc, ông cho biết là đã cố gắng sắp xếp lại nhưng nó vẫn cứ ngổn ngang như những gì mà các phóng viên đã thấy. Vì vậy, ông đề nghị giao ngay dự án cho VDC và FPT. Cùng với việc đó, Chính phủ phải có ngay một bộ máy đủ mạnh để chỉ đạo, thực thi dự án này. Đức Hoàng (Thư ký BVĐ VIRESA) Nguồn: Esport.vn + 300 Points
Điểm lại những yếu nhân của đề án: Viện trưởng GS.Dương Nghiệp Chí thì đã thành cây cao bóng cả. Hôm rồi có gặp cụ ở giải IGAME, cụ chờ Sút Đần Át Tách bắn nhau lâu la quá nên trao giải xong là về luôn; PTTK. Nguyễn Văn Thảo - một trong những key player của đề án 112 thì đã không còn ở VCCI mà đã chạy sang Bộ Ngoại Giao; TS.Nguyễn Trọng thì đã thôi TBT PC World và lo việc đại sự QG khác. Các BLV thì là người của công chúng nên là dân ngoại đạo. Xem ra những người lo hậu sự 112 mới là những người khổ nhất!::( (Nhận xét này dành cho dân IT thôi. Các game thủ be bé, nhơ nhỡ chỉ nên đọc. Chim lợn thì nhờ Mod dùng súng cao su bắn chết)