Viêm cơ tim là gì? Có nguy hiểm không?

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi IIMSVietnam, 14/2/22.

  1. IIMSVietnam

    IIMSVietnam Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/11/21
    Bài viết:
    0
    Nơi ở:
    Số 53 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Một trong những biến chứng sau tiêm vắc xin Covid-19 mà mọi người nên chú ý là Viêm cơ tim. Vậy viêm cơ tim là gì? Viêm cơ tim có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu với IIMS Việt Nam qua bài viết tổng hợp thông tin dưới đây.

    1. Viêm cơ tim là gì?
    Viêm cơ tim là một bệnh lý về tim mạch, trong đó xảy ra tình trạng viêm nhiễm, đi kèm theo hoại tử các tế bào cơ tim. Viêm cơ tim có thể gây nên những tổn thương và dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như các rối loạn nhịp phức tạp, suy tim cấp và tử vong.

    Theo thống kê, hơn 20% trường hợp người bệnh viêm cơ tim có thể tiến triển thành bệnh cơ tim giãn nở do tình trạng viêm mạn tính.

    [​IMG]
    Viêm cơ tim có thể do nhiều nguyên nhân

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm cơ tim: Nhiễm trùng, chất gây độc tim, thuốc, các bệnh như sarcoidosis, v.v. Bệnh nhân có thể mắc viêm cơ tim do nhiễm virus Covid-19 hoặc hậu quả của quá trình tiêm phòng bằng vắc xin.

    Các dấu hiệu nhận biết viêm cơ tim có thể bao gồm: Đau ngực mơ hồ, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp, khó thở, đặc biệt khi vận động thể lực, giữ nước, phù cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân, mệt mỏi.

    Bên cạnh đó, một số người bệnh khi bị viêm cơ tim còn có các dấu hiệu khác như: Ngất xỉu hoặc mất ý thức đột ngột, rối loạn nhịp tim.

    Viêm cơ tim có thể đi kèm với tình trạng viêm màng bao tim, tràn dịch màng bao tim, gây đau nhói ở giữa ngực.

    Trên thực tế, có nhiều trường hợp viêm cơ tim nhẹ, không có triệu chứng hay biểu hiện rõ rệt. Một số bệnh nhân có thể tự hồi phục mà không biết rằng mình đã từng bị viêm cơ tim.

    Viêm cơ tim cấp thường được tiên lượng có khoảng 50% số bệnh nhân mắc bệnh sẽ hồi phục sau 2 – 4 tuần đầu tiên, khoảng 25% có rối loạn chức năng tim dai dẳng, 12 – 25% sẽ tử vong hoặc tiến triển bệnh cơ tim giãn giai đoạn cuối.

    Tiến trình viêm cơ tim tiến triển qua 3 giai đoạn:

    • Tổn thương cơ tim ban đầu
    • Tổn thương cơ tim miễn dịch
    • Bệnh cơ tim giãn nở
    2. Viêm cơ tim: Chẩn đoán và điều trị
    Nếu có nghi ngờ về những biểu hiện bất thường sức khỏe như mệt mỏi, hồi hộp không giải thích được, đau ngực, v.v. bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

    Sau khi thực hiện thăm khám các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định các xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác như siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ, sinh thiết nội mạc cơ tim, v.v.

    Bệnh cảnh lâm sàng của viêm cơ tim đa dạng và phức tạp. Tùy thuộc vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Về nguyên tắc, người bệnh phải hạn chế vận động thể lực, tránh lạm dụng rượu, bia, các loại đồ uống có cồn.

    Trong trường hợp viên tim cấp, sốc tim và không đáp ứng với điều trị nội khoa cơ bản, các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể như ECMO sẽ được chỉ định.

    Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bất thường về điện tim, marker sinh học của tim và chẩn đoán hình ảnh tim khi không có các yếu tố nguy cơ tim mạch.

    Việc điều trị viêm cơ tim tùy theo nguyên nhân, thường bao gồm thuốc điều trị suy tim và rối loạn nhịp, hiếm khi có chỉ định phẫu thuật (đặt bóng đối xung động mạch chủ, thiết bị hỗ trợ thất trái, ghép tim, v.v.)

    3. Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc xin mRNA ngừa Covid-19
    Sau khi triển khai tiêm chủng, Israel là quốc gia đầu tiên phát hiện ra mối liên hệ giữa vắc xin Covid-19 (của Pfizer/ BioNTech và Moderna dựa trên công nghệ mRNA) và bệnh viêm cơ tim. Bộ y tế Israel cho biết đã ghi nhận 148 trường hợp viêm cơ tim sau khi tiêm vắc xin mRNA trong 30 ngày.

    Đối tượng có nguy cơ mắc viêm cơ tim cao hơn

    Mặc dù mô hình thống kê được xây dựng dựa trên các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin mRNA có dự báo tỉ lệ bị viêm cơ tim, song dữ liệu của CDC Hoa Kỳ (Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh) cho thấy tỉ lệ người bị viêm cơ tim sau tiêm vắc xin cao hơn đến 3 – 4 lần ở nhóm người trẻ tuổi. Độ tuổi trung bình của nhóm người bị viêm cơ tim sau tiêm vắc xin từ 12 – 50 tuổi, đặc biệt tập trung trong độ tuổi từ 16 – 28 tuổi.

    Viêm cơ tim xuất hiện sau mũi tiêm nào?

    Đa số các ca bệnh được ghi nhận sau khi tiêm mũi vắc xin thứ 2, trong đó 80 ca được ghi nhận có triệu chứng ngay trong ngày tiêm vắc xin. Có khoảng 540 ca ghi nhận triệu chứng trong 04 ngày sau tiêm vắc xin. Tỉ lệ xuất hiện viêm cơ tim ở nam giới nhiều hơn nữ giới với 66% ở mũi 1 và 80% ở mũi 2. Tỉ lệ mắc viêm cơ tim ở mũi thứ 2 cao hơn có thể được giải thích bởi khi đó hệ miễn dịch đã ghi nhớ kháng nguyên virus từ mũi tiêm đầu tiên. Khi tiêm nhắc lại mũi 2, tế bào lympho T trực tiếp tiêu diệt tế bào có mRNA từ vắc xin, gây ra phản ứng viêm mạnh mẽ. Tuy nhiên, vẫn chưa có báo cáo chính thức nào về nguyên nhân của viêm cơ tim sau tiêm phòng vắc xin Covid-10 mRNA.

    Người trẻ tuổi có hệ miễn dịch rất khỏe, sau khi tiêm phòng vắc xin, hệ miễn dịch tiết ra rất nhiều yếu tố miễn dịch và kháng viêm, các yếu tố trên giải phóng vào máu, đi đến tim, gây phù nề và viêm cơ tim. Nam giới dễ bị viêm cơ tim hơn bởi vì nam giới có nồng độ hormone testosterone trong máu cao hơn, làm tăng cường quá trình viêm và xơ hóa.

    [​IMG]

    4. Viêm cơ tim liên quan đến Covid-19
    Cho đến nay, vẫn chưa có thống kê đầy đủ về tỉ lệ bệnh nhưng ước tính có khoảng xấp xỉ 7% số ca bệnh nhiễm Covid-19 có rối loạn chức năng tim mạch. Cơ chế gây tổn thương cơ tim do virus nói chung và Covid-19 nói riêng vô cùng phức tạp. Theo các nghiên cứu gần đây, các tế bào miễn dịch của cơ thể và phản ứng quá mức của hệ thống các trung gian phản ứng viêm lên các tế bào cơ tim. Điều này gây tổn thương tế bào cơ tim, dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tim và các rối loạn nguy hiểm khác.

    5. Dịch vụ ý kiến y tế thứ hai
    Từ khi dịch bệnh diễn biến căng thẳng, phương thức khám bệnh hay tư vấn y tế từ xa ngày càng phát triển, giúp bệnh nhân có thể dễ dàng được tiếp cận với các chuyên gia y tế mà không cần phải di chuyển nhiều, hạn chế tiếp xúc.

    Dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2 giúp bệnh nhân và người nhà có thể tham vấn ý kiến từ các chuyên gia y tế tại những bệnh viện hàng đầu tại Nhật Bản, giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn với phác đồ điều trị hoặc giảm thiểu tối đa những sai sót, rủi ro không đáng có.

    [​IMG]

    Khi nào bạn nên sử dụng dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2:

    • Cảm thấy lo lắng, nghi ngờ về kết quả chẩn đoán hiện tại
    • Được chẩn đoán mắc bệnh lạ/ bệnh hiếm gặp
    • Được chỉ định các biện pháp điều trị ảnh hưởng lớn tới cơ thể, có can thiệp như phẫu thuật
    • Sau một thời gian điều trị, tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trầm trọng thêm
    • Mong muốn được tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị tiên tiến khác trên thế giới
    Lí do bạn nên sử dụng dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2:

    • Bệnh nhân được đánh giá lại toàn bộ bệnh án và phương án điều trị (nếu có trước đây), giảm thiểu tối đa những sai sót, rủi ro không đáng có.
    • Bệnh nhân được tham vấn ý kiến chuyên khoa từ những chuyên gia y tế hàng đầu tại Nhật Bản.
    • Bệnh nhân có thể tiếp cận với quốc gia nằm trong TOP hệ thống y tế tốt nhất trên thế giới, tham khảo về những phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại nhất, nâng cao tỉ lệ điều trị thành công.
    • Bệnh nhân được hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc liên quan về tình trạng sức khỏe.
    • Bệnh nhân có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian đáng kể.
    • Bệnh nhân được hỗ trợ tận tình bởi đội ngũ chăm sóc khách hàng của IIMS Việt Nam.
    Đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ nhiệt tình các khâu dịch vụ, bao gồm cả dịch thuật y tế, đảm bảo cho khách hàng những thông tin chính xác nhất.



    Xem thêm:



    IIMS Việt Nam – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với 139 cơ sở y tế trên khắp cả nước.

    Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

    [​IMG]



    Tham khảo:

     

Chia sẻ trang này