[Vietnamnet] Lý do giới trẻ Trung Quốc đổ xô học STEM

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Nhật Bình, 25/7/24.

  1. Nhật Bình

    Nhật Bình Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    1/11/20
    Bài viết:
    1,329
    https://vietnamnet.vn/vi-sao-gioi-t...cac-nganh-khoa-hoc-ky-thuat-stem-2305212.html

    [Tuoitre] Lo ngại khi ngày càng nhiều thí sinh chọn thi khoa học xã hội


    Chiến dịch tự chủ công nghệ, kết hợp với thị trường lao động suy yếu, đang thúc đẩy giới trẻ Trung Quốc lựa chọn các ngành khoa học, kỹ thuật.

    Evon Wang, 18 tuổi, mơ ước trở thành giáo viên tiếng Anh nhưng khi nộp đơn vào các trường đại học lại lựa chọn chuyên ngành kỹ thuật theo lời khuyên của mẹ. Em tin rằng nó giúp có cơ hội việc làm và lương cao hơn.

    Ở Trung Quốc, theo học ngành “hot” là điều kiện tiên quyết để thăng tiến trên nấc thang sự nghiệp. Học tập tại các trường top đồng nghĩa với triển vọng nghề nghiệp tốt hơn. Đây là thành quả xứng đáng cho những giờ học tập miệt mài trên ghế nhà trường.

    Mẹ của Wang cho rằng, các lựa chọn học tập và việc làm phải theo sát chính sách của chính phủ. Hiện nay, chiến lược quốc gia là “bổ sung sinh lực cho Trung Quốc thông qua khoa học và giáo dục”, vì vậy, kỹ thuật là lựa chọn chủ đạo.

    Tại trường của Evon, khoảng 70% học sinh chọn theo ngành khoa học, đại diện cho niềm tin của các phụ huynh – học sinh vào những công việc thù lao hậu hĩnh khi đất nước theo đuổi đổi mới sáng tạo công nghệ.

    View attachment upload_2024-7-25_11-9-26.gif
    Ngày càng nhiều người trẻ tuổi Trung Quốc theo học chuyên ngành khoa học, kỹ thuật để bảo đảm một công việc trong thị trường lao động cạnh tranh. Ảnh: Xinhua
    Theo một cuộc khảo sát của nền tảng tuyển dụng trực tuyến Zhaopin, các việc làm kỹ thuật chiếm 41 vị trí trong bảng xếp hạng 50 chuyên ngành được trả lương cao nhất đối với những người có ba năm kinh nghiệm làm việc. Số còn lại là việc làm khoa học và quản lý.

    Ngoài ra, công ty nghiên cứu giáo dục đại học MyCos vừa công bố bảng xếp hạng hằng năm về các chuyên ngành đại học sau khi tính toán tỷ lệ việc làm, mức lương và mức độ hài lòng nghề nghiệp. Các chuyên ngành có điểm số cao nhất đều liên quan đến kỹ thuật.

    Một cuộc khảo sát khác, do công ty tư vấn iiMedia công bố, cũng cho thấy kết quả tương tự. Kỹ thuật, khoa học và kinh tế là ba môn học ưu tiên hàng đầu của các thí sinh tham gia kỳ thi đại học, trong khi nghệ thuật, nông nghiệp và triết học ít phổ biến nhất.

    Sinh viên tốt nghiệp các lĩnh vực như kỹ thuật điện, kỹ thuật cơ khí, hóa học, kế toán, thông tin điện tử và khoa học máy tính phù hợp với định hướng theo đuổi "lực lượng sản xuất chất lượng mới" của Bắc Kinh. Theo iiMedia, họ có cơ hội được tuyển dụng vào các doanh nghiệp nhà nước sau khi tốt nghiệp.

    David Wen, hiệu trưởng một trường trung học ở Quảng Đông, nhận xét chính sách giáo dục và thị trường việc làm đang thúc đẩy nhiều thanh niên Trung Quốc lựa chọn các chuyên ngành kỹ thuật và khoa học. Những người đạt thành tích cao nhất cũng hiểu biết nhất về công nghệ. Con trai của ông đang theo học kỹ thuật hạt nhân.

    Kế hoạch bồi dưỡng tài năng trong các ngành học cơ bản, đặc biệt là khoa học, của Trung Quốc khiến một số phụ huynh đầu tư mạnh cho con em học thêm toán học, vật lý và sinh học. Các cơ sở giáo dục trên toàn quốc mở những khóa học riêng về các môn này và được các bậc cha mẹ hưởng ứng nhiệt tình.

    Dù vậy, với số lượng kỷ lục 11,79 triệu tân cử nhân tham gia thị trường việc làm mùa hè năm nay, tình hình vẫn khá ảm đạm. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 16-24 ở đại lục là 15,3% vào tháng 3, còn với 25-29 tuổi là 7,2%. Tạo đủ công ăn việc làm cho người trẻ là thách thức không nhỏ với Bắc Kinh.

    Li Ying, 23 tuổi, chia sẻ câu chuyện về người bạn thân là thạc sĩ nha khoa đến từ một trường đại học danh tiếng nhưng không thể xin được việc ở bệnh viện công tại thành phố lớn. “Cô ấy không muốn làm ở phòng khám nhỏ nên dự định học tiến sĩ ở Nhật Bản”, Li nói.

    Li, hiện làm điều phối nhân sự cho một công ty nhà nước, kiếm được 5.000 NDT (17,4 triệu đồng) mỗi tháng sau khi đóng thuế và bảo hiểm. Dù chiến thắng trong các cuộc thi và giành học bổng khi theo học truyền thông, những danh hiệu này không mang lại cho Li lợi thế cạnh tranh trong thị trường việc làm.

    Các nhà phân tích lo lắng rằng các cá nhân và gia đình sẽ khó cân bằng lợi ích học tập với nhu cầu việc làm, khi những cơn gió ngược kinh tế trở nên gay gắt hơn. Theo Xiong Bingqi, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Giáo dục thế kỷ 21, các chính sách xoay quanh giáo dục và công nghiệp có tác động xã hội sâu sắc nhưng chưa được thảo luận một cách đầy đủ.

    Ông chỉ ra, “khi chọn ngành học, cần cân nhắc nhiều yếu tố, không chỉ riêng tỷ lệ việc làm và mức lương”. Nhiều học sinh Trung Quốc thiếu một kế hoạch rõ ràng, gây khó khăn cho Trung Quốc trong việc bồi dưỡng nhân tài đẳng cấp thế giới về dài hạn. Theo ông, những người đạt thành tựu lớn nhất là những người có mối quan tâm bền bỉ và khát khao khám phá sâu hơn nữa lĩnh vực của họ.

    (Theo SCMP, MSN)
     

Chia sẻ trang này