Hoàng Phùng Cơ kể ra cũng là tay danh tướng của Bắc Hà. Tiếc là phút cuối vô mưu mà bị giết. Thôi thì hậu thế, mỗ làm bài thơ vịnh. Anh em vào góp ý: Vịnh Thạc Vũ Công Năm xưa theo quân đánh Thanh châu Dũng át tam quân nức tiếng hầu Là cờ Thạc Vũ cùng quân rỗi Trấn Ninh nghe tiếng khóc mưa sầu Đại quân trực chỉ hướng trời Nam Linh Giang mấy độ tuyết băng tan Tam Giang huyết chiến còn lưu tiếng Nam binh thấy bóng thảy kinh hoàng Lầm mưu Liễn Quận hờn mi tử Đề lãnh điều binh ấy mới gan Lê – Trịnh biết ai người chân chúa Để khiến thân này phải thác oan! ---------------------------------------- Đánh Hoàng Công Chất Tước của Hoàng Phùng Cơ là Thạc Vũ Hầu Đánh Lê Duy Mật Nam chinh đánh Nam Hà Liễn Quận Công Đinh Tích Nhưỡng Bậc tu mi nam tử, chỉ đấng mày râu Lúc về kinh làm Đề lãnh ngăn Dương Trọng Tế giết Chiêu Thống Đế
Vịnh Đại Tư Mã Ngô Văn Sở Trảo Nha nghe nói lắm anh hào Văn Sở hùng tài nức tiếng cao Trượng nghĩa Tây Sơn nên tìm đến Mộ tiếng Long Nhương thỏa ước ao Chinh Nam ba phủ lập quân công Đại phá ngũ dinh trợ uy rồng Gia Định nghe danh mà khiếp vía Tống – Chu nào kẻ dám tranh phong Phạt Bắc cầm binh tỏ tài danh Công tiễu Sơn Nam, phá Quần Anh Bắc Hà hổ tướng đành núp bóng Hoàng – Nguyễn ai là kẻ cự tranh Tả quân nếu ví là minh tướng Đâu nỗi Ngô công phải bất bình Tư mã Bắc thành như hổ cứ Lui binh Tam Điệp kế lưu danh Khương Thượng hạ thành công hãn tướng Nhị Hà truy kích giết Thanh binh Thần kinh rạng rỡ đào tươi thắm Chúa tôi chung hưởng cảnh thái bình Nguyễn Vương cố dấy loạn chiến chinh Phụng chỉ tam quân phát viện binh Hám Hổ nếu không ngờ thân quyến Xã tắc nào đâu dễ điêu linh. ------------------------- Tống - Chu: Tống Phúc Hòa - Chu Văn Tiếp tướng Nam Hà Hoàng - Nguyễn: Hoàng Viết Tuyển - Nguyễn Viết Khang tướng Bắc Hà Tả quân: Vũ Văn Nhậm Hám hổ: Vũ Văn Dũng ---------- Post added at 17:34 ---------- Previous post was at 16:33 ---------- Vịnh Đại Tư Lệ Lê Văn Trung Thủy bộ nhị môn nức tiếng hùng Trí cao mấy kẻ dám đương cùng Chinh sư Vạn Tượng tài đã tỏ Trấn binh Thị Nại vững như đồng Du Khẩu mấy phen liều quyết chiến Đồng Quan toàn lực dốc tranh phong Tây Sơn giá thử không nội loạn Đâu khiến Lê Công kế phải cùng. Nhớ ơn Vũ Đế đành gạt lệ Chịu nghĩa Trần Công phải nén lòng Văn Kỷ sao không tường ngụy kế Nỡ để tướng quân khóc lụy thần Ba quân tiếc than người nghĩa khí Tướng sĩ xót thương kẻ trung thần Nhạc tế nếu không vì cựu chủ Cảnh Thịnh lòng nào oán tướng quân! ------------------------------- Vũ Đế: Thụy hiệu của Quang Trung Hoàng Đế Trần Công: Thái phó Trần Quang Diệu Văn Kỷ: Trần Văn Kỷ định tội Lê Văn Trung phải chết Nhạc tế: Đô đốc Lê Chất Cựu chủ: Thái tử Nguyễn Bảo
Vịnh Tây Sơn Thái Đức Đế Nguyễn Văn Nhạc Tây Sơn một buổi dựng cờ đào Quần tinh hội tụ lúc sớm sao Tam kiệt ai là người trượng nghĩa Thập bát mấy kẻ biết anh hào Ba trượng đài cao dấy nghĩa binh Cờ đào chín thước tỏ oai linh Báu kiếm trời trao, lòng đã định Ấn quý sơn hà, vận cũng thành. Ô long thử kiếm buổi xuất chinh Cuồng khấu theo về cũng hợp tình Mật đảm long ẩn đoạt thành lũy Kiêu hùng hổ phục phá cường binh Gan hùm thu nạp loài Lý – Tập Trí cả chiêu hàng kẻ vong thần Trượng nghĩa khuông lao động đường phố dòng chánh thất Mưu lớn nên ngồi ghế nhạc quân Dụng trí trá hàng so Thành Đế Hùng tâm dựng nghiệp sánh Tề Vương Chà Bàn đô cũ trời trao sẵn Tứ phủ mộc thang đất đã dành Năm trăm kỵ mã ruổi Bắc Hà Ở chốn quân trung đoạt ấn quan Huynh đệ tương tranh lòng bất nhẫn Bì qua chử nhục dạ bất an. Sức tàn lực kiệt đành thúc thủ Cứu binh vừa đến dạ bàng hoàng Đế nghiệp Nam Kha đành giấc mộng Ngàn năm còn lưu mãi tiếng vang.
Trong số các tướng tài của Gia Long Đế Nguyễn Phúc Ánh, có ba tay nổi tiếng, đương thời được gọi là Gia Định Tam hùng. Sau đây, sẽ giới thiệu sơ bộ về ba anh hào này: 1. Đỗ Thanh Nhân: Cờ nghĩa Đông Sơn nổi tợ phao. Tấm kình Nam Hải sóng đang xao Thời may gặp chúa trang trần thánh Vận rủi xui tôi thói Mãng Tào Mấy thứ công lao trôi bích thủy, Ba hùng danh tướng nhẹ hồng mao. Suối vàng như gặp Châu hùng võ Hồn luống ăn năn biết tại sao? Thơ Nguyễn Liên Phong Tự là Hữu Phương. Xuất thân là Nội Đội trưởng, nắm thủy quân Nam triều, từng chống lại quân Bắc Hà, xâm lấn. Đề xuất lập Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương làm Đông cung, chống nhau với Nguyễn Nhạc Vào Gia Định, lập ra đạo quân Đông Sơn Quân để tỏ cái chí chống Tây Sơn của mình. Tập hợp một loạt tướng tài dưới trướng, sau này là rường cột của quân Nam Hà như: Hoàng Tường Đức, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Quân, Vũ Tánh ...vv Bất hòa với Lý Tài Thu phục lại thành Gia Định, đánh lại Nguyễn Lữ và Phạm Văn Tham. Cùng Hồ Văn Lân, Dương Công Trừng đi đánh Chân Lạp. Tây Sơn rất phục và nể Đỗ Thanh Nhân, sau Nguyễn Phúc Ánh nghi kỵ bắt giết đi. Đông Sơn Quân chia năm xẻ bảy, phần chống lại Nguyễn Phúc Ánh, phần theo hàng Tây Sơn. Câu nói nổi tiếng về Đỗ Thanh Nhân của Thái Đức Đế Nguyễn Văn NHạc: "Hữu Phương chết đi rồi, Gia Định chẳng có gì phải lo nữa?" 2. Chu Văn Tiếp: Lương Sơn tụ nghĩa nổi uy phong Tá Quốc nam triều vẫn cậy trông Trà Lương núi hiểm lừng oai dữ Thượng đạo hùng biên vững một lòng Phò chúa mười năm tâm rắn rõi Bình Tây hai tiếng vọng không trung Chí lớn chưa thành thân đà thác Gia Định còn lưu tiếng tam hùng Thơ Trịnh Phúc Tuấn Ban đầu kết liên với Nguyễn Văn Nhạc chống lại Trương Phúc Loan, sau đấy chống lại Tây Sơn. là rường cột Nam Hà sau khi Đỗ Thanh Nhân chết đi. Lập ra đạo quân Lương Sơn Quân để chống lại Tây Sơn, Tập hợp nhiều tướng lĩnh sau này là trụ cột của NAm Hà như: Lê VĂn Quân, Phạm Văn Sĩ, Nguyễn VĂn Thảo, Nguyễn Phúc Long Trấn giữ núi Trà Lương và vùng thượng đạo các dinh Phú Yên, Diên Khánh, Bình Khang. Mấy lần đem quân về cứu Gia Định, chỉ huy quân chống lại Nguyễn Văn Huệ và Nguyễn VĂn Lữ Sau đem quân cùng Xiêm La về lấy lại Gia Định bì phục binh trên sông, chết! 3. Vũ Tánh: Những tưởng ra tay giúp nước nhà Ai dè binh địa nổi phong ba. Xót người vị quốc liều thân ngọc, Khiến thiếp cô phòng ủ mặt hoa. Gối mộng mơ màng duyên nợ cũ, Đài mây xiêu lạc phách hồn xa. Lửa trung đốt đỏ gương hào kiệt, Nóng ruột thuyền quyên giọt lệ xa! Thơ Ngọc Du Công chúa, vợ ông. Em của Vũ Nhàn, tâm phúc của Đỗ Thanh Nhân, bị Nguyễn Phúc Ánh giết chết nhưng vẫn không theo Tây Sơn. Sau Nguyễn VĂn Thành đến chiêu dụ về hàng Nam Hà. Lập ra đạo quân Kiến Hòa Quân, Là em rễ của Nguyễn Phúc Ánh, lãnh Hậu quân dinh, trong Ngũ dinh, thu phục Gia Định, Diên Khánh, Phú Yên, Quy NHơn. Dưới trướng có bốn tay kiện tướng: Vũ Văn Lượng, Mạc Văn Tô, Trần Văn Tín, Nguyễn Văn Hiếu. Nổi tiếng với việc tử thủ hai thành Diên Khánh và Quy Nhơn. Sau này lựa chọn chết cùng thành để cho đại quân NAm Hà lấy Phú Xuân.