[VNE] Cú sốc cuối năm của thị trường lao động

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi resetlove21, 5/12/22.

  1. resetlove21

    resetlove21 Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    13,842
    Đầu năm, sau những cuộc gọi động viên công nhân quay lại nhà máy vì "đơn hàng nhiều không có người làm", Trinh khăn gói vào Nam. Giờ sắp Tết, cô và hàng trăm công nhân trong xưởng may rơi vào cảnh "bó gối" vì ít việc.

    'Thị trường lạ lùng chưa từng thấy'
    Gần một năm trước, Covid-19 khiến Trinh cùng nhiều công nhân khác chạy xe gần 2.000 km từ Bình Dương về Thanh Hoá. Sau Tết, cô định tìm việc gần nhà để ở bên con gái đến tuổi đi học. Nhưng cùng lúc, bộ phận tuyển dụng gọi điện nói nhà máy cần làm gấp đơn hàng, thiếu công nhân.

    Đầu năm, những cuộc gọi động viên công nhân như Trinh quay lại không hiếm. Khi ấy các doanh nghiệp bắt đầu rục rịch sản xuất trở lại sau khi dịch được khống chế. Nhiều ông chủ còn lo thiếu công nhân trên diện rộng, bởi một lượng lớn đã hồi hương, chần chừ trở lại thành phố.

    [​IMG]
    Công nhân trong xưởng sản xuất của Công ty May 10 hồi tháng 3/2022. Ảnh: Hồng Chiêu
    Ông Nông Văn Dũng, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đồng Nai, nhớ lại, cán bộ Sở thậm chí còn đi Tây Nguyên, miền Tây để vận động người lao động. Lúc đó, hàng loạt nhà máy của tỉnh cần khoảng 60.000 công nhân. Việc mở rộng sản xuất cũng được nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh khi "máy móc, dây chuyền được lắp đặt xong xuôi, chỉ chờ sản xuất".

    Ông Phí Ngọc Trịnh, Tổng giám đốc Công ty May Hồ Gươm, đánh giá giai đoạn đầu năm 2022 các doanh nghiệp trong ngành dệt may - nơi tạo ra 3 triệu việc làm - rất "rực rỡ" với đơn hàng tới tấp, thậm chí các nhà máy được lựa chọn đơn hàng.

    Tương tự, Công ty May 10 còn chuẩn bị đủ các nguyên liệu sản xuất trước nửa năm, nhằm phục vụ cho các thị trường lớn.

    Sự lạc quan này còn lan ra với những người làm trong ngành dịch vụ. Từ cuối tháng 3, du lịch tại nhiều tỉnh, thành bùng nổ, khách nhiều hơn hẳn mọi năm. Gia đình Hải, một hướng dẫn viên du lịch 31 tuổi có homestay ở ngay trung tâm TP Huế cứ đón hết lượt khách này đến khách khác. Bạn của anh, chuyên dẫn khách Pháp, cũng quay lại nghề sau hơn 1 năm đổi việc vì Covid-19.

    Nhớ lại, Hải bảo, không khí thời điểm đó "rất phấn khởi", nhà xe hoạt động hết công suất, người làm dịch vụ vui vẻ vì "dù chủ yếu là khách nội địa, tâm lý chi tiêu ăn uống, mua sắm thoải mái".

    [​IMG]
    Người lao động tại Khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội tìm việc ở bảng tin hồi tháng 11/2022. Ảnh: Phạm Chiểu
    Tuy nhiên, vài tháng sau, mọi thứ đột ngột xoay chuyển.

    "40 năm làm ngành giày chưa bao giờ chúng tôi chứng kiến thị trường lạ lùng thế này, đơn hàng rơi hàng loạt trong thời gian ngắn", đại diện Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam nói. Ông kể, tháng 6, các nhà máy còn hào hứng nhận đơn, tuyển dụng lao động chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất. Nhưng chỉ một tháng sau, đơn hàng bắt đầu rụng dần. Trong đó, phổ biến là thiếu 50-70% đơn hàng, có những doanh nghiệp không có một đơn nào.

    Ngành dệt may hứng chịu cú sốc tương tự. Ông Thân Đức Việt – Tổng giám đốc Công ty May 10 - chia sẻ, nhiều khách hàng phản hồi lượng hàng tồn kho nhiều đến tận Giáng sinh. Điều này khiến 10-15% khách hàng đề nghị "hoãn đơn, từ từ sản xuất", mặc cho bên Việt Nam đã chuẩn bị nguyên liệu xong xuôi.

    "Không bao giờ nghĩ được quay lại đất này mà lại thiếu việc cuối năm", Trinh nói vào cuối tháng 11, từ phòng trọ ở Dĩ An (Bình Dương). Sau nửa năm việc nhiều làm không xuể, giờ cô và hơn trăm người trong xưởng may thấm cảnh chỉ còn đủ việc 5 ngày trong tuần.

    Niềm vui của hướng dẫn viên Hải cũng chỉ kéo dài đến đầu tháng 9, công việc bắt đầu giảm vì vắng khách. "Mấy cậu em giờ chỉ đi làm 10-12 ngày một tháng dù đang là mùa cao điểm", Hải nói.

    Du khách cũng thắt chặt hầu bao mua sắm khiến tiền hoa hồng gần như bằng không, thu nhập của hướng dẫn viên chỉ gói gọi trong công tác phí công ty trả theo ngày. "Lớp tiếng Pháp mười mấy đứa đi dẫn giờ bỏ nghề khá nhiều", anh nói thêm...

    Sóng ngầm loang rộng
    Thị trường "phanh gấp" khiến hàng loạt doanh nghiệp phải thay đổi kế hoạch, thu hẹp quy mô sản xuất. Trưởng bộ phận một doanh nghiệp may mặc ở Hải Dương cho biết, các nhà máy đã lập tức cho công nhân ngừng tăng ca, chỉ duy trì làm thêm ở bộ phận xuất nhập hàng. Số đơn hàng trong tháng 10 của doanh nghiệp này giảm 30% so với năm ngoái, chủ yếu là của Uniqlo (Nhật Bản), Nike, Adidas (Mỹ). Doanh nghiệp duy trì 17.000 lao động so với 21.000 người như trước và không có nhu cầu tuyển thêm. Trong khi đó, tháng 9, họ còn lên kế hoạch mở thêm một nhà máy ở huyện Tứ Kỳ.

    Nói với VnExpress, ông Đinh Hồng Kỳ, Phó chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, đánh giá, tình trạng cắt giảm lao động của các doanh nghiệp trong ngành thậm chí căng thẳng hơn hồi dịch năm ngoái. Tháng 4/2021, các nhà máy giảm số lao động, giờ làm, nhưng chủ yếu vì các nguyên tắc phòng dịch, còn nhu cầu của thị trường vẫn ổn định.

    Lấy ví dụ với doanh nghiệp của mình – Secoin, chuyên sản xuất gạch ngói với thị trường xuất khẩu lên đến 60 nước, với 9 nhà máy ở Việt Nam, ông Kỳ cho biết, tuỳ từng nhà máy nhưng có nơi đã phải cắt giảm 40% lao động.

    "Tháng 10, lần đầu tiên trong lịch sử, khách hàng ở Nhật nhắn dừng đột ngột các đơn hàng mới. Họ chỉ lấy những đơn nào lỡ đặt thời gian trước đó", ông Kỳ nói. Thị trường Nhật Bản được xem là niềm tự hào của Secoin mà như ông Kỳ mô tả, ngay cả trong khủng hoảng tài chính châu Á 2008-2009, sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp vào nước này "bất lắm cũng chỉ đi ngang".

    Số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, 472.000 công nhân đã bị ảnh hưởng, trong đó, 41.500 người bị chấm dứt hợp đồng lao động. Việc sa thải, cắt giảm giờ làm chủ yếu xảy ra ở doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến gỗ, thủy hải sản, gia công linh kiện điện tử, cơ khí.

    Tình hình kinh tế khó khăn chung khiến việc cắt giảm lương, giờ làm không chỉ diễn ra với khối sản xuất.

    Cuối tháng 11, một trong những nhà xây dựng hàng đầu có hơn 5.000 nhân viên đã điều chỉnh chế độ, chính sách khối phòng, ban công trường để đối phó với những khó khăn hiện tại. Đơn vị này giảm tỷ lệ hiệu suất công việc và các khoản phụ cấp theo lương 35% đối với ban giám đốc, ban giám đốc chức năng, giám đốc dự án cấp cao; 20% với phó giám đốc chức năng, giám đốc dự án, cấp trưởng phòng... Doanh nghiệp cũng tạm ngưng áp dụng một số chế độ phúc lợi, khen thưởng. Ở khối văn phòng, nhân viên đi làm 40 giờ một tuần, từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 nghỉ không lương.

    Hoài Anh, nhân viên truyền thông một công ty quảng cáo ở Ba Đình (Hà Nội) vẫn chưa hết sốc khi cuối tuần trước nhận thông báo thu nhập từ tháng 12 sẽ giảm 30% và không đi làm ngày thứ bảy. Trong email, công ty nói rõ lý do khách hàng doanh nghiệp cắt giảm chi phí quảng cáo và mong nhân viên chia sẻ với khó khăn chung.

    Khoản tiền lương đóng bảo hiểm xã hội vì thế cũng giảm theo khi công ty đóng mức 80% thu nhập. Làn sóng cắt giảm việc làm "lan" dần đến các khối dịch vụ, văn phòng khiến một số bạn bè của cô có kế hoạch nhảy việc vào đầu năm sau phải tính toán lại.

    Những ngành giảm mạnh nhu cầu tuyển dụng(%)Dệt may/da giàyNhà hàng – Khách sạnHàng không – Du lịchHàng hảiThu mua vật tư cungvận0102030405060VnExpress | Navigos Group
    Dữ liệu lớn từ Navigos Group (đơn vị sở hữu VietnamWorks và Navigos Search) chỉ ra, nhu cầu tuyển dụng của thị trường trong 3 tháng cuối năm giảm mạnh ở một loạt ngành nghề. "Nhu cầu tuyển dụng lao động trong 9 tháng đầu năm thực tế đã trở lại so với mức trước khi có dịch Covid-19, nhưng 3 tháng cuối năm lại giảm trung bình 15-18%", đại diện Navigos Group đánh giá.

    Dựa trên số liệu thống kê về xu hướng nhu cầu tuyển dụng của 4 năm gần nhất (2019-2022), đơn vị này cho biết, một số ngành sụt giảm mạnh về nhu cầu tuyển dụng nhân sự bao gồm: Dệt may/da giày (giảm 44%); Nhà hàng – Khách sạn (giảm 49%); Hàng không – Du lịch (giảm 51%); Hàng hải (giảm 43%); Bất động sản (bắt đầu giảm 29% vào tháng 11); Thu mua vật tư, cung vận (giảm 30%)...

    "Do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu và các khó khăn vừa xảy ra với các doanh nghiệp trong nước, nhu cầu tuyển dụng giảm là điều dễ hiểu", phía Navigos nhận xét và đánh giá tình trạng này có thể kéo dài sang 2023. Hiện chỉ có ngành ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán là vẫn có nhu cầu tuyển dụng tốt, theo Navigos Group, với mức tăng lần lượt là 27%, 37% và 31%.

    Những công việc có nhu cầu tuyển dụng giảm trong 3 tháng cuối 2022(%)Bán hàngDịch vụ khách hàngLao động là người nướcngoàiLao động thời vụ/ Hợp đồngngắn hạn020406080100VnExpress | Navigos Group
    Dữ liệu của Việc làm tốt cũng chỉ ra xu hướng tương tự: Tất cả nhóm nghề phổ biến đều giảm nhu cầu tuyển dụng trong tháng 10-11. "Toàn thị trường, nhu cầu tuyển dụng trong tháng 10 giảm 30% so với trung bình 3 tháng trước đó, còn tháng 11 giảm 68% so với tháng 10", đại diện của Việc làm tốt nói. Thực trạng này diễn ra ở mọi nhóm ngành nghề, dù có những ngành nghề có sự sụt giảm ít hơn các ngành nghề khác như chăm sóc khách hàng, telesales, bán hàng, nhân viên nhà hàng – khách sạn với mức giảm 12-25%. Các nhóm ngành còn lại gồm công nhân, shipper, tài xế ôtô, bảo vệ đều ghi nhận mức giảm khoảng 50%.

    Giải pháp căn cơ cho thị trường lao động
    Nói với VnExpress, chuyên gia kinh tế Phùng Đức Tùng cho rằng, suy giảm kinh tế toàn cầu khiến đơn hàng sụt giảm chỉ là một khía cạnh tác động lên thị trường lao động. Theo ông, tình trạng hiện nay còn là hệ quả của việc doanh nghiệp đói vốn, cạn tiền.

    "Việc kiểm soát lạm phát và tỷ giá hiện nay chưa thoả đáng. Trong khi niềm tin vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang khủng hoảng, việc khống chế room tín dụng, siết trái phiếu, tăng lãi suất khiến doanh nghiệp khó đủ khả năng giữ được việc làm", ông nói.

    Theo các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ, trước đây có thể sử dụng hợp đồng đã ký kết hoặc thế chấp bất động sản để vay vốn nhưng nay các ngân hàng không giải ngân vì áp lực về room tín dụng. Điều này khiến doanh nghiệp cũng không thể tiếp nhận và ký kết hợp đồng mới. Doanh nghiệp trong ngành cũng đối mặt với nguy cơ không thể duy trì vị trí trong chuỗi do thiếu vốn để đầu tư máy móc, công nghệ mới sau những đòi hỏi từ các thị trường khó tính.

    Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Trương Văn Cẩm dự báo, thiếu đơn hàng sẽ kéo dài ít nhất đến giữa năm 2023 khi nhãn hàng "giải phóng" kho hàng tồn. Nhưng lúc đó, ngành sẽ phải chịu thêm sức ép trước những thay đổi của thị trường thế giới, nhất là khách hàng châu Âu về trách nhiệm xã hội, tiêu dùng xanh...

    "Không ai trong ngành vật liệu cả Việt Nam lẫn bạn hàng nước ngoài tự tin đoán bao giờ hết khó khăn", ông Đinh Hồng Kỳ nói. Với thị trường toàn cầu, đó là những bất định của căng thẳng địa chính trị, sự khó đoán của Trung Quốc với chính sách chống dịch, tình trạng lạm phát chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Còn trong nước là câu hỏi thời điểm thị trường bất động sản có thể hồi phục, room tín dụng được mở ra.

    Để giải quyết bài toán khó này, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng trước mắt cần phải giải quyết cùng lúc hai vấn đề gồm hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó và an sinh cho người lao động.

    Ông Phùng Đức Tùng cho rằng, Việt Nam nên chấp nhận mức lạm phát vừa phải, ví dụ 5-6%. Đồng thời, bơm tiền thông qua việc mua lại ngoại tệ; đẩy mạnh đầu tư công; nới thêm room tín dụng và cho phép các dự án bất động sản dở dang tiếp tục được vay tiền hoặc phát hành trái phiếu để hoàn thành.

    Chuyên gia này cũng đề xuất cơ quan chức năng rà soát trái phiếu doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp tốt, nên cho họ được phát hành để đảo nợ nhằm duy trì kinh doanh. "Lúc này, cần phải khôi phục lại niềm tin cho thị trường", ông nói.

    Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng thời điểm này, có thể cân nhắc miễn giảm phí công đoàn, giãn đóng bảo hiểm xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp giữ việc cho công nhân. Hay VCCI đang kiến nghị trích Quỹ bảo hiểm thất nghiệp – hiện kết dư khoảng 55.570 tỷ đồng, để hỗ trợ người mất việc.

    Nhưng những biến động trên thị trường lao động đặt ra bài toán dài hơi hơn cho những người làm chính sách, ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam chia sẻ với VnExpress.

    Ông nói, về cơ bản, Việt Nam đang phát triển lên cấp độ cao hơn trong chuỗi giá trị. Do đó, việc tái cấu trúc ngành, doanh nghiệp sẽ diễn ra thường xuyên. Hệ quả, người lao động dôi dư do doanh nghiệp phá sản phải dịch chuyển sang ngành khác hay rút lui khỏi thị trường sẽ tăng lên.

    "Đây là hiện tượng vẫn diễn ra, năm nay nhanh mạnh hơn là do tác động của bên ngoài", ông Bình nhìn nhận. Do đó, ông lưu ý, phải chấp nhận thực trạng của thị trường để có những giải pháp căn cơ chứ không chỉ bằng những hỗ trợ khi thấy một nhóm lao động bị tác động.

    Biện pháp căn cơ ở đây được hiểu là sự chuẩn bị, đào tạo và tái đào tạo nghề nghiệp cho người lao động; cung cấp đầy đủ thông tin, cơ hội tuyển dụng, chuyển dịch cho họ, đặc biệt với nhóm lao động trên 35 tuổi. Theo đó, Chính phủ, các địa phương có thể tính đến đẩy mạnh các chương trình cụ thể hỗ trợ cụ thể đào tạo, kết nối, tư vấn cho người lao động...

    "Nếu được đào tạo nghề tốt hơn, khi gặp cú sốc, ít nhất họ vẫn có cơ hội chuyển đổi công việc. Đào tạo không chỉ là tay nghề mà họ còn được chuẩn bị về kỹ năng mềm, khả năng thích ứng, tìm kiếm công việc", ông Bình nói.

    Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh đến việc chính sách phải giữ chắc được lưới an sinh, vì đây là vùng đệm cho người lao động.

    Ông Phạm Ngọc Toàn, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo chiến lược, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, cho rằng dần dà phải tính đến việc hình thành khu công nghiệp vùng hoặc khu công nghiệp vệ tinh, thu hút lao động tại chỗ mà không nhất thiết tập trung ở các thành phố lớn.

    [​IMG]
    Công nhân Công ty Tỷ Hùng, chuyên sản xuất giày da xuất khẩu, tại quận Bình Tân, TP HCM, trong ngày làm việc cuối cùng. Ảnh: Chân Phúc
    Theo ông, trước đây, người lao động có thể mạo hiểm sẵn sàng di cư đến thành phố lớn kiếm việc làm. Nhưng sau những ngày bất an, họ có thể không đánh đổi nữa mà tìm việc ở quê nhà hoặc các vùng lân cận. Tình trạng này nếu diễn ra diện rộng lại sẽ tạo ra thách thức về thiếu hụt lao động ở thành phố lớn khi doanh nghiệp trở lại hoạt động.

    Thực tế, điều này đã được một số cơ quan chức năng, doanh nghiệp ghi nhận trong những ngày gần đây. Nói tại hội thảo về lao động hôm 2/12, bà Trần Lê Thanh Trúc, Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động và Bảo hiểm xã hội (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP HCM) cho biết, khi các Công ty như Tỷ Hùng, Việt Nam Samho... thông báo cho nghỉ việc hàng nghìn công nhân, Sở đã kết nối, tìm việc mới cho họ nhưng chỉ được 770 trên hơn 2.000 người.

    "Không phải không thể giới thiệu việc làm mới cho nhiều người hơn mà họ có những sự lựa chọn khác", bà nói. Có người quyết định về quê nghỉ ngơi dài ngày, có người chuyển sang làm thời vụ, chờ lãnh bảo hiểm một lần...

    "Nghe tin gần 1.200 công nhân của công ty Tỷ Hùng mất việc, chúng tôi đến phát tờ rơi tuyển dụng mà không được người nào", Giám đốc nhân sự Công ty may thêu Thuận Phương Vũ Trọng Hiền nói thêm.

    Những người như Trinh thì không quan tâm đến những câu chuyện vĩ mô. Tính toán hay biện pháp của cô lúc này cũng chỉ là cầm cự ở lại nhà máy với khoản thu nhập chỉ còn hơn 5 triệu đồng với hy vọng "biết đâu có thưởng Tết". Nhưng nếu nhà máy tiếp tục cắt giảm việc, cô có thể sẽ lại về quê sớm thêm một lần nữa.
    https://vnexpress.net/cu-soc-cuoi-nam-cua-thi-truong-lao-dong-4544106.html
     
    Vouu2, Netorare01, demoman184 and 4 others like this.
  2. reolie

    reolie Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    1/1/19
    Bài viết:
    1,452
    Hix, đau quá, nhưng mà toàn gia công xuất khẩu sang các thị trường khác, mà các thị trường khác thì đang ăn hồ bách thảo thì mình chả ăn hồ bách thảo :(
     
  3. z3r0_hien_lanh

    z3r0_hien_lanh The Lone Traveler from Vault 101 ⛨ Empire Gladiator ⛨ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    27/8/06
    Bài viết:
    17,581
    Nơi ở:
    nhà Karina
    Bán zé số chạy gáp tạm thôi !like
     
  4. TrươngGiaPhong

    TrươngGiaPhong Thường cho em ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    6,037
    Trinh nào thế !suong
     
  5. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Trừ cụ bảy đần ra thì làm gì có ai mà tính đc Nga sẽ đập U cà đâu
     
  6. resetlove21

    resetlove21 Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    13,842
    Và hành động tự tay bóp khoái lạc song châu của khối EU thì cũng ko ai tính đc luôn
     
    Vouu2, Natit_Titan, Hakbit and 5 others like this.
  7. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Nhà cụ bảy tăng lãi suất nữa, đm cụ bảy
     
  8. JoeBiden

    JoeBiden The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    5/11/20
    Bài viết:
    2,179
    Tại thằng Nga :cuteonion9::cuteonion9::cuteonion9:
     
  9. JoeBiden

    JoeBiden The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    5/11/20
    Bài viết:
    2,179
    :cuteonion38::cuteonion38::cuteonion38:
     
  10. z3r0_hien_lanh

    z3r0_hien_lanh The Lone Traveler from Vault 101 ⛨ Empire Gladiator ⛨ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    27/8/06
    Bài viết:
    17,581
    Nơi ở:
    nhà Karina
    Tế cụ 7 .
     
  11. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    42,205
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Kinh tế chuyển biến "bất ngờ"
    Hiện tượng "lạ lùng"
    "Chưa từng thấy"
    "Ngạc nhiên chưa mấy thằng lol" . Oh wait .
     
  12. resetlove21

    resetlove21 Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    13,842
    Mới 2 tháng thôi mà ...

    9 tháng: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,35%

    NDO - Theo Tổng cục Thống kê, qua 9 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở nước ta là 2,35%.
    Thứ năm, ngày 29/09/2022 - 21:08




    0:00 / 0:00
    0:00
    [​IMG]
    Ảnh minh họa: Thành Đạt.
    Ngày 29/9, Tổng cục Thống kê (GSO - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm cả nước giảm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước.

    Trong Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022, cơ quan thống kê quốc gia nhận định, tình hình lao động, việc làm quý III/2022 tiếp tục đà phục hồi. Lực lượng lao động, số người đang làm việc và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước.

    Tính chung 9 tháng năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,35%.
    (Nguồn: GSO)

    Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm giảm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III/2022 ước tính là 2,28%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,70 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

    Tính chung 9 tháng năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,35%. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 2,88% và ở khu vực nông thôn là 2,02%.

    Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý III/2022 ước tính là 51,9 triệu người. Con số này tăng 0,2 triệu người so với quý trước và tăng 2,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

    Tính chung 9 tháng năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là là 51,6 triệu người, tăng 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

    Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 9 tháng năm 2022 ước đạt 68,5%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Những chỉ số về lao động-việc làm 9 tháng đầu năm 2022 (Nguồn: GSO).

    Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III/2022 ước tính là 50,8 triệu người. Con số này bao gồm 14 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 27,6% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 17 triệu người, chiếm 33,4%; khu vực dịch vụ 19,8 triệu người, chiếm 39%.

    Tính chung 9 tháng năm nay, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 50,5 triệu người, bao gồm 13,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,9 triệu người, tăng 4,5%; khu vực dịch vụ là 19,7 triệu người, tăng 4,8%.

    [​IMG]
    Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi các quý từ năm 2020-2022 (%) (Nguồn: GSO).


    Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III/2022 ước tính là 2,28%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,70 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

    Tính chung 9 tháng năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,35%, trong đó khu vực thành thị là 2,88%; khu vực nông thôn là 2,02%.

    Trước đó, theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cả nước 6 tháng đầu năm 2022 ước tính là 2,39%. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,93%; khu vực nông thôn là 2,05%.

    Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý III/2022 là 8,02%, tăng 0,39 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,87 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 9 tháng năm 2022 ước tính là 7,86%, trong đó khu vực thành thị là 9,65%; khu vực nông thôn là 6,91%.

    Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý III/2022 là 1,92%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 2,54 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

    Tính chung 9 tháng năm nay, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,29%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,75%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,63%

    Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản quý I/2022 là 56,2%; quý II/2022 là 55,6%; quý III/2022 ước tính là 54,1%, trong đó khu vực thành thị là 45,4%; khu vực nông thôn là 61,4%.

    Tính chung 9 tháng năm 2022 tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tính là 55,3%, trong đó khu vực thành thị là 47,0%; khu vực nông thôn là 62,2% (9 tháng năm 2021 tương ứng là 56,4%; 47,8%; 63,7%).

    Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương quý III/2022 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 126 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,6 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nhập của lao động nam là 8 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 7 triệu đồng/tháng.

    Tính chung 9 tháng năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tính là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 805 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
     
  13. xDarkxAngelx

    xDarkxAngelx THE ONE ABOVE ALL GVN LEGENDARY ✟ Grim Reaper ✟ Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    34,988
    Nơi ở:
    Blink House
    Ng...oh wait
     
  14. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,554
    Thất nghiệp có 2.3% thôi quẩy lên.
     
  15. SD_handsome

    SD_handsome Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/5/08
    Bài viết:
    3,713
    Nơi ở:
    Frozen Throne
    Trước lạ sau wen. Từ từ khoai nó mới nhừ
     
  16. Kal El

    Kal El Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    11/5/20
    Bài viết:
    4,665
  17. xDarkxAngelx

    xDarkxAngelx THE ONE ABOVE ALL GVN LEGENDARY ✟ Grim Reaper ✟ Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    34,988
    Nơi ở:
    Blink House
    Alien lo gì thất nghiệp hả fen !bung2
     
  18. resetlove21

    resetlove21 Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    13,842
    Quẩy mạnh lên
    ILO dự báo 1,3 triệu lao động Việt Nam sẽ thất nghiệp năm 2022
    18/01/2022 11:02 GMT+7
    4 0 Lưu


    TTO - Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã hạ mức dự báo về khả năng phục hồi của thị trường lao động trong năm 2022. Đặc biệt, ILO dự báo số người thất nghiệp tại Việt Nam sẽ tăng lên.
    [​IMG]










    ILO cho rằng doanh nghiệp nhỏ phải đối diện mức sụt giảm cao hơn về việc làm, số giờ làm việc so với các doanh nghiệp lớn hơn - Ảnh: H.Q.















    Dự báo, tổng số thời gian làm việc bị cắt giảm tương đương khoảng 52 triệu việc làm (quy định làm việc 48 giờ/tuần). Con số này cao gấp 2 lần so với dự báo tại thời điểm tháng 5-2021.

    Tỉ lệ thất nghiệp toàn cầu năm 2022 có thể đạt mức 207 triệu người, cao hơn con số 186 triệu người năm 2019.

    Số lao động thất nghiệp ở Việt Nam (theo ILO)
    2023 1,2 triệu (dự báo)
    2022 1,3 triệu (dự báo)
    2021 1,2 triệu
    2020 1,3 triệu
    2019 1,1 triệu
    Theo dự báo của ILO, số lao động thất nghiệp tại Việt Nam trong năm 2022 khoảng 1,3 triệu người, so với khoảng 1,2 triệu người của năm 2021.

    Đến năm 2023, số lượng thất nghiệp sẽ giảm về mức tương tự năm 2021 nhưng vẫn cao hơn thời điểm năm 2019 (khoảng 1,1 triệu người).

    Báo cáo Triển vọng việc làm và xã hội thế giới: xu hướng 2022 (Xu hướng WESO) của ILO lưu ý việc hạ dự báo năm 2022, ở một mức độ nào đó, phản ánh tác động mà các biến thể COVID-19 mới như Delta và Omicron đối với việc làm của người lao động.


    Xu hướng WESO cảnh báo tình trạng bất bình đẳng tăng lên có thể làm suy yếu cơ cấu kinh tế, tài chính và xã hội. Hệ quả là cần nhiều năm khắc phục thiệt hại, tiềm ẩn hậu quả lâu dài về thu nhập, cơ cấu lực lượng lao động…

    Theo nghiên cứu của ILO, đến năm 2023, khu vực châu Âu và Bắc Mỹ hiện có những dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ nhất, trong khi triển vọng cho khu vực Đông Nam Á, Mỹ Latin và Caribê chậm nhất.

    ILO cũng cảnh báo phụ nữ, thanh niên, đặc biệt là những người không được tiếp cận Internet sẽ chịu tác động nặng nề, lâu dài bởi đại dịch COVID-19, các cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục đóng cửa…

    Ông Guy Ryder - tổng giám đốc ILO - nhận định: "Sự phục hồi này phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc của việc làm thỏa đáng bao gồm sức khỏe và an toàn, công bằng, an sinh xã hội và đối thoại xã hội".
     
    Matsu thích bài này.
  19. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    43,976
    6 tháng đầu năm, tính ra giảm 0,4%
    Dân đen lo làm đi
    upload_2022-12-5_15-38-50.jpeg
     
  20. Shooter_CD

    Shooter_CD Gian thương trốn thuế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/1/10
    Bài viết:
    21,115
    Nơi ở:
    Venice
    Ngành nào cũng ăn loz hết chứ ko riêng may mặc, công nghiệp

    Du lịch đầu năm tưng bừng vì mới hết dịch, cuối năm nay lượng khách giảm còn tầm 1/3 mấy năm trước, mà 1/3 đó đi chơi nhưng chi tiêu cũng chỉ còn tầm 1/2 bt, mới gọi hỏi các chợ đầu mối, các bạn hàng khắp nơi ai cũng đều than chung 1 câu, năm nay chợ vắng quá, ko có khách

    Bên mấy nhóm sale hàng tạp hóa cũng than cuối năm bán cực kì chậm, các đại lí lớn cũng ko dám nhập hàng mạnh, cuối năm là dịp công nhân, người đi làm xa về quê mua quà bánh, nước ngọt tặng người thân mà năm nay chắc méo còn tiền để ăn chứ đừng nói tặng
     
    congminhmc, Matsu, DCAtoDIE and 3 others like this.

Chia sẻ trang này