VNE | Cuộc sống bất định của hơn 100 hộ dân ở Thủ đô

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi zondaR, 13/12/24.

  1. zondaR

    zondaR For the Horde! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/09
    Bài viết:
    11,653
    Cuộc sống bất định của hơn 100 hộ dân ở Thủ đô
    Đất không có sổ đỏ, trộm cắp xảy ra không được giải quyết, cuộc sống của 118 hộ với gần 400 người dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì hàng chục năm nay luôn bất định.

    Cách trung tâm Thủ đô 60 km về phía tây, cụm dân cư xóm 4 thôn Xuân Hòa, xã Văn Hòa có 118 hộ với 375 nhân khẩu. Nhà cửa, vườn tược san sát, nằm dọc khoảng 1,5 km trục đường chính qua xã. Các hộ dân chủ yếu sống nhờ nghề chăn nuôi bò sữa. Theo ông Vương Quốc Luân, 85 tuổi, nhìn qua cụm dân cư giống như làng quê yên bình, song thực tế lại không được thừa nhận, bao năm qua nay chỗ này mai lại về chỗ khác.

    Cụm dân cư xóm 4 thôn Xuân Hòa với nhà cửa hai bên trục đường chính. Ảnh: Việt An

    " style="padding-bottom: 382.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;">[​IMG]
    Cụm dân cư xóm 4 thôn Xuân Hòa với nhà cửa hai bên trục đường chính. Ảnh: Việt An

    Chuyển về đây sinh sống từ năm 1974, ông Luân cho biết cụm dân cư xóm 4 thôn Xuân Hòa trước đây thuộc Nông trường quốc doanh Ba Vì, sau thuộc Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Sau đó, cụm dân cư lại chuyển về xã Tản Lĩnh, rồi sang Vân Hòa của huyện Ba Vì. Cùng xóm 4 nhưng đất có nơi thuộc thổ cư, cũng có chỗ diện đi mượn 50 năm. "Không một gia đình nào ở đây có sổ đỏ, muốn vay ngân hàng để phát triển kinh tế cũng không thể", ông Luân nói.

    Năm 2015, xã Vân Hòa tiếp nhận quản lý số nhân khẩu từ Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Ngay sau đó, TP Hà Nội quyết định thành lập các thôn. Thôn Xuân Hòa có 252 hộ, trong đó 118 hộ đang ở trên đất thuộc địa giới hành chính của hai xã Kim Sơn, Xuân Sơn của thị xã Sơn Tây. Tuy nhiên, thị xã Sơn Tây không tiếp nhận con người, địa bàn hay đầu tư cơ sở hạ tầng cho nơi này.

    Gia đình ông Luân và các hộ dân ở cụm dân cư xóm 4 bỗng hóa người thừa, không được hưởng các chính sách như xây dựng nông thôn mới, cấp quyền sử dụng đất, nước sạch... dù tiền thuế đất vẫn đóng đều hàng năm. Hơn 9 năm qua, tất cả họp hành của xóm đều diễn ra ở nhà văn hóa cũ đi mượn, vốn chỉ là cái nhà tạm, lợp mái ngói, đủ kê 2-3 chiếc bàn, không tường bao.

    Năm 2023, khi tuyến đường dẫn vào cụm dân cư được thảm nhựa, người dân vui mừng nhưng cuối cùng đường trải nhựa tới ranh giới của Ba Vì với thị xã Sơn Tây thì dừng lại. Cùng trục đường, phần thuộc về Ba Vì được trải nhựa, kẻ vạch phân làn, làm cống thoát nước, còn phần thuộc về thị xã Sơn Tây chi chít ổ gà.

    Lần gần nhất người dân xóm 4 thấy đường được sửa cách đây đã 23 năm. Phần đường xấu nhất cũng chính là con đường mà các hộ dân ở cụm dân cư xóm 4 đi lại mỗi ngày. Nhìn học sinh qua lại khó khăn, nhất là trời mưa, bà con bảo nhau bỏ tiền mua vật tư vá víu lại những chỗ lồi lõm.

    Phần đường với phần bên phải thuộc Ba Vì, bên trái thuộc thị xã Sơn Tây. Ảnh: Việt An

    " style="padding-bottom: 452.891px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;">[​IMG]
    Phần đường với phần bên phải thuộc Ba Vì, bên trái thuộc thị xã Sơn Tây. Ảnh: Việt An

    Xòe tấm căn cước công dân vẫn còn mới, với phần địa chỉ thuộc về xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, nhưng ông Nguyễn Phú Cừ, 85 tuổi vẫn không vui khi mọi thông tin trên đó đều như đi mượn. Quê ở huyện Phúc Thọ, năm 1960 ông Cừ chuyển về cụm dân cư xóm 4. Sau khi chia tách, mảnh đất của gia đình thuộc về địa giới hành chính xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, trong khi giấy tờ tùy thân lại thuộc xã Vân Hòa, huyện Ba Vì. Nói là thuộc, song nhiều năm qua gia đình ông không được hưởng các chính sách như công dân bình thường.

    Con cái, cháu chắt vẫn được hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục, song đều trái tuyến, mỗi khi có việc cần làm thủ tục hành chính, liên hệ các bên thì đều bị từ chối giải quyết. Ông Cừ nhớ lần nhà trưởng thôn bị trộm lấy máy bơm, người dân bắt được hai tên, nhưng khi gọi cho xã Vân Hòa thì bị từ chối do không thuộc thẩm quyền giải quyết, gọi Kim Sơn cũng lý do tương tự.


    "Người ta nói việc chúng tôi về xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây chỉ là đồn miệng với nhau chứ không có giấy trắng mực đen gì nên không được giải quyết. Cực chẳng đã chúng tôi phải đưa hai tên trộm lên huyện", ông Cừ kể lại.

    Cách nhà ông Cừ hơn một km, ông Nguyễn Văn Hội, 64 tuổi và gia đình phải sống không giấy tờ gần 10 năm. Năm 2016, sau khi nghỉ hưu, vợ chồng ông Hội mua lại mảnh đất hơn 2.000 m2 ở thôn Xuân Hòa. Năm đầu, gia đình ông được UBND xã Vân Hòa làm cho giấy tạm trú, giá trị trong một năm. Những năm sau đó, khi ra UBND xã Vân Hòa để xin cấp lại thì bị từ chối vì mảnh đất nhà ông Hội đang nằm trên địa giới hành chính của xã Kim Sơn.

    Không giấy tờ, mảnh đất đang ở không được cấp sổ đỏ, vợ chồng ông Hội chỉ được xây nhà tạm để có chỗ ra vào. Điều ông Hòa buồn nhất là không được tham gia các hoạt động đoàn thể ở địa phương như sinh hoạt hưu trí, người cao tuổi, hội nông dân dù rất muốn. Những năm qua, sinh hoạt đoàn thể duy nhất ông Hòa được "chiếu cố" là ở Hội Cựu chiến binh.

    Vừa qua, có công ty ở Hải Dương về khảo sát ngỏ ý giúp gia đình cải tạo lại vườn bưởi, nhưng sau đó không thành vì ông Hòa không có giấy tờ chứng minh người của địa phương.

    Nhiều năm ông Hội không được cấp giấy tạm trú tạm vắng. Ảnh: Việt An

    " style="padding-bottom: 493.25px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;">[​IMG]
    Nhiều năm ông Hội không được cấp giấy tạm trú tạm vắng. Ảnh: Việt An

    Ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch xã Vân Hòa, cho hay vướng mắc địa chính khiến quá trình quản lý 118 hộ ở xóm 4 thôn Xuân Hòa gặp nhiều khó khăn. Những chương trình đầu tư về cơ sở hạ tầng gần như không tới được cụm dân cư này. "Bà con tự quản là chính, chứ chưa có sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan nhà nước ở địa phương", ông Long nói.

    Giải thích lý do người một nơi, đất một nẻo ở xóm 4, ông Long cho hay trước đây khi bàn giao Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì về Ba Vì quản lý thì không ghi nhận một phần đất thuộc địa giới hành chính của thị xã Sơn Tây. "Lúc đó, cơ quan có thẩm quyền không để ý, chỉ nghĩ là ở trên địa bàn của Ba Vì nên giao về cho Ba Vì quản lý, từ đó dẫn tới bất cập", ông Long nói.

    Nguyện vọng của bà con cụm dân cư xóm 4 là muốn được về xã Vân Hòa, huyện Ba Vì do giấy tờ hiện tại đều ghi tên xã. Trường hợp nguyện vọng không được đáp ứng thì khi về Sơn Tây, bà con mong được về một mối thay vì bị chia làm hai xã Kim Sơn và Xuân Sơn như hiện tại. "Lý tưởng nhất là về Kim Sơn do gần với UBND hơn Xuân Sơn, cách khoảng 7 km", ông Nguyễn Thanh Xuân, trưởng thôn xóm 4 nói.

    Việt An - Võ Hải
    https://vnexpress.net/cuoc-song-bat-dinh-cua-hon-100-ho-dan-o-thu-do-4826673.html
    img_1691-
     

Chia sẻ trang này