Đề xuất người nổi tiếng chỉ được quảng cáo sản phẩm đã trực tiếp sử dụng Người có tầm ảnh hưởng, người nổi tiếng đăng tải ý kiến, cảm nhận về về sản phẩm phải là người đã trực tiếp sử dụng, theo dự Luật Quảng cáo sửa đổi. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Tại phần giải thích từ ngữ, dự luật bổ sung khái niệm "người chuyển tải sản phẩm quảng cáo". Đây là người trực tiếp quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua hoạt động của mình trên mạng xã hội, trong sản phẩm quảng cáo hoặc thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc hình thức tương tự. Theo dự luật, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo phải cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm; thu nhập từ hoạt động quảng cáo; nội dung quảng cáo, doanh thu, tên sản phẩm, số lượng của từng sản phẩm phát sinh từ hoạt động quảng cáo định kỳ theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo chịu trách nhiệm liên đới khi sản phẩm quảng cáo không bảo đảm yêu cầu; tự phân biệt nội dung quảng cáo với nội dung, thông tin chia sẻ, đăng tải thông thường. Người có ảnh hưởng (chuyên gia, người có uy tín, người được xã hội chú ý trong lĩnh vực, ngành, nghề cụ thể) thực hiện quảng cáo thì có nghĩa vụ tuân thủ quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chất lượng hàng hóa dịch vụ. Khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về sản phẩm, người quảng cáo phải là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm. Một nghệ sĩ nổi tiếng quảng cáo cho sản phẩm thực phẩm chức năng trên YouTube. Theo cơ quan soạn thảo, hoạt động quảng cáo đang phát triển rất mạnh trong cơ chế thị trường với sự đa dạng của nội dung, hình thức. Nhiều người đã lợi dụng sự thông dụng của mạng xã hội, người nổi tiếng để quảng cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm quảng cáo được chuyển tải theo hướng ý kiến, cảm nhận của người trực tiếp sử dụng để thu hút sự quan tâm của người tiếp nhận. Hình thức quảng cáo thông qua cảm nhận cá nhân của những người có ảnh hưởng (Influencer) đã trở nên phổ biến, gây tác động lớn đến xã hội. Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Statista, chi tiêu cho Influencer Marketing tại Việt Nam tăng từ 8 triệu USD năm 2017 lên 71 triệu USD năm 2022 (gấp đôi chi tiêu quảng cáo trên báo in) và dự kiến sẽ đạt mức 134 triệu USD vào năm 2026. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều người dùng mạng xã hội (đặc biệt là nghệ sĩ nổi tiếng) giới thiệu, mời chào, quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, gây bức xúc cho đông đảo người tiêu dùng. Luật Quảng cáo được Quốc hội khóa 13 thông qua tháng 6/2012. Tuy nhiên, luật hiện không quy định quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo mà chủ yếu tập trung vào trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Do đó, luật chưa có chế tài hoặc ràng buộc đối với người nổi tiếng quảng cáo không đúng sự thật hoặc yêu cầu họ tìm hiểu, sử dụng sản phẩm đó và có trách nhiệm về nội dung mình cung cấp. Người tiêu dùng khó xác định được tính trung thực, chính xác của nội dung quảng cáo, khiến cho quyền lợi không được đảm bảo. Việc siết chặt quy định này nhằm xác định trách nhiệm, đảm bảo sự trung thực, chính xác về chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ. Tại lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất hoàn thiện quy định về quản lý hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới và trên phương tiện báo in, báo nói, báo hình. Dự luật cũng hướng đến phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về quảng cáo; đơn giản hóa thủ tục quảng cáo ngoài trời. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10/2024. https://vnexpress.net/de-xuat-nguoi...ao-san-pham-da-truc-tiep-su-dung-4789530.html trust me bro
best mấy a Thay vì kêu nghệ sĩ dùng thử thì sao ko bắt nghệ sĩ muốn quảng cáo sản phẩm gì phải giấy chứng nhận an toàn và mục đích sử dụng từ cơ quan chức năng... Ai quảng cáo ko giấy phạt cả 2
chứ dùng người bệnh gần chết xấu chó ai xem tại sao hot girl sale bán hàng dễ hơn con mập giao hoan đất trời
Nhưng đây là thuốc, nếu đc quảng cáo trên TV thì cũng chỉ là thuốc k kê đơn, tpcn, người nổi tiếng nốc cũng chả sao
Thứ nhất người nổi tiếng thì có fan, nên lượng người xem được đảm bảo. Giờ có ông Quyền Linh ngồi nói abc thì còn xem một chút để xem ổng nói gì. Mấy ông noname vừa thấy đã skip rồi Thứ hai là tạo cảm giác là người nổi tiếng xài thì chắc là nó tốt. Như Quyền Linh làm mấy chương trình từ thiện thì càng trust me bro.
Nên siết chặt quảng cáo lại, đi viện mới thấy biết bao người khổ sở vì bị lừa thuốc đểu. việc người nổi tiếng quảng cáo cho một nhãn thuốc hoàn toàn k liên quan tới hiêụ quả của thuốc. Mà cũng chả hiểu vì sao phải đi qc thuốc, bác sĩ kê thì uống, thuốc ngoại k đc bảo hiểm thì tự đi mua uống chứ trên TV thì có cái gì?
Cái đề xuất này lại nhớ mấy phim ngày xưa, sơn đông mãi võ thuê diễn viên đau xong thoa thuốc trị bá bệnh, khác gì Đứa nào cấp bậy chịu trách nhiệm liên đới
Hay lại như được các nha tặc khuyên dùng của bàn chải, kem đánh răng? Hay chuyên gia máy giặt cửa trước của ô mô
Thì đừng có nói logic với mấy người thiếu hiểu biết. Nhiều người bác sĩ nói thì không nghe lọt tai. Mấy bài thuốc lang băm truyền miệng như lão Yên thì lại tin như điếu đổ.
Do nhận thức cá nhân thôi, bs ds học lòi đặc sản ra vẫn dell bằng 1 câu ông A cậu thằng B hàng xóm nhà ông C uống, ung thư di căn rồi mà vẫ sốg 20 30 năm..
Dm trước tiên định nghĩa thế nào là người nổi tiếng cái đã ! Lắm thằng được cho là người nổi tiếng , post lên đây toàn bị hỏi who ?
Để cho tín thì mình nghĩ : đề xuất ng lổi tiếng phải livestream nốc thuốc 3-6 tháng trước rồi mới đc lên quảng cáo. Ai biết đc thuốc có tác dụng ko, có tác dụng phụ gì ko?
Chả cần người nổi tiếng. Chiếc áo làm nên thầy tu. Thấy mấy cái quảng cáo lùa gà này cắt ghép video, logo. Thậm chí khoác lên bộ quân phục hay áo blouse rồi muốn nói gì thì nói. Chỉ cần hình ảnh có chút uy tín (nổi tiếng, nghề y, quân đội...) là lùa dc 1 mớ. Nhất là người già và trẻ nhỏ, những người có rất ít "đề kháng thông tin rác." Đối với người nổi tiếng, đặc biệt là diễn viên, thì những buổi quay quảng cáo này cũng như công việc của họ thôi, giống như quay một tập phim vậy. Trả tiền thì họ diễn. Người có tâm thì còn ngẫm nghĩ xem hệ quả như thế nào, có backlash ko. Chứ còn mà một buổi quay mấy trăm triệu, diễn trong vòng 30 phút thì gặp các bác, các bác có làm không?