[VNE] END GAME - Nới trần làm thêm lên tối đa 60 giờ mỗi tháng

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi resetlove21, 23/3/22.

  1. resetlove21

    resetlove21 Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    13,842
    Giờ làm thêm mỗi tháng của người lao động được nâng từ 40 giờ lên tối đa 60 giờ, khống chế 300 giờ mỗi năm, theo nghị quyết của Thường vụ Quốc hội.

    Chiều 23/3, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thông qua nghị quyết về số giờ làm thêm trong một năm, một tháng của người lao động trong bối cảnh phòng chống Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/4/2022 (riêng quy định về số giờ làm thêm trong một năm từ ngày 1/1/2022), đến hết 31/12/2022.

    Các trường hợp không áp dụng giờ làm thêm gồm: Người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi; người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo; lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị nâng số giờ làm thêm một tháng của người lao động từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ (gấp 1,8 lần). Quá trình kiểm tra vừa qua, Bộ ghi nhận do sức ép đơn hàng, một số doanh nghiệp thỏa thuận trực tiếp với người lao động để tăng giờ làm thêm.

    "Chính việc ngấm ngầm này đôi khi khiến quyền lợi của người lao động không được đảm bảo, như tiền lương làm thêm giờ vào ngày thường ít nhất bằng 150%, ngày nghỉ hàng tuần ít nhất bằng 200%, ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300%", ông Dung nói.

    Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đề nghị nâng kịch trần 72 giờ vì số công nhân mắc Covid-19 cao. Chỉ trong 23 ngày đầu tháng 3, có hơn 4 triệu ngày công bị mất do công nhân nhiễm Covid-19. "Doanh nghiệp phải dồn sức dồn người, phải tăng ca tăng kíp thì mới hoàn thành đơn hàng. Đây không phải là ưu đãi cho doanh nghiệp mà là ứng phó với Covid-19, vì trách nhiệm khôi phục và phát triển kinh tế", ông nói.

    [​IMG]
    Công nhân làm việc tại xưởng công ty may mặc Dony, quận Tân Bình, TP HCM, ngày 21/10/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

    Tuy nhiên, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình với lý giải này. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói không nhận được văn bản nào của các hiệp hội hay doanh nghiệp đề nghị tăng trần làm thêm mỗi tháng lên 72 giờ. "Bao nhiêu doanh nghiệp có đơn hàng không làm kịp, bao nhiêu công nhân bị nhiễm Covid-19?", ông đặt câu hỏi.

    Lãnh đạo Quốc hội cũng nêu thực trạng công nhân bị ảnh hưởng sức khỏe do hậu Covid-19, trong khi quyền tăng giờ làm thêm là của Quốc hội, Thường vụ chỉ được ủy quyền "nên phải thận trọng".

    Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng khẳng định mục tiêu của Việt Nam là tăng lương, giảm giờ làm. Doanh nghiệp muốn tăng năng suất thì phải cải tiến kỹ thuật. "Dịch Covid-19 là cơ hội để chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nếu cứ tăng giờ làm thì ai sẽ áp dụng khoa học kỹ thuật vào để tăng trưởng?".

    "Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng đã nhiều lần khẳng định không đánh đổi sức khỏe và sinh mạng của người dân để lấy tăng trưởng. Đây là những quan điểm cần phải bám vào", ông nói, khẳng định Bộ Luật lao động quy định giờ làm thêm cho từng ngày, tuần, tháng, năm là dựa trên cơ sở khoa học.

    Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, quá trình tiếp thu, chỉnh lý nghị quyết, mức trần thời gian làm thêm giờ trong một tháng nhận được hai loại ý kiến. Loại thứ nhất (của Ủy ban Xã hội) cho rằng việc nâng trần thời gian làm thêm giờ trong một tháng lên mức không quá 72 giờ là quá cao, trong khi cơ quan soạn thảo chưa đưa ra căn cứ thuyết phục.

    Do đó, Ủy ban đề nghị chỉ nâng trần thời gian làm thêm giờ trong tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 60 giờ. Tương ứng, các doanh nghiệp được áp dụng thời gian làm thêm tối đa trong một năm từ 200 giờ lên không quá 300 giờ (150%). Đây cũng là ý kiến được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lựa chọn để bảo đảm sức khỏe, tái tạo sức lao động, an toàn lao động cho người lao động.

    Loại ý kiến thứ hai đồng tình nâng trần thời gian làm thêm giờ trong tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ như tờ trình của Chính phủ và cho rằng đây là mức hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Đây cũng là ý kiến của VCCI, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

    Do còn hai loại ý kiến khác nhau, Thường trực Ủy ban Xã hội đã xin ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Kết quả, 13/18 người tán thành phương án 1; 5/18 người tán thành phương án 2. Thường trực Ủy ban Xã hội tiếp thu ý kiến của đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    "Dịch thì sức ép đối với việc gia đình, chăm lo con cái cũng lớn nên cần nhìn nhận toàn diện vấn đề này. Giờ làm thêm tăng lên 60 giờ mỗi tháng cũng chỉ là tình thế trong thời gian dịch Covid-19", bà Thúy Anh nhấn mạnh.

    Theo khảo sát của VnExpress ngày 22-23/3, trong gần 3.000 độc giả trả lời, 45% lựa chọn giữ như quy định hiện nay, tức làm thêm không quá 40 giờ mỗi tháng, tối đa 200 giờ mỗi năm; chỉ 12% lựa chọn tăng lên 56-60 giờ mỗi tháng, tối đa 300 giờ mỗi năm, còn lại là các lựa chọn khác.
     
  2. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    33,080
    Nơi ở:
    đà nẵng
    kệ thị trường tự do , nơi nào muốn lên giờ thì nó sẽ có cách lách lên cả chục năm nay thực tế rồi chả phải đợi luật , ba cái thứ này phạt nhưu muỗi đốt inox , ai không muốn làm thì nghĩ !sad
     
  3. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    16,357
    Mình vừa bắt kịp mọi thứ cho công ty !luoi

    !met, giờ thì cũng thư thả, sáng đi làm, chiều chơi game
     
  4. hieutrung88

    hieutrung88 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/3/08
    Bài viết:
    820
    cb3ac85781a929b9518a795618c98201.png

    Dân thích thì chiều theo thôi !deptrai
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.

Chia sẻ trang này