[VNE] Giá điện bình quân sẽ tăng từ 1.860 đồng lên 2.200 đồng mỗi kWh

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi rebaron, 24/9/22.

  1. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,021
    • Đề xuất tăng giá điện khi giá bán lẻ bình quân tăng từ 1%
    Theo dự thảo, EVN sẽ được điều chỉnh tăng giá điện khi các chi phí đầu vào biến động, làm giá bán lẻ bình quân tăng từ 1% trở lên so với hiện hành.

    Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

    Theo đó, khi các thông số đầu vào (phát điện, truyền tải, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành...) biến động làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1% trở lên, EVN sẽ được tăng giá điện. Đây là điểm mới so với quy định hiện hành (giá bán điện bình quân tăng 3% trở lên).

    Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng 1% đến dưới 5% và trong khung giá, EVN sẽ được quyết định tăng giá điện. Tập đoàn này sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.

    [​IMG]
    Công nhân ngành điện sửa chữa sự cố tại một khu cư dân. Ảnh: EVN

    Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng 5% đến dưới 10% và trong khung giá, EVN lập phương án giá bán lẻ điện bình quân trình Bộ Công Thương, Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

    Sau đó, Bộ Công Thương sẽ cùng các cơ quan rà soát, kiểm tra và có ý kiến về phương án điều chỉnh giá điện do EVN trình. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan quản lý, EVN quyết định tăng giá điện theo từng nhóm khách hàng từ ngày 1/10 của năm có biến động giá.

    Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng 10% trở lên, thẩm quyền quyết định tăng giá thuộc Thủ tướng. Quyết định sẽ được Thủ tướng đưa ra trên cơ sở báo cáo, rà soát từ các cơ quan quản lý và ý kiến của Ban chỉ đạo điều hành giá. Thời gian điều chỉnh từ ngày 1/10 của năm biến động giá.

    Hiện, giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1.864,44 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT). Mức này duy trì từ năm 2019 đến nay dù theo Quyết định 24/2017 giá điện được điều chỉnh 6 tháng một lần khi các chi phí đầu vào biến động. Tức là, giá bán điện được điều chỉnh theo cơ chế thị trường do Nhà nước quy định và điều tiết theo các mục tiêu kinh tế vĩ mô, khó theo kịp biến động chi phí đầu vào.

    Tính toán của EVN hồi tháng 6 cho thấy, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 lên mức 1.915,59 đồng một kWh (không gồm khoản chênh lệch tỷ giá hợp đồng mua bán điện còn lại 2019-2021 của các đơn vị phát điện). Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019.

    Tại hội thảo về phát triển năng lượng ngày 23/9, đại diện EVN đề xuất, cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh giá bán lẻ điện kịp thời theo Quyết định 24/2017.

    Lý do, tập đoàn này đang đối mặt khó khăn lớn. 8 tháng đầu năm, giá thành khâu phát điện (vốn chiếm tỷ trọng 82,45% trong cơ cấu giá), tăng quá cao vì giá nhiên liệu và các chi phí đầu vào leo thang. Các chi phí đầu vào (giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát và chi phí mua điện trên thị trường điện) trong khâu phát điện tăng vọt, tác động trực tiếp đến chi phí mua điện mà đơn vị điện lực không có khả năng kiểm soát.

    Theo báo cáo tài chính 6 tháng của EVN, tập đoàn này ghi nhận khoản lỗ trên 16.500 tỷ đồng do chi phí sản xuất điện tăng cao. Việc này tạo ra áp lực tăng giá điện rất lớn.

    "Tập đoàn đã nỗ lực cố gắng để tiết kiệm chi phí, huy động tối ưu các nguồn điện... để giảm lỗ, nhưng với các giải pháp trong nội tại vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện tăng cao so với kế hoạch đầu năm", đại diện EVN cho hay.
    EVN được tự tăng giá điện khi chi phí đầu vào tăng trên 1% (vnexpress.net)

    !cheer!cheer!cheer!cheer!cheer
     
    Mephistopheles thích bài này.
  2. Công Chúa Gián

    Công Chúa Gián Persian Prince

    Tham gia ngày:
    18/9/16
    Bài viết:
    3,676
    May mà ko tư nhân hoá
     
  3. Simp

    Simp Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    17/4/22
    Bài viết:
    4,828
    đm ở trọ giá điện 4k/số :(
     
  4. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    27,520
    Chắc đầu năm sau tăng nhỉ ?
     
  5. squall9588

    squall9588 Marcus Fenix, savior of Sera Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/05
    Bài viết:
    15,938
    Ở trọ thì gía đó ok rùi !bungbay
    Trước bà chị ta cho thuê phòng thì cũng giá 3k 1kg mà tầm từ 8 năm trước.
     
  6. squallkid4ever

    squallkid4ever Dante, the strongest Demon Slayer ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/10/06
    Bài viết:
    14,184
    Nơi ở:
    FF8-Balamb Garden
    Mỗi tháng chỉ xài trung bình 450 số điện, méo quan tâm :2cool_go:
     
  7. lovelybear

    lovelybear The Dragonborn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    19,694
    Ở trọ giá 3K hay 4K/ số là OK rồi, tháng xài thường thường cũng dưới 500 thôi mà
     
  8. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,021
    Giá điện bình quân có thể tăng thêm 2.200 đồng/kWh
    CƯỜNG NGÔ - Thứ năm, 29/09/2022 16:44 (GMT+7)
    [​IMG]
    Trong đề án quy hoạch điện phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch Điện VIII), Bộ Công Thương cho biết giá điện bình quân tăng 1.860 - 2.200 đồng/kWh.

    Theo Bộ Công Thương, giá điện bình quân (theo tỉ giá USD năm 2020) sẽ tăng dần từ mức 7,9 cent/kWh vào năm 2020 lên 8,4 - 9,4 cent/kWh vào năm 2030.

    Hiện giá điện bình quân chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng là 1.864,44 đồng/kWh (7,9 cent/kWh). Nếu lên mức 8,4 - 9,4 cent/kWh, theo tỉ giá năm 2020, giá điện bình quân trong giai đoạn tới lên tương đương 1.982 - 2.218 đồng/kWh.

    Bộ Công Thương ước tính giai đoạn 2031 - 2050, giá điện bình quân sẽ trong khoảng 10,8 - 11,4 cent/kWh.

    Bộ Công Thương cho rằng, so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, giá điện của Việt Nam tương đối thấp. Năm 2030, mức giá điện dự kiến từ 8,4 - 9,4 cent/kWh vẫn thấp hơn giá điện hiện tại của Indonesia và Thái Lan.

    Bộ Công Thương dẫn chứng giá điện bình quân của một số nước như sau: Malaysia (6,69 cent/kWh), Indonesia (10,07 cent/kWh), Thái Lan (10,74 cent/kWh), Trung Quốc (8,43 cent/kWh), Nhật Bản (21,08), Nga (5 cent/kWh), Đức (32,27 cent/kWh), Mỹ (10,91 cent/kWh), Canada (12,44 cent/kWh)…

    Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đưa ra dự báo với giá điện gió trên bờ sẽ giảm từ 7,74 cent/kWh giai đoạn trước năm 2025 xuống mức 6,35 cent/kWh trước năm 2030 và xuống 5,72 cent/kWh sau năm 2040.

    Giá điện gió ngoài khơi có thể giảm từ 11 cent/kWh hiện nay xuống 9 cent/kWh trước 2030 và xuống 6 cent/kWh sau 2040.

    Giá điện mặt trời có thể giảm xuống mức 5 - 6 cent/kWh trước 2030 và 4,8 cent/kWh sau 2040. “Thậm chí một số dự báo cho thấy giá các loại hình năng lượng tái tạo có thể giảm nhanh hơn”, Bộ Công Thương cho hay.

    [​IMG]
    Giá điện bình quân có thể tăng thêm 2.200 đồng/kWh. Ảnh: EVN
    Ngoài ra, đối với các dự án điện mặt trời đã được quy hoạch, Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ cho phép tiếp tục phát triển các dự án điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030, với tổng công suất 2.360 MW để tránh rủi ro về mặt pháp lý, tránh xảy ra khiếu kiện và đền bù cho các nhà đầu tư như đã báo cáo chi tiết ở mục 2.2.3.

    Đồng thời, loại bỏ các dự án điện mặt trời đã được quy hoạch, nhưng chưa được chấp thuận nhà đầu tư với tổng công suất 4.136 MW ra khỏi Quy hoạch Điện VIII trong giai đoạn 2021-2030 và để xem xét trong giai đoạn 2011-2045.

    Cũng theo Tờ trình, Bộ Công Thương cho biết, tính đến hết tháng 9.2022, cả nước có 39 nhà máy nhiệt điện than, tổng công suất 24.674 MW đang vận hành. Còn 12 dự án nhiệt điện than, tương ứng 13.792 MW đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư, hoặc đang triển khai xây dựng.

    Trong đó, có 7 dự án (6.992 MW đang xây dựng bao gồm nhiệt điện Thái Bình 2, Long Phú 1, Quảng Trạch 1, Vân Phong 1, Vũng Áng 2, An Khánh, Na Dương 2. Trong số này, có dự án đã thu xếp được vốn, đang xây dựng, sẽ vào vận hành (Thái Bình 2, Quảng Trạch 1, Vân Phong 1, Vũng Áng 2).

    Còn dự án nhiệt điện Long Phú 1 đang trong quá trình đàm phán với tổng thầu; 2 dự án An Khánh Bắc Giang và Na Dương 2 đã có phương án vay vốn trong nước.

    Có 5 dự án tương ứng 6.800 MW đang chuẩn bị đầu tư, nhưng có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn, bao gồm: Sông Hậu 2 (2.000 MW), Nam Định 1 (1.200 MW), Vĩnh Tân 3 (1.800 MW), Quảng Trị 1 (1.200 MW), Công Thanh (600 MW).

    Tuy nhiên, tờ trình của Bộ Công Thương cho rằng, "theo các văn bản gửi Bộ Công Thương gần nhất, không chủ đầu tư nào tự nguyện dừng dự án. Vì vậy, để tránh rủi ro pháp lý và đền bù nhà nước, cần tiếp tục để trong Quy hoạch Điện VIII các dự án này, nhất là các dự án BOT có chủ đầu tư nước ngoài".
     
  9. dangkhoa12

    dangkhoa12 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/12/04
    Bài viết:
    4,341
    Tăng lên 2.200 khác tăng thêm 2.200
    Thằng báo 3 môn 9 điểm ah
     
  10. _Ultra-Violet_

    _Ultra-Violet_ Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/8/10
    Bài viết:
    3,689
    giá điện tăng kéo theo những cái khác tăng theo….
     
  11. nhox_langthang

    nhox_langthang Mega Man GameOver

    Tham gia ngày:
    7/7/08
    Bài viết:
    3,175
    Điện tính ra trên thế giới là rẻ rồi nhưng nó kéo theo mấy cái khác lên nên mệt.
    Có ai kinh nghiệm điện mặt trời ko nhỉ?
     
  12. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    27,520
    3 điểm 9 môn =))
    hic, ko có giá FIT, hiện EVN ko thu
     
  13. silent_dream

    silent_dream Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/10/06
    Bài viết:
    3,739
    Nơi ở:
    Silent World
    bác tính lắp cá nhân hay cho doanh nghiệp :)) chỗ mình làm chuyên đầu tư trên mái nhà xưởng doanh nghiệp miễn phí, thu tiền điện hàng tháng với chiết khấu thôi :))
     
    Mephistopheles thích bài này.

Chia sẻ trang này