VNE - Phát hiện dấu tích thành cổ Hoa Lư khi đào móng nhà

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Will November, 31/12/24 lúc 15:35.

  1. Will November

    Will November Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    11/11/23
    Bài viết:
    1,244
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Phát hiện dấu tích thành cổ Hoa Lư khi đào móng nhà

    Ninh Bình - Các nhà khảo cổ tìm thấy nền móng xây bằng gạch nung đỏ, cọc gỗ lim và nhiều hiện vật có thể là dấu tích kinh thành Hoa Lư cổ tồn tại hơn 1.000 năm trước.

    Giữa tháng 12, ông Nguyễn Tử Quý ở thôn Tân Hoa, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, đào móng xây nhà cho người con trai thứ hai trên thửa đất thổ cư của gia đình rộng hơn 100 m2. Trong lúc thi công, nhóm thợ vô tình làm bật một đoạn bờ đất đắp lẫn những vỉa gạch đỏ nghi là tường thành Hoa Lư cổ.

    Chính quyền địa phương và ngành văn hóa sau đó đề nghị gia đình ngừng thi công để Viện khảo cổ học tiến hành khai quật khảo cổ. Trong một tuần qua, các nhà nghiên cứu đã cho đào ba hố khai quật, phát hiện 5 lớp kết cấu tường thành.

    Đó là lớp gia cố chân tường thành (ở độ sâu 3,46 m) bằng gỗ lim đóng cọc, bên trên lót đất sét màu xám tạo chân; lớp dải cành cây vụn có tác dụng chống sụt lún, trơn trượt; tiếp theo là các lớp đất sét và tường gạch được xếp khá quy chuẩn... Bức tường gạch kết hợp với cọc gỗ và những lớp đất đắp tạo thành một chỉnh thể vững chắc.
    [​IMG]
    Lớp gạch đỏ dùng xây thành Hoa Lư mới được phát lộ ở thôn Tân Hoa. Ảnh: Lê Hoàng

    Di vật được tìm thấy trong các hố khai quật chủ yếu là những vỉa gạch đã vỡ. Gạch ở đây có hai nhóm là gạch xám, một số viên có chữ "Giang Tây quân" hoặc "Giang Tây chuyên", niên đại thuộc thế kỷ 8-9. Loại gạch thứ hai là gạch đỏ, một số mảnh có in chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên", tức loại gạch chuyên dùng xây kinh thành thời bấy giờ, loại này cũng có niên đại khoảng thế kỷ thứ 10.

    Ngày 31/12, bà Vũ Thanh Lịch - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Ninh Bình, cho biết đến nay khu vực tường thành Hoa Lư đã có ba lần khai quật, thăm dò khảo cổ. Kết quả đợt khai quật lần này tiếp tục khẳng định về kỹ thuật đắp dựng tường thành Hoa Lư ở thế kỷ 10.
    [​IMG]
    Cọc gỗ lim được đóng dưới lớp đất sâu gần 4m. Ảnh: Lê Hoàng

    Từ kết quả nghiên cứu thực địa, các nhà khảo cổ có chung nhận định rằng tường thành nhân tạo ở Hoa Lư đều được đắp trên nền đất lầy thụt vùng trũng thấp, do vậy đều sử dụng kỹ thuật đắp rải các thanh gỗ kết hợp đóng cọc chống sụt lở. Tường thành được đắp hình con trạch hoặc gần hình thang, trong đó mái ngoài thường được tạo dốc hơn bên trong. Kỹ thuật xây thành kiểu này cũng từng được phát hiện ở La thành, Thăng Long (Hà Nội) và được cho là khá gần gũi với kỹ thuật xây và tạo xương cho tường thành do người Chăm thực hiện ở địa điểm thành Trà Kiệu (Quảng Nam).

    "Kết quả khai quật đã cung cấp thêm những tư liệu mới góp phần làm rõ về tường thành và quá trình xây dựng tường thành Hoa Lư, đồng thời cũng góp phần củng cố cứ liệu đầy đủ hơn về Kinh đô Hoa Lư dưới triều Đinh - Tiền Lê ở thế kỷ 10", bà Lịch cho hay.
    [​IMG]
    Một mảnh gạch có in chữ Hán tìm thấy ở khu vực khai quật. Ảnh: Sở Văn hóa Thể thao Ninh Bình cung cấp

    Theo bà Lịch, do cuộc khai quật diễn ra gấp rút và thiếu thời gian, nhiều câu hỏi quan trọng về tường thành Hoa Lư vẫn chưa có lời giải. Chẳng hạn, liệu bức tường thành phía Đông Bắc và các đoạn tường thành nhân tạo khác chỉ được sử dụng một lần duy nhất hay không, và vai trò thực sự của chúng trong Kinh đô là gì.

    Vì vậy, các nhà khoa học đề xuất tỉnh Ninh Bình tiếp tục xây dựng đề án và chương trình hành động để nghiên cứu sâu hơn về quy mô, kỹ thuật, không gian phân bố và phương thức xây dựng tường thành ở Cố đô Hoa Lư. Những nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm tư liệu quan trọng, giúp tái hiện diện mạo các vòng thành và con đường dẫn vào kinh đô Hoa Lư thời Đinh - Tiền Lê.

    Chính quyền huyện Hoa Lư và các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình đang cân nhắc khả năng di dời 12 hộ dân sinh sống gần chân núi Cột Cờ, nơi phát hiện dấu vết tường thành Hoa Lư để xây dựng phương án bảo tồn.
    [​IMG]
    Một số mảnh gốm sứ cũng được các nhà khảo cổ tìm thấy ở khu vực khai quật. Ảnh: Lê Hoàng

    Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của Việt Nam dưới thời phong kiến, tồn tại trong giai đoạn 968-1010 với ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, trước khi vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long.

    Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền chùa, lăng phủ...

    Vị trí phát hiện dấu vết tường thành vừa qua nằm cách khu vực trung tâm Cố đô Hoa Lư hiện nay khoảng 1,5 km.
     
  2. Gia đình bạn

    Gia đình bạn The Pride of Hiigara ✡ Shine Wizard ✡

    Tham gia ngày:
    12/11/20
    Bài viết:
    9,153
  3. Dante2689

    Dante2689 Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    13/5/21
    Bài viết:
    5,077
    Vậy là nhà thành di tích quốc gia và dc hoãn vô thời hạn à
    Đen đủi thằng chủ nhac
     
  4. lang băm

    lang băm You Must Construct Additional Pylons Waiting to respawn

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    8,968
    Tin mừng cho đất nước
    Tin buồn cho chủ nhà
     
  5. gamepsp2009

    gamepsp2009 Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/2/09
    Bài viết:
    323
    nhà nước chịu trade cho cái nhà ở phố là dân cười hề hề mghqp4v-png
     
  6. bushmaster

    bushmaster Rậm rạp nhất chuồng ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/10
    Bài viết:
    2,718
    Nơi ở:
    Không có
    Chắc cũng ham xây nhà cao tầng , nên ông bác đào móng sâu , về sau còn chồng tầng , ai dè sâu quá vào tầng di chỉ khảo cổ , thôi đất cố đô mà , đào đâu chả ra di tích
     
  7. resetlove21

    resetlove21 Crash Bandicoot Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    12,802
    Tìm kỹ coi thấy cái móng rùa nào ko
     
  8. Hector88

    Hector88 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    19/8/20
    Bài viết:
    2,285
    Chờ xác định niên đại coi thuộc đời nào .
    Kịch bản ở đâu zậy?

    Btw bộ hồi xưa bị lũ lục dìm đất hay sao mà toàn chìm xuống dưới vậy cà ?
     
  9. yokitonara

    yokitonara Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/6/08
    Bài viết:
    4,524
    Vậy chủ nhà phải làm sao ? n01copx-png
     
  10. victorhugo

    victorhugo Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/7/05
    Bài viết:
    14,249
    Nơi ở:
    CLUB "Rung Đùi"
    Nghĩ cũng cay bọn Tàu, qua đốt sạch sách vở ng Việt làm cho giờ đồ hàng từ tk13 đổ về đều ko rõ, mọi thứ đều mập mờ qua truyền miệng với truyện dân gian...
     
  11. Long khô máu

    Long khô máu C O N T R A

    Tham gia ngày:
    20/5/21
    Bài viết:
    1,587
    Cút chứ sao
     
  12. Le_Soleil

    Le_Soleil T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/12/04
    Bài viết:
    626
    vc, lấn chiếm cả đất nhà vua à :sungchan1:
     
  13. Achiles88

    Achiles88 Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/6/15
    Bài viết:
    3,951
    Bên mình cũng ko hứng thú vụ văn hóa này các đời cho lắm . Hiện nay cũng vậy đó mà .
    Văn hóa làng xã mạnh thôi .
     
  14. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    14,954

    Bữa coi phim Phong Thần, mình cũng tưởng tàu chém gió vụ họa tiết với ngọc, tới hồi vào viện bảo tàng mới thấy trình độ chế tác thời đó kinh vãi. Nên đúng là phải có cổ vật mới phục chế được
     
    victorhugo and Nhật Bình like this.

Chia sẻ trang này