Hàng không mẫu hạm mới của Ấn Độ mang tên INS Vikramaditya sẽ được đưa vào hoạt động năm 2012, sau nhiều năm đại tu và tân trang ở Nga. Hàng không mẫu hạm INS Vikramaditya của Ấn Độ. Ảnh: Defenseindustrydaily Tên gọi của tàu INS Vikramaditya được dịch nghĩa là "Quả cảm như mặt trời". Đây thực ra là hàng không mẫu hạm lớp Kiev mang tên gọi Đô đốc Gorshkov, được Ấn Độ mua lại từ Nga vào năm 2004 sau nhiều năm thương thảo. Tàu sân bay INS Vikramaditya hoạt động trong biên chế hải quân Nga từ năm 1987, nhưng không còn được ra khơi sau đó 9 năm vì chi phí vận hành quá lớn. Theo điều khoản hợp đồng, Ấn Độ được không vỏ tàu INS Vikramaditya. Tuy nhiên, nước này phải trả 800 triệu USD cho việc nâng cấp và làm mới tàu sân bay này, cùng với khoảng 1 tỷ USD nữa cho các máy bay chiến đấu và vũ khí đi kèm. Hàng không mẫu hạm INS Vikramaditya được đóng trong giai đoạn 1978-1982 tại xưởng đóng tàu Hắc Hải, Mykolaiv, Ukraina. Hiện chiến hạm này đang được làm mới tại xưởng đóng tàu Seymash ở Severodvinsk, Arkhangelsk Oblast, Nga. Công việc làm mới vỏ tàu kết thúc vào năm 2008 và chiến hạm này đã được hạ thủy trở lại vào ngày 4/8/2008. Khoảng 99% phần kết cấu và gần 50% của một số đầu việc khác đã hoàn thành vào tháng 6/2010. Hầu hết các thiết bị lớn, bao gồm động cơ và máy phát diesel đã được lắp đặt. Tàu INS Vikramaditya được cho là sẽ chính thức hoạt động trong biên chế của hải quân Ấn Độ sau năm 2012, để thay thế cho tàu sân bay duy nhất hiện nay của nước này là INS Viraat. [spoil] Bản vẽ chi tiết thiết kế mạn phải và mặt trên của tàu sân bay INS Vikramaditya. Ảnh: Defensetalk Tàu INS Vikramaditya trong giai đoạn được đưa lên bờ để làm mới, trước khi được hạ thủy trở lại vào cuối năm 2008. Ảnh: Defencetalk Chiến hạm một thời của Nga trông khá tồi tàn và cũ kỹ khi được đưa lên bờ để làm mới. Ảnh: Defencetalk Các công nhân đang làm việc ở khu vực đuôi của tàu INS Vikramaditya. Ảnh: Defencetalk Hình ảnh mới mẻ của tàu INS Vikramaditya khi vừa được hạ thủy trở lại. Ảnh: Defencetalk Tàu sân bay INS Vikramaditya tại xưởng Seymash, nơi nó đang được làm mới. Ảnh: Defencetalk Mặt trước của tàu INS Vikramaditya. Ảnh: Defencetalk Toàn cảnh tàu sân bay sắp trình làng của Ấn Độ. Ảnh: Defencetalk Tàu INS Vikramaditya trong tương quan so sánh với các tàu sân bay khác như Shi Lang (Varyag) của Trung Quốc, tàu sân bay lớp Vikrant do chính Ấn Độ tự thiết kế và chế tạo, cũng như các tàu Queen Elizabeth của Anh và hàng không mẫu hạm lớp Gerald R. Ford của Mỹ. Ảnh: Navy.com.br [/spoil] lk
Gọi là Tàu Sân Bay chứ thực chất nó vác máy bay lên thẳng và trực thăng cho vui, còn lại nó mang toàn tên lửa diệt tàu và tên lửa đạn đạo .
"Theo điều khoản hợp đồng, Ấn Độ được không vỏ tàu INS Vikramaditya." Khựa phải mua hết bao nhiêu cái vỏ ý nhỉ 50m hay 20m?
Su-33 không cất cánh được trên cái tàu này vì đường băng quá ngắn Chỉ có Mig29K là cất cánh được thôi
Thấy bảo Ấn mua con này tốn nhiều tiền hơn tự đóng nhiều! Nhưng chắc họ mua là để lấy thêm công nghệ vũ khí :) !
Gerald R.Ford là lớp mới nhất sau Nimitz,lấy đâu ra mà chạy bằng diezel? Nhớ hộ cho là từ thời Kitty Hawk và Enterprise là các TSB Mẽo đều chạy bằng hột nhân hết
Nhìn cái hình so sánh kia thì có vẻ các tàu sân bay đều same same nhau Sao tàu Mỹ nhìn lúc nào cũng to như hộ pháp ấy nhỉ??
Tàu Mẽo đường băng dài hơn đám kia,lại thẳng chứ ko cong nên nhìn sẽ thấy lớn hơn. Ngoài ra thì lượng dãn nước và trọng tải cũng lớn hơn nhiều.