Hội chứng "nghiện công việc" của giới trẻ Việt Nam Thuỳ Dương, Diện Đàm, Phạm Hùng, Dương Dũng-Thứ ba, ngày 30/07/2024 13:34 GMT+7 Bình luận 0 0 VTV.vn - Một số người trẻ hiện nay không hài lòng với mức thu nhập mà 1 công việc chính mang lại. Chính vì thế, họ ngày càng có xu hướng làm nhiều công việc cùng một lúc. Trào lưu "trì hoãn để thành công" của giới trẻ Xu hướng tiết kiệm ồn ào của giới trẻ trong năm 2024 Cụ thể, theo kết quả Khảo sát Công việc làm thêm tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2023, cứ 5 người Việt sẽ có 4 người làm thêm nghề tay trái để trang trải cuộc sống. Ngày càng nhiều người muốn hướng bản thân đến hình mẫu đa nhiệm, đa năng, cũng như tự tạo cho mình thêm nhiều cơ hội việc làm. Do vậy, có một số bạn trẻ, dù chỉ mới ra trường khoảng 1-2 năm, nhưng kinh nghiệm trong nghề có thể lên tới 3 - 4 năm, và mức thu nhập của họ, cũng là điều khiến nhiều người ao ước. Những người làm thêm việc khác bên cạnh công việc chính thức được ví von với tên gọi là nhân sự ánh trăng. Tức là khi ánh trăng lên, chính là lúc họ bắt đầu với vô vàn đầu việc làm thêm ngoài giờ. Cái lợi là học thêm nhiều thứ, có thu nhập tốt nhưng đổi lại cũng thừa áp lực. "Em hay ở trong tình trạng mà giới trẻ thường gọi là burnout, nghĩa là làm việc trong hoảng loạn và khóc một mình. Ba công việc của em đều là viết content nhưng với 3 ngách khác nhau F&B, Giáo dục và về mảng beauty. Việc lẫn lộn về mặt nội dung thì thường xuyên xảy ra. Có những bài nửa trên nửa dưới không liên quan đến nhau. Lúc đấy thì cũng hơi sượng trân 1 tí nên em cũng phải ứng phó và giải quyết nhanh" - chị Nguyễn Hạnh Chi, Quận Đống Đa, Hà Nội cho biết. Sai sót, rủi ro là điều không thể tránh khỏi khi tuyển dụng những nhân sự phải giải quyết quá nhiều việc trong thời gian ngắn. Với nhiều doanh nghiệp, trước xu hướng làm việc đa nhiệm của người trẻ, cũng có những lo ngại được đưa ra. Theo anh Phạm Hoàng Huy, Quản lý Mạng lưới đối tác đa nền tảng, Giám đốc Metub chi nhánh Hà Nội cho biết: "Các bạn trẻ nên nhìn nhận lại khả năng của bản thân. Nếu bạn ở vị trí có quá nhiều áp lực, KPI các thứ thì chạy 1 ngày cũng đủ hết rồi. Nếu các bạn có góc nhìn tốt hơn thì riêng 8 tiếng 1 ngày trên công ty cũng đã rất là vất vả, thì sau thời gian làm việc ở công ty bạn nên trau dồi, một admin cũng có thể lên làm quản lí. Đó mới chính là những nhân sự then chốt mà chúng tôi muốn đầu tư". Nhiều cuộc nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng: làm quá nhiều việc một lúc sẽ làm giảm đến 40% hiệu quả công việc. Liên tục làm việc với áp lực lớn, cường độ cao, dù có những thành quả nhất định, thu nhập tốt nhưng không ít người trẻ thừa nhận đang phải đánh đổi nhiều thứ…Chứng nghiện công việc, hay còn gọi là "workaholism", ngày càng phổ biến ở xã hội hiện đại, là tình trạng một người cảm thấy cần thiết phải làm việc một cách cực độ, đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống cá nhân.... Theo số liệu thống kê gần đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 1/5 người lao động trên toàn cầu là những người nghiện công việc. Đây là số liệu thống kê đáng báo động vì những người nghiện công việc được miêu tả thường chỉ tập trung vào công việc từ đó bỏ bê các khía cạnh của cuộc sống như gia đình, bạn bè và sở thích cá nhân. Theo nhiều chuyên gia đánh giá, nếu so sánh với những chứng nghiện đã được biết từ lâu, ví dụ như nghiện đánh bạc hay trò chơi điện tử thì nghiện công việc phổ biến hơn rất nhiều. Người mắc chứng nghiện việc nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe như mất ngủ, mệt mỏi, dạ dày, lo âu và trầm cảm. Sự thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân cũng dẫn đến mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Nhiều trường hợp không có thời gian cho bản thân, gia đình, con cái, các mối quan hệ xã hội, dần dần thành cô đơn. Khi ngừng làm việc, họ cảm thấy đơn độc, trống rỗng, nên lại tiếp tục "nghiện việc" để giải tỏa, tạo thành vòng luẩn quẩn. Tại nhiều bệnh viện, ghi nhận sự gia tăng bệnh nhân đến khám, điều trị liên quan đến hội chứng này và các bệnh rối loạn tâm thần kèm theo. Theo Bác sĩ Lê Đăng Viễn, Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết: "Các bệnh nhân cứ nghĩ stress trong cuộc sống thôi rồi tự điều chỉnh được nhưng sau 1 thời gian không điều chỉnh được. từ đó ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt". Ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc với tần suất cao, coi công việc là ưu tiên hàng đầu…đó là dấu hiệu của người nghiện việc. Duy trì thói quen này khiến nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu. Thậm chí nếu không làm việc, sẽ có cảm giác khó chịu. TS.BS. Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương chia sẻ: "Tự tạo cho mình quá nhiều áp lực và đó là 1 trong những nguyên nhân để gây ra 1 số bệnh lý về sức khỏe tâm thần. Nồng độ chất dẫn truyền trong máu mất cân bằng đó là lý do chúng ta buộc phải dùng thuốc chứ không chỉ điều trị đơn thuần bằng trị liệu tâm lý mà nó hét được". Việc điều trị rối loạn sức khỏe tâm thần không dễ dàng. Do đó, cần cân bằng công việc và cuộc sống, áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý tạo ra thói quen mới sẽ giúp chúng ta quên đi sự ám ảnh trong công việc. https://vtv.vn/xa-hoi/hoi-chung-nghien-cong-viec-cua-gioi-tre-viet-nam-20240730133015776.htm không phải vì thiếu tiền đâu
Đầu năm đến giờ làm quen 2 đứa 32 và 33 tuổi, đều chung một vấn đề... ưu tiên công việc lên trên hết, đều chung sở thích thức đêm tới 2-3h sáng mới ngủ, đều làm ở vị trí manager, stress thường xuyên, kín lịch
Bị mắc bệnh này 2 năm nay, thứ 7 chủ nhật không làm gì thì cảm thấy vô dụng, phí phạm thời gian. Chỉ là không có tiền
Tuổi này còn trẻ, chắc vẫn trụ được. Điểm chung của tuổi trẻ là thức đêm, ko uống nước, lười thể thao và phớt lờ mọi lời khuyên về sức khoẻ
H cuộc sống áp lực lắm ae :( Mình bây h bị bệnh nghề nghiệp hơi tý bật team chat cv lên kể cả khi đi du lich
Đm có thời gian nghe tiếng tn zalo là bụng nó thót 1 cái. Đang đói mà đéo ăn nổi luôn. Giờ thì kệ mẹ mày, công việc chứ có phải chuyện sống chết đéo đâu mà phải gấp, cùng lắm thì tìm việc khác. Tự nhiên tâm trạng tốt lên bao nhiêu, tăng cân vù vù. Stress nó bào mòn con người còn kinh hơn ma tuý, đm tư bản.
Có thời gian cũng vậy, dcm 9-10g tối còn nhắn hỏi công việc, ta tắt cmn thông báo luôn. Zalo là cái app duy nhất ta tắt thông báo.
Chỉ cần lương cứng nó max ở công ty 1 phát là tính năng động nó tỷ lệ nghịch với công việc liền Hồi đó cũng suy nghĩ kỹ lắm mới nhảy việc vì công ty mới nó trả thấp hơn việc hiện tại. Nhưng qua tới cái first review cái là ổn .
Mình nguyên năm ngoái đến tháng 2 năm nay cũng vậy. Douma 47 cái group zalo, đi làm sml đến tối về tắm gội xong lướt zalo xem có sót group nào chưa đọc ko, có tin nhắn của nhà cung cấp nào bị trôi ko. Đọc + trả lời + note xong đến sáng mie luôn. Có mấy group ko dính đến mình lắm thì mute nhưng thấy tag tên cũng căng thẳng bỏ xừ. Nhiều đêm ngủ mơ thấy tên bị tag trong group zalo mà tỉnh ngủ luôn. Sợ v~loz. Lúc nghỉ việc xóa acc zalo luôn.
Ông nào mà làm công việc không phải lao động nặng nhọc, ngày làm 8 tiếng mà tối về nằm thở đéo ra hơi, đi bộ còn đéo nổi, bật ps5 lên xong 10p tắt, chơi con bạn gái còn đéo thèm thì đích thị bị stress nó hành. Phải làm công tác tư tưởng sớm chứ không thì hẹo sớm
Làm lương 2/3 lúc trước nhưng cuối tuần ko ai làm phiền, 7h tới nhà 11h ngủ rồi. Cảm thấy hạnh phúc rồi
Làm cty đa quốc gia,di chuyển liên tục,được cái thích thì làm,chán thì nghỉ.Khách thì từ tổng tài doanh nhân đến sinh viên.Cụ thể là chạy Grab
The Burnout Society - Byung Chul Han Cuốn sách xuất bản 10 năm trước đã recap lại tư tưởng độc quyền của con người tư bản: burnout. Và trạng thái tâm thần không lối thoát. Tuy nhiên sự thật đã được tìm ra trước đó rất lâu: The Fear of Freedom - Erich Fromm Cuốn sách từ năm 1941, con người ko chịu đựng được sự tự do. Trong tiềm thức họ sẵn sàng phụ thuộc. Tư bản đã nắm lấy điều này và biến họ thành nô lệ của chính bản thân mình. Tồn tại trong thân xác của người kiếm tiền, là 1 chủ nô và 1 nô lệ. Quan hệ nội hàm sẽ tồn tại đến khi một phe chịu thua. Nếu chủ nô thất bại, thì đó là stress và burnout. Nếu nô lệ thất bại, thì đó là trầm cảm. Nếu cả hai cùng thất bại, điều này là chắc chắn xảy ra vì ko có thứ gì có thể tồn tại nếu thiếu thứ kia, họ sẽ từ chối tiếp tục làm một con người, và sống nhờ việc tồn tại trong số đông, như cái vỏ di động.