(Vzone) – Đã đến lúc nói đến giải pháp cuối cùng … Giải pháp thi đấu tuyển chọn Asian Indoor Game 3rd (Phần 2) (24/05) Giải pháp thi đấu giải tuyển chọn Asian Indoor Game 3rd ? (23/05) Luật thi đấu và hệ thống CNTT tại Asian Indoor Game 3rd Hướng tới AIG III - Giải pháp thi đấu esports. AIG - cơ hội vàng cho cộng đồng esports Việt. Ở các bài viết trước, chúng tôi đã đưa đến cho độc giả 2 giải pháp “có thể” sẽ được sử dụng cho giải đấu tuyển chọn đội tuyển quốc gia Asian Indoor Game 3rd, bộ môn eSports vào nửa cuối tháng 6 tới đây. Đã có nhiều suy nghĩ khác nhau về việc này từ giới game thủ, và giờ đã đến lúc nói đến giải pháp thứ 3. Ở bài viết thứ 1, chúng ta có một giải pháp thuận lợi và tích cực dành cho giới game thủ, tuy nhiên chi phí vấn vấn đề lợi nhuận thu được sau sự kiện khó có thể làm nhà tổ chức hài lòng rồi đi đến quyết định “cấp vốn”. Ngược lại, với giải pháp thứ 2, về phía nhà tổ chức có thể chấp nhận ngay lập tức nếu không phải nghĩ đến phản hồi từ phía game thủ khi giải đấu tuyển chọn không được tổ chức. Và bây giờ, hãy thử “dung hòa” cả 2 giải pháp này lại với nhau, chúng ta có được giải pháp thứ 3. Giải pháp thứ 3 Tổ chức vòng đấu loại tại 2 khu vực Hà Nội và TP.HCM, mỗi khu vực chọn ra 1 game thủ/đội game vô địch của mỗi bộ môn vào đội dự tuyển quốc gia. Trước hết, theo thông tin Vzone nhận được thì thành phần đội dự tuyển quốc gia bộ môn eSports sẽ gồm 2 thành viên cho mỗi game – 1 chính thức, và 1 dự bị. Có nghĩa là khi tổ chức giải đấu, người ta sẽ chỉ lấy ra 2 gương mặt cho mỗi bộ môn vào đội dự tuyển. Như vậy, giải pháp có thể chọn lúc này là tổ chứ giải đấu loại tại 2 khu vực lớn là Hà Nội và Sài Gòn, mỗi khu vực chọn ra 1 nhà vô địch góp mặt trong đội dự tuyển quốc gia Dự kiến thời gian: Ngày 19 và 20/6/2009 Hà Nội và Sài Gòn tổ chức song song cùng lúc Dự kiến chi tiết số lượng game thủ đại diện mỗi khu vực Counter Strike 1.6: 1 đội game Dota Allstar: 1 đội game FIFA09: 1 game thủ StarCraft: Broodwar: 1 game thủ NBA Live: 1 game thủ NFS Most Wantted: 1 game thủ Về phía giới game thủ, nếu như không thể chọn lựa giải pháp thứ 1, tổ chức vòng loại cả 2 khu vực lớn rồi làm vòng Grand Final tại Hà Nội để chọn lựa ra nhà vô địch, thì phương án họ mong muốn nhất chắc chắn vẫn là có giải đấu, chứ không phải pick đội tuyển trực tiếp dựa trên thành tích – như giải pháp thứ 2 chúng tôi trình bày. Một giải đấu công bằng và để tất cả mọi người có thể tham gia đọ tài là ưu tiên số 1 đối với người chơi Thể thao điện tử đã bỏ công sức tập luyện thời gian qua. Giải pháp thứ 3 có thể làm vừa lòng các game thủ... Số slot trong đội dự tuyển quốc gia là 2 – vậy việc tổ chức vòng loại tại Hà Nội và Sài Gòn, mỗi nơi chọn ra một nhà vô địch có thể coi là đáp ứng được về mặt số lượng. Điều khiến mọi người lăn tăn nằm ở chỗ các game thủ hàng đầu 2 miền sẽ không thể thi đấu lẫn với nhau để chọn ra người xứng đáng, mà chỉ có thể thi đấu với game thủ cùng miền. Như vậy, nếu một game bất kỳ có 2 game thủ/đội game mạnh nhất Việt Nam ở thời điểm này thi đấu thì chỉ có 1 cái tên giành được vé đi tiếp. Về phía nhà tổ chức, thì đây cũng là một giải pháp “chấp nhận được” ! Đã bao giờ bạn tự hỏi chi phí di chuyển giữa các miền, đi lại, ăn ở của các game thủ ra Hà Nội hoặc vào Sài Gòn thi đấu vòng chung kết quốc gia World Cyber Games ngốn bao nhiêu tiền của ban tổ chức ? Theo những ý kiến chúng tôi thu nhận được, thì con số đó vào khoảng 4 – 5.000.000 VND/game thủ (trong khoảng 2 ngày). Như phương án thứ 1 có tới gần 40 game thủ tham gia Grand Final, nhân lên chúng ta có kết quả phải chi gần 200.000.000 chỉ riêng cho việc các game thủ 1 miền tham gia, chưa kể các khâu khác như thuê địa điểm, máy móc, tổ chức. Ở giải pháp thứ 3 này, khi chỉ tổ chức vòng đấu loại tại 2 khu vực Hà Nội và Sài Gòn rồi lấy các game thủ vô địch mỗi miền vào danh sách đội dự tuyển quốc gia, nghĩa là không cần thiết tổ chức vòng chung kết – giảm được cho nhà tổ chức một con số lớn gần 200.000.000 VND. Chỉ riêng việc này thôi đã làm mát được “những cái đầu nóng” của người xét duyệt dự án, và cơ hội cho một giải đấu được tổ chức sẽ cao hơn. ...và cả nhà tổ chức vì tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể mà vẫn cho thấy sự hiệu quả. Đương nhiên, bất cứ giải pháp nào cũng chỉ mang tính tương đối và chưa được trọn vẹn nếu so sánh về lợi ích cho cả 2 phía game thu – nhà tổ chức. Nhưng nếu phải chọn lựa giữa việc vẫn có giải đấu và pick trực tiếp game thủ vào đội dự tuyển quốc gia, theo ý kiến cá nhân của Vzone thì chúng ta vẫn có thể hài long với giải pháp thức 3 này. Bạn có thể cho chúng tôi biết ý kiến của riêng bạn tại phần comment cuối bài viết và tại ĐÂY ! Những ý kiến hay sẽ được chuyển trực tiếp sang phía những người trực tiếp tổ chức giải đấu. * Lưu ý: Những thông tin về các giải pháp tổ chức trong bài viết của Vzone được tham khảo, trích dẫn trực tiếp từ nhóm tổ chức giải đấu tuyển chọn và giới game thủ. Huy Hoàng Theo Game.vzone.vn
THeo như mình thấy, người viết đặt nặng vấn đề chi phí trong việc lựa chọn đội tuyển quốc gia hơn là cách xác định đúng gương mặt đại diện cho Việt Nam cho AIG 3 sắp tới. Nếu phải lựa chọn game thủ đại diện quốc gia và phát hiện tiềm năng, chỉ có cách tổ chức giải đấu kiểu như WCG.
Bạn có thể vào comment vs chất vấn trực tiếp vs "thằng viết bài" ở đây nhé. Để mình kêu nó vào làm rõ tường tận từng cái 1 chứ đ/chí này viết cứ như kiểu mọi thứ rồi nó sẽ xảy ra như vậy á