Xích Bích Thủy.Có thể chúng ta chưa hiểu hết về nó, nào chúng ta hãy cùng bàn luận

Thảo luận trong 'Kỷ niệm Hội Vườn Đào' bắt đầu bởi thekid1412, 14/3/04.

  1. thekid1412

    thekid1412 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    15/2/04
    Bài viết:
    20
    Như chúng ta đã biết trong 3 trận đánh lớn trong tam quốc, trong đó có trận Xích Bích Theo tui là hấp dẫn nhất và thời kỳ này là thời kỳ Có thể nói là tập hợp đủ Anh hùng trong Tam quốc. Trước hết tôi xin bàn về kế liên hoàn của đông ngô lừa Tào Công
    Trước hết ta thấy Tào Công bị Chu Lang Lừa mà giết đi Sái Mạo và một viên Tướng Giỏi thuỷ quân khác Là việc làm hết sức sai lầm của Tào Công.Kế đến Chu lang dùng bàn thống và kế Liên hoàn để Lừa Tào Công Là hãy gép những chiến thuyền lại với nhau mà luyện tập thủy quân. Lúc này Tào Công đã nghe theo và Ghép những chiến thuyền lại và luyện tập thuỷ quân, và kết quả thu được rất Mỹ Mảng. Do đó ta cũng có thể nghĩ rằng đây là Một kế rất có lợi cho quân Tào trong điều kiện không quen Thuỷ Thổ. Nếu Như Bác La quán trung của chúng ta không thần thánh hoá những tình tiết trong truyện thì có lẽ Kế Ghép thuyền lại với nhau là rất có lợi cho quân Tào và đây là Hành ĐỘng tự sát của Mỹ Chu Lang.
    Tại sao tôi nói nếu La quán trung Không thần thánh hoá truyện thì Hành động đó là hành động Tự sát thì đây là lời giải thích:
    Nếu Lão La không thần thánh Hoá Nhân vật Gia cát Lượng thì Lúc đó trận Xích Bích Tào Tháo không thua vì ghép nhiều thuyền lại với nhau. Tôi còn nhớ có lần Tuân Du đã can tào tháo rằng: Ghép nhiều thuyền lại với nhau sẽ rất dễ cho địch dùng kế hoả công. Và Tào Tháo Đã trả lời Rằng: Ta đã tính rất kỹ trong những tháng này không hề có Gió Đông nếu bọn chúng dùng kế hoả công thì là bọn chúng tự sát thôi.
    Vì những Lý do đó tôi thấy Lão La đã không phản ánh đúng hoàn toàn trận Xích Bích Lịch sử. Rõ Ràng trong những tháng đó không hề có Gió đông nam nỗi lên, Vì vậy tôi thấy trận Xích bích Tào Công thua là do lý do khác chứ không phải là Gia cát cầu gió như trong truyện.
    Trên đó là thiển kiến của Tui, Nếu Bác nào Biết rõ thì làm ơn vào giải thích khúc mắt đó dzùm tui. Là Tại sao Trận Xích BÍch Tào Công lại thua mà lúc đó Gió Đông nam Không hề nỗi lên như trong truyện
     
  2. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    Có gì mà bác phải thắc mắc. Ông La không thần thánh hoá đâu. Tại bác không hiểu kỹ đoạn này thôi. Thực ra Khổng Minh giỏi thiên văn, biết trước mấy ngày nữa sẽ có gió đông nam nên mới bày trò lừa Chu Công Cẩn để lấy đường thoát về. Chu Công Cẩn và đám mưu sĩ của Tào Tháo chỉ biết thiên văn hạng ba, không biết xem thời tiết. Tào Tháo hạng hai, biết được thiên văn nhưng chỉ nghĩ trong tháng này chỉ có gió đông nam. Còn Gia Cát Lượng là hạng nhất, biết được trong một vài ngày nhất định, khí dương thịnh sẽ có gió đông nam. Tào Tháo không ngu đến độ không nghĩ ra mình bị hoả công, nhưng không biết được đến điều sẽ có gió đông nam và chắc cũng không thể ngờ bên đối phương lại có thể biết trước lúc nào có gió đông nam để sắp kế hoạch dùng kế hoả công. Chính vì điều này nên thư trá hàng của Hoàng Cái hoàn toàn không nhắc đến việc khi nào sẽ sang, Hám Trạch không giỏi biện bác thì đã mất mạng oan.
    Thực ra Khổng Minh chỉ có tài xem thiên văn. Nhưng nhờ có mưu trí của ông nên bọn tầm thường như Chu Du mới hết vía.
     
  3. Rikku_Lovely!!

    Rikku_Lovely!! Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    23/10/03
    Bài viết:
    937
    Cũng phải kể đến cp6ng làm gián điệp của Bàng Thống Tiên sinh,đã khôn khéo lừa Tào Tháo nối thuyền để rồi chỉ vài mồi lữa là sản nghiệp họ Tào theo bà hoả về dinh,rõ ràng tên Tào Tháo quá ngu ,cái ngu của gã thể hiện rõ ở chỗ quá tin vào tài năng của mình,,he he he mà công nh6n5 Bàng Thống hay thiệt,nhìn thì tưởng là dâng kế cho Tào Tháo chứ thật ra là lừa họ Tào vào tròng,Bàng Thống thật đáng phục đáng phục,trận Xích Bích hoang đường ở đoạn cầu gió đó,nhìn là biết tác giả xạo bà cố lun
     
  4. Aster

    Aster Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    23/7/03
    Bài viết:
    291
    Hớ hớ..nếu giả sử không có gió đông nhỉ?...Kế liên hoàn xích thuyền của Bàng Thống làm quân Tào đánh thuỷ như trên đất bằng..Lúc đó ai được lợi?..Ông Bàng Thống nghĩ cái kế này ghê quá, không có gió đông thì ô hô ai tai nước Ngô của ông rồi...
     
  5. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    He he, lúc đó cả Từ Thứ, Bàng Thống và KHổng Minh đều biết sẽ có gió đông. Các mưu sĩ phe Tào Tháo và Đông Ngô là chả biết tí gì. Tên Chu Du đần độn thiên văn là kiến thức tối thiểu để dùng hoả công còn không biết, thế mà cũng dám nghĩ đến việc dùng kế này. Thật là nực cười.
    Tuy nhiên, cái hay của trận Xích Bích không chỉ là việc dùng hoả công, mà còn là một loạt các màn trình diễn mưu trí của Gia Cát Lượng: khích Chu Du, lấy tên Tào Tháo, giả cầu gió, đưa Quan Vũ giữ Hoa Dung. Đó chỉ là tiền đề để lấy hết luôn Nam Quân, Di Lăng, rồi Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa. Quá hay. Mượn quân Đông Ngô để xây dựng cơ sở cho Lưu Bị, Khổng Minh đúng là quân sư bậc nhất.
     
  6. Guo Jia

    Guo Jia C O N T R A

    Tham gia ngày:
    14/10/03
    Bài viết:
    1,950
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    Cái cách xem thiên văn biết trời thế này thế nọ hay nhỉ?Có bác nào biết không?Nếu quả thực ngày nay có người biết xem thiên văn như KM thủa xưa thì bọn Dự Báo thời tiết thất nghiệp hết:))
    Nếu KM thực sự giỏi thiên văn thì sao không dự đoán được trận mưa ở hang thượng Phương,trong khi biết sẽ có mưa lúc Tư Mã khiến 5 đạo quân,chẳng qua dựa vào mùa mà thôi????

    Còn vụ ngậm 7 hạt gạo gì đó làm cho tướng tinh lúc sa lúc lại vụt lên cũng mơ hồ lắm!Còn đấu với bọn Chu Du,Hàn Huyền,Triệu Phạm,Tào Nhân...thì tầm thường quá,chẳng có gì gọi là bực nhất cả!
    Nhưng riêng cái "thuyền cỏ mượn tên" thì rất đáng khâm phục đấy!
     
  7. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    Ke ke ke, bác ôi, cái vụ dùng hoả công mà không biết thiên văn, đặt bẫy xong trời nó lại mưa thì có mà công cốc. Không biết trước thiên văn, Khổng Minh làm sao dám cho vài nghìn quân tí hon của Tân Dã đối đầu với quân của Hạ Hầu Đôn. Vụ mượn tên cũng thế. Không biết trời mù, xông ra lại thành nhím hết à. Chính đoạn này Khổng Minh nói với Lỗ Túc nên tôi mới tin là Khổng minh chả biết cầu gió gì hết, chỉ lừa Chu Du thôi. Tôi mà lôi hết dẫn chứng về việc thiên văn ra thì có mà hết vài chục trang. Nhưng bác có nhớ đoạn quân Nguỵ vào Thục không, Khổng Minh còn dự báo thời tiết trước cả tháng trời, dăm ba ngày ăn thua gì. Trong binh pháp Tôn Tử cũng đã viết (tôi không nhớ chính xác lắm, chả hiều có đúng không, bác có cuốn này về tìm lại :p) khi mặt trăng(hay mặt trời) ở 4 vị trí kỳ, dực, chẩn, bích (chắc 4 vị trí nào đấy trong hệ thống thiên văn trung quốc) là sẽ có thể dùng hoả công.
    Đoạn hang Thượng Phương có thể do La Quán Trung "phịa" ra (đùa tí :p) để thể hiện rằng ý trời chưa muốn diệt nhà Nguỵ, nhưng cũng có thể nói rằng trận mưa đó là mưa rào bất chợt, ai mà dự báo được :)). Với lại trận nào dùng hoả công mà cũng thành công, người đọc sẽ thấy hình tượng Khổng Minh phi logic quá, ông La cũng phải làm trò gì đấy chứ.
     
  8. Sun Ce

    Sun Ce Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/3/04
    Bài viết:
    75
    mưa ở hang thượng phương là bất chợt,vậy gió đông nam nổi lên vài giờ không phải là bất chợt hay sao?
    Mưa dầm là theo mùa,đúng mùa đó thì có mưa dầm ở Thục nên Tư Mã cũng biết.
    Tóm lại chỉ dựa vào tính chất chu kỳ mà thôi.
     
  9. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    Vắng chú lái buôn, diễn đàn lại có thêm một bác thuộc trường phái Tam quốc truyện tranh. Chẳng hay bác đọc bộ truyện tranh Tam quốc của nhà xuất bản nào vậy? Nếu bác đọc từ bộ Chú bé Rồng mà ở Hà nội thì nhắn cho tôi xem mua ở đâu với.
    Gió đông nam trong bộ Tam quốc dày 8 tập của Phan Kế Bính nói là gió đông nam 3 ngày liền chứ không phải như trận mưa khỉ gió kia đâu. Mà rõ chuyện thiên văn chỉ là khoa học thống kê, có tính chất chu kỳ. Tuy nhiên hiểu thấu đáo được nó không phải là dễ. Trong Tam quốc không có nhiều tướng có được khả năng xem thiên văn xa như Khổng Minh. Việc mượn thuyền tránh tên cũng đã được Khổng Minh dự đoán trước trong 3 ngày.
     
  10. Sun Ce

    Sun Ce Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/3/04
    Bài viết:
    75
    ba ngày chỉ là Km nói thôi,trong truyện đâu có đoạn nào nói là gió 3 ngày ba đêm?Cậu tin người quá đấy!
    Thì anh cũng nghĩ như cậu,đó chỉ là thống kê,kinh nghiệm.Không phủ nhận KM biết trước có sương mù,không lẽ sương mù cũng ba ngày ba đêm sao?
    Rõ ràng KM không dự đoán được trận mưa ở hang thượng phương.Hay ít ra cũng phải nghĩ đến khả năng này mà có kế sách đối phó chứ?
     
  11. sword2003

    sword2003 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/3/03
    Bài viết:
    439
    Stalig có thể lịch sự hơn một chút được không ?
    Nhưng đúng là nếu lôi cậu bé rồng ra để bàn luận thì không hay lắm vì đó chỉ là một bộ truyện tranh đọc cho vui nhưng không có nhiều giá trị thực tế .
    Tuy nhiên nếu các Lính mới thích thì tui cũng có thể góp ý được hết ( vì bộ này tui cũng đang đọc ) . Ngoài HN truyện này chưa ra tiếp đâu , cũng hơi buồn đúng không ?
     
  12. Guo Jia

    Guo Jia C O N T R A

    Tham gia ngày:
    14/10/03
    Bài viết:
    1,950
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    Hừ,mới có nghỉ phép một ngày mà khi vào lại phải quét rác,mịt wé!
    Em lạy,em xin Các bác trước khi viết bài nhớ nghĩ dùm thể diện cho Hội Vườn Đào cái[​IMG]
    ---
    theo "Tôn Tử binh pháp-Hoả công biên" chuyên bàn về cách đánh hỏa công có nói rằng:"khai hoả đúng giờ-khởi hỏa đúng ngày".
    "giờ" là giờ "khô" trong ngày,tức không có mưa,độ ẩm thấp.
    "ngày" là ngày có gió.Có gió hoả công mới phát huy uy lực.

    Ngoài ra khi luận về "ngày" còn nói đến kỳ,bích,chẩn,dực.Đó là tên của 4 vì tinh tú trong Nhị Thập Bát Tú chắc các anh cũng đã nghe qua.Bốn tinh tú này được xem là điều khiển "gió".
    Ngày nào Khi 4 vì tinh tú xuất hiện thì ngày đó có gió.

    KM biết trước là có gió Đông Nam,theo nhiều người là ông học được từ quyển "Kỳ Môn Độn Giáp Thiên Thư"_Người ta cũng còn rất mơ hồ về quyển sách này,đã là "Thiên thư" là có liên quan đến thiên cơ,mà thiên cơ là bất khả lộ.Nên rất ít người biết.Km may mắn được một kỳ nhân truyền lại.
    Ngày nay những người nghiên cứu cho rằng quyển thiên thư đó là những hiểu biết sâu xa về Kinh Dịch.Là kết quả kỳ diệu từ nghiên cứu Kinh Dịch mà không phải ai đọc Kinh Dịch cũng cũng hiểu thấu.Kinh Dịch thì có thể nhiều người biết,nhưng bí mật của nó chỉ nằm trong "Kỳ Môn Độn Giáp" mà thôi.
    Dựa vào bói quẻ của Kinh Dịch rồi suy luận tính toán mà đưa ra dự đoán.
    Họ cũng nêu tuột ra vài cách để dự đoán thời tiết chứ không bí mật như quyển "Kỳ Môn Độn Giáp" kia.Trong đó em có biết sơ sài về một cách,đó là gieo quẻ bằng 3 đồng tiến,rồi dựa vào tượng quẻ mà dự đoán.Nhưng thật sự chưa hiểu,có lẽ em cần thời gian leo lên núi Chứa Chan để nghiên cứu thim :p
    Cách dự đoán này về cơ bản khác với Khí tượng Học của phương Tây mà ngày nay dùng.Vì theo họ Khí Tượng Học có tính của một khoa học thực thụ.
    Đó là một ý kiến lý giải cho việc KM biết trước có gió ĐN.

    Còn vụ mưa dầm dựa vào quan sát tinh tướng của thiên văn cổ Trung Quốc thửo xưa.Như quan sát bốn tinh tú mà em đã nói.
    Tư Mã Ý cũng giỏi Thiên Văn,nên cũng biết có mưa dầm.Nhưng Ý làm sao biết được "Kỳ Môn Độn Độn Giáp" huyền bí kia?
     
  13. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    Theo tôi, việc dự báo thời tiết, đặc biệt để dùng vào kế hoạch cụ thể như hoả công không thể dựa vào bói Dịch được. Ngay trong Tôn Tử binh pháp cũng có viết không thể dựa vào chuyện bói toán trong quân sự. Đây là một luận điểm được các nhà quân sự đánh giá rất cao. Xem thiên văn để đoán thời tiết đúng là hoàn toàn khoa học và tôi nghĩ Khổng Minh xem thiên văn chứ không phải dùng bói toán để biết thời tiết. Mọi người thử nghĩ xem, gieo 3 đồng xu, lần này nó lật, lần kia nó sấp. Giả sử gieo một lần thấy ra mai trời nắng, chắc gì gieo lần nữa lại y hệt như thế. Tuy nhiên nếu nói là bói Dịch để dự đoán các sự kiện của con người lại hoàn toàn khác. Nhưng chủ đề này có lẽ không nên lan man. Bao giờ có thời gian sẽ mở chủ đề mới về vấn đề khá hay ho này.
     
  14. Guo Jia

    Guo Jia C O N T R A

    Tham gia ngày:
    14/10/03
    Bài viết:
    1,950
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    Em chưa hiểu về suy đóan quẻ,nhưng chắc chắn là dựa vào tượng quẻchứ không dựa vào mấy đồng xu.Mấy đồng xu là chỉ để xin quẻ thôi.Lấy quẻ rồi dựa vào năm tháng ngày giờ lúc gieo quẻ mà định tượng quẻ.Cái quan trọng là Sau đó còn phải dựa vào kinh dịch mà luận cái "tượng quẻ" đã có.Người càng am hiểu KD thì luận càng chính xác,cho nên mới nói "Kỳ Môn Độn Giáp" chính là sách mà trong đó có phần luận các tượng quẻ.
    Đó là hiểu biết sơ sài của em,còn anh Cid có cao kiến như vậy,để em suy nghĩ thêm về cao kiến của anh.
     
  15. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    Bỏ qua cái vụ thiên văn thời tiết, tiếp đến cái kế phản gián của Chu Du. Đây cũng là một kế hay trong liên hoàn kế của Đông Ngô.
    Đa nghi là một đặc điểm cố hữu của Tào Tháo, thành ra mưu này của Chu Du là rất thích hợp. Tào Tháo đã sai lầm khi sai một tên ngu dốt là Tưởng Cán sang làm thuyết khách và gián điệp. Kết cục là hắn bị lừa to, làm Tào Tháo cũng bị nghe thông tin sai lệch, giết mất hai đại tướng thuỷ quân rất giỏi là Sái Mạo và Trương Doãn. Nếu là người bình thường, chắc chắn kế hoạch này của Chu Du không thành công.Hai tên Trương, Sái nghe Tào Tháo đến đã đầu hàng, cho thấy chỉ là loại tiểu nhân phù thịnh chứ không phù suy, chắc chắn sẽ không bao giờ làm nội gián cả. Nhưng Tào Tháo vốn luôn có lòng nghi kỵ nên mới nghe tin đã tức giận mà ra tay ngay, sau nghĩ lại đã muộn. Nếu còn hai tên này, chuyện dùng liên hoàn thuyền có thể đã không xảy ra.
     
  16. Guo Jia

    Guo Jia C O N T R A

    Tham gia ngày:
    14/10/03
    Bài viết:
    1,950
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    Phải đấy,nếu Trương,Sái không chết oan thì thủy quân Tào dần dần sẽ thông thạo,đi trên thuyền như đi trên mặt đất thì Bàng Thống lấy cớ gì mà bảo Tháo ghép thuyền lại được?Như vậy sẽ giải quyết được một trong những điều kỵ quan trọng nhất mà Chu Du phân tích cho Tôn Quyền nghe.
    Đây cũng là chiến công quan trọng bậc nhất mà Chu Du làm được.
    Các mưu sĩ Tào có thể biết mẹo ly gián này nhưng thằng Tưởng Cán nó lại thậm thụt với Tháo,còn trong bọn mưu sĩ Tháo lúc đó không có ai để Tháo tin cậy mà bàn bạc,nên mưu Du mới thành công.
    Còn khi sự việc đã rồi thì không có tên nào đủ dũng khí mà nói lên sự thật để bàn cách ứng phó.Nếu sợ làm Tháo mất mặt thì ít ra cũng vào gặp riêng hắn chứ.
     
  17. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    Trận đánh được mô tả kỹ lưỡng nhất trong Tam quốc mà không có bác nào góp ý bình luận cả thế nhỉ. Chắc các bác đều chỉ nghiên cứu nhân vật mà không nghiên cứu tình huống. Solo tiếp một bài nữa vậy.

    Sau khi dùng kế phản gián để Tào Tháo giết Sái Mạo, Trương Doãn, Chu Du sử dụng Tưởng Cán lần thứ hai để "hiến" cho Tào Tháo một mưu sĩ loại xịn: Bàng Sỹ Nguyên. Nếu Tào Tháo thực sự có được Bàng Sỹ Nguyên, Đông Ngô chắc chắn thua dù lúc đó có cả Khổng Minh hỗ trợ. Lần này Chu Du lại đánh vào tâm lý cầu hiền của Tào Tháo. Tào Tháo mang danh Thiên tử đi đánh chư hầu, nhờ danh tiếng này mà có được rất nhiều mưu sĩ, do đó việc Bàng Thống theo Tào Tháo hoàn toàn làm cho Tào Tháo tin tưởng. Hơn nữa, tâm lý mong có nhân tài theo làm cho Tào Tháo mất cảnh giác vào mưu kế của Bàng Thống. Giả sử lúc đó, mưu này của Hoàng Cái trá hàng đưa sang, chắc chắn Tháo sẽ có nghi ngờ. Hơn nữa, việc có gió đông nam nằm ngoài sự dự liệu của Tào Tháo (tất nhiên là cả Chu Du -> lần bày kế này của Chu Du có thể tính là ăn may), chiến thuyền ghép xong, quân lính đi trên thuyền như đi trên cạn. Điểm yếu của quân Bắc hoàn toàn được khắc phục, Tào Tháo làm gì chẳng mừng mà mất cảnh giác nên khi Bàng Thống xin về để đưa gia quyến đi, Tào Tháo cũng chẳng suy nghĩ. Lại thêm một lần Tào Tháo trúng kế nữa, liên hoàn kế đã hình thành. Đây là mắt xích thứ hai trong liên hoàn kế của Đông Ngô (mặc dù lần này hơi rùa).
     
  18. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    Lôi chủ đề này lên phủi bụi cái. Tự mình bàn, tự mình nghe để sau này về già xem lại xem hiểu biết của mình tiến bộ thế nào vậy :))
    Chiến thuyền liên hoàn đã ghép xong, việc tiến hành hoả công đã gần xong. Bỏ qua yếu tố gió vì cái này đã có Khổng Minh lo :p. Việc tiếp theo là phải đưa được mồi lửa đến gần các thuyền của Tào Tháo. Khoảng cách chiến trường là từ bờ bên này sang bờ bên kia, muốn dùng hoả công phải đưa được thuyền của phe mình đến gần một tầm tên để bắn tên lửa sang (tên châm lửa chứ không phải Tomahawk :)) ) và lao cả thuyền lửa vào. Nhưng nếu cứ xông bừa sang thì chắc chưa vào đến nơi, cả đội thuyền thành nhím hết, hoặc không quân Tào cũng sẽ chặt xích để tản ra, không thể thành công được. Vì thế cần có cái kế trá hàng. Hoàng Cái là người tình nguyện thực hiện kế hoạch và có lẽ cũng chỉ có Hoàng Cái là đủ tư cách để chê bai Chu Du lúc đó. Nhưng để lừa được Tào Tháo vốn rất đa nghi thì chưa đủ, phải có một người giỏi ăn nói sang trại Tào. Đó là Hám Trạch. Xem đoạn đối thoại của Hám Trạch với Tào Tháo mới thấy Hám Trạch giỏi biến báo thế nào. Thông thường Tào Tháo hễ nghe có người đến giúp mình phá giặc là thu dụng ngay. Mặc dù vậy, Tào Tháo luôn có ý nghi ngờ như chuyện Hứa Du, Bàng Thống - Tào Tháo đều có sự suy xét. Đọc thư của Hoàng Cái, Tào Tháo sợ là kế trá hàng và tìm ra chỗ sơ hở là không hẹn ngày. Thực ra đây chính là lỗi của Chu Du khi không xác định trước ngày có gió đông nam. Thực ra khi dùng kế này, ta cũng thấy chỉ có Lỗ Túc thật thà là không nghĩ ra, còn những ai có cơ mưu đều đoán được. Suýt nữa thì Hoàng Cái bị ăn đòn oan. Nhưng thật may khi người đưa thư là Hám Trạch. Hám Trạch hỏi Tào Tháo dựa vào đâu để nói vậy và lấy câu nói: chốn chúa không thể hẹn trước ngày giờ để bào chữa cho cái sơ hở này. Lý lẽ rất chặt chẽ, mà Hám Trạch lại rất bình tĩnh nên Tào Tháo đã bị thuyết phục và hoàn toàn tin tưởng vào việc sẽ có được nội ứng để đảm bảo cho chiến thắng của mình. Kế khổ nhục thành công mà không kể tới Hám Trạch, đó là một thiếu sót lớn.
     
  19. Guo Jia

    Guo Jia C O N T R A

    Tham gia ngày:
    14/10/03
    Bài viết:
    1,950
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    Ủa hình như từ "Liên hoàn kế" là chỉ một kế ghép thuyền thôi(liên hoàn).
    Cái gọi là sơ hở không hẹn ngày giờ,đó không phải là sơ hở.Vì Hám Trạch nói rất rõ rồi.
    Cái sơ hở chính là người xin hàng lại là Hoàng Cái.Gặp những người có con mắt tinh tường cỡ Quách Gia,thì không qua mắt nổi đâu.
    Có thể nói kế trá hàng này quá lộ,chẳng qua Tháo bị Hám Trạch xảo biện che mắt đó thôi.
     
  20. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    Kế liên hoàn không phải chỉ có kế ghép thuyền đâu. Trong 36 kế có kế liên hoàn đấy thôi. Nếu chỉ dùng để ghép thuyền thì làm sao đưa vào thành một kế riêng được. Chẳng qua trong đoạn này có nói đến ghép liên hoàn thuyền nên dễ bị nhập nhằng.
    Kế liên hoàn chính là dùng một loạt các mưu liên tiếp, có liên kết với nhau để thực hiện một kế cuối cùng. Nó có đặc điểm là kế trước thành công thì kế sau mới thực hiện được, như các mắt xích lồng vào nhau. Trong trận Xích Bích, kế liên hoàn gồm những đòn sau: kế phản gián để giết hai tướng Trương Sái, tiến cử Bàng Thống để lừa Tào Tháo ghép thuyền, Hoàng Cái dùng khổ nhục kế, cuối cùng là Hoàng Cái vờ ra hàng, thực ra là đốt thuyền.
    Có thể thấy bất kỳ kế nào trong một loạt này hỏng cũng đều làm cho toàn bộ kế hoạch bị phá sản. Do đó, bày được kế liên hoàn không phải là dễ. Trong Tam quốc còn một đoạn dùng kế liên hoàn là đoạn Vương Doãn lừa bố con nhà Đổng Trác giết nhau.

    Kế trá hàng thực ra rất lộ, nhưng Tào Tháo có cái tật hễ có người đến bày kế phá giặc là dùng ngay. Ở đây nó có cái hại, nhưng so với Viên Thiệu là thấy ngay cái hay. Nhưng nếu Hám Trạch mà không giỏi biện bác, chắc chắn là Tào Tháo đa nghi như thế, hẳn sẽ không tin.
     

Chia sẻ trang này