Từ hái chè, chăn vịt, đập lúa đến đốt vàng mã, nhiều du khách quốc tế tìm kiếm trải nghiệm bản địa tại Việt Nam, không ngại nặng nhọc hoặc lấm bẩn. Du khách Tây Ban Nha cùng theo chân người dân bản địa lên đồi hái lá cọ về lợp nhà. Ảnh: Ngọc Phúc. Quyết định trở thành dân "du mục kỹ thuật số" (digital nomad), Shannon (quốc tịch Canada) đặt vé máy bay một chiều rời khỏi quê nhà, bắt đầu hành trình du lịch vòng quanh thế giới từ năm 2022. Hiện cô đã đặt chân đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. "Trong chuyến du lịch xuyên Việt hồi tháng 11, tôi có cơ hội thử nhiều điều mới lạ, đặc biệt là hoạt động chăn vịt ở Phong Nha (Quảng Bình) - trải nghiệm tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ cần trong đời", nữ du khách chia sẻ. Trải nghiệm "để đời" Thay dép kẹp, đội nón lá, Shannon bước vào "lãnh địa" của hàng trăm chú vịt. "Ban đầu, tôi khá hoảng sợ khi lũ vịt tranh giành thức ăn trên tay, rồi chúng bắt đầu rỉa thức ăn quanh chân tôi khi tôi ngồi trên ghế - như một cách mát xa. Cuối cùng là lúc tôi học cách trở thành 'thủ lĩnh' của đàn vịt", cô kể. Để thu hút lũ vịt, nữ du khách học cách lắc cơ thể, kêu "quạc quạc" và ném thức ăn. Shannon cho biết hoạt động này mang đến cho cô những giây phút thư giãn và đặc biệt đáng nhớ. Nữ du khách Canada chi tiền để trở thành "thủ lĩnh chăn vịt". Ảnh: @Shannon. Trong khi đó, Enrique Canelles Corell (du khách Tây Ban Nha) tỏ ra rất hào hứng khi được học cách tuốt lúa, cắt cỏ cùng người dân địa phương. "Việt Nam mang đến cho tôi nhiều trải nghiệm mới lạ mà khó nơi nào trên thế giới có được. Khi đến Hà Nội, tôi được hướng dẫn viên đưa đi uống bia hơi, hương vị tươi ngon mà giá cả lại rất rẻ. Tại Mai Châu, tôi được ghé thăm những ngôi nhà truyền thống, trò chuyện với người dân địa phương để hiểu hơn về cuộc sống của họ. Đây đều là những trải nghiệm đáng quý", nam du khách chia sẻ. Đồng hành cùng Corell trong chuyến du lịch Việt Nam là Đỗ Ngọc Phúc (26 tuổi, Hưng Yên) - hướng dẫn viên (HDV) du lịch tự do chuyên dẫn khách Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và các nước Mỹ Latin. Chia sẻ với Tri Thức - Znews, Phúc nói: "Thời gian gần đây khách du lịch có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm, hoạt động trao đổi văn hóa gắn liền với cuộc sống của người dân bản địa, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ tuổi hoặc những người có kinh nghiệm du lịch dày dặn, đã đặt chân đến nhiều nơi trên thế giới". Phúc cho biết một số công ty sẽ thiết kế chương trình trải nghiệm văn hóa dành riêng cho khách hàng, tuy nhiên lượng khách chủ động yêu cầu các dịch vụ, trải nghiệm này không nhiều, do đó không nhiều đại lý du lịch, công ty lữ hành đầu tư để xây dựng loại hình du lịch này. Phần lớn các trải nghiệm đặc biệt này là những khoảnh khắc ngẫu hứng nam HDV bắt gặp trên đường và rủ khách cùng trải nghiệm. Nam HDV nói vui rằng đây là những công việc mà khách Tây sang Việt Nam "xuất khẩu lao động" thường làm. Ảnh: Ngọc Phúc. Đến Huế, anh hướng dẫn khách học se hương ở làng Xuân Thủy, lúc thì học cách làm châu chấu bằng lá cây, hái khế của nhà hàng xóm, khi thì đốt vàng mã, cắt cỏ, đập lúa, sờ đầu trâu hay hái lá để lợp nhà... "Khách du lịch rất thích những hoạt động này vì họ không được chuẩn bị tâm lý để trải nghiệm chúng, những điều mới lạ này hoàn toàn không nằm trong chương trình tour thường để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng du khách", Phúc nói. Bên cạnh đó, khi tham gia trải nghiệm, khách còn có cơ hội tiếp xúc với người dân địa phương, từ đó hiểu thêm về văn hóa, phong tục của người Việt. Phúc cho biết thêm người dân địa phương thường không ngần ngại chỉ cho khách cách đập lúa, cắt cỏ thế nào cho đúng. Bản thân họ cũng tỏ ra thích thú khi du khách quốc tế muốn trải nghiệm những công việc hàng ngày của mình. Việc tìm kiếm những trải nghiệm này sẽ dễ dàng hơn khi đến các địa điểm ít bị du lịch hóa, đối với những nơi có quá nhiều du khách thì sẽ hạn chế hơn. Cặp đôi du khách Tây Ban Nha đã òa khóc khi phải chia tay chủ homestay đã chăm sóc mình 2 ngày ở bản Liền. Ảnh: Ngọc Phúc. Có lần, nam HDV dẫn 2 vợ chồng du khách Tây Ban Nha đến bản Liền (Bắc Hà, Lào Cai) du lịch. "Tại đây, khách được cùng gia đình chủ homestay lên đồi hái chè, vào rừng cắt lá cọ rồi trèo lên mái lợp nhà, ra suối bắt cá, hái rau dớn làm nộm, nhổ sắn làm chả. Hôm thì đi trekking vào rừng sâu hái chè cổ thủ, tối đến lại học làm chè thủ công, kỹ thuật nhuộm đũa của người đồng bào dân tộc Tày", Phúc kể. Những trải nghiệm thú vị, dân dã đưa khách gần hơn với cuộc sống của người dân địa phương. "Đến khi ra về, cả 2 òa khóc vì quãng thời gian vui vẻ, được đón tiếp, đối xử như những người thân trong gia đình", nam HDV kể. Thách thức Không riêng Shannon và Corell, nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam cũng hào hứng tham gia các hoạt động đời thường của người dân bản địa. Trên mạng xã hội, nhiều "ông Tây" chia sẻ video ghi lại cảnh xúc lúa, thử làm phụ hồ, chăn vịt, tắm heo... thu hút sự quan tâm. Ông Phạm Anh Vũ, Phó tổng giám đốc Công ty Du Lịch Việt, cho biết các tour du lịch gắn với những hoạt động, trải nghiệm gắn với cuộc sống thuần nông như cấy lúa, bắt cá, đi chợ, học nấu ăn, ngủ homestay,... đã có từ lâu nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và quảng bá. "Chúng tôi thiết kế sẵn tour trải nghiệm văn hóa, cuộc sống bản địa theo yêu cầu để đối tác chào bán ở thị trường châu Âu và Mỹ,... Những tour này có giá cao, nhắm vào đối tượng khách hàng riêng biệt", ông Vũ nói. Thông thường, chương trình tour thường kéo dài 2 ngày 1 đêm, là một phần trong hành trình tour 9 ngày hoặc 15, 20 ngày đi xuyên Việt của khách. Các trải nghiệm lên rừng, xuống ruộng đặc biệt thu hút du khách yêu thích trải nghiệm bởi sự mới mẻ, độc đáo. Ảnh: Ngọc Phúc, Bình. Bàn về sức hút của các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, tiến sĩ Dương Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch, cho biết: "Du khách quốc tế thường hình dung nước ta là một vựa lúa, đất nước sản xuất nông nghiệp điển hình của thế giới. Vì vậy khi đến Việt Nam và nhìn thấy sự khác biệt giữa mô hình nông nghiệp truyền thống, đơn sơ với những cánh đồng mẫu lớn, trang trại nông nghiệp công nghệ cao ở quê nhà, chính sự khác biệt ấy là điều thu hút du khách". Tại Việt Nam có nhiều tỉnh thành sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nông nghiệp như Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh, Châu Đốc, Hội An, Quảng Bình, Ninh Bình, Lào Cai... Tuy nhiên, việc tổ chức phát triển mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo TS Minh, trở ngại lớn nhất đó là tính mùa vụ. Chính yếu tố này khiến khách đổ xô về một thời điểm rất đông vào thời điểm thu hoạch cây trái, ngược lại, lượng khách khá nhỏ giọt. Bên cạnh đó, sức chứa thấp cũng là một giới hạn của mô hình du lịch nông nghiệp. Ông cho biết một hộ gia đình làm du lịch cộng đồng ở Trà Vinh chỉ có thể đón từ 50-70 khách để đảm bảo sự bền vững, vì vậy rất khó để đón những đoàn khách quy mô hàng nghìn khách. Khách quốc tế xem đua cua ở Khu du lịch Cồn Chim (Trà Vinh). Ảnh: Sea Travel. Phạm Anh Vũ cho biết thêm: "Để tổ chức tour du lịch nông thôn chúng tôi thường gặp những khó khăn về các đơn vị cung ứng, làm sao đảm bảo đủ các điều kiện về lưu trú, an ninh, an toàn thực phẩm, đội ngũ HDV,... cho những đoàn lớn. Bên cạnh đó, thời tiết cũng là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách". Tuy nhiên, những trải nghiệm độc đáo, thú vị luôn mang đến một sức hút đặc biệt, trở thành những kỷ niệm khó quên đối với du khách. Tiêu biểu như khu du lịch Cồn Sơn (Cần Thơ) đã chứng minh được sức hút của mình khi lọt vào danh sách 8 địa điểm du lịch Việt được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024. Đây là mô hình du lịch mang đậm nét văn hóa của miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với các trải nghiệm như bắt cá, làm bánh dân gian, thưởng thức trái cây nhiệt đới, đặc biệt là "show cá lóc bay" hấp dẫn du khách. https://lifestyle.znews.vn/ron-rang...ost1519952.html#zingweb_home_sectionfeatured3
Chơi thành thiên thần cầm Adela để lên dip sớm,gom quân rồi đi chăn vịt ngon hơn ,với xưa chơi ở hàng quán game tụi nó cấm chơi Necro,đánh với máy cũng ko thích dùng vì trò gom xương broken quá
xem mấy ông đông lào đánh heroes với nhau đúng nhạt, ngồi generate chán ra cái map xong cắm đầu đi chăn vịt xem thằng nào nhiều hơn