Zeus & Poseidon: HDHC bổ sung cho bản cũ !!!

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi LýThanhChiếu, 12/7/10.

  1. LýThanhChiếu

    LýThanhChiếu T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/8/06
    Bài viết:
    619
    Zeus & Poseidon là game theo thể loại mô phỏng xây dựng thành phố. Thể loại này hiện nay trở nên hiếm hoi về số lẫn chất lượng. Z&P xuất hiện rất lâu (2002) nhưng ko thể phủ nhận sức hấp dẫn của nó, xứng đáng là bậc đàn anh trong lớp. Trước đây đã có bản HD của bigbaby, nhưng thông tin còn thiếu sót và theo thời gian thì link hình ảnh hỏng hết rồi. Nên mình viết lại bản HDHC, bổ sung thêm thông tin trong phần chơi mở rộng Poseidon.

    Z: là trong bản Zeus / P: là trong bản mở rộng Poseidon

    Zeus & Poseidon

    I. Buiding: giới thiệu các công trình. Con số phía trước cũng chính là phím tắt cho từng mục trong game.

    [​IMG]1. Population: dân số
    . Có 2 loại dân tương ứng với 2 loại nhà:
    * Common House: nhà dân thường. Thành phần lao động chính trong tất cả lãnh vực của xã hội trừ quân sự.

    * Elite House: nhà cao cấp
    . Là mấy gã nhà giàu dài lưng tốn vải ăn no rồi nằm. Quý tộc dĩ nhiên là chả đụng tay đụng chân gì sất, chỉ làm trọng trách quân sự thôi. Dù là thế nhưng bọn này đòi hỏi đủ trò đấy nhé.

    [​IMG]2. Husbandry: nông nghiệp
    . Có dân chúng đến ở thì tiếp theo là phải cho bọn nó ăn uống. Điều này thì chỉ nhờ vào nông nghiệp. Trên bản đồ sẽ có 1 loại đất màu tím sậm (Meadow) dành cho ngành kinh tế này.
    . Game đưa ra 4 phương pháp nông nghiệp như sau:

    * Farm: nông trại trồng cây lương thực, có 3 loại là:
    1. Wheat Farm: lúa mỳ
    2. Carrot Farm: cà rốt
    3. Onion Farm: hành tây
    . Các nông trại chỉ được phép xây trên đất nông nghiệp.

    * Orchard: cây ăn trái, có 3 loại:
    1. Olive: cây oliu, dùng ép ra dầu
    2. Grape Wine: nho, dùng làm rượu
    . Để trồng cây, bạn xây Growder’s Lodge trên đất thường --> trồng cây trên đất nông nghiệp (đừng xa quá).

    Sang bản [P], có thêm cây mới:
    3. Orange: cam, trái cây của nữ thần Hera, dùng để ăn thay cơm.
    . Tương tự, bạn cũng phải xây ra Orange Tender’s Lodge trên đất thường --> trồng cây cam trên đất nông nghiệp.

    * Herding: chăn nuôi. Có 3 loại:
    1. Sheep: lấy lông
    2. Goat: cho sữa làm pho mát
    Sang bản [P], có thêm loại mới:
    3. Cattle: trâu bò, nuôi lấy thịt
    . Tương tự cây ăn quả, bạn phải xây nhà chăm sóc ( theo từng loại) trên đất thường --> thả mấy con thú trên đất nông nghiệp.

    * Land & Sea: đất và biển. Có 3 hình thức:
    1. Hunter Lodge: khu săn bắt thú hoang, cung cấp thịt
    2. Urchin Quay: cảng mò trai, cung cấp thịt trai
    3. Fishery: cảng đánh cá, cung cấp thịt cá

    [​IMG]3. Industry: công nghiệp
    . Sau khi ăn no, thì phải đi làm ( ko thì no cơm rửng mở dâm dật tứ chi àh). Tiếp theo là mục công nghiệp.
    . Cũng tùy màn chơi ( hay theo ý thích), sẽ có những ngành công nghiệp khác nhau. Và mỗi ngành đều đi kèm 1 loại đất đai đặc biệt như quặng mỏ, cây cối. Mỗi loại sẽ được đánh dấu từng màu khác nhau trên bản đồ.
    . Game chia ra 2 loại công nghiệp.
    * Raw Material: ngành khai thác nguyên liệu thô, nên xây gần các quặng mỏ.
    1. Timber Mill: xưởng chế biến gỗ (Wood)
    2. Masonry Shop: xưởng khai thác đá (Marble)
    3. Mint: xưởng đúc tiền, khai thác mỏ đá bạc tạo ra tiền tăng trực tiếp vào quốc khố
    4. Foundry: xưởng đúc, khai thác mỏ đá cam tạo ra đồng thau (Bronze)
    Trong bản [P], có thêm 2 nghề mới:
    5. Black Marble Shop: khai thác loại Marble có màu đen
    6. Refinery: xưởng tinh luyện, khai thác mỏ đá đỏ tạo ra Orchalic

    * Workshop: ngành chế tác. Sau khi có nguyên liệu thô, bạn có thể đem bán hoặc dùng để làm ra các sản phẩm có giá trị hơn.
    1. Sculpture Studio:[b/] xưởng điêu khắc, dùng đồng thau đúc thành tượng
    2. Olive Press: xưởng ép oliu trái thành dầu
    3. Winery: xưởng ép nho thành rượu

    [​IMG]4. Distribution: phân phát
    . Đây là mắt xích cuối cùng nhưng rất quan trọng trong chuỗi kinh tế của đất nước. Tất cả sản phẩm muốn đến tay dân chúng hoặc muốn quy ra tiền thì phải nhờ vào những công trình trong này.
    . Game phân ra 4 mục:
    * Granary: kho thóc. Các sản phẩm dùng để măm măm đều phải nằm trong đây trước rồi mới đi đến từng nhà.

    * Storhouse: kho hàng. Nơi chứa các loại phi thực phẩm và cả lúa mỳ (do có chức năng khác).

    * Agora: chợ, nơi bán các món hàng cho dân nhưng ko tạo ra tiền cho bạn. Theo quy trình, xưởng  sản phẩm  kho  chợ  dân chúng  lên cấp. Đầu tiên bạn phải xây ra cái nền chợ: loại thường (Common) và lớn (Grand). Sau đó xây mấy cái sạp bán.

    * Trade: mậu dịch. Quốc khố của bạn ko phải là cái “Tụ bảo bồn” xài mãi ko hết, do đó cũng phải tìm cách đào ra tiền. Dĩ nhiên “phi thương bất phú”, chúng ta sẽ tiến hành buôn bán với nước láng giềng. Có 2 hình thức: Trade Post – theo đường bộ / Pier – theo đường biển.

    [​IMG]5. Hygiene - Safety: vệ sinh và an toàn
    . Những hạng mục vô cùng quan trọng, giúp bạn duy trì sự sống của thành phố vào nề nếp ổn định lâu dài.
    . Game chia ra làm 4 mục:
    * Fountain: giếng phun, cung cấp nước cho mọi người

    * Infirmary: bệnh xá, duy trì thanh Medicine (Thuốc men) cho xã hội, nếu thanh này xuống mức báo động sẽ nảy sinh ra dịch bệnh.

    * Maintenance Office: sở duy trì, giữ cho thanh Hazard (Hiểm họa) thấp nhất, nếu ko sẽ bị sập nhà sập cửa, hỏa hoạn.

    * Watchpost: sở giám sát, giữ an ninh khi thành phố xuất hiện tội phạm (Unrest)

    [​IMG]6. Administration: quản lý
    . Những công trình hành chính quốc gia, có thể xem như là thủ đô.
    . Có 3 công trình sau:
    * Palace: cung điện. Có tác dụng cực kỳ. Nếu như bạn xây ra, sẽ có 2 quyền lợi như sau:
    1. Khi có Palace, bạn được phép thu thuế  càng nhiều dân thì càng nhiều tiền.
    2. Khi có Palace, bạn đã có lực lượng dân quân tự vệ có thể chống giặc ( chọi đá >_<). Nhưng bọn này ko kéo đi đánh đấm được đâu. Số lượng dân quân tự vệ tùy theo số lượng dân cư.

    * Tax Office: thuế cục, xây ra gần khu dân để có người đi thu thuế nộp vào quốc khố.

    * Water Crossing: công trình băng qua sông biển. Ở bản [Z] là cầu bằng gỗ, còn trong bản [P] là cầu đá.

    Trong bản [P], có thêm mục mới.
    * Hippodrome: trường đua ngựa. Công trình này chỉ có tác dụng là đẹp cho thành phố và mời Hero.

    [​IMG] [​IMG]7. Culture - Science: văn hóa – khoa học
    . Đây là mục cho bạn xây các công trình giúp cư dân mở mang trí tuệ lên đời nhà ở cho thành phố đẹp hơn.
    . Văn hóa là dành cho dân Hy Lạp trong bản [Z], còn khoa học là dành cho dân Alantic bản [P]. Cả hai có tác dụng thay thế cho nhau, cách sử dụng tương đồng.

    * Culture:
    Văn hóa Hy Lạp cổ đại là một trong những nền văn hóa hoàng kim, ảnh hưởng rất lớn cho hậu thế. Game cho chúng ta tìm hiểu về những thành tựu quan trọng nhất thông qua 4 mục:

    * Philosophy: triết học. Gồm 2 công trình: College (Học viện) và Podium ( Giảng đài)  bạn xây College bên ngoài rồi xây Podium gần nhà dân.

    * Gymnasium: phòng tập thể dục, xây gần nhà dân.

    * Drama: kịch nói. Gồm có 2 công trình: Theatre (rạp hát) và Drama School (trường học kịch)  xây Drama shool bên ngoài, Theater nằm gần nhà dân.

    * Stadium: sân vận động. Công trình văn hóa tốn kém nhất và chỉ xây được 1 cái trong 1 thành phố. Công trình này liên kết với Gymnasium. Cái này chỉ dành cho bọn nhà giàu thôi.

    * Science:
    . Theo các tài liệu truyền lại, dân Alantic rất chuộng khoa học. So với các dân tộc cùng thời, Alantic nơi có những thành tựu khoa học tiên tiến nhất.
    . Tương tự, game phân ra 4 mục:
    * Bibliotheke: tàng thư quán. Giúp dân chúng tăng điểm học tập (Learning)

    * Astronomy: thiên văn học. Có 2 công trình: Observatory (Thiên văn đài) và University (Trường đại học)  xây University bên ngoài, Observatory gần nhà dân.

    * Technology : kỹ thuật. Có 2 công trình: Laboratory (phòng thí nghiệm) và Inventor’ Workshop (xưởng phát minh)  xây Inventor’ Workshop bên ngoài, Laboratory gần nhà dân.

    * Museum: viện bảo tàng ( ặc ! pó tay ^^) Tương tự, đây là công trình khoa học hao tiền nhất, chỉ có 1 cái trong 1 thành phố. Công trình này liên kết với University. Cũng chỉ cho mấy tên phú hộ. Tăng điểm tham quan (Exhibit)

    [​IMG]8. Mythology: thần thoại.
    . Những công trình liên quan đến thần thoại Hy Lạp, đây là những công trình đẹp nhất và hao tiền nhất. Nhưng tiền nào của đó mà. Nội dung của phần này sẽ đề cập chi tiết ở phần sau.
    . Game có 3 hạng mục:
    * Sanctuary: chốn tôn nghiêm, tức là những công trình thờ phụng thánh thần. Mỗi 1 vị thần là 1 đền thờ. Vị chi tính hết 2 bản là 14 cái. Mỗi đền thờ sẽ cần số lượng vật liệu và tiền khác nhau theo mỗi vị thần. Khi muốn xây đền, bạn phải trữ sẵn trước 1 lượng đá để tạo ra cái nền. Trong quá trình xây sẽ đưa thêm các vật liệu khác, thường là đá + gỗ + tượng đồng.

    * Hero’s Hall: đại sảnh anh hùng. Nếu như màn chơi mà có quái vật xuất hiện hoặc có nhiệm vụ do thần linh đề ra thì bạn phải cần có Hero. Công trình này xây ra để gửi lời mời Hero đến thành phố (nếu đủ tiêu chuẩn do họ đặt ra  siêu sao quả là ko dễ với đến). Công trình này ko tốn tiền xây đâu. ^^

    * Artisan’s Guild: phường thợ thủ công. Công trình này liên kết với Sanctuary, có nó thì bạn mới có thợ để xây đền thờ.

    [​IMG]9. Military: quân sự.
    . Tuy là game xây dựng, nhưng Zeus & Poseidon cũng ko hề lơ là với mục quân sự (tất nhiên là ko thể sánh bằng các game chiến thuật thứ thiệt rồi).Vì sẽ có lúc bạn cần đến mục này để phòng vệ hay đem quân chinh phạt theo yêu cầu.
    . Game phân ra 2 mục:
    * Fortification: củng cố. Những công trình có tác dụng phòng ngự.
    1. Tower: tháp canh, khi xây ra bạn có thể cử lính trực trên này  bắn tên chống giặc hoặc xua đuổi quái vật khi chúng đến gần. Trong bản [P], nếu có Orchalic thì lính sẽ bắn tên lửa.
    2. Wall: tường thành
    3. Gatehouse: cổng vào

    * Military Workshop: xưởng chế tạc quân trang. Muốn đánh nhau thì phải có vũ khí chứ.
    1. Trireme Wharf: xưởng đóng tàu chiến, cần gỗ và giáp. Sang bản [P] thì thêm Orchalic
    2. Armory: xưởng chế tác vũ khí, cần đồng thau.
    3. Horse Ranch: trại ngựa, dùng lúa mỳ để nuôi ngựa nâng cấp bộ binh thành kỵ binh. Lưu ý: lúa mỳ dùng nuôi ngựa phải trữ trong Storehouse mới được.

    Sang bản [P], có thêm công trình sau:
    4. Charot Factory: xưởng tạo chiến xa. Cần gỗ, sau đó đem ngựa đến để tạo ra chiến xa. Chỉ dành cho dân Alantic.

    [​IMG]10. Aesthetic: thẩm mỹ.
    . Đáp ứng hết nhu cầu vật chất thì dân chúng vẫn chưa chịu lên đời nếu như cảnh quan xung quanh nó nghèo nàn quá. Do đó bạn hãy cải thiện bằng mục này.
    . Game phân ra làm 3 mục:
    * Beautification: những công trình tô điểm. Có 3 loại:
    1. Colum: những cây cột đá điêu khắc, dùng nó vây xung quanh khu phố cho bắt mắt. Tên của mỗi loại cột là tên gọi cho những trường phái điêu khắc của nền hội họa Hy Lạp cổ.
    2. Park: công viên, tùy vào số ô mà sẽ tạo thành những công viên có hình thức khác nhau.
    3. Street: gồm có Boulevard / Avenue, dùng nó để ốp lên những con đường đất tạo thành đường có cây cối, ghế đá xung quanh rất đẹp.

    * Recreational Area: những công trình giải trí, cải thiện cảnh quan. Có rất nhiều loại từ nhỏ đến lớn, hình dáng đủ kiểu như vườn hoa, hồ cá, mê cung cây xanh … tha hồ chiêm ngưỡng.

    * Monument: bia kỷ niệm. Mấy cái này thì ko bao giờ có sẵn, chỉ có được khi thành phố của bạn đạt được 1 thành tích nào đó vd: đạt 500 dân cư, chiến thắng hội thao, chinh phạt được nước nào đó … Ngoài ra, khi bạn hoàn thành được những nhiệm vụ do thần linh đưa ra thì sẽ có những bức tượng của họ.

    Trong bản [P]: sẽ có thêm mục sau
    4. * Pyramid: những công trình dạng kim tự tháp của dân Alantic.. Cái này thì ko có sẵn đâu, mà bắt buộc phải xây ra như xây đền thờ.

    [​IMG]. Misc: linh tinh
    Có 2 cái thôi nhưng lại có sử dụng thường xuyên.
    * Path: đường, nhưng là loại đường đất cơ bản xấu òm. Nên nhớ, xây ở đâu thì phải nối đường đến đó thì nhân công mới làm việc được.

    * Road Block: chốt phong tỏa. Đặt trên đường (chỉ là path) để hạn chế đường đi của 1 số công nhân. Hiệu quả sẽ đề cập trong phần xây nhà.

    * Clear: hình cái xẻng dùng để xóa

    * Undo: hình mũi tên vòng tròn, xóa lần hành động cuối cùng.

    ---------- Post added at 10:58 ---------- Previous post was at 10:48 ----------

    II. Guide: phần chỉ dẫn cách sử dụng tối ưu các công trình.

    1. Nhà cửa & Dân cư:

    * Nâng cấp nhà: việc nâng cấp nhà chỉ khi nào bạn đáp ứng được nhu cầu từng cấp của dân chúng. 2 loại nhà sẽ có nhu cầu khác nhau.
    Common House:
    [​IMG]
    . Trong bản [P], dân Alantic dùng Sicence thay cho Culture. Ngoài ra bạn còn phải cho cảnh quan xung quanh đẹp một chút.

    Elite House:
    [​IMG]
    . Trong bản [P], dân Alantic dùng Sicence thay cho Culture. Ngoài ra, trên thực tế khi muốn xây nhà quý tộc cấp 1  bạn phải tiêu hao 2 đơn vị Food + 1 Fleece + 1 Oil ở trong kho, rồi phải có cảnh quan thật đẹp.

    * Việc xây nhà: muốn nhà dân lên đời thì dễ ẹt, nhưng muốn giữ cho nó đẹp mãi thì cũng phải có 1 chút tính toán hợp lý. Mấu chốt của việc này chính là bạn phải quy hoạch khu phố sao cho mấy tên công nhân của chợ búa, văn hóa, bảo trì … lúc nào cũng có thể ghé thăm tất cả số nhà trong đó. Dù cho bạn xây theo hình nào cũng được, miễn sao con đường bạn tạo ra là 1 vòng tròn khép kín. Lấy một hình tiêu biểu thường dùng nhất.

    [​IMG]
    . Đây là cách xây nhà dân thường.Theo sơ đồ, dọc theo 3 cạnh của tứ giác ta xây nhà. Cạnh còn lại thì bố trí các công trình văn hóa và an ninh. Chợ thì đặt sau cùng. Xây 1 cái road block để phong tỏa ko cho các nhân viên ko đi lung tung ra bên ngoài.
    . Nhà quý tộc thì cũng tuân theo quy tắc trên nhưng diện tích khu phố phải lớn hơn rất nhiều do phải bố trí rất nhiều công trình làm đẹp …

    2. Thức ăn:
    . Tùy vào màn chơi ( hoặc do ý thích) mà thành phố của bạn có cách tạo ra thức ăn khác nhau. Nếu địa hình có nhiều đất nông nghiệp thì ok, còn ko thì bạn phải nhập từ nước ngoài vào. Tối thiểu phải có 3 mặt hàng: thức ăn – lông cừu – dầu.

    . Bảng đánh giá sản lượng của các ngành nông nghiệp ( ở điều kiện chuẩn):
    [​IMG]
    . 1 đơn vị trên đây sẽ quy đổi ra 100 trong chợ.
    Săn bắt và đánh bắt hải sản thì tùy vào địa điểm xa hay gần nên sản lượng cho ra cũng khác.


    3. Công nghiệp:
    . Tùy vào màn chơi ( hoặc do ý thích) mà thành phố của bạn có nghề công nghiệp khác nhau. Thường là trời ưu đãi cái gì thì làm cái đó. Khi xây khu công nghiệp nhớ tránh xa nhà dân. Chẳng ai muốn sống gần nơi suốt ngày ầm ĩ, ô nhiễm khói bụi.

    . Lưu ý: 1 xưởng nguyên liệu --> 2 xưởng chế biến

    . Mục quan trọng trong phần công nghiệp là Wage Rate. Đây là mức ngân sách hàng năm bạn phải chi trả cho lao động trong nước.
    [​IMG]
    . Wage Rate tuyệt đối phải luôn ở mức Normal trở lên. Như vậy mới đảm bảo tỷ lệ tội phạm thấp nhất. ( Còn ko thì bạn sẽ thấy thảm cảnh liền >_<). Mức High và Very High thì chỉ dùng khi nào bạn đang cần tăng số lượng nhân công trong thời gian ngắn.

    4. Thương nghiệp:
    . Kho thóc và kho chứa lông cừu + dầu đều phải nằm gần chợ, nằm xa quá bọn chủ sạp ko thèm lết đến lấy hàng đâu. Những kho khác thì nằm gần khu chế xuất hoặc nơi xuất nhập cảng.

    . Bảng điều khiển kho hàng / kho thóc
    [centerhttp://i735.photobucket.com/albums/ww354/Inahime/kho.jpg[/IMG[/center]
    [i]Dòng chữ đóng khung là trạng thái hoạt động hiện tại của kho, cái này do bạn quy định. Con số bên cạnh là số lượng chứa cũng do bạn quy định.
    . Ý nghĩa các dòng lệnh:
    1. [u]Get:[/u] sau khi ra lệnh, kho sẽ sai người đi đến những nơi khác gom hàng về cho đủ theo số lượng đề ra
    2. [u]Accept:[/u] sau khi ra lệnh, kho được phép chứa chấp mặt hàng nào đó
    3. [u]Don’t Accpet:[/u] sau khi ra lệnh, kho ko được phép chứa loại hàng nào đó
    4. [u]Empty:[/u] sau khi ra lệnh, kho sẽ sai người xuất hàng đến khi còn đúng số lượng đề ra[/i]

    . Khi có nước láng giềng / thuộc địa mang cống phẩm đến, nếu hiện tại trong kho ko đủ chỗ chứa thì hãy trì hoãn lại bằng cách chọn dòng lệnh [b]Postpone[/b] rồi lập tức xây ra 1 kho mới chỉ để chứa mặt hàng được tặng. Đừng bỏ phí của giời.

    . Trade post và Pier cũng chỉ là 2 kho chứa hàng mà thôi. Nó có cách sử dụng tương tự bên kho hàng. Thường xuyên theo dõi tình hình, nhập quá nhiều sẽ dẫn đến cạn túi nhanh chóng. Xuất quá nhiều thì dân chúng nó ko đủ xài.

    . Khi muốn trữ 1 mặt hàng nào đó thì nhấn vào tên sản phẩm ( lệnh stockpile). Kể từ lúc này, hàng hóa mà làm ra chỉ để tồn kho thôi cho đến khi bạn bỏ lệnh.
    [center][IMG]http://i735.photobucket.com/albums/ww354/Inahime/Thuongmai.jpg [/center]

    5. An ninh – Vệ sinh:
    . Vấn đề Nước: nhịn đói 3 ngày được chứ ko thể nhịn khát 1 ngày, huống chi thức ăn có thể dự trữ chứ nước trong game ko thể dự phòng. Đã thế mấy thằng gánh nước làm biếng ko chịu đi xa. Do đó tùy vào chu vi khu phố mà bố trí giếng nước hợp lý.

    . Vấn đề sập đổ và hỏa hoạn: cái này thì ko những chỉ xảy ra cho nhà ở mà còn có ở các công trình sản xuất, văn hóa … do đo cũng phải nhớ trong chu vi của 1 khu vực sản xuất phải đảm bảo có các sở duy trì hoạt động hiệu quả tối đa.

    . Vấn đề vệ sinh: nên có 1 căn trong 1 khu phố.

    . Vấn đề tội phạm: cái này ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân: Wage rate – Unemployment rate – Tax level. Nói chung nếu bạn cứ đều đều duy trì mức lương và mức đóng thuế Normal thì đảm bảo tỷ lệ tệ nạn sẽ rất thấp.

    6. Thuế:
    . Thuế là nguồn thu nhập chủ chốt cho bạn, so với tiền lương mà bạn trả hàng năm thì vẫn còn rẻ chán.
    . Thuế thu được tùy theo chất lượng nhà ở của dân, bọn nhà giàu cống nộp cao nhất. Do đó việc gia tăng dân số quý tộc rất đáng để làm, càng nhiều người ở thì càng nhiều tiền.

    . Tiền thuế thu được do từng cấp nhà cộng dồn lại. Công thức tính thuế cho từng cấp nhà:
    Tax Rate Multiplier x Peoples x Tax Level Rate

    * Tax Rate Multiplier: hệ số thuế, đv từng loại nhà sẽ có mức thuế khác nhau.
    [​IMG]
    * Peoples: số lượng dân cư ở một cấp nhà
    * Tax Level Rate: mức độ dân phải đóng thuế cho bạn, mỗi mức độ có hệ số khác nhau.
    [​IMG]
    . Lưu ý: đừng có tham quá, bóc lột dân quá thì khác nào “ quan ép dân phản”.

    7. Văn hóa – Khoa học:
    . Khi xây các công trình văn hóa / khoa học, nếu là dạng liên kiết như College và Podium (theo kiểu đầu – đuôi)  nên xây phần đuôi nằm gần nhà dân.

    . Mỗi khi có thông báo bắt đầu có cuộc thi sức khỏe, tri thức nào đó thì game sẽ hiển thị ra bảng sau:
    [​IMG]
    . Nhìn vào mức độ đánh giá từng mục thì biết mình có bao nhiêu % chiến thắng.

    . Bảng theo dõi tình hình phổ cập văn hóa / khoa học trong xã hội.
    [​IMG]
    . Nếu dòng trong khung mà đạt mức Very Good trở lên thì bạn an tâm.

    8. Đền thờ:
    . Đền thờ là công trình hấp dẫn nhưng đòi hỏi hao tốn sức người và vật chất rất nhiều. Đây là kinh nghiệm chơi của mình:
    1. Phải chuẩn bị trước 1 lượng đá + tiền để tạo ra cái nền
    2. Xây cái nền để đó, click chuột phải để xem những nguyên liệu còn lại cần bao nhiêu, hầu như chỉ có 3 món: đá trắng + gỗ + tượng đồng
    3. Xây kế bên cái nền một số kho  ra lệnh trữ hàng theo số lượng trên. Chứ vừa xây vừa chờ thì nó rất lâu do phải vận chuyển tới lui.
    4. Xây Artisan’s Guild để có thợ. Công trình này cần 25 ng/ căn  coi chừng thiếu nhân công, nếu thiếu cùng lắm là tạm thời trả cho nó mức lương cao nhất đi.

    Sang bản [P], dân Alantic sẽ có thêm 1 loại kỳ quan nữa là Pyramid, cũng phải xây ra như đền thờ nhưng vật liệu sẽ có thêm những món mới như đá đen + orchalic.

    . Sau khi có đền thờ, tùy vào vị thần mà xây những xưởng sản xuất thích hợp nằm gần đó. Để mỗi khi thần linh hạ phàm đi ngang phù phép giúp bọn nhân công siêng năng làm việc. Bình thường nó làm ra 1, giờ được 4.

    . Trước khi xin xỏ thần linh về hàng hóa, tốt nhất là xây thêm kho mới để chứa hàng. Vì nếu khi cầu cứu bọn này mà ko có chỗ chứa hàng thì công cốc.

    . Việc cầu xin thần linh cũng phải tùy vào thái độ bạn. Nếu như thành phố của bạn có gia súc / thức ăn nhiều để bọn tăng lữ chăm chỉ cúng tế thì có thể 2~3 lần 1 năm. Còn ko thì chỉ 1 lần/năm.

    9. Quân đội:
    . Quân đội trong thành phố bạn có 2 dạng
    1. Quân dân tự vệ: đây là lính có từ dân thường. Loại này chỉ dùng để phòng thủ khi có giặc đến, ko đem ra sa trường được. Dân Hy Lạp có lính Rabble dùng đá làm vũ khí :D, còn dân Alantic có lính Archer dùng cung tên. Để có thê sử dụng quân dân, bạn phải có Palace.
    [​IMG]
    Đây là Palace của dân Alanantic. Cờ có hình mũi tên là dân quân, còn hình chiếc xe là lính chiến xa quân.

    . Số lượng dân quân tự vệ trong thành phố được bao nhiêu tùy thuộc số lượng dân cư. Dưới đây là cách tính cho 1 nhà.
    [​IMG]
    Lưu ý: 1 ng lính trên bản đồ tương ứng với 6 người dân.

    2. Lính chiến đấu: loại lính có từ dân quý tộc, có năng lực tác chiến thực thụ. Dân Hy Lạp có Hoplite (bộ binh), dân Alantic có Spearman ( giáo binh). Nếu như nhà quý tộc có thêm ngựa / chiến xa lên được đời cuối thì 2 loại trên sẽ nâng cấp thành Horseman (kỵ binh) / Chariot (xa kỵ binh). Số lượng lính chiến đấu tùy thuộc vào số dân quý tộc. Dưới đây là bảng tính trên 1 nhà.
    [​IMG]

    . Tàu chiến: những màn chơi có biển lớn thì bạn có thể tạo ra tàu chiến từ công trình Trireme Wharf. Mỗi 1 tàu chiến cần đến 100 nhân công, nên khi xây được rồi thì làm ơn cho chúng nó về sản xuất đảm bảo ko thiếu hụt lao động.

    . Tháp canh: khi xây ra, tạo đường đi cho dân quân trực trên đó. Cũng nên nhớ, điều này sẽ khiến bạn giảm bớt lao động.

    . Game có chế độ Auto-Defend. Nếu ở mức ON  khi có giặc thì toàn bộ dân quân, lính chiến và cả tàu nữa đều tự động xuất hiện chờ kẻ thù kéo đến.

    10. Việc làm đẹp cho thành phố:
    . Dù bạn đã đáp ứng đủ nhu cầu vật chất và văn hóa mà sao nhà cửa vẫn ko thể nâng cấp tối đa. Vì bạn vẫn còn thiếu một thứ gọi là Appeal (sức lôi cuốn).

    . Appeal là chỉ số đánh giá cảnh quan xung quanh. Đv khu phố thì Appeal càng cao càng tốt, nhất là mấy tên nhà giàu. Phải có cảnh đẹp nhất thì bọn chúng mới chịu ở.

    . Điểm Appeal phụ thuộc vào 2 yếu tố:
    - Những công trình tô điểm và 1 số công trình văn hóa có tác dụng + điểm khi xây gần nhà dân
    - Những công trình sản xuất, công nghiệp, quân sự, … lại – điểm khi xây gần nhà dân.

    [-] . Overview: đánh giá
    . Đây là bảng đánh giá chung tình trạng hiện tại của thành phố. Đây là công việc bạn cần theo dõi thường xuyên, nếu có gì thì cũng xoay sở đúng lúc.
    [​IMG]
    + Population: (dân số) ảnh hưởng đến việc gia tăng dân số. Khi mà dân chúng nghĩ xấu về bạn thì đừng hòng bọn nó kéo đến ở. Trong hình: là dân đang xem bạn như một vị thần.
    + Migration: (di trú) cho biết hiện giờ thành phố của bạn có sức hấp dẫn với dân nhập cư ko. Trong hình: hiện tại sự thiếu hụt cho việc phát triển nhà đang cản trở dân nhập cư vào ở.
    + Food Production: sản xuất lương thực, đánh giá xem tình trạng hiện tại giữa sức ăn / sức làm ra. Trong hình: dân ăn nhiều hơn làm ra.
    + Food Level: mức độ thức ăn, tức là lượng thức ăn bạn dữ trự được. Cái này càng nhiều càng tốt. Trong hình: mức thức ăn rất thấp (ko dự trữ được cái nào hết)
    + Employment: nhân công. Cho thấy hiện tại có bao nhiêu % ng thất nghiệp / thiếu bao nhiêu nhân công. 2 thái cực này đều ko nên quá lớn. Thất nghiệp nhiều thì sinh tệ nạn, thiếu lao động thì sản xuất bị chậm.
    + Hygiene: đánh giá khả năng vệ sinh của thành phố. Dĩ nhiên là phải càng cao càng tốt.
    + Unrest: cho biết hiện tại thành phố của bạn có tội phạm ko.
    + Fianaces: cho biết hiện tại bạn đang lời / lỗ bao nhiêu tiền
    + Culture (Science): đánh giá khả năng thắng trong các hội thao, thi đấu …
    + Mythology: cho biết hiện tại bạn có quái vật / thần thánh quậy phá ko
    + Security: cho biết hiện tại có nguy cơ quân sự từ các nước khác ko

    [-] . World Map: bản đồ thế giới
    . Đây cũng là một công việc bạn cần làm thường xuyên, nhất là khi gặp phải các vấn đề buôn bán hay chiến tranh. Bản đồ thế giớ cho thấy mối quan hệ và thông tin của quốc gia láng giềng.
    [​IMG]

    [ ………….]: quan hệ buôn bán lẫn nhau. Mỗi một thành phố đều có 2 biểu tượng nhỏ phía trên. Cái vòng đỏ là sức mạnh quân sự, càng nhiều thì nước đó càng mạnh và có nguy cơ sẽ kéo sang nơi bạn ở làm càn (nếu thành phố mình yếu so với họ). Còn vòng xám (giống như đồng tiền) là sức mạnh kinh tế, càng nhiều thì càng giàu.[/i]

    Khung bên cạnh là thông tin sơ lược của 1 nước láng giềng bất kỳ.
    [​IMG]
    . Khung đầu tiên: là quan hệ giữa ta và họ: Rival: là kình địch / Ally đồng minh / Vassal chư hầu / Colony thuộc địa. Tất nhiên với quan hệ là Rival thì đừng hòng họ chịu giao thương với ta.
    . Khung thứ hai: là thái độ của họ dành cho ta. Nếu là Rival, thì dòng nào cũng ko có vấn đề. Nhưng nếu như là Ally / Vassal / Colony thì khác nha  dòng này mà có ý nghĩa tiêu cực thì phải tìm cách thay đổi ngay (vd: tặng quà lấy lòng). Nhẹ nhàng thì họ ko thèm buôn bán với ta, nặng thì trở mặt luôn.
    . Khung thứ ba: nhu cầu sản phẩm trong nước, họ cần gì (để mua) và có sản phẩm gì (để bán). Do đó khi muốn tặng quà lấy lòng thì cũng nên nhìn vào đây để gãi trúng chỗ ngứa của ng ta nữa.
    . Khung thứ tư: bảng điều khiển mục ngoại giao.
    o Hình đôi tay: bạn muốn xin xỏ cái gì đó, tùy theo thái độ của họ dành cho ta mà được hay ko
    o Hình con lừa: thỏa mãn những yêu cầu của nước đó
    o Hình đồng tiền: tặng quà lấy lòng với 3 mức: ít – vừa – nhiều
    o Hình tên lính nấp lùm: đi cướp bóc, chỉ nên cướp cái gì ng ta có mà mình thiếu nhé.
    o Hình 3 tên lính: đi chinh phạt
     
  2. LýThanhChiếu

    LýThanhChiếu T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/8/06
    Bài viết:
    619
    III. Thần thánh – Anh hùng – Quái vật: phần viết chi tiết về hệ thống thần thoại trong game.

    1. Thần thánh:
    . Nếu như trong Caesar III, bạn chỉ là tên quan quèn nằm dưới quyền của Caesar, bị yêu sách tùm lum đến phát bực. Còn trong Zues & Poseidon, bạn là người cai trị tối cao nhưng cũng phải dưới cơ mấy tên thánh thần. Nếu đã đọc qua Thần thoại Hy Lạp thì chắc sẽ biết rõ điều này: thần linh của người Hy Lạp rất siêu nhân nhưng cũng rất phàm nhân. Họ ko bao giờ là kẻ có tấm lòng từ bi, cứu sinh độ thế như thần thánh phương Đông ( như mấy ông bụt của ta nè !!!), là thần thánh mà cũng hỷ nộ ái ố, yêu đương còn hơn cả người trần. Một khi thần linh nổi quạu thì bạn cũng biết hậu quả thế nào rồi.

    . Game có tất cả ( cả 2 bản) là 14 vị thần. Nhưng bạn sẽ ko bao giờ có thể chọn hết tất cả. Thông thường trong một 1 chiến dịch chơi, bạn sẽ có khoảng 5 thần phù hộ, số còn lại một là trung lập hai là ghét. Do sở trường của từng thần, mà họ sẽ có thái độ yêu ghét khác nhau. Thần thì cũng có kẻ mạnh kẻ yếu ( nhìn qua kích thước đền cũng đoán ra), chú ý điều này khi có thần khác đến quậy.

    . Sau đây là danh sách các vị thần. Tên phía sau là tên gọi của La Mã.
    Dionysus - Bacchus
    [​IMG]
    . Ban đầu, Dionysus vốn chỉ là 1 á thần ( dạng con lai giữa thần và người phàm). Là con trai của Zeus với một công chúa trần tục. Do sự ghen tuông của vợ Zeus là nữ thần Hera khiến cho nàng công chúa chết oan khi còn đang mang thai. Zeus ko thể cứu sống vợ, nhưng lại cứu được đứa con. Zeus xẻ đùi mình ra nhét đứa con còn đỏ hỏn vào để nuôi sống. Vì vậy Dionysus sau này mới có thể trở thành vị thần bất tử.
    . Dionysus là vị thần nho, thủy tổ của nghề rượu. Đặc điểm của Dionysus là đi đến đâu đều tạo ra bầu không khi huyên náo nên có thể xem như vị thần hoan lạc. Trong thần thoại, Dionysus được miêu tả là thanh niên khôi ngô thanh tú, khoác áo choàng đội vòng nho, còn trong game thì … :L ôi thê thảm.

    * Friendly God: nếu Dionysus phù hộ bạn
    o Tại đền thờ có 2 khoảnh nho để trồng ra trái
    o Phù hộ xưởng ép nho
    o Ko có tội phạm xuất hiện
    o Khi bạn cầu xin (hoặc may mắn) Dionysus sẽ cho bạn rượu
    * Unfriendly God: nếu Dionysus ghét bạn:
    Thần sẽ xuất hiện cùng với mấy tên Satyr (nửa người nửa dê), đi đến đâu là dân chúng cứ lảo đảo đi theo thần rời khỏi bản đồ. Đã thế còn ếm bùa khiến vườn nho mất mùa thời gian dài.

    Hermes - Mercury
    [​IMG]
    . Là con trai của Zeus và nữ thần Maya. Ngay từ nhỏ Hermes đã chứng tỏ sự thông minh lém lỉnh và trộm cắp thiên tài của mình qua việc ăn cắp bò trêu ngươi thần Apollo. Sau này lớn lên, Zeus gọi cậu về thiên đình giao trọng trách là sứ giả truyền đạt vị vua Olymper.
    . Hermes là vị thần của thương mại, là thần sáng tạo ra chữ viết cho nhân loại và phù hộ cả nghề trộm cắp nữa. Đặc điểm của Hermes là mang đôi sandal có cánh, đi nhanh hơn gió nên Herems cũng được xem là thần tốc độ. Tên La Mã của Herems dùng đặt tên cho sao Thủy và kim loại thủy ngân.

    * Friendly God: nếu Hermes phù hộ bạn
    o Tăng tốc độ di chuyển của các thương nhân và thuyền buôn, mấy tên này ghé thành phố nhiều hơn
    o Nhân công trong thành phố cũng đi nhanh hơn
    o Khi bạn cầu xin (hoặc may mắn) Hermes sẽ hoàn thành các đòi hỏi vật chất từ nước khác
    * Unfriendly God: nếu Hermes ghét bạn:
    Khi xuất hiện, Hermes sẽ làm bốc khói một lượng hàng hóa trong kho và làm tê liệt ngành thương mại trong thời gian dài.

    Aphrodite - Venus
    [​IMG]
    . Khi thần bầu trời Uranus bị thương chạy qua vùng biển Sip, những giọt máu của người rơi xuống tạo thành đám bọt biển, từ đó sinh ra nữ thần Aphrodite. Đây là vị nữ thần được miêu tả có nhan sắc vô cùng diễm lệ, vô cùng quyến rũ, ai nhìn cũng phải đổ.
    . Aphroidte là nữ thần tình yêu và sắc đẹp, là người đem đến cho nhân gian một thứ có đủ cả chua ngọt đắng cay. Tên La Mã của Aphrodite dùng đặt tên cho sao kim.

    * Friendly God: nếu Aphrodite phù hộ bạn
    o Dân ko bỏ đi
    o Tăng cảnh quan cho thành phố
    o Đuổi mấy ông thần sau đi chỗ khác: Dionysus / Herems / Hephaestus / Ares
    o Khi bạn cầu xin (hay may mắn) Aphrodite sẽ giúp bạn gia tăng dân số nhanh hơn
    * Unfriendly God: nếu Aphrodite ghét bạn:
    Khi Aphrodite xuất hiện, bất kỳ ai mà xui xẻo để bả thấy thì bị mê hoặc xếp thành hàng dài đi theo rời khỏi bản đồ, giảm dân số của thành phố.

    Hephaestus - Vulcain
    [​IMG]
    . Hephaestus là con trai của Zeus và Hera. Do hình hài xấu xí, ngay khi ra đời đã bị mẹ chán ghét ném xuống trần gian khiến cho một chân bị thọt.
    . Hephaestus rất khéo tay, là vị thần thợ rèn phụ trách các vật dụng trang bị cho các vị thần khác, là thủy tổ nghề rèn và kim loại trong nhân gian. Do thợ rèn luôn phải dùng lửa nên Hephaestus cũng được xem là vị thần lửa vừa có tính xây dựng vừa có tính hủy diệt.

    * Friendly God: nếu Hephaestus phù hộ bạn
    o 4 góc đền có mỏ đồng cho bạn khai thác
    o Hiếm có hỏa hoạn
    o Phù hộ nhà rèn giáp + đúc tượng
    o Khi bạn cầu xin (hay may mắn) Hephaestus sẽ cho Talos (ng đồng khổng lồ) ra bảo vệ
    * Unfriendly God: nếu Hephaestus ghét bạn:
    Khi Hephaestus xuất hiện, hỏa hoạn xảy ra nhiều hơn và ếm bùa nhà rèn giáp và đúc tượng tê liệt trong thời gian dài.

    Ares - Mars
    [​IMG]
    . Ares là con trai của Zeus và Hera. Tuy nhiên do bản tính quá hiếu chiến nên Zeus ko thể nào ưa nổi đứa con này. Ngay cả người dân Hy Lạp cũng vậy. Nhưng dân La Mã thì khác, xem Ares như một vị thần tối thượng ( dễ hiểu thôi, La Mã là thời đại chinh chiến liên miên mà). Tương truyền vị hoàng đế đầu tiên của La Mã chính là con trai của Ares.
    . Ares là vị thần chiến tranh, nhưng chỉ là thứ chiến tranh phi nghĩa thỏa mãn dục vọng của bản thân. Tên La Mã của Ares dùng đặt tên cho sao hỏa.

    * Friendly God: nếu Ares phù hộ bạn
    o Tại đền thờ sẽ có 2 đội lính (8 ng/đội) da đen thui cho bạn tùy ý dùng
    o Có con rồng đi tuần tra trong thành phố giúp bạn giết thú hoang và giặc xâm lược
    o Khi cầu nguyện (hay may mắn) Ares đi theo quân đội chinh phạt nước khác
    * Unfriendly God: nếu Ares ghét bạn
    Khi Ares xuất hiện cùng với đạo quân da đen thui như trên tràn vào cướp phá thành phố.

    Apollo
    [​IMG]
    . Là con trai của Zeus và nữ thần Leto, anh trai song sinh của nữ thần Artemis. Khi chào đời, Apollo đã tỏa ra ánh sáng rực rỡ như mặt trời nên được xem là thần ánh sáng, dùng cung và tên bằng vàng óng ánh.
    . Trong số hàng ngũ thần linh Hy Lạp, Apollo là vị thần có danh vọng rất lớn (chỉ thua Zeus), được dân Hy Lạp tôn sùng, gắn liền với nhiều chức năng như âm nhạc, y học … Tương truyền đền thờ của thần tại Denpho là ngôi đền nổi tiếng với những lời sấm, do đó Apollon còn là vị thần tiên tri.

    * Friendly God: nếu Apollo phù hộ bạn
    o Phù hộ cho các nhà văn hóa / khoa học
    o Tăng phần thắng các cuộc thi
    o Giết quái vật
    o Trong đền thờ có mục oracle  giúp bạn biết trước sắp tới sẽ có chuyện gì xảy ra
    o Khi bạn cầu xin (hay may mắn) Apollo sẽ giúp thành phố chữa bệnh và gia tăng mức vệ sinh
    * Unfriendly God: nếu Apollo ghét bạn
    Khi Apollo xuất hiện sẽ gieo rắc dịch bệnh khiến dân số giảm và ếm bùa bệnh viện với các nhà văn hóa / khoa học. Tiếp theo là cứ thua cuộc ở các cuộc thi trong thời gian dài.

    Artemis - Diana
    [​IMG]
    . Artemis là con gái của Zeus và nữ thần Leto, em gái sinh đôi của thần Apollo. Giống anh trai, khi chào đời Artemis cũng tỏa ra ánh sáng bạc lung linh, dùng cung và tên bằng bạc.
    . Artemis là 1 trong ba vị trinh nữ thần linh của Hy Lạp, rất thích săn bắn. Đền thờ của nữ thần Artemis là 1 trong 7 kỳ quan của thế giớ cổ đại.

    * Friendly God: nếu Artemis phù hộ bạn
    o Tại đền có sẵn 2 nhóm nữ xạ thủ Amazone (8 ng/nhóm) tùy ý sử dụng
    o Phù hộ nhà săn bắt
    o Bảo vệ dân khỏi thú hoang
    o Khi cầu xin (hay may mắn) Artemis sẽ cho bạn thịt
    * Unfriendly God: nếu Artemis ghét bạn
    Khi Artemis xuất hiện cùng với những nữ xạ thủ như trên tràn vào thành phố cướp phá và khiến cho thú hoang hung dữ hơn.

    Athena - Minerve
    [​IMG]
    . Athena là con gái rượu của thần Zeus với sự ra đời thần kỳ: sinh ra từ trong đầu của Zeus. Chính vì thế mà Athena rất được Zeus thương yêu trong vô số con cái của mình (dĩ nhiên, do ổng đẻ ra mà).
    . Athena là vị nữ thần trong trắng của trí tuệ và chiến tranh (nhưng chiến tranh của Athena là chính nghĩa, chiến tranh để có hòa bình). Là vị thần mở mang trí óc cho dân chúng, truyền dạy các nghề thủ công. Athena còn là thần bảo hộ cho cây oilu – loài cây tượng trưng cho hòa bình. Thủ đô Athen của Hy Lạp xuất phát từ tên của thần.

    * Friendly God: nếu Athena phù hộ bạn
    o Tại đền có 2 khoảnh oliu cho bạn trồng ra trái
    o Phù hộ xưởng ép dầu và nhà chăn cừu
    o Cường hóa quân lính
    o Chống giặc ngoại xâm
    o Khi cầu xin (hay may mắn) Athena sẽ cho dầu và trái oilu
    * Unfriendly God: nếu Athena ghét bạn
    Khi Athena xuất hiện sẽ khiến cho tháp canh tê liệt, xưởng ép dầu trở nên đìu hiu và cây oliu thì mất mùa trong thời gian dài.

    Demeter - Ceres
    [​IMG]
    . Demeter là chị gái của Zeus, là 1 trong số hiếm những vị thần ít có scandal nhất của Hy Lạp. Là phúc thần to lớn đv dân chúng.
    . Demeter là nữ thần cai quản đất đai và ngũ cốc, là thần truyền dạy cho dân chúng phương pháp cày bừa canh tác nông nghiệp.

    * Friendly God: nếu Demeter phù hộ bạn
    o Khi xây đền, đất xung quanh sẽ trở thành đất nông nghiệp
    o Phù hộ các trang trại lương thực
    o Khi cầu xin (hay may mắn) Demeter sẽ cho bạn thực phẩm ngũ cốc
    * Unfriendly God: nếu Demeter ghét bạn
    Khi xuất hiện Demeter sẽ làm cho đất nông nghiệp khô cằn, trang trại bị tê liệt và làm thịt cừu và dê.

    Hades - Pluton
    [​IMG]
    . Hades là anh trai của Zeus, phụ trách cai quản thế giới dưới lòng đất. Là vị thần lạnh lùng, nghiêm khắc nên Hades cũng ít có truyền thuyết so với các vị thần khác.
    . Hades là chủa tế địa ngục và cai quản luôn các khoảng sản (do mấy thứ này cũng nằm dưới đất mà) nên nhiều khi Hades cũng được xem là vị thần của tiền tài vật chất. Tên La Mã của Hades dùng đặt tên cho sao diêm vương.

    * Friendly God: nếu Hades phù hộ bạn
    o 4 góc đền có mỏ bạc để bạn đúc ra tiền
    o Phù hộ lò đúc tiền, nhà khai thác đồng và nhất là thuế cục
    o Có con chó 3 đầu Cerberus bảo vệ thành phố
    o Khi cầu xin (hay may mắn) Hades sẽ tặng cho 1 lượng tiền
    * Unfriendly God: nếu Hades ghét bạn
    Khi Hades xuất hiện, những ai đang lang thang trên đường đều được đi du lịch miễn phí cõi âm. Đồng thời Hades còn nguyền rủa Palace, nhà khai thác đồng và lò đúc tiền trong thời gian dài.

    Poseidon - Neptune
    [​IMG]
    . Poseidon là anh trai của Zeus, cai quản biển cả. Là một trong 3 vị thần chủ chốt của thần thoại Hy Lạp.
    . Poseidon là chúa tể đại dương và thần của nghề biển. Sang bản mở rộng, Poseidon là vị thần tối cao đối với dân cư Alantic. Tên La Mã của Poseidon dùng đặt tên cho sao hải vương


    Poseidon là vị thần duy nhất có 2 kiểu đền thờ tùy theo dân tộc, nhưng chức năng như nhau.
    * Friendly God: nếu Poseidon phù hộ bạn
    o Phù hộ cảng cá, cảng mò trai và chuồng ngựa
    o Có quái vật Kraken bảo vệ khu vực biển
    o Khi cầu xin (hay may mắn) Poseidon sẽ cho thức ăn thịt cá / thịt trai
    * Unfriendly God: nếu Poseidon ghét bạn
    Khi Poseidon xuất hiện, sẽ vừa phá hủy vừa ếm bùa các công trình liên quan đến biển điển hình là cảng cá … Ác hơn nữa là nước láng giềng sẽ ko dám đến buôn bán với bạn theo đường biển trong thời gian dài.

    Zeus - Jupiter
    [​IMG]
    . Zeus là vua của các vị thần, chủ nhân của đỉnh Olymer thiêng liêng. Dù mang thân phận cao quý nhưng Zeus lại khá là bê bối trong chuyện tình cảm, lăng nhăng hết nữ thần đến phàm nhân. Nhưng cũng từ đó mà thần thoại Hy Lạp mới tràn đầy sắc màu, hấp dẫn bao thế hệ.
    . Ngoài ra Zeus còn là vị thần của sấm sét, giông tố, vị thần công lý. Thế vận hội Olympic ngày nay bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại, với mục đích tôn vinh thần Zeus. Và đền thờ của Zeus là 1 trong 7 kỳ quan cổ đại. Tên La Mã của Zeus dùng đặt tên cho sao mộc.

    * Friendly God: nếu Zeus phù hộ bạn
    o Phù hộ công trình bất kỳ
    o Có mục oracle (như Apollo)
    o Đánh bại các vị thần khác
    o Danh vọng của thành phố bạn cao hơn
    o Khi cầu xin (hay may mắn) Zeus sẽ quét sạch giặc xâm lược chỉ với 1 phát
    * Unfriendly God: nếu Zeus ghét bạn
    Khi Zeus xuất hiện, mục tiêu trước nhất chính là đánh sập Palace của bạn sau đó là các công trình khác ngẫu nhiên. Rồi các nước giềng ko dám đến buôn bán trong thời gian dài.

    Sang bản mở rộng, game bổ sung thêm 2 vị thần mới:

    Atlas
    [​IMG]
    Atlas là 1 Titan ( những thần khổng lồ trong thời kỳ đầu của thần thoại Hy Lạp), do chống lại Zeus trong cuộc chiến thần linh nên bị trừng phạt, suốt đời suốt kiếp phải nâng trái đất trên vai.
    . Atlas ko thuộc 12 vị thần của dân Hy Lạp, nhưng trong game cho ông ta vai trò gắn liền với đất đá và xây dựng. Và cái tên Atlas sau này dùng để gọi cho mấy cuốn sách địa lý.

    * Friendly God: nếu Atlas phù hộ bạn
    o Xưởng đá làm việc nhanh hơn, nhà thợ xây đền cho đến 2 thợ/ căn
    o Phù hộ xưởng gỗ và xưởng orchalic
    o Khi bạn cầu xin (hay may mắn) Atlas sẽ giúp sức cho các công trình lớn bằng cách để thợ làm việc mà ko cần vật liệu trong thời gian ngắn.
    * Unfriendly God: nếu Atlas ghét bạn
    . Khi Atlas xuất hiện, đi đến đâu là dân hóa đá hết, tê liệt xưởng đá (cả 2 loại) và thợ xây đền.

    Hera - Junon
    [​IMG]
    . Hera là chị gái đồng thời cũng là vợ chính thất của Zeus. Nữ hoàng uy quyền của thiên đình, nữ thần của hạnh phúc gia đình và sinh sản.
    . Bản tính Hera rất đoan trang, ghét thói trăng hoa mà khổ nỗi Zeus lại là kẻ ong bướm bậc nhất. Vì thế nhiều khi Hera tức đến phát điên, đành trút hết sự căm tức vào mấy cô tình nhân hoặc con riêng của ông chồng, đì cho chúng xói trán. Điển hình là truyền thuyết 12 kỳ công của Hercules sau này.

    * Friendly God: nếu Hera phù hộ bạn
    o Trước đền có 2 khoảnh cam để bạn vun trồng
    o Phù hộ nhà trồng cam và trại gia súc (cattle)
    o Gia tăng dân số
    o Đánh bại được khá nhiều vị thần, đặc biệt là ông kẹ Zeus ( ^^ nhất vợ nhì trời mà)
    o Chống giặc ngoại xâm
    o Khi cầu xin (hay may mắn) Hera sẽ bổ sung số lượng hóa trong chợ đầy ắp
    * Unfriendly God: nếu Hera ghét bạn
    Khi Hera xuất hiện, giống như chồng thích gì phá đó. Ếm xi bùa trại gia súc, biến mấy kẻ cản lối đi thành bò. Hơn nữa danh tiếng của bạn trong mắt ng khác bị tụt thê thảm.

    2. Anh hùng:
    . Vai trò anh hùng trong game ko hấp dẫn như thần linh, nhưng cũng khá quan trọng. Có 1 số màn chơi bạn phải hoàn thành nhiệm vụ do thần linh đặt ra hoặc giết quái vật thì sẽ cần đến Hero. Thường thì sau khi nhận quest từ thần hoặc quái vật xuất hiện thì game mới cho phép ta mời Hero tương ứng.

    . Để có Hero, bạn phải xây ra Hero Hall (ko cần tiền), sau đó click chuột phải xem yêu cầu của Hero đó ra sao. Nếu đủ thì mới có thể mời Hero đến thành phố chơi. Ngoài ra Hero còn có thể hỗ trợ chinh phạt các nước khác (sức mạnh thì khỏi chê).

    . Dưới đây là danh sách các Hero và điều kiện kèm theo trong game.
    Achilles
    [​IMG]
    . Achilles là vị anh hùng nổi tiếng trong truyền thuyết cuộc chiến thành Troy. Hơn nữa là lưu danh hậu thế với điển tích “ gót chân Achilles”.
    [​IMG]

    Hercules
    [​IMG]
    . Hercules là con trai của Zeus và phàm nhân, nổi tiếng về sức mạnh và truyền thuyết 12 kỳ công của bản thân. Trong số các anh hùng của Hy Lạp, thì Hercules là người nổi tiếng nhất, sau này được vinh quang đứng vào hàng ngũ thần linh bất tử.
    [​IMG]

    Jason
    [​IMG]
    . Jason là anh hùng chính trong truyền thuyết đi tìm bộ lông cừu vàng.
    [​IMG]

    Odysseus
    [​IMG]
    . Odysseus là vị anh hùng hiếm hoi nổi tiếng về mưu trí so với những vị vai u thịt bắp kia. Chiến công nổi tiếng nhất của anh là việc tao ra con ngựa thành Troy (Trojan Horse), một điển tích lưu danh đến ngày nay. Ngoài ra, Odysseus còn nổi tiếng qua truyền thuyết hành trình vượt qua bao thử thách khi quay về nhà sau cuộc chiến với Troy.
    [​IMG]

    Perseus
    [​IMG]
    . Perseus là con trai của Zeus và phàm nhân, ông tổ của Hercules. Nổi tiếng qua chiến tích chặt đầu con quái vật khủng khiếp Medusa.
    [​IMG]

    Theseus
    [​IMG]
    .Theseus là anh hùng nổi tiếng qua chiến tích vào mê cung giết chết con quái vật Minotaur, sau này trở thành vua cai trị thành bang Athen.
    [​IMG]

    Sang bản mở rộng [P], game bổ sung thêm 2 anh hùng mới:

    Atalanta
    [​IMG]
    . Atalanta là vị nữ anh hùng duy nhất của thần thoại Hy Lạp, xuất hiện trong chiến tích trừ khử con lợn rừng tinh tại thành Cadydon. Atalanta nổi tiếng với tài thiện xạ và khả năng chạy rất nhanh.
    [​IMG]

    Bellerophon:
    [​IMG]
    . Bellerophon ko phải là cái tên gọi thuần túy, theo nghĩa tiếng Hy Lạp thì là “ Kẻ giết Bellero”. Nhưng chiến tích nổi tiếng nhất là việc anh thuần hóa được con thiên mã Pegasus và sau đó giết chết con quái vật Chimera.
    [​IMG]

    3. Quái vật:
    . Trong thần thoại Hy Lạp, ngoài thần thánh, anh hùng thì cũng phải đề cập đến hệ thống quái vật đồ sộ trong đó. Vai trò của quái vật đa phần quậy phá thành phố của chúng ta đồng thời cũng là nhiệm vụ ta cần hoàn thành.

    . Để giết quái vật, ta cần có Hero hoặc có đền thờ thần Apollo  cái này là sướng nhất nhé, quái nào cũng xơi tuốt hết.

    IV. Mission: hướng dẫn các nhiệm vụ trong game.
    Mỗi một chuyến phiêu lưu (Adventure) trong game là phần tập hợp các màn chơi. Mỗi màn có 1 số mục tiêu cần phải hoàn thành. Nếu như ko chiến thuật hợp lý thì việc qua màn cũng sẽ khá là dài dòng.

    . Nhìn chung, game có những loại nhiệm vụ sau. Lấy ví dụ minh họa cho từng cái.
    . Population of 1500: quá dễ, chỉ cần đủ 1500 dân, ko phân biệt loại nhà nào, cứ xây tự do.

    . 800 peoples in Townhouse or better: giống cái trên nhưng kèm theo cấp nhà. Tùy theo cấp nhà, ta phải có chiến thuật hợp lý, phải đảm bảo nhu cầu của dân luôn ổn định. Mệt nhất là khi đụng đến nhà quý tộc, mà điều kiện trong nước quá eo hẹp.

    . Produce at leat 64 wheat per year: yêu cầu trong vòng 1 năm bất kỳ, sản lượng của sản phẩm nào đó đạt mức game đề ra. Cái này ta căn cứ vào bảng sản lượng mà xây ra số nhà cần thiết.

    . Send 30 wheat to colony: cái này thì dễ hơn, bạn có 30 lúa mỳ trong kho để chuyển cho thuộc địa. Nếu chăm chỉ thì bạn tạo ra, ko thì mua về trữ hàng cho đến khi đủ thì chuyển đi. Tuy nhiên sẽ có màn chơi mà bạn vừa ko thể tạo ra vừa ko thể mua thì làm sao. Haha, nếu đã vậy thì dùng cách bá đạo, cướp cạn chứ sao. Hãy đem quân đi cướp bóc (Raid) của nước đối thủ là được thôi.

    . 9 trading partners: thành phố của bạn có thể buôn bán với 9 nước (ko cần xây kho buôn bán). Đối tượng buôn bán phải là nước đồng minh (Ally), chư hầu (Vassal) hoặc thuộc địa (Colony). Ở dạng nhiệm vụ này, thông thường bạn phải dùng đến vũ lực ở 1~2 nước cứng cổ còn lại cho đủ bộ.

    . Yearly profit of 7500 dr: 1 năm bất kỳ bạn thu nhập được 7500 đồng ( sau khi trừ đi chi phí khác). Mình ghét nhất là loại này … nếu làm ko chu đáo đảm bảo bạn sẽ rất lâu mới qua màn. Có nhiều cách kiếm tiền: thứ nhất là tiết kiệm việc nhập hàng, sản xuất nhiều để bán nhất là áo giáp. Thứ hai là thu thuế bằng cách xây nhà quý tộc. Thứ 3 là xây mỏ bạc nhưng hiếm gặp lắm. Thứ 4 là xin xỏ thần Hades, cũng ít khi xài. Còn 1 cách đê tiện (nhưng phê nhất !!!) là đem lính đi cướp bóc nước khác.

    . Hippodrome with 48 length: cái này chỉ dành cho dân Alantic thôi, nhưng cũng hiếm gặp lắm. Xây trường đua ngựa dài 48 ô.

    . Slay Monster: trảm quái vật  phải mời Hero đến rồi, còn ko thì xây đền Apollo.

    . Fulfill a Quest: hoàn tất một nhiệm vụ do thần đưa ra, cũng cần phải có Hero rồi nhấn phím (9) gửi Hero đi.

    . Sanctuary to God: ko có gì khó hiểu, xây đền thờ cho ông bà thần thánh nào đó. Có màn còn phải xây theo số lượng nữa kìa (ặc ặc)

    . Support 32 Hoptile or better: cái này thì phải xây nhà quý tộc rồi, 1 căn cho 4 lính  cần đến 8 căn

    . Rule Sparta: cai trị thành Sparta. Ôi cái này thì oải nhất. Muốn cai trị nước khác thì phải có lính để chinh phạt, do đó phải xây nhà quý tộc nhiều dẫn đến đủ thứ chuyện để làm … Lưu ý: khi muốn tấn công ai thì nên nhìn vào biểu tượng sức mạnh quân sự trên bản đồ để tính toán quân số hợp lý. Nếu nước nào mà nằm gần biển thì cần phải có thêm tàu chiến nữa.

    . Pyramid: cái này cũng dành cho dân Alantic, xây những công trình trong mục số 10.

    Đến đây thì hầu như đã hầu như hoàn tất về những gì có trong game. Việc còn lại là do bạn thôi. Hãy chơi để tận hưởng 1 cuộc sống lý thú thời Hy Lạp cổ đại nhé !
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/7/10
  3. RainyX

    RainyX Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    24/11/06
    Bài viết:
    341
    Mình bổ sung thêm 1 số Hotkeys
    Bảng điều khiển chính:
    * 1 - Bảng Population
    * 2 - Bảng Husbandry
    * 3 - Bảng Industry
    * 4 - Bảng Distribution
    * 5 - Bảng Health/Safety
    * 6 - Bảng Administration
    * 7 - Bảng Culture
    * 8 - Bảng Mythology
    * 9 - Bảng Military
    * 0 - Bảng Aesthetics
    * - - Nhình toàn cảnh bản đồ
    * Space bar - Chuyển sang nhìn chi tiết 1 ngành nghề trong bảng nào đó. Vd khi đang ở bảng Military sẽ chuyển sang nhìn chi tiết Security
    * TAB - Nhìn toàn cảnh bản đồ, bấm 1 lần nữa để về vị trí cũ
    * Các nút từ 1 - 0 bấm 2 lần sẽ hiện ra bản chi tiết các ngành nghề

    "Bookmarking" vị trí lính trên bản đồ
    B1: Ctrl+F1 through F4 - Tạo 1 bookmark
    B2: F1 - F4 - Chuyển tới Bookmark đã chỉnh
    B3: Shft+(1-4) - Ghi nhớ lính, thuyền sau khi đã click chọn các loại lính đó
    B4: 1-4 - Gọi 1 đám lính trong ghi nhớ ra.

    Chuyển tầm nhìn của game
    * F5 - Chuyển game về nhìn dưới dạng cửa sổ
    * F6 - Chuyển game về nhìn dưới dạng 800x600
    * F7 - Chuyển game về nhìn dưới dạng 1024x768

    Các nút hệ thống
    * P - Dừng game, bấm lần nữa để tiếp tục
    * R - Xoay nhà từ chiều đứng (3-6) sang nằm ngang (6-3)
    * M - Đóng băng nhà
    * [ - Tăng tốc game 10%
    * ] - Giảm tốc game 10%
    * Page Up - Xoay chiều nhìn bản đồ sang phải
    * Page Down - Xoay chiều nhìn bản đồ sang trái
    * Home - Trở về chiều nhìn bản đồ ở hướng Bắc
    * Arrow Keys - Di chuyển màn hình
    * PrintScrn - Chụp hình
    * Alt+X - Thoát game nhanh
    * Alt+F4 - Thoát game nhanh
    * Esc - Mở hộp thoại "Có muốn thoát game ko"
    * Ctrl+Alt+C - Mở Cheat box

    Các phím tắt trong tạo màn
    * Ctrl+(F1-F4) - Ghi nhớ 1 vị trí trên bản đồ bookmark
    * F1-F4 - Đến vị trí bookmark
    * Home - Tầm nhìn hướng Bắc
    * Page Up - Xoay bản đồ
    * Page Down - Xoay bản đồ
    * Space - Hiện các ô trên màn hình
    * Ctrl+left click - Bỏ tất cả các thiên tai
    * +, - - Thay đổi độ cao của núi
    * Alt+d - Tạo các con đường để ra khỏi bản đồ
    * Alt+z - Refresh

    Cheat code: Ctrl + Alt + C để mở Cheatbox
    Delian Treasury - Thêm 1000 tiền, chỉ dùng khi tiền trong tài khoản < 15000
    Ambrosia - Thắng Edisope đó
    Bowvine and Arrow - Tháp canh bắn ra bò
    Cheese Puff - Chuyển công nhân Dairy mặc đồ khác
    Fireballs from Heaven - gọi Fireball
    Mammaldrome - Chuyển ngựa chạy trong Hippodrome thành thú rừng
     
  4. Vdean

    Vdean Một vợ một chồng, sừng cao ba thước Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/4/09
    Bài viết:
    1,034
    Nơi ở:
    1 Nơi ven sông Sài Gòn
  5. RainyX

    RainyX Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    24/11/06
    Bài viết:
    341
    Bạn nhấp chữ Legend ở phía dưới là ra http://zeus.heavengames.com/misc/tiles/legend.shtml, hoặc có 1 file save này xây cũng ổn http://zeus.heavengames.com/downloads/showfile.php?fileid=694

    Còn cách xây của mình là
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  6. TopGun

    TopGun Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    17/10/05
    Bài viết:
    91
    Muốn xây nhà tối ưu thì bạn còn phải dựa vào địa hình bản đồ và liên kết của các khối nhà (housing blocks) với các khu cung cấp nguyên vật liệu nữa. Tốt nhất là nên để cho lối ra của các housing blocks chụm vào phía các granary và storehouse (fleece+olive oil). Như thế sẽ tốn ít nhân công và tối ưu hóa đường đi và tốc độ đi của các xe hàng.
    Như cách của bạn xây ở trên mình thấy các khối nhà nằm song song và hướng về một đường chính dài. Bố trí kiểu này thuận lợi ở các cửa có nhiều hàng hoá và đất rộng. Nhưng nếu ở các cửa có ít hàng hoá, thì sẽ phải xây nhiều granary và storehouse nhưng vẫn xảy ra tình trạng có khu nhà mua được hàng, khu không mua được -> các nhà sẽ bị lên cấp xuống cấp liên tục, không ổn định về population.
     

Chia sẻ trang này