Bác đã có được cái biết rồi đó. Em có một số thắc mắc. Như bác nói, tức là vốn dĩ ngay lúc này không có khổ. Hoặc là khổ chưa từng tồn tại. Như vậy khổ vốn dĩ là ảo tưởng. Giống như vô vàn những thứ người ta tưởng tượng ra trong cuộc sống. Vấn đề là làm cách nào để cảm nhận cái không đó? Vì khi cảm nhận được thì ta mới hết ảo tưởng, hay nói cách khác là không còn khổ, hay nói cách khác nữa là cảm nhận được sự "trống rỗng" của Ngũ Uẩn. Btw theo em thấy thì Thức trong Ngũ Uẩn không phải là nguyên nhân của khổ.
Nói một cách tương đối thì trong cuộc sống cũng có lúc chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự do, nhưng từ góc nhìn của sự thật tuyệt đối, của chân lý thực sự, thì chẳng có gì là toại nguyện và hạnh phúc cả và cũng chẳng có tự do đích thực. Tất cả mọi thứ đều do nhân duyên tạo thành và ràng buộc; tất cả mọi thứ sinh khởi do nhân duyên. Chúng ta cần phải hiểu cả hai loại sự thật đó một cách sâu sắc và đừng lẫn lộn. Nói về Tứ Diệu Đế, nếu dịch từ tiếng Pali nghĩa nó khơi khác 1 chút là "Bốn sự thật cao thượng". Và sự thật đầu tiên Đức Phật nói là Dukkha Ariya Sacca, sự thật cao thượng về khổ. Dukkha nghĩa là bất toại nguyện; nó không chỉ là đau đớn, không chỉ là đau khổ; nó vượt ra ngoài hơn cả điều đó nữa. Mặc dù đau đớn (về mặt thể xác) và đau khổ (về mặt tinh thần) cũng là một phần của khổ (dukkha), nhưng nghĩa của nó còn rộng hơn là đau đớn và đau khổ. Nghĩa thực sự của sự thật cao thượng về khổ là: sự thật về khổ được chứng nghiệm bởi các bậc thánh, những con người giác ngộ. Mỗi chúng ta thấy đau khổ theo cách riêng của mình và có thể có cách hiểu riêng của mình về khổ, nhưng Sự thật cao thượng về khổ nghĩa là sự thật về khổ, hay sự thật về sự bất toại nguyện được chứng nghiệm bởi những người đã giác ngộ. Các bậc giác ngộ hiểu về sự thật của khổ khác với cách hiểu của người bình thường. Những người bình thường hiểu về khổ hay bất toại nguyện theo cách khác, bởi vì họ nhìn nó như cái gì đó thuộc về cá nhân họ, nhưng đối với những người giác ngộ, khổ hay bất toại nguyện không phải là cái gì đó thuộc về cá nhân người nào, nó không phải của một ai hết.
Bác có thể nói cụ thể hơn về tự do không? Tại sao từ góc nhìn của sự thật tuyệt đối, của chân lý thực sự thì không có tự do đích thực? Tự do đích thực là gì? Đoạn về khổ, về sự thật cao thượng về khổ, không nên nói là sự thật về khổ là sự thật về khổ được chứng nghiệm bởi người giác ngộ, mà là chỉ khi con người ta nhận ra được đâu là bản chất chân thực sâu sắc nhất của mình thì mới nhìn ra được đau khổ thực sự là gì. Chỉ có như vậy thì nó mới có ý nghĩa, mới đem lại cho con người ta một cảm giác rằng ai cũng có thể làm được. Và chỉ có như vậy cái sự thật đó mới tách bạch được giữa sự thật và người giác ngộ, đó là người giác ngộ sẽ cảm nhận được sự thật đó chứ không tạo ra nó, đúng như đoạn sau của bác nói. Chân lý luôn ở đó, điều quan trọng là chúng ta có cảm nhận được nó hay không. Không ai tạo ra chân lý cả. Vấn đề lớn hơn đó là làm thế nào để cảm nhận được sự thật, cảm nhận được chân lý. Hay nói đơn giản hơn là cảm nhận bản chất chân thật nhất. Để trả lời chính xác được câu hỏi tôi là ai? Đoạn trích dưới đây nói khá rõ và cực chính xác về "cái tôi giả tạo". Có lẽ một lúc nào đó bạn đã từng nghĩ bạn hoặc giá trị của bạn là do quá khứ, môi trường, những gì bạn trải qua, những gì bạn sở hữu v.v... định nghĩa, vấn đề đó sẽ được nêu ra từ đoạn trích này trở đi. NHỮNG VẬT SỞ HỮU VÀ CƠ CẤU CỦA BẢN NGÃ TỰ ĐỒNG HÓA MÌNH VỚI ĐỒ VẬT
đọc xong quyển này mà hiểu hết được những lời nói của ami thì cũng ngộ ra được nhiều điều rồi http://www.mediafire.com/file/rtvyoubdmt77uew/ tên quyển sách là “ami cậu bé của các vì sao”, mình đọc lâu rồi nhưng phải rất lâu sau đó mới coi như là hiểu dc
Trc kia mình chỉ toàn thủ dâm thôi. Từ khi dc bạn gái cho cum in alo là giác ngộ dc chân lý của cuộc đời. Mình sẽ ko nói ra đây đó là gì, chỉ gợi ý để các bạn tự tìm hiểu và thức tỉnh nhé.
Đoạn trích này về mối quan hệ giữa bản ngã và những thứ mà người ta sở hữu. ẢO TƯỞNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU
Bạn sẽ không bao giờ tìm ra được một tình yêu đích thực, một người bạn thực sự cần hay món đồ thực sự có giá trị, thứ có thể thỏa mãn mọi nhu cầu của bạn khi vật chất, quyền lực, tình yêu không bao giờ là đủ. Tại sao lại như vậy? Liệu chúng ta có thể làm gì trong hoàn cảnh này. HAM MUỐN: NHU CẦU MUỐN CÓ NHIỀU HƠN