Battlefield 2 Online

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi 101st.Hartsock, 29/7/09.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    Z-10 PLA

    wz_10.jpg

    Đây là loại trực thăng hư cấu trong game, vì vào thời điểm đó, nó còn trên..bàn giấy =))

    Trung Quốc đã nắm được công nghệ trực thăng vũ trang thế hệ mới. WZ-10 là một mốc mới trong ngành công nghiệp quốc phòng sau khi PLA đã bay thử thành công máy bay J-20.

    Trực thăng vũ trang WZ-10 dài 14,15 m, cao 3,85 m, có thể mang tổng cộng 16 tên lửa các loại, gồm tên lửa chống tăng, tên lửa không đối không.

    Đặc biệt hệ thống màn hình hiển thị toàn cảnh, mô thức thao tác Hotas, hệ thống camera, ra đa trinh sát và thiết bị gây nhiễu điện từ của WZ-10 được cho rằng không kém gì trực thăng Apache của Mỹ.

    Một số chuyên gia cho rằng, căn cứ vào những số hiệu in trên vỏ trực thăng WZ-10 có thể thấy loại trực thăng vũ trang này đã được PLA đưa vào biên chế của lực lượng không quân thuộc các đơn vị lục quân chủ lực, số lượng 4 chiếc.

    WZ-10 nhỏ hơn Apache một chút, nhưng khả năng mang vũ khí và tính năng của nó không kém gì Apache. Được biết loại trực thăng này sẽ được biên chế cho các đơn vị đóng gần biên giới với Ấn Độ, Việt Nam và biên giới phía Tây Nam Trung Quốc.

    Một nguồn tin của Chosun IIbo từ Bắc Kinh cho hay, việc Trung Quốc công khai thông tin về WZ-10 có khả năng vừa là thể hiện thành quả hiện đại hóa quân sự của họ, vừa nhằm mục tiêu xuất khẩu loại trực thăng này sang các nước trên thế giới.

    Trước đây Trung Quốc chủ yếu nhập trực thăng vũ trang từ Nga, tuy nhiên từ năm 1998 trở về đây Bắc Kinh chủ động nghiên cứu và chế tạo trực thăng vũ trang.

    Chỉ trừ J-10, WZ-10, Type 99 AA, Z-8 và WZ 551 là nặng mùi Âu Pháp Do Thái, còn lại tất cả vũ khí - khí tài của PLA đều mang hơi hướng công nghệ Nga, ngoài ra còn có small arms Eryx

    Vậy là song phần PLA

    hugeflag_ch.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/6/11
  2. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    Cuối cùng là Siêu Cường Hoa Kì :>

    F-15E USA


    f15.jpg


    F-15E là mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm do tập đoàn MacDonnell Douglas thiết kế sản xuất. Đây là loại máy bay "dày dặn" kinh nghiệm tham gia nhiều chiến dịch không kích của quân đội Mỹ trong quá khứ.

    Sự ra đời của chiếc F-15 Eagle đã xua tan nỗi lo lắng đến từ chiếc tiêm kích Mig-25 của Liên Xô. Tuy nhiên, không lâu sau giới quân sự Mỹ nhận thấy rằng chiếc F-15 Eagle không có khả năng tấn công mặt đất, vai trò của chiếc máy bay bị hạn chế ở tác chiến không đối không, trong khi chiếc F-111 chuyên thực hiện việc tấn công mặt đất đã cho thấy sự lạc hậu cần được thay thế.

    Khái niệm tiêm kích đa chức năng xuất hiện, và kết quả là sự ra đời của chiếc F-15E được phát triển trên cơ sở của F-15 Eagle, được sản xuất bởi Tập đoàn McDonnell Douglas ( hiện nay đã sát nhập vào Boeing). Chuyến bay đầu tiên của F-15E diễn ra vào ngày 11/12/1986, chính thức phục vụ trong biên chế không quân Mỹ từ tháng 4/1988.

    Thiết kế

    Chiếc F-15E được thiết kế cho vai trò chiếm ưu thế trên không và khả năng tác chiến không đối đất. Để thực hiện được vai trò đa nhiệm, khung máy bay được thiết kế lại khá nhiều. Gia cố khả năng chịu đựng gia tốc trọng trường của khung máy bay, động cơ mới mạnh hơn.

    Buồng lái được thiết kế hai chỗ ngồi, phi công phía trước chịu trách nhiệm điều khiển máy bay, phi công phía sau chịu trách nhiệm quản lý và khai thác các hệ thống vũ khí.

    Sau ghế ngồi của phi công phía trước được bố trí 4 màn hình LCD đa chức năng, hiển thị các thông tin thu được từ radar, các hệ thống cảm biến, hệ thống chiến tranh điện tử, quản lý giao diện giữa máy bay và môi trường xung quanh, tình trạng vũ khí và các mối đe dọa có thể có đến từ nhiều hướng khác nhau. Phi công phía trước được trang bị màn hình hiển thị HUD, 3 màn hình LCD đa chức năng, hiển thị các thông tin về chuyến bay và chiến thuật đội hình.

    Hệ thống điện tử

    F-15E được trang bị radar mảng pha đa chức năng APG-70, cung cấp khả năng phát hiện và giám sát mục tiêu ở trên không và trên mặt đất một cách hiệu quả với cự ly xa hơn.

    Radar phía trước được hỗ trợ bởi một radar phía sau cung cấp các quan sát về địa hình, cung cấp khả năng bay tại độ cao thấp với cơ chế men theo địa hình.

    Hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp TEWS bao gồm máy thu cảnh báo radar AN/ALR-56, hệ thống gây nhiễu tín hiệu radar, hệ thống tác chiến điện tử ALQ-131 ECM, hệ thống xác định bạn - thù AN/APX-76.

    Hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng hệ thống laser con quay hồi chuyển, liên tục xác định vị trí của máy bay cung cấp thông tin cho máy tính trung tâm và các hệ thống khác, hiển thị lên bản đồ chuyển động số trên màn hình của phi công phía trước và phía sau.

    Hệ thống nhắm mục tiêu hồng ngoại LANTIRN, cho tác chiến không đối đất vào ban đêm. Hệ thống này gồm có hai quả AN/AAQ-13 và AN/AAQ-14 cung cấp khả năng chỉ thị và nhắm mục tiêu ảnh nhiệt trong điều kiện đêm tối cực kỳ hiệu quả, hệ thống tương thích với các tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick.

    Vũ khí

    Chiếc F-15E có khả năng tương thích với tất cả các loại vũ khí hiện có của không quân Mỹ. Vũ khí trang bị có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ, không đối không hay không đối đất hoặc kết hợp không đối không và không đối đất. F-15E được vũ trang một pháo M61 Vulcan 20mm, cơ số đạn là 510 viên.

    Động cơ

    Chiếc F-15E được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney F100-PW-220 hoặc 229, tiên tiến được thiết kế theo công nghệ kỹ thuật số mang lại hiệu năng hoạt động tối ưu. Động cơ sử dụng hệ điều khiển điện tử kỷ thuật số cung cấp khả năng tăng tốc một cách nhanh chóng.Cung cấp lực đẩy có đốt sau là 129kN mỗi chiếc, đây là một trong những chiếc máy bay hiếm hoi có tỷ lệ lực đẩy lớn hơn trọng lượng, cho phép máy bay có thể cất cánh tăng tốc rất nhanh.

    Vận tốc tối đa của chiếc F-15E đạt Mach 2,5, tầm hoạt động 3.900km với thùng nhiên liệu phụ, vận tốc lên cao đạt 254m/s, trần bay 18.200m.

    Nâng cấp

    Không quân Mỹ đã thông qua kế hoạch nâng cấp năng lực tác chiến cho F-15E bằng hàng loạt các thay đổi. Điển hình là sự thay thế radar APG-70 bằng radar quét mảng pha điện tử AN/APG-82 mang lại năng lực tác chiến không đối không đối đất hoàn toàn mới dự định chính thức trang bị vào năm 2014.

    Lịch sử hoạt động

    Chiếc F-15E đã tham gia rất nhiều chiến dịch quân sự của NATO trên khắp thế giới, chiếc F-15E đã chứng minh được vai trò dẫn đầu của mình trong các chiến dịch không kích của Mỹ và NATO:

    - Chiến dich Bão táp sa mạc, những chiếc F-15E được giao nhiệm vụ săn lùng các bệ phóng tên lửa Scud. Những chiếc F-15E đã chứng minh được giá trị của mình trong thực hiện các phi vụ tấn công sâu vào các mục tiêu trọng yếu, hỗ trợ lực lượng liên quân trên bộ. Hai chiếc F-15E bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không của Iraq.

    - Thực thi vùng cấm bay ở miền Bắc và niềm Nam Iraq từ năm 1993-1999, những chiếc F-15E đảm đương vai trò chính trong tuần tra không phận Iraq rất nhiều bệ phóng tên lửa SA-2/3 của Iraq đã bị tiêu diệt.

    - Chiến dịch không kích Kosovo năm 1999, những chiếc F-15E đã tiêu hủy khá nhiều bệ phóng tên lửa đối không SA-6 của Serbia.

    - Chiến dịch Enduring Freedom từ năm 2001-2009 truy quét tàn quân Taliban và bọn khủng bố Al qaeda tại Afghanistan. Sự kiện đáng nhớ là vào ngày 13/9/2009 một chiếc F-15E đã sử dụng một quả tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder và bắn hạ một chiếc máy bay trinh sát không người lái MQ-9 Reaper, các phi công đã không thể giải thích được sự nhầm lẫn "kỳ lạ" này.

    - Chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, 24 chiếc F-15E đã được điều động đến thực hiện nhiệm vụ vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Iraq. Ngày 3/4/2003 một chiếc F-15E đã tiêu diệt nhầm một xe phóng rocket M270 của Liên quân bằng một quả bom dẫn đường laser, làm 3 người chết và 5 người khác bị thương .Trong chiến dịch lần này, những chiếc F-15E đã đạt hiệu suất tiêu diệt 60% hệ thống phòng không của Iraq.

    - Chiến dịch "bình minh Odyssey" năm 2011, thực thi lệnh áp đặt vùng cấm bay trên lãnh thổ Libya, 10 chiếc F-15E được điều động đến thực hiện nhiệm vụ tại đây. Một chiếc F-15E Strike Eagle số hiệu 91-304 đã bị rơi do hỏng hóc về cơ khí.

    Thông số kỹ thuật cơ bản:

    Chiều dài: 19,43m

    Chiều cao: 5,63m

    Sải cánh: 13,05m

    Diện tích cánh: 56,6m2

    Trọng lượng rỗng: 14.300kg

    Trọng lượng cất cánh tối đa: 36.700kg

    AH-1Z USA

    cobra.jpg

    AH-1Z King Cobra được nghiên tạo dựa trên phiên bản AH-1W.

    Máy bay trực thăn tấn công AH-1Z King Cobra được Hãng “Bell Helicopter” của Mỹ nghiên cứu, sản xuất trong khuôn khổ chương trình H-1 giành cho lính thủy đánh bộ dựa trên phiên bản của máy bay trực thăng tấn công AH-1W “Super Cobra” có khả năng tiến hành hoạt động tác chiến cả trong điều kiện đêm tối lẫn khí hậu, thời tiết và địa hình phức tạp.

    Máy bay loại này được trang bị pháo 20 mm, 2 tên lửa có điều khiển AIM-9 lớp “không đối không”, 4 khối phóng M299 mang tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114A, B, C và F hoặc AGM-114K cùng 2 quả tên lửa không điều khiển 70 mm. Hệ thống kính ngắm điện quang AN/AAQ-30 sẽ cho phép máy bay có thể dễ dàng sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển cả trong điều kiện đêm tối.

    M6 Bradley USA

    m6.jpg

    Hoả lực chính của Bradley là một pháo bắn nhanh 25 mm, một đại liên 30 và tên lửa hỗ trợ ( TOW hoặc stinger ). Có tất cả 3 phiên bản Bradley:
    1. Phiên bản cho bộ binh cơ giới Bradley M2
    2. Phiên bản cho kỵ binh thiết giáp Bradley M3
    3. Phiên bản phòng không Bradley M6 - Linebacker

    So giữa M2 và M3 thì M3 có hai hàng lỗ châu mai hai bên ở cabin cho bộ binh ngồi sau có thể đặt M16 bắn ra ngoài. Còn so giữa M6 và M2/M3 thì M6 có tới 4 tên lửa Stinger lắp trên bệ phóng, còn M2/M3 chỉ có 2 tên lửa TOW.

    Để ý mấy đặc điểm này là biết ngay con nào M2, con nào M3 và con nào M6 mặc dù chúng cùng sát si, cùng tháp pháo.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/6/11
  3. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    F-35 Joint Strike Fighter USA

    jsf.jpg


    Lockheed Martin F-35 JSF ( Joint Strike Fighter ) Đây là loại máy bay hiện đại nhất có mặt trong series BF2 và các dòng tương tự

    Joint Strike Fighter là chương trình của cục phòng vệ Mỹ với chủ đích tạo một hệ thống máy bay tấn công phòng vệ thế hệ mới cho không quân, thuỷ quân, lục quân và các nước đồng minh của Mỹ . Tiêu điểm của chương trình khả năng phòng vệ với việc thay đổi, tạo mới sở hữu những máy bay dòng JSF. Chứng minh được các năng lực và khả năng tác chiến tàng hình của máy bay thế kỷ 21

    Hai mẫu thiết kế với X-35 của Lockheed Martin và X-32 Boeing là hai ứng cử viên sáng giá tranh hợp đồng và cuối cùng X-35 của Lockheed Martin ( sau này là F-35 ) đã dành được hợp đồng

    Lockheed Martin F-35 JSF được thiết kế để dẫn đầu thế giới về những khả năng từ những kinh nghiệm từng trải năng lực đặc biệt khả năng tàng hình hệ thống thực thi nhiệm vụ sứ mệnh? khả năng thích hợp chuyên trở? khả năng cất hạ cánh theo chiều thẳng đứng (STOVL) thiết kế động cơ đơn hệ thống điều khiển vũ khí chính xác... tiêu chuẩn thích hợp tương thích cho các nước và các đồng minh quân sự trên thế giới

    Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài 15,37 m, sải cánh 10,65m. chiều cao 5,28 m, diện tích bề mặt cánh 42,7m², trọng lượng không tải 12.000kg và trọng lượng có tải là 20.100 kg.

    Tốc độ lớn nhất của F35 là 1,8 Mach (1.930 km một giờ), tầm bay tối đa 2.200km và bán kính chiến đấu là 1.100 km.

    Động cơ ban đầu của F35 là Pratt & Whitney F135, lực đẩy 128 kN, lực đẩy khi có đốt sau là 191 kN. Ngoài ra, tập đoàn Lockheed Martin còn đang phát triển động cơ thế hệ sau, là động cơ General Electric/Rolls-Royce F136 có đốt sau, lực đẩy trên 178 kN. Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 pháo GAU-12/U 25 mm, gắn trong thân F-35A với 180 quả đạn hoặc gắn bên ngoài cánh. Phiên bản F-35B và F-35C được trang bị 220 quả đạn.

    Bằng cách đánh đổi tính năng dễ phát hiện hơn bằng radar, F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.

    Tối đa có tất cả 4 đơn vị vũ khí cho mỗi khoang gồm: tên lửa chống tăng Brimstone, Cluster Munitions (WCMD) và High Speed Anti-Radiation Missiles (HARM). Tên lửa đối không MBDA Meteor đang được cải biến để lắp vừa bên trong và có thể trang bị cho F-35. Vũ khí đối không có thể mang (cả trong và ngoài thân) gồm 12 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa AIM-9; hoặc 6 bom 900kg, 2 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa AIM-9.

    Vì sao lại là F-35 mà ko phải F-22, ko rõ vô tình hay cố ý hoặc trùng hợp trong BF2 ko hề xuất hiện loại F-22 mặc dù game ra đời vào năm 2005, có thể EA có spy trong hàng ngũ Ngũ Giác Đài hoặc ngáp phải ruồi :D, cho nên ngoài đời Mỹ dừng bay F-22 vô thời hạn thì trong game cũng tương tự.

    Phe USA có vẻ được ưu ái về không bộ thủy nhất trong game, khiến ta có cảm giác 2 phe còn lại khá nghèo T_T. Cũng phải "thông cảm" dù sao thì EA cũng sặc mùi tư bẩn mà :))

    F/A-18 Hornet

    f18.jpg

    McDonnell Douglas (bây giờ là Boeing) F/A-18 Hornet là loại máy bay phản lực chiến đấu hiện đại đa năng được thiết để tấn công các mục tiêu cả trên không trung và mặt đất. Nó được thiết kế vào thập niên 1970 để sử dụng cho Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, F/A-18 cũng được sử dụng phục vụ cho không quân một số nước. Nó cũng được dùng là máy bay biểu diễn trong đội Blue Angels (Hải quân Hoa Kỳ)từ năm 1986. Nhiệm vụ chính của nó là hộ tống máy bay ném bom, bảo vệ hạm đội, tiêu diệt lực lượng phòng không của đối phương, ném bom chiến thuật, yểm trợ mặt đất và trinh sát. Nó có tính linh hoạt và khả năng tin cậy cao, mặc dù có những hạn chế về tầm bay và tải trọng chiến đấu so với các đối thủ cùng thời kì.

    F/A-18E/F Super Hornet là một phiên bản cải tiến nâng cao từ F/A-18, được thiết kế để bổ sung chức năng cho Hornet trong Hải quân Hoa Kỳ.

    Nguồn gốc

    Sự phát triển của F/A-18 là do kết quả của chương trình thử nghiệm máy bay Chiến đấu – Tấn công của Hải quân Hoa Kỳ (Naval Fighter-Attack, Experimental - VFAX) để tạo ra các loại máy bay đa năng thay thế cho các loại máy bay A-4 Skyhawk, A-7 Corsair II, duy trì F-4 Phantom và bổ sung quân số cho F-14 Tomcat .
    Kiểu mẫu thử nghiệm YF-17 Cobra đã được phát triển thành F/A-18

    Tháng 8 – 1973, Quốc hội yêu cầu Hải quân phát triển 1 loại máy bay giá thành thấp để thay thế F-14. Grumman đề xuất 1 mẫu thiết kế cải tiến loại F-14 thành F-14X, McDonnell Douglas đề xuất 1 mẫu thiết kết F-15 dùng cho Hải quân, nhưng cả hai đều có giá thành xấp xỉ F-14. Mùa hè năm đó, Bộ trưởng bộ quốc phòng Schlesinger yêu cầu Hải quân đánh giá chương trình Máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Không quân (Lightweight Fighter – LWF) , General Dynamics YF-16 và Northrop YF-17. Những mẫu thiết kế của Không quân theo lý thuyết là máy bay chiến đấu ban ngày và không có khả năng tấn công mặt đất. Tháng 5 – 1974, Ủy ban khoa học quân sự Thượng viện chuyển 34 triệu đôla Mĩ từ VFAX sang chương trình Phát triển máy bay chiến đấu Hải – Không quân (Navy Air Combat Fighter - NACF), dự định áp dụng những công nghệ đã được phát triển cho chương trình LWF.

    Đặc điểm thiết kế

    F/A-18 là máy bay chiến thuật đa năng có hai động cơ. Nó có khả năng thao diễn tuyệt vời do có chỉ số lực đẩy/khối lượng tốt, hệ thống điều khiển bay bằng dây dẫn kỹ thuật số, và kéo dài mép trước cánh của máy bay (LEX). Hệ thống LEX giúp kiểm soát được máy bay ở góc tấn công lớn. Điều này có được là do cánh có thể tạo ra lực nâng lớn gấp nhiều lần trọng lượng máy bay cho dù góc tấn công lớn, cho phép Hornet đổi hướng ở góc hẹp trong một dãi tốc độ rất thay đổi.

    Phục vụ chiến đấu

    F/A-18 lần đầu tiên được chiến đấu vào tháng 4 năm 1986, Khi nó từ tàu sân bay Coral Sea bay yểm trợ chống lại phòng không của Libya trong đợt không kích vào thủ đô Benghazi của Libya.

    Hai máy bay F/A-18 của Hải quân Hoa Kỳ đã bị mất tích trong những giờ đầu tiên của cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990. Trung úy Robert Dwayer, một trong các phi công, đã bị giết hại. Viên phi công khác, Trung úy Scott Speicher cũng bị mất tích không tìm thấy thi thể. Có sự mâu thuẫn trong các báo cáo về trường hợp mất tích của Speicher. Theo báo cáo không công bố của cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA, có thể máy bay của Speicher đã bị bắn bởi tên lửa không đối không của Iraq và Speicher có thể còn sống sót khi nhẩy ra.

    Cả máy bay F/A-18C của Hải quân Hoa Kỳ và máy bay F/A-18A/C/D của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ vẫn tiếp tục được sử dụng trong nhiều chiến dịch ở Chiến tranh Vùng Vịnh, ở Bosnia và Kosovo trong thập niên 1990. Trong chiến dịch Tự do bền vững, các máy bay F/A-18 Hornet đã bay từ tàu sân bay hoạt động ở vùng Bắc biển Ả Rập. Cả máy bay F/A-18C loại mới F/A-18E/F cũng đã được sử dụng ở Chiến dịch Tự do cho người Iraq.

    Các dạng khác
    Các loại của Hoa Kỳ
    X-53, phiên bản F/A-18 cải tiến của NASA.

    RF-18

    TF-18A

    F-18D(CR)

    F-18 HARV

    X-53 Active Aeroelastic Wing
    [sửa] Các loại xuất khẩu

    * F-18L
    * F/A-18 Hornet

    (A)F/A-18A/B

    * (A)F/A-18A
    * (A)F/A-18B
    * CF-18A
    * EF-18 Hornet
    * EF-18A
    * EF-18B
    * KAF-18 Hornet
    * KAF-18C
    * KAF-18D
    * F-18C/D Hornet

    M1A2 Abrams USA

    m1a2.jpg

    Được mệnh danh là Siêu tank hùng mạnh nhất thế giới hay hành tinh (chắc ko phải giới thiệu nhiều), M1 Abrams là loại xe tăng chủ lực do hãng General Dynamics của Hoa Kỳ sản xuất năm 1980, theo thiết kế của Chrysler Defense. Biến thể M1A1 được sản xuất từ 1985 có khối lượng chiến đấu 57,2t; tốc độ lớn nhất 72 km/h; vỏ được tăng cường lớp hợp kim có thành phần uran nghèo ... Trên cơ sở M1, đã sản xuất xe bắc cầu hạng nặng M60A1, xe tăng phá mìn TMMCR, xe sửa chữa, cứu kéo ARV-90... Các xe M1 (-1A1) đã được sử dụng trong chiến tranh vùng vịnh 1991 và đang được suất khẩu sang nhiều nước khác .

    Đặc tính kỹ thuật

    Giáp cho M1 được phát triển từ lớp giáp Chobham của người Anh- một tổ hợp sắp xếp bao gồm các tấm kim loại, gốm và các khối rỗng. Đạn Sabot hoặc đạn Heat có thể xuyên qua ngoài lớp giáp nhưng không thể xuyên vào trong gây thiệt hại cho kíp lái. Các vật liệu gốm có khả năng hấp thụ nhiệt của vụ nổ và chịu được lực tác động vật lý. Phần còn lại của khí nóng và mảnh vỡ kim loại sẽ được hấp thu vào các túi rỗng. Phiên bản Tank M1 còn được gia cường thêm lớp Uranium nghèo giúp tăng cường khả năng bảo vệ.


    Đạn được chứa trong các ngăn bọc giáp, nếu bị nổ thì các vách ngăn sẽ giúp bảo vệ an toàn kíp lại hoặc ngăn vụ nổ phá hủy hoàn toàn chiếc tank. Một hệ thống kiếm soát số sẽ ngăn chận bất cứ vụ gây cháy nào xảy ra bên trong chiếc tank.

    Lái xe quan sát bằng ba kính tiềm vọng (còn được gọi là tầm nhìn khối). Đối với các hoạt động ban đêm, lái xe dùng cảm biến đêm thay cho kính tiềm vọng. Ngoài còn có thể lái tự động thông qua bảng điều khiển, được gọi là trình điều khiển tích hợp (DID). Màn hình điều khiển còn cung cấp dữ liệu hành trình, cũng như các thông tin về tốc độ, nhiên liệu và hiệu suất của động cơ.

    M1 được trang bị hệ thống lọc khí để chống lại các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hay sinh học. M1 có hai hệ thống phóng lựu đạn khói về mọi hướng. Ngoài ra kíp lái cũng có thể chuyển một ít nhiên liệu thành một đám mây khói ngụy trang dầy đặc. Động cơ tuabin khí; công suất 1,100kw (1,500 hp); khả năng leo dốc 30 độ; vách đứng 1,24 m; hào rộng 2,77 m; lội nước sâu 1,22 m (không có thiết bị lội ngầm). Tốc độ lớn nhất 72,4km/h; tầm họat động 500 km. Tất cả các M1 khi tham chiến được liên kết với nhau bởi mạng thông tin cơ giới nội bộ (IVIS). Sử dụng IVIS, chỉ huy có thể theo dõi hoạt động của các tank, truyền tải các bản đồ và chia sẻ thông tin về quân địch. Để giấu thông tin liên lạc, các tín hiệu radio đều được mã hóa. M1 với sự kết hợp của hệ thống điều khiển-điện tử tân tiến của Mỹ-Nhật, lớp giáp chắc chắn của Anh, tính cơ động của Đức cũng như hỏa lực mạnh theo lý thuyết xe tăng Nga làm cho M1 gần như ko có đối thủ trong các cuộc đấu tank. Tuy nhiên, để M1 hoạt động tốt, cần phải có sự hỗ trợ của các lực lượng khác, chẳng hạn không quân. Ngoài ra M1 còn đòi hỏi hệ thống hậu cần tốt. Công nghệ và vũ khí về tank thế giới sẽ đuổi kịp M1 với sự ra đời của háng tá các loại tank khác. Trong khoa học quân sự sự ưu thế về công nghệ của một thiết bị thường có tuổi thọ rất ngắn.

    Trong thời kì hậu chiến, Hoa kì đã phát triển các mẫu xe tank từ M26 đến M60 để cạnh tranh với các xe tank của Liên Xô. Nhưng như chúng ta đã thấy với các mẫu T54 đến T62, Liên Xô hầu như lúc nào cũng duy trì được ưu thế vượt trội chủ yếu là về mặt số lượng chiến xa. Người Mỹ thiết kế và phát triển mẫu M1 một cách khoa học ko chú trong đến số lượng mà là chất lượng (trong CT Iraq 1 M1 tỉ lệ 10/1 cứ 1 M1 bị hạ thì 10 T bị thịt) nhằm đảo ngược tình hình. Ban đầu xe tank M1 mang đại bác 105 mm, nhưng sau đó mau chóng được đổi bằng 120 mm và trở thành mẫu M1A1. Loại chiến xa này đã thể hiện và chứng minh được động cơ khí đốt, điểm duy nhất mà người ta e ngai sẽ xảy ra sự cố ở mẫu này, trong thực tế đã hoạt động hoàn hảo và qua đó chứng minh một cách hùng hồn cho cả thế giới. Đây là loại xe tank hùng mạnh nhất thế giới


    LAV-25 USA

    491855-lav.jpg

    (Light Armored Vehicle-25)

    LAV-25 được giới thiệu vào năm 1985. LAV-25 phục vụ như 1 IFV hạng nhẹ hoặc APC. LAV-25 có thể chuyên chở bằng máy bay C-130(1 chiếc xe/ máy bay), C-141(4 chiếc), C-5(8 chiếc) và trực thăng CH-53E(1 chiếc). LAV-25 là loại xe có thể lội nước sau tối đa 3 phút chuẩn bị. Lớp giáp của xe làm từ thép cứng cũng phục vụ như khung đỡ cho trọng lượng xe. Phiên bản của lục quân Mĩ có tên là M1047 tương tự như phiên bản của lính thuỷ đánh bộ Mĩ(USMC) nhưng mang theo nhiều đạn hơn và không chở lính. Để di chuyển trên tuyết và đất mềm, người ta có thể buột xích vào bánh xe trong 15 phút để tăng tính di động mà hề không gây hại cho mặt đường trải nhựa.

    Thông số:
    Tổ lái+hành khách: 3(xa trưởng, lái xe, xạ thủ/ XTr, LX, XT)+ 6 lính đi theo
    Trong lượng: 12,8 tấn
    Truyền động: 8x8
    Dài: 6,39m
    Rộng: 2,5m
    Cao(đến súng máy trên nóc): 2,69m
    Cao(nóc tháp pháo): 2,57m
    Động cơ: Diesel 275 mã lực
    Hộp số: 5 tiến, 1 lùi
    Tầm hoạt động: 660km
    Dung tích bìng xăng: 269 lít
    Tốc độ trên đường: 100km/h
    Tốc độ bơi: 9,6km/h
    Lên dốc: 31 độ
    Đi ngang dốc: 22 độ
    Vượt hào: 2,057m
    Vượt dốc thẳng đứng: 0,5m

    Bảo vệ:
    Giáp: Thép cứng. Có khả năng chống lại đạn 7,62x51mm M1943 ball từ mọi hướng xung quanh.
    Chống NBC: Hệ thống mặt nạ M8A1. Hệ thống phát hiện, báo động M43A1.

    Vũ khí:
    Pháo M242 Bushmaster 25mm: có ổn định, nạp đạn đôi, cơ số đạn:150 HE + 60 KE(sẳn sàng), 420 viên (dự trữ). Có thể bắn các loại đạn APDS-T, APFSDS-T, HEI-T.
    Súng máy đồng trục M240 7,62x51mm: mang 440 viên(sẳn sàng) và 1.200 viên(dự trữ).
    Súng máy M240E1 7,62x51mm lắp ngoài: mang 220 viên.

    Các thiết bị khác:
    - 3 kính quan sát cho LX với 2 mức bảo vệ trước laser, có khả năng tích hợp với thiết bị nhìn đêm.
    - 7 kính quan sát cho XTr với 2 mức bảo vệ trước laser. Thiết bị xác định mục tiêu DIM 36, thiết bị hồng ngoại trực diện(FLIR) thế hệ 1 hoặc 2. Màn hình hiển thị từ thiết bị DIM 36th của XT.
    - 1 kính quan sát với 2 mức bảo vệ trước laser cho XT và thiết bị xác định mục tiêu bằng hồng ngoại DIM 36th.
    - La bàn điện tử.
    - Màn hình cho LX.
    - 2 chân vịt lộ nước sau xe.


    Các chương trình:
    +LAV RAM(reliability, availability, maintainibility/ tin cậy, sẳn sàng, bảo dưỡng)
    Dự án nâng cấp của USMC, bao gồm nhiều thay đổi giá rẻ, nhưng bao gồm nhiều thay đổi về xe và vũ khí, chú trọng vào sự an toàn, thiết bị, dụng cụ hỗ trợ và nhiều dự án nhỏ khác nhằm tăng cường sự tin cậy và sẳn sàng của các xe LAV trong khi làm giảm giảm chi phí hoạt động.

    +LAV SLEP-PIP
    Chương trình kéo dài tuổi thọ cho LAV(LAV service life extension program/LAV SLEP) nhằm hổ trợ quyết định thành lập 5 đại đội trinh sát thiết giáp nhẹ(light armored reconnaissance/LAR). USMC đã không sẳn xuất LAV mới kể từ cuối những năm 1980. LAV SLEP-PIP có các nâng cấp: hệ thống treo GEN II, động cơ, truyền động và tháp pháo xoay bằng điện. Thêm giáp gia cố ngoài xe(add-on ammor) và lớp chống miểng trong xe. Xe cũng được trang bị hệ thống chữa cháy tự động. Chương trình SLEP sẽ biến LAV-25 thành LAV-25A1 và có khả năng A1 sẽ không bơi được. Chương trình dự kiến kéo dài tuổi thọ phục vụ của LAV đến năm 2025.

    +LAV SLEP ITSS(improved thermal sight system/hệ thống nhắm hồng ngoại nâng cấp)
    Gói nâng cấp này sẽ thay các thiết bị nhắm hồng ngoại thế hệ 1 bằng loại thế hệ 2 có tầm hoạt động cao hơn. Thiết bị nhắm mới cũng sẽ được tích hợp với thiết bị xác định khoảng cách bằng laser, máy tính điều khiển hoả lực, khả năng phát hiện chuyển động và tính toán toạ độ mục tiêu. Gói nâng cấp này chỉ dành cho LAV-25.

    +LAV lethality Program (chương trình nâng cấp tác chiến)
    Thực hiện từ năm 2007-2010. Nâng cấp khẩu M242 kết hợp với các phần cứng và phần mềm cần thiết để sử dụng loại đạn 25mm M919 APFSDS-T có lõi Uranium nghèo(DU). Chương trình này sẽ đầu tư những công nghệ hiện có ở dòng xe IFV Bradley. Gói nâng cấp này chỉ dành cho LAV-25.

    +LAV-25 war loss program
    Thực hiện trong thời gian 2006-2008. Chương trình thay thế LAV-25 bị mất trong chiến tranh của General Dynamics Land System sẽ thay thế những xe LAV-25 bị mất trong chiến đấu.

    +LAV-C2 upgrade
    Chương trình nâng cấp LAV-C2(2008-2010) cung cấp mô-đun phần cứng và phần mềm hỗ trợ cho những yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ liên lạc radio phức tạp. Gói nâng cấp nhiều tính năng quan trọng cho việc thông tin liên lạc trên chiến trường. Gói nâng cấp này chỉ dành cho LAV-C2.

    Các phiên bản:
    +LAV-AD(air-defense/ phòng không)
    Thay thế tháp pháo cũ bằng tháp pháo Blazer Air Defense của hãng General Dynamics Ordinace System. Tháp pháo mới bao gồm 8 ống phóng tên lửa Stinger(cùng 8 tên lửa dự trữ trong xe) và 1 khẩu pháo nòng xoay(gatling gun) 25mm GAU-12(990 viên). Tổ lái bao gồm 3 người(XTr, LX, XT). LAV-AD cũng được trang bị với hệ thống quan sát hồng ngoại đêm và TV ngày. Hệ thống liên lạc bao gồm radio VHF, HF và hệ thống liên lạc nội bộ.

    +LAV-AT(anti-tank/ chống tăng)
    Phiên bản này được trang bị 2 ống phóng tên lửa TOW ở trên thân xe. Cơ cấu phóng chứa 2 tên lửa và trong xe chứa 14 tên lửa khác cùng 1.000 viên 7,62mm. Vũ khí phụ là 1 khẩu M240 7,62mm hoặc M2 .50 không điều khiển. Xe cũng mang theo 1 giá đỡ cho cơ cấu phóng để phóng tên lửa từ mặt đất, cùng với đó là 1 thiết bị cầm tay xác định khoảng cách bằng laser. Tổ lái của xe bao gồm 4 người(XTr, LX, XT và người nạp đạn).

    +LAV-L(logistic/hậu cần)
    Thân xe LAV-L được nâng cao thêm với 2 "hách"(hatch/ lỗ thông lên trên nóc xe, có cửa đóng mở) . Tổ lái gồm 3 người(XTr,LX và người dỡ hàng). Ở bên trái cuối xe có 1 cần cẩu để bóc dỡ hàng hoá. Vũ khí trên xe là 1 M240 không điều khiển.

    LAV-L(trái) và LAV-R(phải)

    +LAV-C2, CC(command & control/chỉ huy và điều khiển)
    LAV-C2 có thân xe giống như phiên bản LAV-L cùng với nhiều thiết bị liên lạc khác. Tổ lái của xe bao gồm Xtr và LX. Hành khách bao gồm 5 người. Vũ khí duy nhất của xe là 1 khẩu M240 7,62mm không điều khiển.


    +LAV-M(mortar/ cối)
    Mang theo 1 cối 81mm M252 cùng 94 viên đạn. Khẩu cối được đặt chính giữa xe và bắn xuyên qua 1 hách gồm 3 phần trên nóc. Vũ khí phụ là 1 khẩu M240 7,62mm. Tổ lái 5 người gồm XTr, LX và 3 người điều khiển cối.

    LAV-MEWSS(mobile electronic warfare support system/ hệ thống hỗ trợ chiến tranh điện tử di động)
    LAV-MEWSS có khả năng cung cấp thông tin liên lạc 2 chiều, thu thập thông tin, xác định vị trí của kẻ thù cũng như là làm gián đoạn hay đứt đoạn luồng thông tin liên lạc của đối phương. Tổ lái của xe bao gồm LX, XTr, người điều hành hổ trợ điện tử(electronic support measure operator) và người điều hành phản ứng điện tử(electronic countermeasure operator). Thiết bị của xe bao gồm hệ làm thống gián đoạn điện tử AN/ULQ19, hệ thống tìm phương hướng AN/PRD-10. Vũ khí là 1 khẩu M240 7,62mm không điều khiển.


    +LAV-R(recovery/ phục hồi, sửa chữa)
    Nhiệm vụ của LAV-R là lật lại những xe LAV bị lật hay kéo những xe LAV mất khả năng di chuyển. Tổ lái của xe gồm 4 người: XTR, LX và 2 kĩ thuật viên. Xe được trang bị 1 bộ cung cấp năng lượng riêng, 1 cần cần cẩu có thể nâng hạ 4.082kg, 1 tời kéo sau lưng xe có thể kéo 13.608kg, và 2 đèn MS-51320 có sức sáng tương đương 4.400 cây nến, 4 thiết bị ổn định cho xe khi sử dụng cần cẩu. Vũ khí của xe là 1 khẩu M240 7,62mm không điều khiển.

    Vậy là song phần của Siêu Cường Số Một Quả Đất :>

    hugeflag_seal.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/6/11
  4. quang256a2

    quang256a2 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    16/1/10
    Bài viết:
    408
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    Mỗi tội cài mãi mà không chơi được ức chế.
     
  5. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    cài BF2 sau đó cài patch 1.41 (rồi crack 1.41 gõ gúc BF2 trainer vào gamecopy chọn cái crack nocd hay gì ấy quên rồi có 1.41 down về bỏ vài folder cài BF2 mới patch 1.41) sau đó patch 1.5 (cái này ko cần crack) =>> play fun :x
     
  6. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    Tiếp theo :D

    Mi-35 RUS

    hind.jpg

    Trực thăng vũ trang Mil Mi-35 là phiên bản xuất khẩu của Mi-24P do nhà máy Mil Moscow (Moscow, Nga) sản xuất. Mil Mi-35 được trang bị các loại vũ khí hạng nặng để tấn công và tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, lô cốt thậm chí là cả những mục tiêu trên không bay tầm thấp. Một điểm đặc biệt khác so với các trực thăng chiến đấu NATO là Mi-35 có khả năng tải quân (8 lính hoặc bốn cáng cứu thương).

    Buồng lái của Mil Mi-35 được bọc giáp, thiết kế với hai chỗ ngồi riêng biệt dành cho hai phi công. Hệ thống điện tử bao gồm: màn hình LCD đa năng trong buồng lái, bộ thiết bị điện tử PNK-24, kính ngắm ban đêm ONV-1, laze đo xa và hệ thống ngắm GOES-342 TV/FLIR. Ngoài ra, trực thăng trang bị radar cảnh báo sớm, pháo sáng chống lại sự đe dọa của tên lửa tầm nhiệt. Với nhiệm vụ chủ yếu là tiêu diệt xe bọc thép, lô cốt. Trực thăng Mil Mi-35 có sáu hệ thống treo vũ khí mang được các loại tên lửa chống tăng, rocket không điều khiển. Mi-35 trang bị pháo GSh- 30K 30mm với 750 viên đạn. Tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka (AT-9). Ataka là tên lửa tầm xa dẫn đường vô tuyến SACLOS, tầm bắn tối đa khoảng 8km, tầm bắn trung bình từ 3 – 6km. AT-9 xuyên giáp dày 800mm được gia cố thêm giáp phản ứng nổ (ERA). Trực thăng vũ trang Mil Mi-35 trang bị hai động cơ Isotov TV3-117VMA 2200shp. Tầm hoạt động 480km, tốc độ tối đa 324km/h và trần bay 4500m.

    AH-64 USA

    apache.jpg

    AH-64 Apache là máy bay trực thăng tấn công của Lục quân Hoa Kỳ, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng AH-1 Cobra. Được thiết kế bởi hãng Hughes, sau đó được phát triển bởi hãng McDonnell Douglas và hiện tại được sản xuất bởi hãng Boeing.

    AH-64 là loại máy bay trực thăng tấn công có 2 chỗ ngồi, được đẩy bằng 2 động cơ tua bin. Nó được trang bị một pháo M230 cỡ 30mm, đồng thời mang cả tên lửa và rốc két ở cánh phụ của nó. Năm 1991 trong tổng số hơn 1800 máy bay lên thẳng của lực lượng vũ trang đa quốc gia tham chiến ở vùng Vịnh, Máy bay Apache của Mỹ nỗi trội hơn cả. Ở môi trường khắc nghiệt ở sa mạc, trong một trận chiến đấu nó đã bắn hỏng 50 xe tăng của quân đội Irắc trong đó có một số chiếc bị bay cả tháp pháo.
    Vì sao Apache lại đánh được cả tăng và máy bay lên thẳng? Vì nó có bốn đặc điểm chủ yếu so với các loại trực thăng khác.

    Thứ nhất: Là tính cơ động cao, loại máy bay này có 2 động cơ công suất lớn, có thể bay với độ tuần tra 293 km/h, tốc độ bay tối đa của nó tới 365 km/h, mỗi phút nâng độ cao được 762 m so với mặt biển, độ cao thực dụng 6400 mét, có thể làm động tác nhào lộn 360 độ trên không, đồng thời có khả năng bay là là mặt đất và biển. Trong thời gian thực hiện bay 114 phút, nó có thể bay sát mặt đất liền 80 phút. Vì thế máy bay có khả năng tiến công và tác chiến tập kích khá mạnh và gây bất ngờ cho địch. Thứ hai: Khả năng tác chiến cả ngày lẫn đêm, trong mọi thời tiết: loại máy bay này có hệ thống nhận biết chặn đánh mục tiêu, hệ thống khí tài nhìn đêm cho phi công, hệ thống dẫn đường điều chỉnh đường bay, hệ thống khí tài tác chiến điện tử, đối kháng hồng ngoặi tiên tiến, có thể tìm bắt, đo đạc, nhận biết và tiến công mục tiêu ở cự ly khá xa cả ban ngày lẫn đêm, trong mọi thời tiết, chặn đánh xe tăng và tấn công các mục tiêu khác trên không.

    Thứ 3: Uy lực tiến công mạnh; máy bay được trang bị pháo 30 ly kiểu M-230 hỏa lực mạnh để đánh mục tiêu cả trên không lẫn trên mặt đất (dùng 2 loại đạn, đạn nổ và đạn xuyên cháy), tầm bắn xa nhất 3 km, tốc độ 625 viên /1 phút, lượng đạn nạp 1200 viên, khẩu pháo nằy lắp đặt ở phần đầu máy bay có thể di chuyển 360 độ. Dưới phần sau máy bay có 4 điểm giá móc, có thể lắp 16 quả đạn tên lửa chống tank "Hellfire" tầm bắn 60 km. Loặi tên lửa được điều khiển bằng laser có thể tự động bám sát mục tiêu, là loại đạn chống tăng có xác suất cao. độ xuyên mạnh nhất hiện nay. Dưới bụng máy bay còn lắp 76 quả đạn tên lửa dùng để tiến công các loại xe cộ thiết giáp và trận địa phòng không. Máy bay lại còn có thể lắp thêm đạn tên lửa phòng không kiểu stinger và side winder (rắn đuôi chuông) dùng để tấn công các máy bay trực thăng địch và các mục tiêu bay thấp.

    Thứ 4: Độ an toàn cao : phần dưới , 2 bên sườn máy bay và các bộ phận quan trọng khác được bọc vỏ giáp bằng nguyên liệu tổng hợp có khả năng chống đạn pháo (12,7;14,5;20 ly) từ mặt đất bắn lên và chống bị phá hủy khi rơi. Với tốc độ rơi thẳng đứng 12,8 mét/giây, phi công vẫn bảo đảm an toàn 95%. Máy bay sử dụg nhiều kỹ thuật và thiết bị phòng hộ hiện đại, lại có trang bị phát hiện radar, máy gây nhiễu chủ động và thiết bị chống radar phát hiện, hệ thống báo động tên lửa sớm, giảm độ nóng của khí xả từ động cơ và độ mạnh của tia hồng ngoặi để né tên lửa tầm nhiệt, làm cho tên lửa tầm nhiệt khó bám theo càng làm tăng thêm khả năng bảo vệ (đặc biệt có máy điều hòa ko khí trong máy bay).

    Chính vì máy bay trực thăng vũ trang Apache thiết kế tiên tiến, tính năng ưu việt, được trang bị vũ khí, hệ thống phòng hộ và thiết bị điện tử tiên tiến cho nên nó được coi là loại máy bay trực thăng vũ trang tiên tiến nhất, hỏa lực mạnh nhất và đắt tiền nhất thế giới hiện. Phiên bản sau này được nâng cấp thêm radar được gọi là Apache Longbow.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/6/11
  7. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    BMP-3 RUS

    bmp3.jpg

    Xe bộ binh cơ giới (BMP-3) БМП-3 một trong những xe bộ binh cơ giới tốt nhất thế giới

    Xe BMP-3 được thiết kế bởi phòng thiết kế ОАО nhà máy chế tạo máy Kurgan dưới sự lãnh đạo của kỹ sư trường A. Nhiconov với những dự tính những xu hướng phát triển và khai thác sử dụng xe bộ binh cơ giới trên chiến trường hiện đại với sự phối hợp của nhiều quân binh chủng. Đồng thời đáp ứng những yêu cầu về khối lượng chiến đấu, kích thươc và tính đặc thù của môi trường sử dụng.
    Hệ thống vũ khí của xe BMP-3 được thiết kế bởi phòng thiết kế KBP ГУП "КБП" (thành phố Tula. (Тула). Được biên chế vào lực lượng vũ trang năm 1987. sản xuất hàng loạt bởi nhà máy chế tạo máy Kurgan. Lần đầu tiên được đưa ra công chúng vào lễ duyệt binh kỷ niệm 45 năm chiến thắng Phát xít Đức 09-05-1990.
    Tính năng chiến thuật
    Xe bộ binh cơ giới BMP-3 được sử dụng để vận tải các phân đội bộ binh cơ giới và bộ binh với nhiệm vụ tăng cường khả năng cơ động, bảo vệ bộ binh và tăng cường hỏa lực trên chiến trường hiện đại với lực lượng quân binh chủng hợp thành. Đồng thời sử dụng hỏa lực mạnh chế áp đối phương khi bộ binh hành tiến. Hợp đồng tác chiến cùng với các quân chủng, binh chủng trên chiến trường.
    Bố trí trong xe và các tính chất kỹ thuật thiết kế. Phía trước thân xe là vị trí của lái xe và 2 chiến sĩ bộ binh cơ giới ( 2 bên) được trang bị súng trung liên 7,62mm và các thiết bị quang học. Để chống mìn, sàn khoang lái có hai lớp. Ghế được gắn bằng bulong và khung thép. Những lớp thép cán ghép được thiết kế theo mô hình có sức chịu lực tốt nhất và giảm thiểu tối đa khối lượng của xe. Trung tâm của thân xe được đặt tháp pháo và khoang chiến đấu, khoang chiến đấu được bố trí vị trí của trưởng xe và pháo thủ 1. Vị trí ngồi là bên phải và bên trái theo hướng chuyển động tiến của xe, tháp pháo lắp tổ hợp súng đại bác-tên lửa 100mm. Pháo tự động 30mm và đại liên đồng trục PKT 7,62mm.
    Sau tháp pháo và khoang chiến đấu là khoang bộ binh cơ giới, vị trí ngồi cho 5 chiến sỹ với trang bị đầy đủ, ngoài ra, xe còn bố trí thêm 2 ghế dự phòng cho 2 chiến sỹ nữa ở vách ngăn với khoang động cơ. Ghế cơ động có thể nâng lên gập xuống được. Khoang bộ binh được lắp các lỗ châu mai trên ổ bi 3 bậc tư do, cho phép quay theo hướng bắn và các thiết bị quan sát. Trong trường hợp vận chuyển đường không, ghế sẽ được xếp lại, tạo ra 4 vị trí nằm. Chiến sỹ bộ binh ra khỏi xe bằng 2 cửa, 2 cửa phía trên khoang động cơ và hai cửa phía sau. Sơ đồ xe BMP-3:
    1 - 100-mm pháo tăng - ống phóng tên lửa 2А70 (cơ số - 40 quả đạn đa dụng, trong đó bộ phận nạp đạn tự đông có 22 - đạn nổ phá mảnh ЗУОФ17, ЗУБ'110-3 tên lửa chống tăng 9М117, đạn xuyên tép dưới cỡ ЗБМ-25, tốc độ bắn 10 phát/phút ), 2 – Bảng điều khiển lái xe , 3 – Bảng điều khiển chống cháy, 4 – Bộ phận cơ khí mở cửa lái, 5 – Vị trí đặt trang bị cá nhân, 6 – Thiết bị đo xa, 7 – Thiết bị quay tháp pháo, 8 – Thiết bị nâng hạ hệ thống vũ khí, 9 –Hộp tiếp đạn súng máy, 10 –Thiết bị ngắm bắn pháo1К13-2, 11 –Đèn chiếu sáng hồng ngoại chủ động, 12 – Kính ngắm ППБ-1, 13 – Thiết bị ngắm bắn và theo dõi mục tiêu trưởng xe ТНПТ-1, 14 – Đài liên lạc Р-173, 15 – Vị trí đặt tên lửa chống tăng, 16 – tháp pháo, 17 – Lò sưởi khoang bộ binh, 18 – Bình chữa cháy, 19 – Cánh quạt nước (chân vịt) , 20 – Vách ngăn khoang động cơ, 21 –Ghế ngồi và hộp cứu thương, 22 – Bánh chịu nặng, 23 –Thiết bị thay đổi khoảng sáng gầm xe, 24 – Vách ngăn khoang chiến đấu, tháp pháo, 25 – Vị trí của pháo thủ 1, 26 – Dây chuyền nạp đạn, 27 –Bình khí nén khởi động động cơ, 28 – Vị trí ngồi của lái xe, 29 – Tay lái, 30 – Bàn đạp phanh, 31 –Bình dầu, 32 –lưỡi ben, 33 – Thiết bị tăng xích, 34 – Tấm chắn sóng.
    Phần sau của thân xe được bố trí hệ thống động lực MTO với thể tích khoảng 3m 3 đặt động cơ V6, thiết kế này hoàn toàn khác so với các xe BMP thế hệ trước và xe nước ngoài. Đông cơ cải tiến có chiều cao thấp, nước làm mát động cơ được đặt trong các khoang bên sườn, đây là một thiết kế thông minh làm giảm chiều cao động cơ và tăng khả năng bảo vệ của xe. Nhờ đó bộ binh có thể ra khỏi xe bằng cửa phía sau và cửa trên phần động cơ. Và do kính thước nhỏ, đã tạo điều kiện bố trí cho buồng chiến đấu và khoang bộ binh. Nắp của trưởng xe, pháo thủ 1 và 2 chiến sỹ ở khoảng điều khiển được mở về phía trước, là tấm lá chắn bảo vệ khi vào và ra khỏi xe. Nắp của lái xe có 4 bộ kính quan sát, khi mở cửa xe có thể quay cửa lại đằng sau, cho phép lái xe có thể điều khiển dễ dàng khi lái xe mở nắp trong hành tiến.

    Kích thưởng tiêu chuẩn của xe BMP-3: Dài tính cả nòng súng - 7200 mm, Rộng - 3150 mm, Cao tính đến nắp tháp pháo - 2450 мм, Khoảng sáng gầm xe thay đổi max; working avegare( trung bình); min - 510 (450, 190) мм.
    Tính cơ động
    Xe BMP-3 có khả năng cơ động cao, bơi, đổ bộ đường không, đổ bộ dù và đổ bộ từ tàu đổ bộ.
    Xe BMP-3 (БМП-3) chạy bằng động cơ diezen chữ V UTD-29 công suất 500 mã lực ( công suất riêng là 25 mã lực/ tấn, làm mát bằng nước, hệ thống truyền động lực thủy lực với hộp số hành tinh. Kếp hợp với nhau thành 1 khối.
    Hệ thống chuyển động xe BMP-3 với hệ thống treo trục xoắn độc lập bao gồm 6 cặp bánh chịu nặng bọc cao su chống mòn, xích xe với mấu dẫn hướng, được lắp guốc xích bằng cao su, hai cặp bánh chủ động ở phía sau, bánh dẫn xích ở phía trước, và 6 cặp bánh nâng xích. Xích xe rộng, bánh chịu năng rộng cho phép trọng lượng riêng của xe giảm hơn nhiều lần so với xe BMP-1 và BMP-2. Khoảng sáng gầm xe có thể thay đổi từ 540mm xuống 450mm và 190mm
    Xe bộ binh cơ giới chuyển động trên mặt nước nhờ 2 chân vịt nằm trong thân xe trục truyền vít xoắn1bậc tự do với bước hành trình là 6-7m. Xe có thể bơi lùi trên mặt nước với tốc độ 2,5 km/h nhờ chân vịt trục xoắn quay ngược lại. Độ cơ động của xe được tăng cường nhờ tấm chắn sóng, khi hoạt động nó dựng lên cách thân xe 480mm và cao hơn mực nước từ 20 – 30 mm.
    Lượng dầu dự trữ trên xe 700 lít cho phép xe có thể chạy đến 600 km không tiếp dầu. Khi chạy trên đường nhựa, đường đất cứng tốc độ đạt tới 70km/h; Bơi trên mặt nước tốc độ 10km/h Lùi với tốc độ 20 km/h . Xe có thể vượt hào rộng 2,5m, leo dốc và xuống dốc với góc 30o góc vặn 30o.
    Hệ thống bảo vệ
    Thân xe và tháp pháo được chế tạo từ hợp kim nhôm gắn với các tấm thép chống đạn phần đầu xe và phần trước và 2 bên sườn tháp pháo. Tấm chắn sóng và gầu xúc cũng được sử dụng như tấm thiết giáp bảo vệ thân xe.
    Các tấm giáp hợp kim thân xe và tháp pháo bảo vệ cho kíp xe và trang thiết bị trước đạn xuyên phá cỡ nòng 12,7mm hoặc thấp hơn. Phần mũi xe và tháo pháo và những điểm yếu khi hành tiến, giáp bảo vệ xe được đến đạn pháo chống tăng cỡ nòng 30mm với tầm bắn từ 300m..
    Để bảo vệ xe BMP-3 được sơn lớp sơn bảo vệ, lắp đặt hệ thống bắn đạn khói ( Tutra) sáu ống phóng đạn khói và hệ thống tạo khói mù bằng điện.
    Bảo vệ kíp lái và trang thiết bị trong xe chống lại vũ khí hủy diệt lớn như hạt nhân, hóa học, sinh học được thực hiện bằng thiết bị bảo vệ đa dụng, thiết bị sẽ khởi động hệ thống các chất hấp thụ chất độc, hệ thống tăng áp thân xe và lọc không khí đưa vào xe và buồng đốt động cơ. Thiết bị trinh sát hóa học và phóng xạ. Trên các xe cái tiến sau này còn tăng cường thêm lớp giáp chủ động bảo vệ thân xe.
    Thiết bị thân xe Để chống lại khả năng cháy, các thùng dầu được đặt ở khoang đầu của xe, có vách ngăn vững chắc chống lại khả năng lan cháy, phía trong được lèn kín bằng đệm xốp chống cháy. Thiết bị chống cháy trên xe gồm có 2 hệ thống được lắp ở khoang chính và khoang động cơ. Đồng thời có bình chữa cháy cầm tay. Hệ thống phòng hỏa hoạt động tự động hoặc bằng tay.
    Để đưa không khí vào xe, lọc không khí khỏi bụi bẩn, các chất độc phóng xạ, sinh, hóa. Sấy sưởi không khí vào mùa đông, hệ thống cung cấp đã tạo áp suất trong xe cao hơn bên ngoài không khí, đồng thời sử dung quạt phin lọc không khí, thiết bị trinh sát chất độc hóa sinh phóng xạ GO-27 ГО-27 (ПРХР).
    Hệ thống thông tin liên lạc được thực hiện bằng đài radio R-173. Thành viên trong xe liên lạc bằng phone và bảng liên lạc phím sáng. Trưởng xe và lái xe có thể liên lạc với bên ngoài.
    Vũ khí trang bị • Đại bác và ống phóng tên lửa tầm có rãnh xoắn 100-mm 2А70 tầm bắn thấp, hệ thống băng truyền nạp đạn tự động xoay vòng với 22 viên đạn phá nổ trên băng, thiết bị hất vỏ đạn hất ra cửa phía sau của tháp pháo. Tốc độ đạn đầu nòng là 250m/s;
    • 30-mm pháo tự động 2A72 với 2 dây băng riêng biệt nạp đạn. Lên đạn bằng điện hoặc bằng tay, gắn đồng trục với pháo tăng 2A72;
    • 7,62- đại liên PKT với hệ thống nạp đạn riêng biệt, hệ thống thu hồi vỏ đạn và dây băng của đạn 7,62mm và dây băng của pháo 30mm. Góc tầm đạt 60 o góc tà dương và 6o góc tà âm phía trước, 64o và 2o góc tà dương âm phía sau.
    • Hai súng máy chỉ đường 7,62mm PKT được sử dụng cho chiến sỹ bộ binh ngồi ở đầu xe, lái xe có thể sử dụng khi dừng ngắn.

    Đối với tổ bộ binh trên xe BMP-3 (БМП-3), có trong biên chế sử dụng súng chống tăng RPG-7, RPG-16 (РПГ-7) (РПГ-16), 5 tên lửa chống tăng RPG-18 (РПГ-18) (РПГ-22), hai tên lửa phòng không vác vai Igla "Игла", 15 quả lựu đạn F-1 (Ф-1).
    Trên mẫu xe thiết giáp BMP ( dự án 688) năm 1981 có lắp súng tự động 30mm, súng phóng lựu AG-17 và tên lửa chống tăng Koncurs trên một tháp pháo nhỏ. Điều khiển hỏa lực được thực hiện bởi thiết bị điều khiển tự động đo xa laser, hệ thống ổn định tầm và hướng, ổn định thiết bị ngắm bắn 1K13-2. Hệ thống truyền tín hiệu cặp song song trưởng xe, pháo thủ. Đo xa laser 1Д16 cho phép đo trong khoảng cách 500 – 4000m độ sai lệch -10m. Điều khiển 2 súng máy PKT song song ở đầu xe sử dụng kính ngắm vạch khấc THP3BE01-01.
    Tên lửa chống tăng được bắn ra từ ống phóng 100mm và được điểu khiển bởi hệ thống 9K116 Bastion thế hệ 2. Pháo thủ chỉ cần giữ cho mục tiêu nằm trong ống kính quang học. Đạn được điều khiển bằng chỉ thị mục tiêu laser gắn trên nòng pháo đồng trục tháp pháo.
    Cơ số đạn của xe: 22 viên đạn pháo các loại 100mm nằm trong băng truyền nạp đạn tự động, 8 tên lửa chống tăng ( 3 quả tên lửa nằm trên sàn khoang chiến đấu 5 quả tên lửa nằm ở ngăn chứa bên trái thành xe; 500 viên đạn pháo 2А72 trong hộp đạn. 2000 viên đạn 7,62-mm . Dưới ghế của bộ binh có thể xếp được 18 quả đạn pháo 100mm, hoặc 250 viên đạn 30mm. Thời gian bổ xung đầy đủ cơ số đạn cho xe hết 45 phút.

    Cái tiến và nâng cấp
    БМП-3К – Xe chỉ huy trên thân xe BMP-3 được sử dụng là xe chỉ huy các hoạt động tác chiến, điều khiển trận đánh, liên kết phối hợp với các đơn vị khác và với các cấp chỉ huy cao hơn. Xe trang bị vũ khí tương tự như các xe BMP-3 khác. Tăng cường hệ thống định vị, 2 đài thông tin radio, telephone nội bộ, bộ đàm thoại, máy phát điện độc lập và radar bảo vệ.
    BMP-3F (БМП-3Ф) – xe bộ binh cơ giới được sử dụng trong lực lượng lính thủy đánh bộ và được sử dụng để triển khai các hoạt động tác chiến của lính thủy đánh bộ, biên phòng biền và các lực lượng tuần duyên khi các đơn vị này hoạt động ở khu vực gần bờ, trên bờ biển và đổ bộ đường biển. Xe BMP-3F có điểm khác hơn so với các xe nguyên thể bởi khả năng bơi của xe và độ bền thân xe, loại bỏ thiết bị ben xúc, lắp đặt ống thông khí và giảm nhẹ tấm chắn sóng, đặt thêm tấm chắn sóng trên trên tháp pháo. Xe có khả năng bơi nước rất cao, vừa di chuyển vừa tác xạ với độ chính xác cao trong điều kiện sóng cấp 3 và cấp 2. Khi hoạt động động cơ có thể ngâm nước trong thời gian 7hr liên tục, di chuyển với tốc độ 10 km/h. Có khả năng đổ bộ lên bờ trong điều kiện sóng lớn và có khả năng cứu kéo một xe tương đương. Trên xe lắp thiết bị bắn đêm Coz với hai laser đo xa và laser điều khiển tên lửa chống tăng.
    BMP-3K (БРМ-3К) "Рысь" – Xe bộ binh cơ giới trinh sát hỏa lực của các đơn vị trinh sát. Xe được sử dụng trong các đơn vị trinh sát và các đơn vị đặc nhiệm hoạt động trong lòng địch. Thân xe, động cơ và hệ thống chuyển động tương tự như xe BMP-3, dduwwocj trang bị pháo tự động 30mm 2A72 2 dây băng với tốc độ bắn 300 phát/phút. Với súng đại liên 7.62mm PKT. Để tác chiến với các mục tiêu tăng thiết giáp đối phương xe sử dụng 4 tên lửa chống tăng trong ngăn chứa. Kíp lái được trang bị súng tiểu liên với cơ số đạn là 1800 viên và 15 quả lựu đạn F1. Xe được lắp thiết bị phát hiện mục tiêu và truyền thông tin mục tiêu trực tiếp cho ban chỉ huy, hệ thống định vị 1G50 (1Г50) với la bàn hồi chuyển mới, các đài radio thông tin liên lạc R163-50U, R-163-50K, R-163-U (Р-163-50У, Р-163-50К, Р-163-У, với khả năng truyền thông tin mã hóa đến 100-350km), hệ thống bảo vệ thân xe chống các loại vũ khí hủy diệt lớn ФВУ và hệ thống chống cháy. Xe được nhận vào biên chế từ năm 1995, tính cơ động và khả năng bảo vệ như xe BMP-3.
    Hệ thống thiết bị dò tìm mục tiêu, phát hiện và định dạng mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, xử lý thông tin và truyền thông tin đến địa chỉ định trước. Hệ thống bao gồm các thiết bị: Thiết bị trinh sát ảnh nhiệt ШН71, thiết bị nhìn đêm hồng ngoại chủ động 1ПН61, đo xe laser 1Д14, thiết bị dò sóng radio 1РЛ133-1, các cảm biến, các đầu dò, đầu thu được bố trí trên trục nâng hình trụ, có thể nâng cao lên đến 1m hoặc hạ thâp. Cũng có thể lắp đặt trên giá ba chân để xa ngoài xe BMP-3K
    Hệ thống định vị mục tiêu bằng bản đồ kỹ thuật số định vị vệ tinh và là bàn hồi chuyển 1Г50, Thiết bị định hướng ТНА-4 và các thiết bị khác.) cho phép máy tính ccung cấp các thông tin kỹ thuật số về mục tiêu và xác định chính xác vị trí của mục tiêu trên bản đồ địa hình ( có thể in và sử dụng theo truyền thống) ngoài ra có thể sử dụng các thiết bị quang học trên xe để thấy được mục tiêu, do thiết bị trinh sát hoạt động song song cùng với hoạt động của tháp pháo xe bộ binh cơ giới. Khối lượng của xe BMP-3K Ruc. БРМ-ЗК "Рысь" nặng 19,6 tấn, kíp lái - 6 người, chiều cao xe - 2,57 m. БМП-3М – Được cải tiến hơn so với các xe cùng loại do được lắp đặt thiết bị bảo vệ như các tấm thiết giáp và hệ thống bảo vệ chủ động Arena-E , thiết bị cho phép chặn lại các tên lửa chống tăng có điều khiển và không có điều khiển của đối phương, bao gồm cả đạn DKZ chống tăng. Hệ thống hoạt động ngày đêm và trong mọi điều kiện thời tiết Arena – E tự động phát hiện mục tiêu, xác định quỹ đạo đường đạn và tiêu diệt mọi loại mục tiêu tên lửa chống tăng hoặc các loại đạn khác trong khoảng tốc độ bay từ 70 – 700m/s trong điều kiện xe đang chạy và tháp pháo đang quay. Sau khi đã kiểm tra, và khởi động, thiết bị chủ động đi vào hoạt động ở chế độ hoàn toàn tự động không có sự can thiệp của kíp xe. Thiết bị hoạt động với tốc độ cực nhanh, từ khi phát hiện mục tiêu đến tiêu diệt mục tiêu không lớn hơn 0,07s đồng thời máy tính đường đạn cũng sử dụng thuật toán xác định quỹ đạo, không tấn công các đầu đạn bắn trượt hoặc đã bay qua xe.
    BMP-3 (БМП-3) với hệ thống chế áp quang điện tử Shtora-1 "Штора-1", Hệ thống Shtora bảo đảm bảo vệ hiệu quả xe chống tất cả các loại tên lửa chống tăng điều khiển kiểu bán tự động và tự động. Hiệu quả bảo vệ của nó đã được chứng minh sau triển lãm IDEX 2003 trên bãi thử Makatra. Trong khoảng cách 3000m đã thử nghiệm tất cả các loại tên lửa nhưng không một tên lửa nào đạt được đến mục tiêu.
    BMP-3 (БМП-3) với bộ giáp phản ứng nổ DZ ( Kactus) (ДЗ) "Кактус" пđược giới thiệu tại triển lãm ở thành phố Omsk vào năm 2001. Các Blocs được gắn trên các phần đầu xe, sườn xe cùng với vải cao su và lưới thép tạo thành các tấm chắn. Lớp bảo vệ bổ xung làm tăng khả năng sống còn của xe BMP trong trường hợp đối phương sử dụng các loại vũ khí chống tăng hạng nhẹ. Biên chế vũ khí trang bị, hệ thống điều khiển hỏa lực, cấu trúc thân xe tương đương như xe cơ bản. Nhưng những thiết bị bên ngoài của xe phải tháo ra, như tấm chắn nước, ben xúc. Đồng thời khối lượng của xe tăng lên, do đó xe không thể bơi được. Khi tháo các tấm chắn bảo vệ ra thì xe lại có khả năng bơi do vẫn giữ lại chân vịt. Xe có kích thước lớn hơn ( rộng 3,97m, dài 7,16m).
    BMP-3 (БМП-3) với module vũ khí trang bị hỏa lực Baktra-U "Бахча-У" (Thiết kế bởi phòng thiết kế nhà máy chế tạo thiết bị thành phố Tula ( ГУП "КБП", г. Тула). Module có tính năng điểu khiển hỏa lực hiện đại, một hệ thống nạp đạn duy nhất cho cả pháo tăng 100mm và tên lửa chống tăng 9М117М1 Arcan "Аркан" cho phép tấn công các mục tiêu tăng thiết giáp ở tầm bắn lên đến 5500m Đạn ЗУБК23-3 của tên lửa ПТУР có khối lượng 21,5 kg và chiều dài 1185 mm. Đạn 100-мм nổ phá mảnh ЗУОФ19 có tầm bắn 7000 m và có hiệu quả sát thương so với các loại đạn khác đã tăng lên 2,5-3 lượng mảnh sát thương tăng 2 đạn cùng loại. Pháo tự động 30-mm với đạn xuyên thép dưới cỡ Kerner "Кернер" có hiệu quả tấn công cao hơn rất nhiều lần đối với các xe bọc thép hạng nhẹ. Trên thân xe BMP-3 (БМП-3) đã thiết kế xe sủa chữa và cứu kéo BPEM-L Beglianka БРЭМ-Л "Беглянка" với cần cẩu mũi tên và trục quay cáp kéo , Pháo tự hành 120-mm SU 2S31 Vena (САУ 2С31 "Вена"), xe tự hành chống tăng Kornet-C (9П161 "Корнет-С", xe tự hành chống tăng Krizantema 9П157 "Хризантема", Xe pháo phòng không và tên lửa Pansir-S1 (ЗРПК) "Панцирь-С1", xe công binh Vostoc "Восторг", xe súng cối tự hành 120-mm. Hiện nay
    Từ thời điểm xuất hiện xe bộ binh cơ giới BMP-3 (БМП-3) đã xuất hiện sự quan tâm lớn của các khách hàng nước ngoài, do hiệu quả tác chiến rất cao nên xe bộ binh cơ giới đã xuất hiện trong biên chế của nhiều quân binh chủng của nhiều nước khác nhau thuộc khối Liên bang Xô viết cũ và các nước vùng Trung Á. Đến nay, xe bộ binh cơ giới BMP-3 vẫn tiếp tục được sản xuất.
    Đặc thù:
    Xe BMP-3M (БМП-3М) — là mẫu xe cải tiến và nâng cấp của xe BMP-3 Xe có khả năng cơ động cao do lắp thêm động cơ UTD-32T (УТД-32Т) công suất 660 mã lực và hoàn thiện hệ thống điều khiển hỏa lực, do đó có khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu nhanh hơn trên khoảng cách rất lớn và vận tốc di chuyển cao. BMP-3 (БМП-3)
    Thông số kỹ thuật:
    Khối lượng chiến đấu, т 18,7
    Kíp lái, người . 3
    Bộ binh, người. 7
    Năm đưa vào sản xuất 1990
    Chiều dài thân xe, m 6700
    Chiều dài với pháo phía trước, mm. 7200
    Chiều rộng thân xe, mm 3300
    Chiều cao đến nắp tháp pháo, mm. 2300
    Кhoảng sáng gầm xe, mm điều chỉnh, 190—510

    Giáp bảo vệ Hợp kim nhôm bọc giáp thép
    Đầu xe, mm/độ. Đạn 30-mm với khoảng cách bắn là 400 m
    Sườn xe, mm/độ. Đạn 7,62-mm khoảng cách bằng 0
    Đuôi xe, mm/độ. Đạn 7,62-mm khoảng cách bằng 0
    Hệ thống phòng thủ tích cực Arena trên xe БМП-3М
    Vũ khí
    Tổ hợp pháo tăng 100-mm 2А70 và 30-mm 2А72
    Kiểu 100-мм pháo rãnh xoắn / ống phòng tên lửa, 30-mm pháo tự động rãnh xoắn.
    Cơ số đạn: 30 × 100-mm 500 × 30-mm
    Kính ngắm tổ hợp ngày đêm sử dụng hồng ngoại thụ động, với thiết bộ đo xa laser
    Súng máy PKT 3 × 7,62-mm (1 song song, 2 định hướng) ПКТ
    Tên lửa chống tăng ПТУР 9М117
    Cơ động:
    Động cơ dạng V-xi lanh đối xứng kiểu thấp
    Công suất. 500 – 600 mã lực
    Tốc độ di chuyển trên đường, km/h 70
    Tốc độ di chuyển vượt địa hình phức tạp, km/h 10 на khi bơi
    Trữ lượng dầu di chuyển, km 600
    Công suất riêng, mã lực./t 26,7
    Đơn vị tải trọng, kg/сm² 0,60
    Vượt dốc, độ. 30
    Vượt vật cản cao, m 0,8
    Vượt hảo, m 2,2
     
  8. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    HMMVW USA

    hummertow.jpg

    Humvee là loại xe được sản xuất để sử dụng trong quân đội Hoa Kỳ từ đầu thập niên 1980. Tên tiếng Anh của nó là High Mobility Multipurpose Wheeled Vehicle, viết tắt thành HMMWV và nhanh chóng được gọi chệch thành Humvee. Hơn 10 năm sau Chiến tranh vùng Vịnh, xe Humvee được sử dụng nhiều và hình ảnh chiếc xe to lớn được nhiều người để ý đến. Hãng chế tạo xe General Motors đã không bỏ qua cơ hội và lần lượt cho ra đời các phiên bản dân sự với mục đích kinh doanh - gọi là Hummer.

    Humvee là thế hệ xe tải kế tiếp được dùng trong quân đội Mỹ thay cho xe Jeep. Tuỳ theo từng cấu hình, nó có thể sử dụng để chuyên chở thương binh, quân nhân hay vũ khí khí tài. Có những phiên bản sau đây của Humvee:

    M998/M1038 xe tải cơ bản , không bọc thép, ( không/có) mui.

    M966 / M1036 xe tải có gắn hoả tiễn TOW, bọc thép tối thiểu.
    M1045 / M1046: xe tải gắn hoả tiễn TOW, bọc thép đầy đủ
    M1025 / M1026 : xe tải vũ trang, bọc thép tối thiểu
    M1043 / M1044 : xe tải vũ trang, bọc thép đầy đủ
    M996 : xe tải cứu thương nhỏ, 2 băng ca, bọc thép tối thiểu
    M997 : xe tải cứu thương lớn, 4 băng ca, bọc thép tối thiểu
    M1035 : xe tải cứu thương không bọc thép, 2 băng ca
    M1037 / M1042 xe tải chở S-250
    M1069 : xe tải kéo pháo 105 mm.

    Humvee có các chỉ số kỹ thuật chung như sau:

    Dài: 4.57 m
    Rộng: 2.16 m
    Động cơ diesel V8 6200 cm3, làm mát bằng dung dịch lỏng , đạt 150 mã lực tại vòng tua 3600.
    Xe có thể lội qua chỗ nước sâu 76cm mà không cần phương tiện hỗ trợ. Nếu có thiết bị chuyên dụng, có thể vượt qua chỗ nước sâu 1.5 m ( chiều cao xe là 1.8m ). Với thùng xăng 94l, xe có thể hoạt động trong bán kính gần 600km. Đơn giá một chiếc Hummvee chưa kể các món phụ tùng như súng ống là $ 50K.
     
  9. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    Su-39 MEC

    su39_bf2.gif

    Máy bay cường kích chiến đấu Su-39 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1996. Đây là phương án cải tiến của Su-25 – máy bay nổi tiếng khắp thế giới với các mật danh “Con quạ” và “Frog foot”.

    Với mục đích chính là tấn công ban đêm , Su-39 được cải tiến từ Su-25 UB huấn luyện 2 chỗ ngồi. Hồi đầu tên nó là Su-25 T, rồi đổi thành TK cuối cùng là TM. Chữ T là Tank ( anti-tank), K là Commercial ( là để đem đi xuất khẩu) còn M là Modified.
    Su-25T đầu tiên sản xuất năm 1984.
    Nhiệm vụ cơ bản là :
    *Luộc tank , xe chở lính và pháo tự hành trong mọi điều kiện thời tiết nhất là ban đêm.
    *Tấn công mục tiêu trên biển destroyers;
    *Luộc luôn trực thăng và máy bay chiến đấu , nếu máy bay chiến đấu bay đủ “chậm “. Các bước tấn công của Su-39 cơ bản đều đựơc tự động hoá tối đa. buồng lái titanium, chịu nổi đạn 30mm. Nói chung là chuyên trị yểm hộ bộ binh và tấn công biển. Và không chiến thì cũng không kém , Su-39 có đủ hệ thống gây nhiễu và phòng thủ R-73E để chống lại đầu dò của Sidewinder. Sukhoi hi vọng sẽ bán Su-39 cho mấy nước nho nhỏ nhưng ham vui để đóng vai trò máy bay chống tàu , phòng không, yểm hộ mặt đất với giá cả hợp lý.

    Su-39 sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu được bảo vệ kiên cố, có kích thước nhỏ cơ động trên mặt đất (xe tăng thế hệ mới của các nước thành viên NATO, xe chiến đấu bộ binh, xe vận tải bọc thép, hệ thống điều khiển tự động…); các tổ hợp phòng không; các hoả điểm và sinh lực địch trong các hầm trú ẩn kiên cố.

    Ngoài ra, nó còn có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay ném bom, máy bay cường kích, máy bay tiêm kích, máy bay vận tải quân sự, trực thăng, máy bay không người lái); các loại tên lửa có cánh và chống tàu; các mục tiêu trên mặt nước có lượng choán nước đến 5.000 tấn (ca nô, xà lan đổ bộ, chiến hạm, tàu khu trục).

    Kết cấu máy bay Su-39 nhìn chung giống như kết cấu của Su-25UB, bố trí 10 điểm treo vũ khí bên ngoài dưới cánh. Máy bay được trang bị 16 tên lửa chống tăng siêu thanh Vikhr (Vikhr-M) có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cả những mục tiêu trên không bay với vận tốc đến 800m/s.

    Su-39 còn có thể mang tên lửa có điều khiển lớp không đối đất Kh-29T với đầu tự dẫn nhiệt hoặc tên lửa Kh-25ML, Kh-29L, S-25L có thể dẫn đường bằng laze, cũng như tên lửa KAB-500KR trọng lượng 500kg.

    Không những thế, máy bay này sử dụng các loại bom hàng không AB-100, AB-250, AB-500, RBK-250, RBK-500, FAB-500, các loại tên lửa lớp không đối không ASM-M, ASM-M2, AAM-M, P-73, P-72P, P-27EP. Trên thân máy bay có thể bố trí bệ pháo cố định NPPU-8 với pháo cỡ nòng 30mm Gsh-30.

    Một số thông số cơ bản của máy bay Su-39:

    Trọng lượng cất cánh tối đa 16.950kg
    Trọng lượng cất cánh chuẩn 16.950kg
    Vận tốc tuần tiễu 950km/h
    Trần bay thực tế 18km
    Dài 15,33m
    Cao 5,20m
    Sải cánh 14,52m
    Diện tích cánh 30,1m2
    Động cơ 2 động cơ TRDR-195 (2x4500 mã lực)

    A-10 USA

    a10_bf2.gif

    Máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II (Tia chớp II)-Hàng US

    A-10 Thunderbolt II là một loại máy bay cường kích (tấn công mặt đất-nguyên văn ' Ground Attack') được chế tạo bởi hãng Fairchild-Republic vào những năm 70,80 của thế kỷ trước. Vào thời điểm đó, sự bất đồng, xung đột tư tưởng giữa 2 khối Tư bản và Xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là Mỹ và Liên Xô đã lên tới đỉnh điểm. Vì vậy, một cuộc chiến tranh rất dễ nổ ra (cũng may là chưa). Đứng trước tình hình đó, hai bên tăng cường chạy đua vũ trang:Bên Liên Xô mạnh về đất liền nên họ tập trung phần lớn vào việc phát triển lực lượng tank-thiết giáp, còn Mỹ thì có lợi thế về biển và không (một đơn vị Mỹ có thể tới nơi cần thiết chỉ trong vòng một ngày do họ có nhiều căn cứ trên thế giới) nên họ tập trung vào lực lượng tấn công từ biển vào. Nhưng dù có lợi thế như vậy thì họ cũng ngán ngại trước tank-thiết giáp của đối phương do sự cơ động cùng hỏa lực mạnh. Chính vì thế mà rất cần có một lực lượng "kill" tank-thiết giáp để yểm trợ lực lượng mặt đất (close air support-yểm trợ cận chiến). Đó chính là lý do của việc cho ra đời máy bay chuyên trị tank-thiết giáp A-10. Mặc dù được chế tạo để "trị" tank-thiết giáp Liên Xô nhưng A-10 chưa bao giờ phải đối đầu với chúng, đối thủ thật sự của A-10 lại là các tank-thiết giáp Iraq trong cuộc chiến vùng Vịnh lần 1 (1991). Trong cuộc chiến, A-10 thật sự là nỗi kinh hoàng của Iraq bởi hỏa lực mạnh mẽ của nó.

    Vũ khí:
    *1 pháo liên thanh 7 nòng 30mm GAU-8 Avenger đặt ở mũi với 1174 viên đạn (thứ này thật sự là "Đồ Long Đao" bởi có thể bắn thủng vỏ thép dày từ cự ly xa)
    *Bom Mark 82/83/84 ( xin chú ý là 3 loại riêng biệt)
    *Bom cháy Mk.77
    *Bom chùm BL-755,CBU-52/58/71/87/89/97
    *Bom điều khiển laser GBU-10/12/16/24 Paveway
    *Tên lửa không-đối-đất AGM-65 Maverick (thứ này chuyên wýnh xe tank đó)
    *Tên lửa không-đối-không AIM-9 Sidewinder
    *Ổ rocket 70mm LAU-68 Hydra và rocket 127mm
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/6/11
  10. 25TOLIFE

    25TOLIFE You Must Construct Additional Pylons

    Tham gia ngày:
    2/2/06
    Bài viết:
    8,547
    Nơi ở:
    In the Dark
    bài viết quá gôd
    save về làm tư liệu sưu tầm mới được
    :D
    thanks bro
     
  11. quang256a2

    quang256a2 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    16/1/10
    Bài viết:
    408
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    Thế có nghĩa là phải crack pat 1.4 xong mới cài pat 1.5 hả bạn, hay là xác định cài 1.5 là khỏi cần crack ở đoạn nào cả, mình đã cài rất nhiều bản, crack rất nhiều lần, cài ở cả Cmod vào chưa vào được game vẫn bị văng ra ngoài. Hay tại cạc màn hình 128M oanbao
     
  12. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    ừ thank các bạn đã quan tâm :D, tớ thì chủ yếu là game chiến trạnh hiện đại thôi, nhưng mà xét cho cùng game nhiều chủng loại, và thực tế nhất về modern war chỉ có dòng Operation Flaspoint và Arma thôi :D

    @quang như thế này bạn nhé

    http://www.gamershell.com/download_16477.shtml tải cái naỳ về sau đó setup


    vào trang này http://m0001.gamecopyworld.com/games/pc_battlefield_2.shtml

    Battlefield 2 v1.41 SP [ENGLISH] No-DVD/Fixed EXE tìm đúng dòng này down về bỏ vào folder BF2 (vừa mới patch 1.41). Còn patch 1.50 có patch cũng được ko patch cũng được mỗi tội có vài map có phe EU thì ko chơi được :)
     
  13. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    Tiếp theo :D

    L2A6A EU

    bf2ef_l2a6a.jpg

    Leopard 2A6

    Xe tăng chủ lực “Leopard-2A6” được giới thiệu như một sụ phát triển tiếp theo của dòng xe tăng “Leopard-2”. Sự khác biệt ở thiết bị pháo chính với nòng kéo dài, hệ thống điều khiển – thông tin của xe tăng, hệ thống điều khiển hỏa lực mới, thân được tăng cường giáp bổ sung ở bộ phận trước và giáp dạng modul ở đầu tháp pháo.

    Các điểm đặc biệt trong thiết kế:
    - Bố cục với sự bố trí buồng động cơ phía sau.

    - Thân xe và tháp pháo được hàn.

    - Hệ thống treo – xoắn độc lập

    - Trên xe tăng lắp hệ thống điều khiển thông tin của xe tăng, hệ thống điều khiển hỏa lực với máy do xa laze, máy tính toán đường đạn, thiết bị quan sát nhiệt, thiết bị phân biệt mục tiêu “bạn – thù”, hiển thị trên các vị trí làm việc của kíp xe, hệ thống cảnh báo về sự bức xạ laze.

    - Trang bị (pháo chính) được cân bằng theo hai chiều dọc – ngang.

    - Có hệ thống bảo vệ khỏi vũ khí hủy diệt hàng loạt và hệ thống báo cháy khẩn cấp.

    Challenger 2 EU

    12.jpg

    Quân đội Hoàng gia Anh là quân đội chuyên nghiệp có số quân ít nhưng tinh nhuệ nên yếu tố bảo vệ kíp chiến đấu của xe được đặt lên hàng đầu. Người Anh thường hy sinh tính cơ động để tăng cường gia cố thân vỏ. Với đặc điểm này, xe tăng Challenger 2 của Anh là loại xe tăng duy nhất không bị phá hủy khi tham gia cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ 1. Kíp chiến đấu của Anh được huấn luyện cao để có thể duy trì sức sống và sức chiến đấu của xe khi một số cơ cấu bị loại khỏi vòng chiến đấu. Challenger 2 từng tham chiến ở Bosnia, Kosovo và Iraq (2003). Trong chiến dịch xâm chiếm Iraq năm 2003, Challenger 2 là loại xe tăng duy nhất không bị tiêu diệt bởi hỏa lực đối phương.

    Thiết giáp trang bị cho Challenger 2

    Giáp Chobham xuất hiện năm 1960, trên tăng chủ chiến Chanlenger của Anh. Chobham bao gồm các lớp thép, gốm chịu nhiệt và các lớp hợp kim ghép lại với nhau. Chobham có khả năng vô hiệu hoá các loại đạn lõm, tên lửa chống tăng bằng kết cấu “tổ ong” làm luồng xuyên bị mất năng lượng và bị triệt tiêu. Đối với các loai đạn xuyên dưới cỡ, lợi dụng tính vô định hình của gốm và sự phân kì giữa các lớp vật liệu trong kết cấu giáp Chobham khiến thanh xuyên bị gẫy mất khả năng xuyên phá động năng.

    Hiệu quả của giáp Chobham được chứng minh rõ nét trong cuộc chiến vùng vịnh năm 1991, năm 2003, giáp của xe tăng Chanlenger đã vô hiệu hoá hoàn toàn các tên lửa chống tăng của quân đội Irag bắn tới Nó liên tục được nghiên cứu và phát triển cho tới tận ngày nay, phiên bản mới nhất của giáp Chobham là Dochester hiện được trang bị cho tăng Chanlenger II.


    Eurocopter Tiger EU

    10.jpg

    Là đứa con chung của Đức, Pháp, Tây Ban Nha, trực thăng Eurocopter Tiger là biểu tượng của tin thần hợp tác châu Âu, đồng thời biểu hiện xu thế chống lại sự phụ thuộc vào Mỹ. Nó còn được mệnh danh là con hổ biết bay của châu Âu

    Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp, Đức, Tây Ban Nha... luôn là tiền đồn của khối NATO trong việc chống lại các mối nguy cơ đến từ phía Đông. Đặc biệt, trước đối thủ là Liên Xô có ưu thế tuyệt đối về lực lượng tăng thiết giáp, việc sử dụng không quân, đặc biệt là trực thăng vũ trang (gunship) là giải pháp hữu hiệu nhất để khắc chế điểm mạnh này của đối phương.

    Các loại trực thăng vũ trang mà những nước này sử dụng thường do Mỹ viện trợ như AH-1 Cobra, AH-64 Apache hoặc một số loại kém tính năng hơn, do các nước châu Âu tự sản xuất, như: Agusta Mangusta của Italia.

    Eurocopter Tiger là đứa con chung của các quốc gia châu Âu.

    Cuối những năm 90, một phần vì Liên Xô sụp đổ, một phần muốn tách khỏi sự lệ thuộc về vũ khí vào Mỹ; tăng cường sự hợp tác của các quốc gia trong khu vực, liên minh châu Âu đã bắt tay chia sẻ công nghệ để sản xuất ra nhiều loại vũ khí thay thế cho riêng mình. Đáp ứng yêu cầu một loại trực thăng vũ trang ưu thế, hiện đại, chiếc EC665 Tiger đã ra đời.

    Chiếc Eurocopter Tiger là sản phẩm của sự hợp tác giữa ba công ty hàng không: Daimler Chrysler của Đức, Matra của Pháp và CASA của Tây Ban Nha. Có tới bốn phiên bản Tiger cho riêng ba nước này và xuất khẩu.

    Vật liệu chế tạo đặc biệt

    Tiger có đến 80% vật liệu là sợi các bon được gia cố bằng polymer và kevlar (kevlar là vật liệu làm áo chống đạn), với tỷ lệ thành phần là 11% nhôm và 6% titan.

    Trực thăng Eurocopter Tiger của không quân Đức.

    Cấu tạo trên giúp Tiger vừa có khối lượng nhẹ, tính linh hoạt cao và khả năng chống chịu tốt các loại đạn phòng không 12,7 mm, 14,5 mm, gắn trên xe tăng và đạn 23 mm của pháo phòng không tự hành (ví dụ loại ZSU-23-4 Shilka của Nga).

    Cánh quạt của Tiger cũng được làm bằng sợi thủy tinh, nhờ đó, có thể chống chịu tốt với các va đập và ảnh hưởng của vũ khí điện từ. Thiết kế hình dạng ngoài của Tiger cùng lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar cũng khiến nó giảm khả năng bị phát hiện và có nhiều cơ hội "sống sót" trên chiến trường hơn.

    Do làm bằng các vật liệu nhẹ nên Eurocopter Tiger có khả năng thao diễn khá ưu việt so với các dòng trực thăng cùng loại.

    Các thiết bị điện tử trên Tiger cũng là kết quả của sự hội tụ những công nghệ tinh túy nhất mà các nước châu Âu đang sở hữu; đó là thiết bị cảnh báo radar, cảnh báo bị các thiết bị laser khóa bắn, hệ thống cảnh báo tên lửa MILDS của Đức, bộ vi xử lý trung tâm của Thale cùng thiết bị thả mồi bẫy chống tên lửa tầm nhiệt SAPHIR-M do công ty MBDA của Anh sản xuất.

    Hệ thống định vị của Tiger cũng là sản phẩm của sự hợp tác công nghệ như hệ thống con quay hồi chuyển ba chiều laser của Thales, hệ thống BAE của Canada cùng các loại radar đa kênh Doppler, hệ thống định vị vệ tinh cùng các thiết bị hỗ trợ phi công khác.

    Động cơ và vũ khí

    Về trang bị vũ khí và động cơ, Tiger có nhiều sự khác biệt khi so các phiên bản: Tiger HAP cho Pháp, UHT cho Đức, HAD cho Tây Ban Nha và ARH để xuất khẩu cho Australia. Trừ loại HAD hiện đại nhất được trang bị động cơ MTR-390E công suất 1.094 kW. Những phiên bản còn lại chỉ trang bị động cơ MTU, Turbomeca hay Roll-Royce MTR-390 với công suất 960 kW.

    Một số loại vũ khí trang bị trên trực thăng Eurocopter Tiger: Tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire (1), Tên lửa chống tăng PARS3-LR (2), Tên lửa đối không Mistral (3), Rocket 70 mm Hydra (4), Rocket 68 mm SNEB (5).

    Điều này làm tốc độ tối đa của Tiger khá thua kém so với các loại trực thăng cùng nhiệm vụ của Mỹ và Nga. Tiger chỉ có thể đạt tốc độ tối đa mỗi giờ là 315 km (khi không mang vũ khí), kém xa Apache của Mỹ (365 km) hay Mi-28 (324 km) và Ka-50 (390 km) của Nga.

    Đổi lại, khả năng thao diễn và tầm hoạt động 800 km của Tiger khá tốt, cho dù vẫn chưa thể so được về mặt này với loại trực thăng Ka-50 của Nga với thiết kế khác thường.

    Hai loại tên lửa đối không sử dụng trên Eurocopter Tiger (Mistral bên trái và Stinger bên phải).

    Do chỉ là trực thăng hạng trung, lượng vũ khí mà Tiger mang được khá hạn chế, chỉ có thể mang tối đa 1.860 kg trên bốn mấu cứng hay bên cánh (trong khi Apache có thể mang đến 3.000 kg hay 2.300 kg đối với Ka-50 của Nga).

    Vũ khí của Tiger mang theo tùy theo phiên bản và quốc gia sử dụng. Ngoài một khẩu pháo tự động GIAT 30 mm do Pháp chế tạo trang bị ở mũi, Tiger còn có thể mang theo các loại rocket 70 mm Hydra (Mỹ), 68 mm SNEB (Pháp); tên lửa đối chống tăng Hellfire (Mỹ), Spike-ER (Israel), PARS-3LR (Đức). Để tự vệ trước các loại máy bay khác, Tiger còn có thể mang theo hai tên lửa đối không Stinger do Mỹ sản xuất hoặc Mistral của Pháp.

    Giá cắt cổ

    Với rất nhiều thiết bị công nghệ cao, giá thành của Tiger ở mức rất cao, làm chùn bước hầu hết các nước có nền kinh tế kém phát triển, nếu có ý định xem xét loại trực thăng này. Với giá 35 - 43 triệu USD tùy phiên bản, Tiger chỉ rẻ hơn AH-64D Apache Longbow (48 - 52 triệu USD), và đắt hơn rất nhiều so với các loại trực thăng vũ trang cùng loại khác như AH-64A Apache (18 triệu USD), Ka-50 Black Shark (15 triệu USD) hay Mi-28 Havoc (16,9 triệu USD).

    Vì mức giá đắt đỏ này, ngoài các nước tham gia chế tạo, Tiger chỉ bán được 22 chiếc cho quân đội Australia. Chính phủ Arab Saudi từng ký một hợp đồng mua 12 chiếc Tiger vào tháng 7/2006 nhưng hợp đồng này nhanh chóng đổ vỡ do người Nga đã chào hàng những chiếc trực thăng với tính năng không kém nhưng rẻ hơn rất nhiều của họ.

    EF-2000 EU

    11.jpg

    Eurofighter Typhoon là chiến đấu cơ được sản xuất bởi Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Quốc phòng châu Âu (EADS), là loại máy bay được nhiều nước tham gia sản xuất nhất thế giới. Được tích hợp rất nhiều công nghệ tiên tiến của mỗi nước, Typhoon trở thành chiến đấu cơ rất tinh vi và nhanh nhẹn. Typhoon được các Tạp chí hàng không thế giới đánh giá rất cao, hiện tại chiến đấu cơ này được xếp thứ 2, sau F-22 của Mỹ. Eurofighter Typhoon đang là ứng cử viên nặng ký cho chương trình đấu thầu 126 máy bay trị giá đến 11 tỷ USD cho không quân Ấn Độ. Typhoon EF-2000 là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất đang hoạt động tại Châu Âu và biến thể này nhắm trực tiếp vào khách hàng tiềm năng là Hải quân Ấn Độ.

    Mẫu máy bay này có thể thực hiện việc cất cánh trên đường băng ngắn với tối đa vũ khí và nhiên liệu, trong khi quá trình hạ cánh trở lại tàu sân bay cũng rất dễ dàng nhờ trọng lượng nhẹ. Động cơ đẩy vector cải tiến Eurojet EJ200 cho phép giảm tốc độ nhanh hơn bằng cách tích hợp hệ thống điều khiển bay FCS. Thiết kế gốc của Typhoon EF-2000 rất chắc chắn và mạnh mẽ, với bộ khung có khả năng chịu tải trọng cùng với áp lực khi không chiến tốc độ cao. Điều này giúp giảm thiểu sự thay đổi cơ cấu cần thiết, vốn là trở ngại lớn nhất để phát triển một biến thể chiến đấu Hải quân.

    Typhoon EF-2000 biến thể chiến đấu trên đất liền và chiến đấu Hải quân khác nhau không đáng kể, với nhiều bộ phận và phụ tùng thiết bị có thể được chia sẽ lẫn nhau. Hệ thống điện tử, cảm biến, hệ thống vũ khí cũng sẽ được đồng bộ hóa để giảm công tác huấn luyện chuyển loại cho phi công. Hai biến thể có chung một kiến trúc mở để công việc nâng cấp được thuận lợi hơn.

    Vậy là đã tóm tắt song phe quý tộc EU

    hugeflag_eu.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/6/11
  14. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    Tiếp theo là các bản Mod :D

    POE 2
    POE2mlogo.jpg

    T-84 Oplot Ukraine

    37229.jpg

    T-84 là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực do Phòng thiết kế chế tạo máy Kharkiv Morozov Ukraine chế tạo. T-84 ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt, Kharkiv Morozov trước đây là cơ quan thiết kế của Liên Xô. Sau khi Liên bang Xô Viết tan vỡ năm 1991, các cơ sở sản xuất chế tạo của Kharkiv Morozov nằm ở cả Nga và Ukraine.

    Rắc rối bắt đầu nảy sinh khi Ukraine ký hợp đồng bán 320 xe tăng T-80UD cho Pakistan. Một số bộ phận quan trọng của loại xe tăng này chỉ có nhà máy của Kharkiv Morozov ở Nga mới có thể chế tạo được. Tất nhiên, nước Nga không đồng ý cung cấp linh kiện cho bản hợp đồng đắt giá này. Kể từ đây, Ukraine quyết định phát triển thiết kế khác để không phụ thuộc vào nước Nga. T-84 đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

    Về cơ bản, T-84 vẫn chế tạo dựa trên khung thân T-80UD nhưng có một số điểm cải tiến đáng kể. Hợp đồng với Pakistan vẫn tiếp tục với việc chuyển giao mẫu T-80 trang bị kiểu tháp pháo của T-84.

    Vũ khí

    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 trang bị hỏa lực chính là pháo cỡ nòng 125mm kết hợp thiết bị nạp đạn tự động kiểu băng chuyền cho phép bắn tốc độ cao. Lượng dự trữ đạn trong xe có 40 viên, trong đó 28 viên nằm trong thiết bị nạp đạn tự động.

    Pháo 125mm có khả năng bắn các loại đạn chống tăng thuốc nổ phá (HEAT), đạn thuốc nổ phân mảnh (HE-FRAG), đạn xuyên thép có lõi ổn định bằng cánh (APFSDS). Cũng giống như xe tăng truyền thống Liên Xô (cũ), pháo 125mm của T-84 cũng tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) qua nòng. ATGM cũng được đặt trong thiết bị nạp đạn tự động giống các loại đạn thông thường, tên lửa dẫn đường bằng laze có tầm bắn tối đa 5.000m.

    Tên lửa lắp đầu đạn liều đúp có khả năng xuyên phá xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ. Mặc dù vai trò chính của tên lửa chống tăng là tiêu diệt xe tăng hoặc thiết giáp tuy nhiên nó vẫn có thể bắn hạ trực thăng bay thấp. Ở cửa ra vào vị trí trưởng xe được lắp súng máy hạng nặng 12,7mm cho phép tấn công mục tiêu ở mặt đất cũng như trên không, người điều khiển ngồi trong xe ngắm bắn thông qua thiết bị điều khiển.

    Ngoài ra, trong xe còn lắp súng máy đồng trục cỡ 7,62mm. Kíp lái cũng được trang bị súng tiểu liên cá nhân, súng ngắn và lựu đạn.

    Hệ thống điều khiển hỏa lực

    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 lắp đặt hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến hỗ trợ cho xe bắn mục tiêu di chuyển hoặ đứng yên trong khi xe tăng cũng đang di chuyển hoặc đứng yên với độ chính xác phát bắn đầu tiên rất cao.

    Hệ thống kiểm soát bắn bao gồm: kính ngắm ban ngày cho xạ thủ 1G46M, kính ngắm nhiệt ảnh Buran-Catherine-E, hệ thống quan sát cho trưởng xe PNK-5, kính ngắm PZU-7 (cho súng máy 12,7mm), máy tính đường đạn LIO-V và nhiều thiết bị hỗ trợ khác.

    Hệ thống bảo vệ

    T-84 được lắp đặt hệ thống bảo vệ xe kết hợp bao gồm: giáp bị động, giáp phản ứng nổ, thiết bị bảo vệ giúp xe tăng chống lại các cuộc tấn công của vũ khí diệt tăng hiện đại và nhiều thiết bị phụ trợ khác.

    Giáp chính của T-84 được thiết kế theo kiểu đa lớp với lớp kim loại và gốm mang đến khả năng giảm đáng kể sức xuyên đạn. Mặt trước thân và tháp pháo T-84 trang bị giáp phản ứng nổ Nozh thế hệ mới giúp bảo vệ xe trước đạn diệt tăng (đạn HEAT hoặc APFSDS) hay tên lửa chống tăng. Các tấm giáp phản ứng nổ còn lắp ở hai mặt trước thân cung cấp việc bảo vệ khoang lái xe. Hệ thống giáp Nozh thiết kế theo kiểu mô đun cho phép gỡ bỏ thay thế dễ dàng hoặc nâng cấp.

    Giáp chính và giáp phản ứng đảm bảo sự sống tối đa cho xe tăng và tổ lái trước vũ khí xuyên giáp hiện đại.

    Ngoài ra, T-84 trang bị hệ thống đối phó trả đũa quang điện Varta. Varta bao gồm ba nhân tố chính: thiết bị laze cảnh báo nguy hiểm (chống vũ khí dẫn đường bằng laze), gây nhiễu hồng ngoại và hệ thống tạo màn che.

    Trong đó, thiết bị laze cảnh báo gồm bảng điều khiển, đơn vị điều khiển và 4 cảm biến laze cảnh báo nguy hiểm. Nó sẽ được kích hoạt khi phát hiện đạn tự dẫn chính xác cao lắp thiết bị dẫn đường laze. Nó sẽ cảnh báo cho kíp lái mối nguy hiểm để có phương án đối phó kịp thời. Hệ thống tạo màn khói có thể hoạt động như một thành phần của Varta hoặc độc lập. Hệ thống này gồm 12 ống phóng lựu đạn khói. Việc bắn lựu đạn khói có thể hoàn toàn tự đông (trong trường hợp nhận được tín hiệu từ cảnh báo laze về mối đe dọa) hoặc thủ công (từ vị trí trưởng xe hoặc pháo thủ). Màn khói có thể vô hiệu hóa thiết bị quan sát đêm của đối phương hoặc tia hồng ngoại.

    Hệ thống bảo vệ NBC bảo vệ kíp lái xe trước phóng xạ, khí độc hoặc vi khuẩn. Lớp che chắn bức xạ thiết kế theo hình thức một lớp lót cố định trên cả hai bề mặt bên trong và ngoài xe tăng để bảo vệ chống bức xạ từ vụ nổ hạt nhân.

    Và tất nhiên, trong xe không thể thiếu hệ thống cứu hỏa có thể tự động phát hiện và dập lửa một cách nhanh chóng.

    Thiết bị phụ

    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 còn trang bị hệ thống định vị dựa trên hệ thống GPS (Mỹ) và GLONASS (Nga). Nó cho phép trưởng xe biết vị trí xe mình cũng như đơn vị bạn đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất lợi (ban đêm, sương mù…).

    Hệ thống hỗ trợ định vị còn giúp trưởng xe truyền tin (bao gồm cả thông tin mã hóa) thông qua một kênh kỹ thuật số bằng cách sử dụng thiết bị radio tiêu chuẩn.

    Trang bị liên lạc trên xe gồm: đài vô tuyến R-173M VHF, đài vô tuyến R-163-50K HF và kênh liên lạc nội bộ.

    Phiên bản tiêu chuẩn của T-84 không có hệ thống điều hòa nhiệt độ nhưng với phiên bản đầy đủ thì có thể lắp điều hòa nhiệt độ KTT do Ukraine sản xuất. Với nhiệt độ bên ngoài xe 55 độ C thì KTT điều chỉnh nhiệt độ trong xe ở mức 15-20 độ C. Việc làm mát khoang lái là rất quan trọng vừa đảm bảo cho thiết bị điện vừa cải thiện hiệu suất làm việc tổ lái.

    Đối với hoạt động quét mìn, trước thân xe có thể lắp hệ thống dọn mìn kiểu lưỡi cày KMT-6 hoặc kiểu con lăn KMT-7.

    Động lực

    T-84 trang bị động cơ diesel 6TD-2 1.200 mã lực cho phép xe đạt tốc độ tối đa 65km/h, tầm hoạt động 540km.

    Động cơ thiết kế đạt hiệu suất cao trong tất cả điều kiện thời tiết hoặc nhiệt độ cao. Trong điều kiện khí hậu lạnh, động cơ còn có thiết bị làm nóng trước khi khởi động. 6TD-2 hoạt động hiệu quả trên sa mạc với nhiệt độ lên tới 55 độ C.

    Mặc dù là động cơ diesel nhưng nó có thể chạy nhiều nhiên liệu khác như: xăng, dầu hỏa, nhiên liệu động cơ phản lực hoặc nhiên liệu hỗn hợp với tỉ lệ cân đối. Trong xe có khả năng chứa 700 lít nhiên liệu và có 400 lít ở thùng phụ.

    M1974 122mm Ukraine

    35866.jpg

    Chếc BMP đã trở thành nền tảng để sản xuất ra các mẫu xe khác nhau tùy mục đích. Mỗi phiên bản mang năm nó ra đời làm tên. Nhiều chiếc BMP hiện nay sử dụng những loại vũ khí hiện đại hơn, như ATGM semi-auto AT-3c/SAGGER hay loại mới hơn AT -4/SPIGOT, AT-5/SPANDREL.

    • BMP Model 1966 – Mẫu BMP nguyên thủy ( hay còn gọi là BMP-A )
    • BMP-1 (BMP M1976) – Phiên bản phổ biến nhất của BMP-1 xuất hiện năm 1970
    • BMP-1K [BMP M1974] - Mẫu xe chỉ huy, khác BMP-1 ở chỗ có thêm hệ thống radio và anten
    • BMP-1P [BMP M1981] – BMP-1 có AT-4 Spigot thay vì AT-3 Sagger. Phiên bản này có một tháp pháo hai người với 1 khẩu 30mm tự động. Hệ thống AT-4/SPIGOT hay AT-5/SPANDREL sẽ được gắn trên đỉnh tháp pháo ( còn AT-3 là gắn phía trên nòng pháo ). So với mẫu BMP-1 thì nó có ít hơn một khe bắn mỗi bên hông nhưng lại có thêm một khe bắn súng máy bên trái hông xe. Xích xe BMP M1981 cũng được chỉnh sửa.
    • BMP-1PK – Phiên bản xe chỉ huy của BMP-1P
    • BMP KShM [BMP 1978] – Gắn các loại an-ten to hơn và nhiều radio hơn mẫu M1978. Tháp pháo không có vũ khí và xe được dùng làm xe chỉ huy cấp trung, sư đoàn.
    • PRP-3 (BMP-SON – Còn có tên là BMP M1975) – Sử dụng trong các đơn vị pháo binh.

    Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Liên Xô tập trung phát triển dòng pháo binh xe kéo – khác với các nước NATO, tập trung vào thiết kế các dòng pháo tự hành. Đến năm 1974, Liên Xô không có bất kỳ thiết bị pháo tự hành nào giống với phương Tây, được đưa ra một cách công khai. Thiết bị đầu tiên, nổi tiếng tại Liên Xô với tên gọi “Hoa cẩm chướng” (người Mỹ gọi là M1974) chỉ xuất hiện vào năm 1974. Thiết bị này phần lớn được trang bị cho các đơn vị xe tăng và bộ binh cơ giới (36 2S1 trong một sư đoàn tăng và 72 chiếc trong một sư đoàn bộ binh cơ giới). Khác với phiên bản M1973 trước đó, “Hoa cẩm chướng” có khả năng di chuyển dưới nước, ngoài ra, gầm xe của nó còn được sử dụng cho việc thiết kế các xe bọc thép chỉ huy và trinh sát, đồng thời cho cả xe quét mình. 2S1 có bản xích rộng, cho phép hoạt động trên địa hình tuyết hoặc đầm lầy. Thiết bị pháo tự hành M1974 được xuất khẩu rộng rãi sang các quốc gia có truyền thống nhập khẩu vũ khí của Liên Xô: Angola, Algieri, Irac.

    Các thông số kỹ thuật chính:
    Nơi sản xuất: Liên Xô
    Kíp xe: 4 người
    Khối lượng: 15,7 tấn
    Kích thước: chiều dài: 7,3m; chiều rộng: 2,85m; chiều cao: 2,4m
    Tầm hoạt động: 500km
    Bọc thép: 15-20mm
    Trang bị: một lựu pháo 122mm D-32(gấp 35 lần cỡ nòng); súng máy phòng không 7,62mm
    Động cơ: động cơ diezen JMZ-238M làm mát bằng nước 300 sức ngựa
    Tính năng hoạt động: tốc độ tối đa trên đường bộ: 60km/h; trên mặt nước: 5km/h
    Khả năng vượt chướng ngại vật: độ cao: 0,8m; hố sâu: 2,2m
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 30/6/11
  15. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    BMP-1/2 Ukraine

    View attachment 136625


    Bronevaya Maschina Piekhota (BMP-1) được sản xuất lần đầu vaò đầu những năm 1960 và ra mắt vào năm 1967 tại cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ.
    BMP-1 đánh dấu 1 sự thay đổi quan trọng từ khái niệm xe bọc thép (Armored Personnel Carrier) thành Xe chiến đấu bộ binh(chiến xa bộ binh) , phối hợp giưã tính cơ động cao, vũ khí chống tăng hiệu quả và giáp bảo vệ nhằm mục đích vận chuyển bộ binh.BMP-1 có kích thước nhỏ hơn đáng kể so với các loại xe bọc thép(APC) cuả phương Tây nhưng trang bị hoả lực lại mạnh hơn. BMP-1 được cách tân cho phép lính bộ binh có thể bắn bằng vũ khí cá nhân cuả họ từ bên trong xe tăng qua các lỗ châu mai , điều này sẽ giúp họ có thể chiến đấu từ bên trong xe với giáp bảo vệ an toàn.Để làm được điều này, các lỗ châu mai và kính tiềm vọng đều được thiết kế cho từng binh sĩ trong xe. BMP-1 trở thành Chiến xa bộ binh đầu tiên trên thế giới, nó có thể chở theo bộ binh từ 3 đến 8 người.BMP-1 thay thế các xe thiết giáp BTR-50P và bổ sung cho các xe thiết giáp BTR-60PB trong những đơn vị bộ binh cơ giới chủ lực. Sự phối hợp giữa hoả lực chống tăng hiệu quả, độ cơ động cao, giáp bảo vệ tương xứng, BMP-1 đã trở thành 1 thứ vũ khí lợi hại cho bộ binh Liên Xô.Được thiết kế để đáp ứng nhu cầu tấn công nhanh trong thời đại chiến tranh hạt nhân, súng chính 73mm loại 2A20 với 40 viên, bắn đạn HEAT có liều phóng hỗ trợ(loại đản mà RPG-7 sử dụng) có tầm bắn tối đa 7000 ft, tầm bắn hiệu quả cuả nó khoảng 800m( có thể tiêu diệt xe tăng ở khoan3g cách tới 1300m) và đượ ctrang bị hệ thống nạp đạn tự động.Hệ thống vũ khí chính cuả BMP-1 cũng khác thường, có thể bắn chung loại đạn cuả súng chống tăng RPG-7 , bệ phóng tên lưả chống tăng AT-3 Sagger gắn trên súng chính để tăng thêm khả năng diệt tăng (tới 3000m)
    BMP-1 có đầy đủ tính năng cuả 1 Xe chiến đấu bộ binh lội nước, với thân xe thấp, mũi xe nghiêng như mũi thuyền.Tháp pháp hình chóp cụt đặt ở giưã thân xe được gắn 1 súng chính 73mm nòng trơn và 1 đại liên7,62mm đồng trục và 1 bệ phóng tên lưả chống tăng AT-3 Sagger ngay phiá trên súng chính. Động cơ 6 xi-lanh Diesel làm mát bằng nước có công suất 290 mã lực đặt ở bên phải trước thân xe.Cưả dành cho lái xe nằm ở bên trái thân trước, đèn nhìn đêm IR gắn ở trên nóc tháp pháo,phiá trước cưả dành cho xa trưởng. Phiá sau thân xe có 4 cưả nhỏ ở trên sàn khoang chở lính và có 2 cưả ra vào lớn ở sau đuôi xe.Có 4 lỗ châu mai ở mỗi bên sườn cuả khoang chở lính và 1 lỗ ở cưả ra vaò bên trái.BMP-1 chạy bằng xích, có 6 bánh dẫn động giống như PT-76 nhưng có thêm 3 bánh đỡ xích.BMP-1 có khả năng lội nước bằng xích cuả nó thay vì lội bằng hệ thống đẩy phản lực nước như ở PT-76 , có tốc độ và tầm hoạt động cần thiết để bắt kịp các loại xe tăng tốc độ nhanh mà nó đi theo trong đội hình tấn công.

    Tổ lái cuả BMP-1 gồm 3 người , bao gồm cả xa trưởng, người mà sẽ trở thành chỉ huy nhóm bộ binh tác chiến khi họ rời khỏi xe.Với các lỗ châu mai và kính tiềm vọng ở 2 bên sườn xe, lính bộ binh ngôì trong xe có thể bắn bằng các loại vũ khí cá nhân như AK, trung liên PKM ngay cả trong khi di chuyễn, thậm chí cả súng chống tăng RPG-7,RPG-16 và cả tên lưả vác vai SA-7, điều naỳ khiến cho BMP-1 gần như là 1 lô cốt di động. Xe có hệ thống bảo vệ NBC cho tổ lái và lính bộ binh, giúp họ tác chiến mà ko bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.
    BMP-1 được trang bị đèn hồng ngọai, tiềm vọng kính và thiết bị ngắm hồng ngoại để tác chiến ban đêm.BMP-1 có tính năng tạo khói mù bằng cách phun nhiên liệu diesel vào buồng thải khói.

    Tuy nhiên, tính chất dễ bị tổn thương cuả BMP-1 thể hiện qua cuộc chiến tranh ở Trung Đông năm 1973 đã gây ra nhiều tranh cãi trong quân đội Liên Xô về vấn đề :" BMP-1 nên được sử dụng như thế nào trong trận chiến?". BMP-1 có giáp bảo vệ tương đối mỏng( dày nhất 19mm ở thân xe và 23mm ở tháp pháo) có thể đủ sức bảo vệ xe trước đạn xuyên giáp chống cơ giới cỡ 12,7mm ( chỉ với chỗ giáp có độ nghiêng trên 60 độ) nhưng BMP-1 lại dễ bị tổn thương trước tên lưả chống tăng và hoả lực xe tăng cuả đối phương. Sự bố trí cuả các vị trí nguy hiểm như buồng đạn, buồng nhiên liệu , khoang động cơ hay khoang chở lính đều ko an toàn trước sự xuyên phá cuả vũ khí chống tăng.

    Vì thiết kế giới hạn trong việc hạ thấp súng chính nên BMP-1 khó khăn khi bắn tiả từ vị trí cao mà phải lộ toàn thân ra để chiến đấu, điều này làm BMP-1 dễ dàng trở thành mục tiêu nhắm bắn cuả đối phương.

    BMP-1 có thể đạn đến vận tốc tối đa cuả nó là 70km/h nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn do độ dằn xóc quá cao và hệ thống truyền động ko thể đáp ứng được.Do hệ thống nạp đạn tự động quá phức tạp và thiếu ổn định nên BMP-1 ko thể bắn khi đang chạy trên điạ hình gồ ghề. BMP-1 phải đứng yên khi bắn tên lưả AT-3 Sagger, AT-3 Sagger rất khó nạp đạn và hoàn toan2 ko thể nạp đạn trong tình trạng bảo vệ NBC.

    Nhìn chung BMP-1 là xe chiến đấu bộ binh đầu tiên nên nó vẫn còn 1 số khuyết điểm và vẫn thưà hưởng những hạn chế cuả dòng tăng Liên Xô, tuy nhiên nó vẫn là 1 thứ vũ khí đáng tin cậy cua bộ binh trên chiến trường và được rất nhiều quốc gia sử dụng.Tham gia nhiều cuộc chiến tranh:

    1973 CHiến tranh Yom Kippur( Israel+ các nước Ả Rập)
    1975-2000 Nội chiến Angola
    1979-1988 Chiến tranh cuả Liên Xô tại Afghanistan
    1980-1988 Chiến tranh Iran-Iraq
    1990-1991 Chiến tranh vùng Vịnh
    1991-2001 chiến tranh Nam Tư
    1994-1996 Chiến tranh Chechen lần 1
    1999- Chiến tranh Chechen lần 2
    2001- Chiến tranh cuả Mỹ tại Afghanistan
    2003- Chiến tranh Iraq
    Hiện nay Quân đội Nhân dân Việt Nam có khoảng 300 chiếc BMP-1


    THÔNG SỐ KỸ THUẬT
    Loại: Xe chiến đấu bộ binh
    Nước SX: Liên Xô
    Nặng 13.5 tấn
    14.7 tấn với BMP-1P[1]
    Dài: 6.74m
    Rộng: 2.94 m
    Cao: 2.15 m
    Tổ lái: 3 (Xa trưởng, lái xe, xạ thủ) (+8 lính bộ binh)
    Giáp: Dày nhất 19mm ở thân xe và 23-40mm ở tháp pháo
    Vũ khí:Súng chính73 mm 2A28 Grom nòng trơn (40 viên)
    Đại liên đồng trục 7,62mm
    Tên lưả chống tăng 9M14 Malyutka (AT-3 Sagger) BMP-1
    9M111 Fagot (AT-4 Spigot) , 9M111-2 Fagot (AT-4B Spigot B) ,9M113 Konkurs (AT-5 Spandrel) tuỳ theo phiên bản
    Động cơ:UTD-20 6-xilanh diesel làm mát bằng nước
    290-300 mã lực
    Tầm hoạt động:600km
    TỐc độ: 65-70km/h trên đường nhưạ
    45km/h trên đường gồ ghề
    7km/h dưới nước


    31457.jpg

    BMP-2 được đưa vào sử dụng vào những năm 1980, là mẫu cải tiến cuả BMP-1 với những thay đổi về vũ khí chính. Tháp pháo mới 2 người được thay thế cho tháp pháo 1 người cuả BMP-1, súng chính 30mm nòng dài, nhỏ , tốc độ cao có thể dùng để chống lại máy bay, trực thăng và bộ binh, bệ phóng tên lưả chống tăng gắn trên tháp pháo có thể lắp các loại tên lưả chống tăng như AT-4 SPIGOT hoặc AT-5 SPANDREL. Với tháp pháo được thiết kế rộng hơn, số lượng cưả quan sát cho lính bộ binh giảm xuống còn 2 cưả thay vì 4 cưả ở BMP-1, và số lính bộ binh chở theo giảm đi 1 người( còn 7 người). Mỗi bên sườn xe ở vị trí khoang chở lính có 3 lỗ châu mai và tiềm vọng kính. BMP-2 có khả năng lội nước như BMP-1, xích cuả nó được cải tiến so với BMP-1 để tăng khả năng nổi trên mặt nước. BMP-2 có thể trang bị giáp nổ cảm ứng ERA nhưng ERA lại gây nguy hiểm cho bộ binh tùng thiết nên giáp bảo vệ thụ động thích hợp hơn còn ERA thì ko được tin cậy, hơn nưã khi lội nước mà gắn thêm giáp thì ko phù hợp.BMP-2 có thêm 1 số cải tiến về bộ phận điều hoà ko khí và động cơ mạnh hơn BMP-1. Tháp pháo được thiết kế rộng hơn và có 2 cưả quan sát cho 2 người, như vậy sẽ có 1 người điều khiển súng chính 30mm loại 2A72 và 1 người sử dụng tên lưả chống tăng, tránh được việc 1 người làm 2 việc cùng lúc. Bệ phóng tên lưả chống tăng Kornet được trang bị thiết bị ngắm hồng ngoại, gồm 1 tên lưả trên bệ phóng và 4 tên lưả dự trữ, cơ chế nạp đạn bằng tay. Loaị tên lưả sử dụng có thể là AT-4, AT-4B hoặc AT-5,AT-5B, ngoài ra BMP-2 có thể sử dụng các loại tên lưả Milan, Milan-2,Milan-3. Thiết bị định hình mục tiêu cho tên lưả bằng hồng ngoại loại Trakt/1PN65 cuả Nga được trang bị cho BMP-2 có tầm định vị khoảng 2500m. Loại Mulat/1PN86 cuả Nga có thể đạt tới 3600m.

    THÔNG SỐ KỸ THUẬT
    Loại: Xe chiến đấu bộ binh
    Nước sản xuất: Liên Xô
    Nặng: 14.3 tonnes
    Dài: 6.72 m
    Rộng: 3.15 m
    Cao: 2.45 m
    Tổ lái: 3 người + 7 lính bộ binh
    Giáp: Dày nhất 33mm
    Vũ khí: Súng chính 30mm loại 2A42
    Tên lưả chống tăng AT-4 hoặc AT-5
    1 đại liên đồng trục 7,62mm
    Động cơ: UTD-20/3 Diesel 300 mã lực
    Tầm hoạt động: 600km
    Vận tốc: 65km/h trên đường nhưạ
    45km/h trên đường gồ ghề
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/6/11
  16. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    Su-24M Ukraine

    32137.jpg

    Máy bay ném bom Su-24 của Nga được quân đội khối đồng minh quân sự NATO đặt biệt danh “Kiếm thủ Su-24” . Đây là loại máy bay ném bom chiến thuật nhỏ gọn và hoạt động khá hiệu quả được Liên Xô nghiên cứu và chế tạo nhằm thay thế phiên bản Yak-28 được sử dụng rất phổ biến trước đó với vai trò ném bom chiến thuật, trinh sát và tác chiến điện tử. Oanh tạc cơ chiến thuật Su-24 được Liên Xô lên kế hoặch thiết kế từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Tháng 12/1971, những chiếc Su-24 ném đầu tiên đã được thử nghiệm thành công và sau đó đã được sản xuất hàng loạt và đưa vào trang bị cho lực lượng không quân Nga từ năm 1973. Lực lượng không quân tiền tuyến của Liên Xô là nơi được biên chế máy bay ném bom Su-24 đầu tiên vào năm 1973 và sau đó đến năm 1979, Tập đoàn quân Liên Xô tại Đức cũng đã được trang bị các máy bay ném bom loại này. “Kiếm thủ Su-24” cũng đã từng được quân đội Liên Xô sử dụng rất nhiều trong các chiến dịch quân sự ở Afghanistan trong những năm 80.

    Máy bay ném bom tấn công Su-24 có các phiên bản: Su-24M; Su-24BM; Su-24MM; Su-24MK; Su-24K; Su-24bis; Su-24MR; Su-24MP; Su-24M2; Su-24MK2 và Su-24MRK2. Các quân binh chủng thuộc các lực lượng vũ trang Nga hiện nay đang khai thác và vận hành tổng cộng khoảng 800 chiếc Su-24 với các biến thể khác nhau.

    Loại máy bay này hiện vẫn tỏ ra khá hiệu quả khi được không quân Nga sử dụng trong các chiến dịch chống khủng bố tại Chechnya. Cục thiết kế Sukhoi của Nga đã từng đề xuất phương án hiện đại hoá máy bay ném bom Su-24 bằng một phiên bản mới thay thế, đó chính là loại tiêm cường kích đa năng Su-34 hiện đại.

    Loại máy bay này đã được đưa vào trang bị với số lượng khá hạn chế trong quân đội Nga. Tháng 12/2006, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov tiết lộ rằng sẽ có khoảng 200 chiếc Su-34 sẽ đưa vào phục vụ quân đội đến năm 2020. “Kiếm thủ Su-24” có khả năng tấn công các mục tiên trên mặt đất trong mọi loại địa hình, thời tiết, bất kể ngày hay đêm. Đặc biệt, Su-24 có thể ném bom ở vỹ độ thấp, thậm chí nó có thể oanh tạc mục tiêu theo chiến thuật tấn công áp sát mục tiêu với tốc độ 1320 km/giờ.
    Phiên bản phổ biến nhất trong các biến thể của máy bay ném bom Su-24 là biến thể Su-24M, sản phẩm của sự hợp tác giữa Cục thiết kế Sukhoi có trụ sở tại Moscow và Hiệp hội sản xuất máy bay Novosibirk.

    Hiện nay, ngoài không quân Nga, Su-24 cũng được không quân các nước như Azerbaijan, Algeria, Belarus, Kazakhstan, Libya, Syria và Ukraina sử dụng. Các loại vũ khí tấn công chủ yếu của “Kiếm thủ Su-24” gồm có: Tên lửa: Kh-23, Kh-25L; Kh-28; Kh – 29LT; Kh-31P; Kh-58; Kh-59 và Vympel R-60. Bom: KAB-50OKR; KAB-1500L.

    Mỗi chiếc oanh tạc cơ chiến thuật Su-24 có thể mang cùng lúc 6 tên lửa tấn công. Tổng trọng lượng vũ khí tối đa mỗi lần xuất kích có thể đạt từ 7,5 đến 8 tấn. Ngoài bom và tên lửa, Su-24 cũng được trang bị 3 súng máy Gsh-6-23 cỡ nòng 23 mm với tốc độ bắn tối đa đạt 9.000 phát/phút do Cục thiết kế Tula nghiên cứu và chế tạo.
    Máy bay ném bom Su-24 sử dụng 2 động cơ turbo phản lực A-F công suất 11.200 kgf mỗi chiếc. Động cơ được cung cấp nhiên liệu từ bình chứa được thiết kế bên trong thân.

    Ngoài ra, mỗi chiếc Su-24 khi xuất kích có thể được trang bị 2 bình nhiên liệu phụ gắn ngoài với dung tích 3.000 lít treo ở phần giữa hai cánh chính và 1 thùng phụ dung tích 2.000 lít gắn giữa thân. Khi đang bay tác chiến, trong trường hợp cần thiết phi công có thể thả thùng dầu phụ để tăng tốc tháo chạy trước sự truy đuổi của các máy bay đánh chặn của đối phương. Su-24 có khả năng được tiếp dầu từ trên không trong trường hợp không muốn hạ cánh xuống căn cứ. Tốc độ tối đa của máy bay có thể đạt1.550 km/giờ với tầm hoạt động 3000 km. Trần bay 11.000 m, tốc độ lấy độ cao 9.000 mét/phút.

    MiG-25 Foxbat Ukraine

    31732.jpg

    MiG-25 - loại máy bay tiêm kích, trinh sát siêu thanh hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm trong mọi môi trường tác chiến điện tử - được phát triển bởi Mikoyan-Gurevich. MiG-25 được NATO đặt mật danh Foxbat hiện đang có trong trang bị của Không quân các nước như Nga, Ukraine, Kazakhstan, Azerbaijan, India, Iraq, Algeria, Syria và Libya. Mẫu thử nghiệm đã có chuyến bay đầu tiên ngày 6 tháng 3 năm 1964, tuy nhiên, phải 6 năm sau, vào năm 1970, MiG-25 mới chính thức được trang bị cho các đơn vị Không quân Xô Viết. Với tốc độ 3.2M, Foxbat được coi là máy bay tiêm kích có tốc độ nhanh nhất thế giới, khiến giới quân sự phương Tây hết sức lo ngại.

    Thiết kế
    Phòng thiết kế Mikoyan-Gurevich OKB đã được chỉ định để nghiên cứu chế tạo vào ngày 10 tháng 3-1961. Mẫu máy bay mới có tên gọi ban đầu là "Ye-155" (hay "Е-155"), mẫu này có cánh cụp cố định, có vẻ như mẫu Ye-155 đã dành được sự quan tâm của Quân chủng phòng không Xô Viết (PVO Strany), nó sẽ được sử dụng trong vai trò đánh chặn chống lại loại máy bay SR-71 Blackbird do thám của Hoa Kỳ.



    Khi bay với vận tốc cao hơn Mach 2, nhiệt gây ra do máy bay ma sát với không khí rất lớn, nên MiG-25 không thể được chế tạo với những hợp kim nhôm truyền thống. Hãng Lockheed đã dùng titan cho YF-12 và SR-71 của họ (mà titan này lại được mua từ Liên Xô), và hãng North American đã dùng loại thép rỗ tổ ong cho XB-70. Cả 2 công ty Mỹ đều cố gắng hoàn thiện vật liệu chế tạo máy bay của họ. Trong khi đó, cuối cùng thì Mikoyan-Gurevich OKB quyết định phần lớn chi tiết của MiG-25 sẽ được chế tạo bằng thép hợp kim niken. Kỹ thuật hàn ghép các tấm thép của MiG-25 gồm có hàn điểm, hàn máy tự động và phương pháp hàn hồ quang bằng tay. Lúc đầu các mối hàn bị rạn nứt do máy bay bị rung khi hạ cánh. Nhưng nó nhanh chóng được hàn lại. Một lượng nhỏ titan và hợp kim nhôm đã được dùng để chế tạo MiG-25, ở các khu vực đặc biệt nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi lực lực kéo lớn.

    Nguyên mẫu đầu tiên, thực tế là phiên bản trinh sát, có ký hiệu "Ye-155-R1", bay lần đầu tiên vào ngày 6 tháng 3-1964. Mẫu máy bay đánh chặn đầu tiên, "Ye-155-P1", được thử nghiệm vào ngày 9 tháng 9-1964. Sự phát triển của những phiên bản thử nghiệm cho thấy những bước tiến quan trọng trong ngành khí động học, trình độ kỹ sư và luyện kim của Liên Xô, và để hoàn thành chiếc MiG-25 hoàn hảo cần một vài năm nữa. Trong quá trình đó, vài mẫu thử nghiệm với tên gọi "Ye-266" (hay "Е-266"), đã được sản xuất để thiết lập những kỷ lục bay mới trong những năm 1965, 1966 và 1967.

    Vũ khí
    MiG-25 được trang bị 4 tên lửa không đối không R-40 (AA-6 Acrid) với đầu dò hồng ngoại và có thể điều khiển bằng radar, tầm bắn từ 2 đến 60km. Ngoài ra, MiG-25 cũng bố trí 2 tên lửa R-60 cùng 4 tên lửa R-60 (AA-8 Aphid) hoặc 2 tên lửa R-23 (AA-7 Apex) cùng 4 tên lửa R-73 (AA-11 Archer). MiG-25 không được trang bị pháo.



    Điện tử hàng không
    MiG-25 được lắp các thiết bị điện tử như radar sục sạo Smerch-A2 (phát triển bởi Phazotron Research and Production Company), radar đo độ cao RV-UM hoặc RV-4, hệ thống nhận dạng ta – địch (IFF), thiết bị cảnh báo radar, hệ thống đạo hàng hạ cánh Polyot-11, cùng nhiều thiết bị khác.

    Buồng lái MiG-25P


    Động cơ
    Foxbat được trang bị 2 động cơ R-15B-300, mỗi động cơ có lực đẩy 11,200kgf khi tăng lực toàn phần, cho phép MiG-25 có thể đạt tốc độ tối đa hơn 3000km/h ở độ cao lớn và 1200km/h ở độ cao thấp.

    (Bài có sử dụng nhiều thông tin từ Wikipedia).

    Triumf:
    Các phiên bản
    MiG-25 được sản xuất hàng loạt với 2 phiên bản MiG-25P ('Foxbat-A') (máy bay đánh chặn) và MiG-25R ('Foxbat-B') (máy bay trinh sát) bắt đầu vào năm 1969. MiG-25R được đưa ngay vào phục vụ trong Không quân Xô Viết (VVS), nhưng MiG-25P lại bị trì hoãn đến năm 1972 mới được đưa vào phục vụ trong Quân chủng phòng không Xô Viết (PVO). Một phiên bản huấn luyện cũng được phát triển được chia ra thành MiG-25PU ('Foxbat-C') cho MiG-25P và MiG-25RU cho MiG-25R. Ngoài ra MiG-25R còn được mở rộng thêm một số phiên bản như MiG-25RB trinh sát/ném bom, MiG-25RBS và MiG-25RBSh máy bay trang bị radar cảnh báo trên không (SLAR), MiG-25RBK và MiG-25RBF ('Foxbat-D') trang bị hệ thống ELINT (thu thập tin tức tình báo bằng tín hiệu điện tử), và MiG-25BM ('Foxbat-F') phiên bản trang bị SEAD (chế áp hệ thống phòng không đối phương), mang bốn tên lửa chống bức xạ Raduga Kh-58 (tên ký hiệu của NATO: AS-11 'Kilter').



    Hiệu quả hoạt động
    MiG-25 thể hiện hiệu năng rất cao, nó có thể bay với vận tốc cực đại Mach 3.2 trên độ cao 27.000 m (90,000 ft), ngày 31 tháng 8 năm 1977 có một chiếc E-266M, đây là một phiên bản MiG-25 được chế tạo đặc biệt, do phi công thử nghiệm chính của OKB MiG là Alexander Fedotov điều khiển, đã bay lên đến độ cao 37.650 m (123,524 ft), lập một kỷ lục độ cao mới tại Podmoskovnoye, Liên Xô. Dù dự định cho mục đích đánh chặn hay đe dọa bay trên độ cao lớn, có tốc độ cao, nhưng khả năng cơ động, tầm bay và không chiến tầm gần của MiG-25 rất hạn chế. Một vài ý kiến tin rằng MiG-25 được dùng với mục đích để ngăn chặn SR-71 Blackbird, hoặc ít nhất dùng để đánh chặn những máy bay có vận tốc lớn, trần bay cao. Dù đạt vận tốc rất lớn, nhưng đó cũng là vấn đề với MiG-25, khi bay ở vận tốc lớn động cơ rất nhanh bị hỏng,[2] dù vấn đề này vẫn hay được tranh luận.[3] [4] Nói chung, MiG-25 không bao giờ gặp những mục tiêu đánh chặn của nó trong thiết kế. Trong quá trình đánh chặn, để thành công yêu cầu máy bay phải có tốc độ bay tăng thêm từ 25% đến 50% và bám sát mục tiêu, cộng thêm khả năng chịu đựng và phạm vi hoạt động hợp lý. MiG-25 khi đạt đến độ cao thích hợp nó có thể duy trì tốc độ cực đại trong 10 phút.

    Dù có những hạn chế và những thông tin tình báo phân tích không đúng và vài giả thiết sai đã gây ra một sự hoảng sợ trong các nước Phương Tây, một số ý kiến vào lúc đầu tin tưởng rằng MiG-25 thật sự là một máy bay tiêm kích không chiến nhanh nhẹn hơn là một máy bay đánh chặn chuyên nghiệp ở tầm xa. Để đáp trả lại người Nga, người Mỹ đã giới thiệu một chương trình mới đầy tham vọng, mà McDonnell Douglas F-15 Eagle là một thành quả của chương trình đó (F-15 có cấu tạo bề ngoài khá giống với MiG-25).

    Chiếc máy bay này có nhiều tính năng chưa được tìm ra cho đến khi phi công Liên Xô Viktor Belenko lái chiếc MiG-25 của anh ta đào tẩu sang Nhật Bản vào năm 1976. Ngay sau đó các nhà khoa học đã phát hiện ra MiG-25 có một thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả với hệ thống điện tử dùng đèn chân không, 2 động cơ lớn và sử dụng một cách tiết kiệm các vật liệu mới như titan. Nhờ MiG-25 mà người Mỹ đã hoàn thiện được thiết kế F-15 Eagle của mình. MiG-25 được sản xuất với số lượng là 1,190 chiếc.[1], và được sử dụng chủ yếu trong không quân Xô viết (cũ) và các nước đồng minh; hiện nay nó chỉ phục vụ với số lượng hạn chế trong không quân Nga và một số nước khác. MiG-25 còn là cơ sở để phát triển loại tiêm kích MiG-31.

    Triumf:
    Sự kiện Belenko

    Một hiểu biết thật sự về sức mạnh và yếu điểm của MiG-25 bất ngờ đến với Phương Tây vào năm 1976. Ngày 6 tháng 9, một phi công PVO là Viktor Belenko, đã đào ngũ sang Phương Tây, chiếc MiG-25P "Foxbat-A" của Belenko đã hạ cánh tại sân bay Hakodate ở Nhật Bản. Trung úy Belenko đã bay sang Nhật Bản xin tỵ nạn tại một nước thứ 3. Cùng với Belenko, những bí mật về chiếc máy bay MiG-25 đã bị phía Mỹ khám phá.

    Trung úy Viktor Belenko


    ... và chiếc MiG-25 của anh ta bị trượt ra khỏi đường băng


    Đúng 12h ngày 6/9/1976, một máy bay chiến đấu của Không quân Liên Xô MiG-25 mang số hiệu 068 đột nhiên biến mất khỏi màn hình rađa của căn cứ Không quân Sakharov, trước sự ngạc nhiên của nhân viên trinh sát ở mặt đất. Sau gần 1 giờ bay, viên Trung úy Belicov lái chiếc MiG-25 này tắt các tín hiệu liên lạc với đài chỉ huy mặt đất và cho máy bay hạ thấp độ cao dưới tầm kiểm soát của các rađa mặt đất để bay về phía vùng biển của Nhật Bản.

    Sau khi may mắn vượt qua đám mây dày, Belicov phát hiện máy bay hết nhiên liệu. May mắn thay, Belicov lao xuống một sân bay dân sự của Nhật, máy bay của Belicov đâm mạnh vào đường băng, cánh trước máy bay bị vỡ do chém vào cột điện. Nhưng nhờ kỹ thuật bay đặc biệt và bản lĩnh của Belicov nên sau trận va chạm mạnh đó, chiếc MiG-25 đã hạ cánh được trên bãi cỏ bên cạnh sân bay.

    Khi Belivov vừa bước từ máy bay xuống, nhân viên an ninh Nhật đã nhanh chóng đến nơi chiếc MiG-25 hạ cánh và đưa Belicov lên một chiếc xe quân sự. Tối ngày 7/9 năm đó, Belicov được bí mật đưa đến căn cứ Không quân Chitose, sau đó được đưa đến Tokyo.

    Tại Tokyo, Belicov nói là muốn đến tị nạn chính trị tại Mỹ. Người Mỹ hoàn toàn bị bất ngờ. Chỉ hai tháng sau đó, Belicov đã được thông báo là chính Tổng thống Mỹ đã phê chuẩn yêu cầu của anh ta và nhanh chóng giúp anh ta hoàn tất các thủ tục sang Mỹ tị nạn.

    Đến lúc này, Belicov và chiếc MiG-25 của anh ta bắt đầu xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhật. Tin tức này đã được chuyển đến điện Kremli.

    Phía Mỹ đã thừa cơ phối hợp với người Nhật đưa rất nhiều chuyên gia kỹ thuật đến để tiến hành nghiên cứu về chiếc máy bay MiG-25. Các chuyên gia Mỹ khi kiểm tra đã rất cẩn thận và tiến hành công việc rất chậm, họ tháo dần từng bộ phận của máy bay xuống. Các thiết bị tháo dỡ được đưa đến một căn cứ cách Tokyo hơn 100km. Tại đây, các chuyên gia Mỹ đã tiến hành kiểm tra toàn bộ đối với máy bay MiG-25.

    Người Nhật và Mỹ khám phá MiG-25


    Kết quả kiểm tra làm người Mỹ cảm thấy thất vọng bởi lẽ tính năng kỹ thuật máy bay MiG-25 mà họ phát hiện chỉ ngang bằng máy bay chiến đấu F-4 của Mỹ và nó không phải là đối thủ ngang tầm đối với các loại máy bay chiến đấu như F-15 và F-16 mới nhất mà Mỹ nghiên cứu, chế tạo ra.

    Vì vậy, ngày 12/11, Mỹ – Nhật đã đáp ứng “rất vô tư” các yêu cầu của Liên Xô đòi đưa chiếc máy bay MiG-25 đó về nước. Ngày 15/11, 8 xe tải chở các bộ phận linh kiện của MiG-25 đã được đưa lên tàu chở về Liên Xô. Nhưng khi những thiết bị này được đưa đến vị trí đã sắp xếp, người Liên Xô phát hiện ra “bảo bối” của mình chỉ còn là đống sắt vụn.

    Triumf:
    Bí mật bị khám phá

    Trước đó nó đã được tháo ra và nghiên cứu cẩn thận từng chi tiết để phân tích bởi Bộ phận công nghệ tại nước ngoài (giờ là Trung tâm tình báo không trung và không gian quốc gia) của Không quân Hoa Kỳ, tại căn cứ không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio. Sau 67 ngày, chiếc máy bay đã được trở về Liên Xô dưới dạng linh kiện rời; và với những kết luận phân tích đáng ngạc nhiên:

    • Máy bay của Belenko là loại máy bay đời mới, đại diện cho công nghệ Xô Viết mới nhất.
    • Máy bay được lắp ráp rất nhanh, và thực chất được xây dựng xung quanh động cơ phản lực Tumansky của máy bay.
    MiG-25 phiên bản huấn luyện
    • Việc hàn được làm bằng tay và chế tạo một cách khá thô. Giống như nhiều máy bay Xô Viết, những đầu đinh tán được để lộ tại những bề mặt không ảnh hưởng đến lực cản khí động lực của máy bay.
    • Máy bay được chế tạo từ hợp kim thép niken và không phải là titan như người ta vẫn nhầm lúc đầu (tuy nhiên titan đã được sử dụng trong những bề mặt chịu nhiệt cao). Cấu trúc thép thiết kế đã góp phần tạo ra trọng lượng không có vũ khí lên tới 64,000 lb (29 tấn).
    • Phần lớn thiết bị điện tử trên máy bay được chế tạo dựa trên công nghệ đèn chân không, chiếc MiG-25 đã không sử dụng thiết bị điện tử bán dẫn. Có vẻ khá lỗi thời, nhưng cách sử dụng đèn chân không rất khéo léo bởi vì những ống chân không ít bị ảnh hưởng bởi xung điện từ (EMP) sinh ra khi có vụ nổ hạt nhân và chịu nhiệt tốt hơn, do đó loại bỏ những nhu cầu về môi trường điều khiển phức tạp bên trong khaong điện tử của máy bay. Ngoài ra, những đèn chân không dễ dàng để thay thế tại những sân bay quân sự xa xôi ở phía Bắc, nơi mà những bóng bán dẫn tinh vi không luôn có sẵn để thay thế. Như mọi máy bay Xô Viết, MiG-25 được thiết kế càng khỏe càng tốt.
    • Nhờ việc sử dụng đèn chân không, chiếc MiG-25P có một rada rất mạnh loại Smerch-A (Tornado, tên ký hiệu của NATO "Foxfire") — công suất khoảng 600 kW — với rada này thì mọi biện pháp phòng thủ điện tử của quân địch (EMC) đều trở nên vô dụng.
    • Trên đồng hồ đo vận tốc chỉ tối đa là Mach 2.8 và những phi công được yêu cầu không được vượt quá vận tốc Mach 2.5 để nâng cao tuổi thọ sử dụng của những động cơ. Vào năm 1973, người ta đã được chứng kiến một chiếc MIG-25 của Ai Cập bay qua Israel với vận tốc Mach 3.2, điều này đã gây sốc mạnh đối với Phương Tây. Và kết quả của chuyến bay là động cơ đã phải thay thế khi máy bay hạ cánh.
    • Gia tốc cực đại mà máy bay chịu được là 2,2 G (21,6 m/s²) với những thùng nhiên liệu đầy, nó chịu được giá trị giới hạn tuyệt đối là 4,5 G (44,1 m/s²). Một chiếc MiG-25 chịu được một gia tốc là 11,5 G (112,8 m/s²) kéo dài trong suốt thời gian huấn luyện hỗn chiến bay thấp, nhưng khung máy bay lại hầu như không biến dạng.
    • Bán kính chiến đấu là 186 dặm (300 km), phạm vi cực đại với đầy đủ nhiên liệu bên trong (với tốc độ dưới tốc độ am thanh) là 744 dặm (1.200 km). Thật ra, Belenko khi đào thoát sang Nhật Bản đã không mang đủ nhiên liệu cần thiết, Belenko đã hạ cánh trên một đường băng thương mại chật hẹp, và đáp vượt quá cuối đường băng.
    • Đa số MiG-25 được sử dụng loại ghế phóng khẩn cấp KM-1, tuy nhiên đó là phiên bản cuối cùng, những kỹ sư đã sử dụng một phiên bản của loại ghế nổi tiếng K-36. Một biên bản ghi lại một cuộc thử nghiệm tốc độ ghế phóng loại KM-1 trên MiG-25 đã đo được tốc độ là Mach 2.76.

    Cùng với sự đào tẩu của Belenko là những bí mật về hệ thống radar và tên lửa của MiG-25P đã bị Phương Tây khám phá, và ngay lập tức trong năm 1978, Xô Viết đã phát triển một phiên bản cải tiến mới, MiG-25PD ("Foxbat-E"), với một radar RP-25 Saphir look-down/shoot-down mới, hệ thống dò tìm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST), và những động cơ mạnh hơn. Khoảng 370 chiếc MiG-25P đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn mới và có tên gọi là MiG-25PDS.

    Có khoảng 1.190 chiếc MiG-25 đã được sản xuất cho đến khi việc chế tạo dừng lại vào năm 1984, và một số chiếc đã được xuất khẩu sang Algeria, Bulgaria (3 MiG-25R và 1 MiG-25RU trước năm 1992), Ấn Độ (trước năm 2006), Iraq, Libya, và Syria. Một vài chiếc vẫn còn hoạt động cho đến nay.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/6/11
  17. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    Su-25 Frogfoot Ukraine

    30875.jpg

    là loại máy bay chiến đấu cường kích, chống tăng và hỗ trợ trên không do Liên Xô thiết kế. Nó vẫn còn ở trong trang bị của Nga và các thành viên khác trong cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) cũng như các nước được Nga xuất khẩu.

    Su-25 được thiết kế bởi Sukhoi như một kế quả của những nghiên cứu vào cuối những năm 1960, trên một mẫu máy bay có tên gọi Sturmovik được thiết kế cho vai trò cường kích. Frogfoot được trang bị vũ khí mạnh, với một khẩu pháo 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-2 và vũ khí tấn công mặt đất; nó có thể mang hơn 4.000 kg (8.818 lb) vũ khí. Nó có thể so sánh được với A-10 Thunderbolt II, mặc dù Su-25 giống với Northrop YA-9 hơn, một mẫu máy bay đã bị đánh bại trong một cuộc cạnh tranh giành vị trí máy bay cường kích trong Không quân Hoa Kỳ. (Cũng như yêu cầu đã dẫn tới sự phát triển của máy bay ném bom/tiêm kích MiG-23 'Flogger', mà phiên bản cuối cùng là MiG-27 'Flogger', dù những máy bay đó không có điểm chung nào với Su-25 trong thiết kế).

    Mẫu đầu tiên, có tên gọi là T-8-1, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 22 tháng 2 năm 1975. Những vấn đề về phát triển đã gây ra những chậm trễ trong việc đưa Su-25 vào phục vụ cho đến tháng 4 năm 1981. Những mẫu đầu tiên do Phương Tây quan sát được là tại trung tâm thử nghiệm bay Zhukovsky gần Ramenskoye, dẫn đến tên mã tạm thời của nó là Ram-J. Ram-J lúc đầu được tin rằng nó có động cơ phản lực được đặt trên cánh và cánh thăng bằng được đặt ở giữa trên cánh thẳng đứng, không giống như những máy bay lúc đó.

    Su-25 có tên gọi khác là Grach (rook) do các phi công của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) đặt cho, và được sử dụng rộng rãi bởi Liên Xô trong suốt cuộc chiến tranh ở Afghanistan vào những năm 1980. 22 chiếc Su-25 đã bị mất trong cuộc chiến này.

    Phiên bản huấn luyện 2 chỗ Su-25UB cũng được chế tạo, bao gồm một số nhỏ AVMF có tên gọi là Su-25UTG. Những chiếc máy bay huấn luyện này có khung và một móc hãm được gia cố để tập các bài tập hạ cánh trên tàu sân bay. Su-25UTG bay lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1988, và khoảng 10 chiếc đã được sản xuất. Một nửa trong số 10 chiế Su-25UTG được sử dụng trong Hải quân Nga, trên hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov. Hải quân Nga được trang bị thêm 10 chiếc Su-25UBP nữa, giống như Su-25UTG trước đó, nhưng Su-25UBP có hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.

    Những phiên bản tấn công hiện đại hơn, là Su-25T (tên gọi khác là Su-34, dù OKB Sukhoi đã đưa ra một phiên bản máy bay được phát triển từ 'Flanker', Su-34 'Fullback') và sau đó là Su-25TM (Su-39), được phát triển với một hệ thống dẫn đường/tấn công hiện đại, khả năng tồn tại tốt hơn, và có thể mang vũ khí dẫn đường chính xác. Chỉ một số lượng nhỏ của mỗi phiên bản được sản xuất. Tuy nhiên, những hệ thống cải tiến từ máy bay này đã được dùng trong Su-25SM, một serie nâng cấp sản xuất cho không quân Nga, nó có khả năng tồn tại cao và không chiến tốt.

    Phiên bản nâng cấp Su-25KM "Scorpion- bọ cạp", được phát triển bởi một công ty hàng không vũ trụ của Gruzia và Tbilisi Aerospace Manufacturing liên kết với Elbit Systems của Israel, được tăng cường với nhiều hệ thống điện tử hiện đại nhất, được thiết kế để nâng cao những năng lực tiềm tàng và trở thành một mô hình cho máy bay hỗ trợ/tấn công mặt đất trong thế kỷ 21. Hệ thống điện tử hàng không bao gồm buồng lái kính chống đạn, bản đồ chuyển động số, màn hình và màn hình hiển thị trên mũ phi công, hệ thỗng vũ khí được vi tính hóa, khả năng sắp đặt trước để hoàn thành nhiệm vụ, sao lưu dữ liệu, đáng tin cậy và rất dễ dàng để bảo dưỡng. Hiệu suất của máy bay được nâng cao bao gồm: dẫn đường chính xác cao, hệ thống vũ khí chính xác cao, bay trong mọi thời tiết cả ngày lẫn đêm, tương thích với các trang bị của NATO, khả năng bảo vệ sống sót cao, phù hợp với những nhu cầu của các khách hàng quốc tê.

    Sukhoi Su-28 được chế tạo như một phiên bản của Su-25UB, nó có vai trò huấn luyện và biểu diễn bay.

    T-55AGM Ukraine

    32397.jpg

    T-54/55 đã lỗi thời nhưng vẫn có mặt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, Cục Thiết kế chế tạo máy Kharkiv Morozov (KMDB) của Ukraine đưa ra gói nâng cấp T-55AGM dành cho dòng xe tăng huyền thoại này.


    T-54/55 ra đời từ những năm 1950, từ đó đến lúc ngừng sản xuất những năm đầu 1980 hơn 90.000 chiếc đã được xuất xưởng.

    Thời kì Chiến tranh lạnh, T-54/55 được sử dụng ở nhiều cuộc xung đột trên thế giới. Hơn nửa thế kỉ trôi qua, T-54/55 vẫn hiện diện với vai trò xe tăng chiến đấu chủ lực, là xương sống của lực lượng tăng - thiết giáp nhiều quốc gia trên thế giới.

    KMDB đã cho ra đời nhiều mẫu xe tăng chiến đấu huyền thoại như T-34, T-54 và T-80.

    Phiên bản nâng cấp T-55AGM tập trung nâng cấp vũ khí, hệ thống điều khiển hỏa lực, tăng khả năng bảo vệ, và tính cơ động.
    Hỏa lực mạnh

    Phần hiện đại hóa vũ khí gồm pháo nòng trơn KBM1 125mm hoặc pháo nòng trơn KBM2 120mm (biến thể KBM1 phù hợp với tiêu chuẩn NATO). KBM1 125mm dài 6m, nặng 2.500kg, có khả năng bắn các loại đạn:

    - Đạn xuyên giáp có cánh đuôi ổn định dùng một lần (APFSDS)
    - Đạn nổ lõm chống tăng (HEAT)
    - Đạn thuốc nổ phá mảnh (HE-FRAG)
    Số lượng đạn 125mm mang trên xe khoảng 30 viên (có 18 viên nằm trong thiết bị nạp đạn tự động).

    - Súng máy đồng trục KT - 7,62mm hoặc PKT - 7,62mm đặt ở bên phải pháo chính 125mm. Số lượng đạn khoảng 3.000 viên.

    - Súng máy phòng không KT - 12,7mm hoặc NSVT - 12,7mm đặt ở nóc tháp pháo ngay trên vị trí ngồi của chỉ huy xe.

    Súng máy 12,7mm được sử dụng để chống mục tiêu trên không tầm thấp, hoặc các loại xe thiết giáp hạng nhẹ di chuyển trên mặt đất. Tầm bắn ban ngày khoảng 2.000, và ban đêm là 800m.

    Ngày nay, để bắn súng máy 12,7mm, xạ thủ không còn phải phơi mình ra bên ngoài mà sử dụng hệ thống điều khiển tự động trong xe, giảm nguy cơ trúng đạn.

    - Tên lửa chống tăng có điều khiển bắn qua nòng, có cự ly bắn khoảng 5.000m với độ chính xác cao. Loại tên lửa này sử dụng hai đầu đạn công phá các loại xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ (ERA) hoặc giáp tổng hợp hiện đại.

    Ngoài ra, phiên bản nâng cấp T-55AGM còn được lắp đặt thiết bị nạp đạn tự động. Sự thay đổi này cho phép tăng tốc độ bắn lên 8 viên/phút.

    Điều khiển bắn hiện đại

    T-55AGM được lắp đặt hệ thống điều khiển bắn hiện đại, trợ giúp pháo thủ, chỉ huy xe bắn chính xác mục tiêu tĩnh và mục tiêu động trong khi xe đứng yên hoặc di chuyển.

    Hệ thống điều khiển gồm: kính ngắm ban ngày và ban đêm 1K14 cho pháo thủ, kính ngắm ảnh nhiệt với camera nhiệt MATIS, hệ thống ngắm và quan sát PNK-4S cho trưởng xe, kính ngắm PZU-7 dùng cho súng máy phòng không, hệ thống điều khiển súng máy phòng không 1Ets29M, máy tính đường đạn LIO-V và một số thiết bị khác.

    Lớp bảo vệ chắc chắn
    T-55AGM được trang bị các lớp giáp bị động và hệ thống giáp phản ứng nổ (ERA) - thuốc nổ đặt trong các hộp thép bên ngoài giáp chính xe tăng.
    Nguyên lý hoạt động của ERA là sử dụng hiệu ứng nổ lõm tạo ra sức nổ mang luồng năng lượng cao làm giảm sức công phá của đạn hoặc tên lửa bắn vào xe tăng.

    Thuốc nổ ERA không thể bị phá hủy bởi các loại súng dùng cỡ đạn 7,62 - 12,7mm hoặc đạn pháo tự động cỡ 30mm, đồng thời cũng không bắt cháy.

    Ngoài ra, một hệ thống chống xạ - sinh - hóa cho phép bảo vệ tốt kíp lái và các trang bị bên trong khi phải đổi phó với vụ nổ hạt nhân, chất phóng xạ, chất độc, vi khuẩn độc hại của chiến tranh sinh học hoặc hóa học. Hệ thống này bao gồm: thiết bị dò tìm chất hóa học và bức xạ PRKhR - M, máy lọc không khí và thông hơi FVU.

    Đặc biệt, T-55AGM còn được lắp hệ thống tạo màn khói mù tăng khả năng tự bảo vệ cho xe. Thiết bị này gồm 12 ống phóng lựu đạn khói cỡ 81mm. Khi được kích hoạt, nó sẽ tạo ra màn khói mù làm lệch hướng bay của các loại tên lửa chống tăng dẫn đường laser bán chủ động.

    Hệ thống chữa cháy trên xe hoàn toàn tự động, tự phát hiện và ngăn chặn lửa, bảo đảm an toàn cho tổ lái bên trong.

    Động cơ mới, xe chạy nhanh

    T-55AGM sử dụng động cơ diesel 5TDFM đa nhiên liệu làm mát bằng nước cho phép xe đạt tốc độ trung bình trên đường bằng phẳng 40-45 km/h và tối đa 70 km/h (trong khi T-55 khi chưa nâng cấp chỉ là 50 km/h trên đường bằng).

    Tốc độ trên đường lầy là 35 km/h, hơn hẳn so với T-55 đời cũ. Tầm hoạt động lớn nhất của T-55AGM là 500km.
     
  18. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    SA-13 Gopher Strella Ukraine

    34921.jpg

    SA-13 Gopher : Đây là loại tên lửa phòng không tầm ngắn và thấp được phát triển để thay thế cxho SA-9 Gaskin. Nga gọi hệ thống này là ZRK-BD Strela-10M, Nato đặt mật danh là Gopher (Gặm nhấm Question ). Những thông số chính :
    - Loại tên lửa : 9M37.
    - Số tên lửa : 04.
    - Dài : 2,2m.
    - Đường kính : 0,12m.
    - Nặng : 55kg.
    - Đầu đạn : 5kg HE.
    - Tầm bắn : 800 - 5000m.
    - Độ cao : 25 - 3500m.

    SA-13 gồm 04 tên lửa 9M37 được đạt trong óng phóng kiêm ống bảo quản (có thể xếp gọn xuống thân xe khi di chuyển).
    Toàn bộ hệ thống kể cả radar ngắm bắn Hat Box được đặt trên khung xe cơ sở của xe xich MT-LB. SA-13 được thiết kế để chống lại các loại trực thăng và tên lửa hành trình có độ cao thấp và diện tích phản xạ hiệu dụng với radar nhỏ. Bình thường, SA-13 mang 4 tên lửa sẵn sàng bắn trên bệ phóng và 8 tên lửa trong xe nhưng nó còn khả năng bắn được loại tên lửa 9M31 (Strela-1) của SA-9. Điều này cho phép tiết kiệm được khi chiến đấu, người ta có thể sử dụng Strela-1 để bắn các loại mục tiêu có tính năng và độ cơ động thấp và dùng Strela-10 cho các mục tiêu phức tạp hơn.

    UAZ Ukraine

    35869.jpg

    Hẳng Chiếc 469 thuộc dòng họ này, rất quen thuộc với người Việt Nam. :hug:

    UAZ là một trong những chiếc xe Nga giành được thành công ở thị trường châu Âu cho và nó xứng đáng có một vị trí quan trọng trong lịch sử những chiếc xe hai cầu nặng ký như "đối thủ" Jeep và Land Rover của Anh.

    UAZ (Ulyanovskiy Avtomobilnyi Zavod - có nghĩa là Nhà máy ôtô của Ulyanovsk, được thành lập vào năm 1941. Hoạt động đầu tiên được cấp phép của UAZ là sản xuất xe tải ZIS và GAZ ("ZIS" là tên của ZIL, nhà máy sản xuất xe tải và xe limousine).

    Chiếc đầu tiên được sản xuất là UAZ "69" - một nhân bản của chiếc GAZ 69, động cơ van nghiêng bên sườn, 2,2 lit. Một điểm đặc biệt của chiếc UAZ 69 này là có bộ phận bảo vệ, gồm một cảm biến được đặt dưới thùng xe và một đèn đặt trên chắn bùn trước xe để cảnh báo. Chiếc xe này đáng lẽ là mẫu xe UAZ "69" hiện đại nhất nhưng rất tiếc nó không bao giờ được đưa vào sản xuất. Thay thế cho nó là chiếc "469".

    Vào năm 1958, chiếc xe đầu tiên có động cơ UAZ được đưa vào thử nghiệm - xe tải, xe buýt nhỏ 450. Đến ngày nay, những chiếc xe này vẫn được tiếp tục sản xuất. Chiếc xe tải nhỏ (không mui) 451, xe bọc thép 3963 Konalu và một chiếc xe buýt nhỏ 2206, với lưới sắt được cách điệu. Dẫu sao những chiếc xe này vẫn là những chiếc xe rất phù hợp với đường trường và địa hình xấu. Vì vậy ngày nay chúng vẫn được dùng ở các châu Phi và châu Á.

    Đầu những năm 60, dự án chế tạo chiếc xe 4x4 mới để thay thế cho chiếc 69 cũ được tiến hành. Là một trong những bản vẽ đầu tiên (1962) cho chúng ta thấy hình ảnh “người lính" Nga tương lai! Sau 10 năm kiểm tra và xem xét, vào năm 1972, chiếc 469 được đưa ra khỏi dây chuyền lắp ráp và trở thành biểu tượng đầu tiên được đặt ở gần nhà máy. Chiếc "469" có động cơ 2,5 lit, trục cam nằm dưới và tác động vào van qua các tay đòn - OHV, 72 mã lực.


    Chiếc "469" cũng có vài phiên bản đặc biệt, phiên bản anphibious, gọi là 3907 hoặc Jaguar (báo đốm) nhưng chẳng có điểm gì giống với những chiếc xe sang trọng cùng tên của Anh!. Chiếc xe này được thử nghiệm vào đầu những năm 80 (có thể là 1983), có khả năng đi dưới nước với tốc độ cực đại là 10 km/h. Lada và UAZ cũng là hai chiếc thuộc mẫu anphibious; nhưng rất tiếc chiếc UAZ "3907" chưa bao giờ được đưa vào sản xuất.

    Chiếc UAZ 469 cũng được đưa đến châu Âu và đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt vào thập niên 80. Mang đặc tính quân đội như hai thùng chứa nhiên liêu (40 lit!), đèn pha có song chắn bảo vệ, nó vẫn còn thích hợp với việc "tập lái". Tuy "kẻ thù đáng gườm nhất" của quân đội Nga là… gỉ sắt, nhưng với sự bảo dưỡng đều đặn chiếc "469" vẫn có thể nói là một chiếc xe lý tưởng!

    Từ chiếc xe này, các nhà nhập khẩu đã cải tiến thành vài phiên bản khác, như "Martorelli" của Ý đã trang bị thêm động cơ tuabin diezen VM (hay động cơ Peugeot 2.5 TD, 90 mã lực họăc Fiat 2.0 DOHC - hai trục cam phía trên xilanh).

    Cuối những năm 80 đầu những năm 90, nhà máy UAZ đã thử nghiệm một bản mẫu nhằm thay thế cho chiếc "469" huyền thoại - chiếc "3172", nhìn rất giống chiếc Toyota Land Cruiser. Động cơ của nó tương tự với "469", nhưng có dung tích 2,9 lit, và công suất tăng lên 103 mã lực. Hệ thống phanh dùng lò xo xoắn chứ không phải lò xo lá như những kiểu cũ nữa. Nó đã vượt qua kỳ kiểm tra cuối cùng vào năm 1993 để đưa vào sản xuất, nhưng sự khủng hoảng của Hồng Quân - góp vốn chính của nhà máy Ulyanovsk nên kế hoạch đã bị dừng lại.

    Chiếc UAZ "469" cũng có một "người em họ" ở Trung Quốc được sản xuất bởi Beijing Jeep Corporation (tập đoàn xe Jeep Bắc Kinh), chỉ khác thùng xe mà không thay đổi các bộ phận máy móc khác. Chiếc Beijing "212" giống như chiếc UAZ 469 được giới thiệu đầu những năm 60 và được sản xuất vài năm sau đó. Về cơ bản nó giống như chiếc 469 như động cơ 2,5 lit, bốn xilanh, thậm chí còn đơn giản hơn chiếc UAZ, đến đầu những năm 90 hộp số của nó vẫn chỉ có 3 số!

    Vài năm trước, tập đoàn Bắc Kinh chỉ sản xuất phục vụ quân đội Trung Hoa còn bây giờ đã mở rộng thị trường cho người tiêu dùng. Một phiên bản mới có tên 2020 (chiếc "2020 Kuangcao ST" với vài điểm được cải tiến, như bánh xe được làm bằng hợp kim, phanh đĩa trước, giảm xóc mới, khớp li hợp nhẹ hơn và … hộp số đã có 4 số (chí ít, không phải là 3!). Với động cơ 85 mã lực, họ đã tuyên bố rằng chiếc xe có thể tăng tốc từ 0 đến 60km/h trong 16,5 giây! Tập đoàn Bắc Kinh cũng được cấp giấy phép sản xuất chiếc Jeep Cherokee, và chiếc "Heroic" - một chiếc Jeep 4x4! Khá kì lạ, những mẫu xe của Bắc Kinh đều phảng phất hình ảnh của những chiếc xe Xô viết và Mỹ!
     
  19. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    Mi-24P Ukraine

    38085.jpg

    Máy bay trực thăng tấn công Mi-24 được mệnh danh là “cá sấu” hoặc “xe tăng bay”. Đây là loại máy bay trực thăng chiến đấu hạng nặng của Nga, bắt đầu tham gia hoạt động trong Không quân Xô Viết từ năm 1976 và hiện nay đang có mặt tại các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết cũ và hơn ba mươi quốc gia khác trên thế giới.

    Theo phân loại của NATO, Mi-24 được gọi là Hind. Trong khi đó, các phi công Xô Viết lại gọi nó với cái tên thân mật hơn “Letayushiy tank” (Xe tăng bay) hay là 'Krokodil' (Cá sấu) vì hình dạng ngụy trang và thân của máy bay được thiết kế giống con cá sấu đang “bơi trên không”.

    Mi-24 được thiết kế, chế tạo dựa trên Mi-8 mà theo phân loại của NATO còn gọi là "Hip". Đây là loại máy bay chiến đấu hai động cơ tuốc bin khí để cung cấp năng lượng cho cánh quạt chính và cánh quạt phụ phía đuôi. Tùy từng nhiệm vụ cụ thể mà máy bay loại này có thể được trang bị các loại vũ khí khác nhau.

    Nhưng nhìn chung Mi-24 được trang bị các loại vũ khí chủ yếu sau: súng máy 12.7 mm YaKB-12.7 Yakushev-Borzov đa nòng; 1.500 kg bom; 4 tên lửa điều khiển chống tăng (AT-2 Swatter hay AT-6 Spiral); 4 rocket S-5 57 mm hoặc 4 rocket S-8 80 mm; 2 pháo 2 nòng cỡ 23 mm và 4 bình nhiên liệu ngoài.

    Thân và cánh quạt máy bay được bọc lớp thép tốt làm bằng hợp kim titan có khả năng chịu lực và chống được đạn 12.7 mm. Buồng lái được thiết kế đặc biệt giành cho 3 người (phi công, sỹ quan điều khiển hệ thống vũ khí và kỹ thuật viên) để bảo vệ kíp lái trong trường hợp đối phương sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, vũ khí sinh, hóa học. Chân đỗ của máy bay được chế tạo rất linh hoạt, có thể gập vào, mở ra tùy ý.


    Máy bay có chiều dài 17,5 m, cao 6,5 m, sải cánh 6,5 m, trọng lượng không tải 8.500 kg, trọng lượng cất cánh tối đa khi mang tải 12.000 kg, có khả năng mang 8 binh lính hay 4 người bị thương, được trang bị động cơ Isotov TV3-117 công suất 1.600 KW cho phép máy bay hoạt động ở tốc độ tối đa 335 km/h trong phạm vi 450 km ở trần bay cao tối đa 4.500 m.

    Mi-24 đã từng tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh và nội chiến nổi tiếng trên thế giới, trong đó đáng chú ý có cuộc chiến tranh Xô Viết tại Afghanistan (1979-1989), chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988), chiến tranh vùng Vịnh (1991), chiến tranh Iraq (2003),…



    Máy bay trực thăng tấn công loại này hiện nay đang là một trong những loại máy bay trực thăng được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trên thế giới với nhiều phiên bản và biến thể khác nhau (V-24 Hind, Mi-24 Hind-A, Mi-24A Hind-B, Mi-24U Hind-C, Mi-24D Hind-D, Mi-24DU, Mi-24V Hind-E, Mi-24P Hind-F, Mi-24K Hind-G2, Mi-24VM, Mi-24V, Mi-24PM, Mi-24P, Mi-24PN, Mi-24W, Mi-24PS, Mi-24E, Mi-25, Mi-35, Mi-35P, Mi-35U, Mi-24 Super Hind Mk II và Mi-24 Super Hind Mk III/IV, trong đó các phiên bản xuất khẩu là Mi-25 (Hind D) và Mi-35 (Hind E)

    Su-27 Flanker Ukraine

    61435.jpg

    Thiết kế căn bản của Su-27 về mặt khí động học tương tự MiG-29, nhưng lớn hơn. Đây là một loại máy bay rất lớn, và để giảm thiểu trọng lượng cấu trúc, nó sử dụng nhiều titanium (khoảng 30%, nhiều hơn bất kỳ một loại máy bay cùng thời). Vật liệu composite không được sử dụng. Cánh chéo chạy vào thân và về cơ bản là kiểu cánh tam giác, dù các đầu cánh được đặt các thanh treo tên lửa hay các mấu phản công điện tử (ECM). Tuy nhiên Su-27 không hoàn toàn là kiểu máy bay cánh tam giác vì nó vẫn giữ các cánh đuôi quy ước, với hai cánh thăng bằng đuôi phía trên động cơ, với hai cánh đuôi bụng để tăng khả năng ổn định bên.

    Động cơ phản lực của Su-27 là loại Lyulka AL-31F, khoảng cách giữa 2 động cơ khá lớn, vừa để an toàn vừa để đảm bảo không gián đoạn luồng khí xuyên qua những khe lấy không khí. Khoảng không giữa 2 động cơ cũng cung cấp thêm lực nâng, giảm bớt trọng tải cho cánh. Cánh của động cơ có thể di chuyển trong các khe hút không khí cho phép máy bay đạt tốc độ Mach 2+, và giúp duy trì luồng khí vào động cơ luôn ổn định khi máy bay đang ở góc tấn công lớn. Một màn chắn ở mỗi động cơ ngăn không cho các vật thể lạ đâm vào động cơ trong khi máy bay cất cánh.

    Ngoài những cải tiến thêm vào để tăng tính nhanh nhẹn, Su-27 sử dụng thể tích bên trong để chứa nhiên liệu, nó có sức chứa nhiên liệu rất lớn. Trong mức mang nhiên liệu cực đạt cho phép, nó có thể mang 9,400 kg (20,700 lb) nhiên liệu, trong khi bình thường nó có thể mang 5,270 kg (11,620 lb) nhiên liệu.

    Su-27 được trang bị vũ khí với một pháo đơn 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-1 trong mạn phải thân máy bay, và có 10 điểm treo tên lửa và các vũ khí khác. Tên lửa trang bị tiêu chuẩn của Su-27 cho không chiến là Vympel R-73 (AA-11 Archer), Vympel R-27 (AA-10 'Alamo'), sau đó được mở rộng tầm bay và hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại. Những phiên bản Flanker hiện đại (như Su-30, Su-35, Su-37) có thể mang tên lửa Vympel R-77 (AA-12 Adder).

    Su-27 có hệ thống hiển thị trước buồng lái (HUD) và hệ thống hiển thị tầm nhìn trên mũ của phi công kết nối với nhau, và chúng tương thích với tên lửa R-73, sự nhanh nhẹn cùng các yếu tố khác đã làm Su-27 trở thành một trong số máy bay không chiến tốt nhất thế giới. Radar ban đầu được trang bị là Phazotron N-001 (NATO 'Slot Back'), là một radar xung doppler khả năng theo dõi trong khi đang quét, nhưng bộ xử lý của nó tương đối cổ, làm cho nó trở nên dễ dàng bị tổn thương với những báo động sai và mù mục tiêu. Su-30 và Su-35 có radar cao cấp có tầm quét lớn hơn là Phazotron 'Bars' N-011M, với một hệ thống điện tử quét mạng bị động, cải thiện tầm quét, có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc và rất nhạy.

    Su-27 có 1 hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) ở phía trước buồng lái hay còn được gọi là "con ngươi", nó cũng được kết nối với hệ thống kính trắc viễn laser. Hệ thống này có thể được nối với radar, hay sử dụng độc lập cho hoạt động tấn công "lén lút" với tên lửa hồng ngoại (như R-73 và R-27T/ET). Nó cũng kiểm soát pháo, cung cấp sự chính xác tốt hơn so với một radar.

    Shilka Ukraine

    39953.jpg

    TỔ HỢP PHÁO PHÒNG KHÔNG TỰ HÀNH ZSU-23-4 SHILKA

    ZSU-23-4 được thiết kế vào giữa những năm 1960 nhằm thay thế cho các thiết bị ZSU-57-2 cũ hơn. Mặc dù pháo 23mm có tầm bắn thấp hơn, nhưng thiết bị mới có hiệu quả hơn nhiều so với ZSU-57-2 nhờ được trang bị ra đa điều khiển hỏa lực và tốc độ bắn cao. Gầm của ZSU-23-4 phần nào đó giống với gầm thiết bị phóng tên lửa phòng không tự hành, ngoài ra, tăng lội nước PT-76 cũng sử dụng loại gầm xe này. Trong quân đội Liên Xô, thiết bị này nổi tiếng với tên gọi “Shilka” (“lá chắn nhỏ”), nó có thể bắn hạ các máy bay tầm thấp, trực tăng và tên lửa có cánh. ZSU-23-4 đã chứng tỏ khả năng tác chiến rất hiệu quả khi chúng được trang bị trong biên chế quân đội các nước A rập vào thời điểm cuộc chiến tranh “Yom-Kippur” (chiến tranh A rập – Israel lần thứ 4) năm 1973. Các thiết bị “Shilka” đã gây thiệt hại lớn cho Không quân Israel, hoạt động ở tầm thấp nhằm tránh các hệ thống tên lửa phòng không của Liên Xô trong tay quân A rập. Ngoài ra, ZSU-23-4 cũng được quân đội Bắc Việt Nam sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, một số lượng lớn máy bay và trực thăng của quân đội Mỹ đã bị “Shilka” bắn rơi.

    Các thông số kỹ thuật chính:
    Nơi sản xuất: Liên Xô
    Kíp xe: 4 người
    Khối lượng: 19 000kg
    Kích thước: Chiều dài: 6,54m; chiều rộng: 2,95m; chiều cao: 2,25m (không có ra đa)
    Tầm hoạt động: 260km
    Bọc thép: 10-15mm
    Trang bị: bốn pháo tự động 23mm AZP-23
    Động cơ: một động cơ điezen V-6P 280 sức ngựa
    Tính năng hoạt động: Tốc độ tối đa trên bộ: 44km/h;
    Khả năng vượt chướng ngại vật: độ cao: 1,1m – hố sâu: 2,8m;
    chỗ nông: 1,4m


    Đã hoàn thành song phần vệ tinh Liên Xô

    Flag_Ukraine.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/6/11
  20. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    Bonus :D

    Lenin Statue

    31733.jpg

    Tiếp theo Gécman :D

    29979.jpg

    Panavia Tornado là loại máy bay tấn công đa năng, kết quả của sự hợp tác nghiên cứu phát triển giữa ba nước Đức, Italy và Anh.
    Đức và Italy đang cần thay thế F-104 Starfighter bằng máy bay Panavia Tornado ,còn Anh lại muốn sở hữu Panavia Tornado như một loại máy bay tấn công hiệu quả và hiện đại.

    Có nhiều phiên bản Panavia Tornado khác nhau đã được nghiên cứu và sản xuất như Tornado Panavia tấn công, trinh sát, khống chế đường không…

    Máy bay được thiết kế cho các cuộc tấn công ở cự ly cực ngắn so với mục tiêu nhờ vào tích hợp dạng 'cánh cụp cánh xoè’ cho phép máy bay vẫn giữ được tốc độ cao ở trần bay thấp.

    Panavia Tornado GR4 được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu như tấn công các mục tiêu mặt đất, trên không và trên biển. Máy bay sử dụng 2 động cơ phản lực Turbo-Union RB199-34R Mk 103

    Panavia Tornado GR4 được phát triển dựa trên các phiên bản Tornado trước đó như Tornado F.2 và Tornado F.3.

    Từ năm 1999, Không quân Hoàng Gia Anh đã nhận được các biến thể nâng cấp từ Panavia Tornado GB.1 lên Panavia Tornado GB.4 và các phiên bản F-2, F-3.

    Panavia Tornado GR4 có trang bị giá treo tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder hoặc tên lửa Taurus, tên lửa phòng vệ AIM-132 ASRAAM.

    Máy bay có thể mang theo nhiều loại vũ khí không đối đất gồm Wasp ASM, tên lửa chống tàu Kormoran, BAe Sea Eagle, AGM-65 Maverick ASM, tên lửa chống bức xạ BAe ALARM, rocket LAU-51A và LR-25.

    Ngoài ra còn có thể mang bom hạt nhân B61 và WE.177.

    Các loại bom được trang bị gồm, bom napal, bom nổ chậm, bom chùm BL755, các loại bom dẫn đường laser Paveway, và các loại bom dẫn đường HOPE/HOSBO.

    Tính năng kỹ thuật của Panavia Tornado GR4:

    Phi đội: 2 người; Sải cánh: 13.91 m; Chiều dài: 16.72 m; Chiều cao: 5.95 m
    Trọng lượng rỗng: 13.890 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 28.000 kg
    Tốc độ tối đa: 2.417 km/h; Trần bay: 15.240 m
    Phạm vị hoạt động: 3.890 km với bốn thùng dầu phụ
    Vũ khí mang theo bao gồm: 2 pháo 27 mm Mauser BK-27
    Trọng lượng vũ khí lên tới 9.000 kg bao gồm bom và tên lửa các loại.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này