Má sáng mai 4h phải lò dò đi ctac sớm :( tối chắc ko coi tập 1 được quá https://open.spotify.com/track/30aVEUz4NgkGuegz32gjl8?si=kMRsz5KrQx2vSM8yEjO4fA ost
Có Jennie cameo k bác? Chờ anh tài nào vietsub thôi.Chứ phim truyền hình phải đọc thoại mới thấy hay.
Xem tập 1 thì thấy khá là an tâm về khoản diễn xuất của diễn viên Kim (hoặc ta bị tẩy não nên ẻm như nào vẫn cứ hoàn hảo)
Ta thấy ẻm ổn thiệt , tập 2 có vẻ kịch tính chờ tuần sau , mà bọn knet + thêm lũ anti dẩm ương lại đòi dừng chiếu tiếp
Vụ này liên quan đến chính trị nước họ, mình ko rành lịch sử Hàn với ko phải người Hàn nên ko trách dc. Fan thì cứ im lặng xem phim thôi, đọc qua lí do yêu cầu ngừng phát sóng cũng có lý đấy, mà lỗi lớn là ở nhà sản xuất + biên kịch.
Bên KCrush có đăng í em “ĐƠN THỈNH CẦU QUỐC GIA YÊU CẦU ĐÌNH CHỈ PHÁT SÓNG SNOWDROP / SEOLGANGHWA Trước khi phát sóng, bộ phim đã gây tranh cãi lớn với bản tóm tắt có nội dung phỉ báng phong trào dân chủ, và hơn 200,000 người dân cũng đã đồng ý yêu cầu ngừng phát sóng bộ phim. Vào thời điểm đó, đội ngũ sản xuất khẳng định họ hoàn toàn không có ý định làm như vậy và tuyên bố rằng “trong kịch bản không hề có phân cảnh nam nữ chính tham gia hay lãnh đạo phong trào dân chủ.” Tuy nhiên, trong tập 1 được phát sóng, nam chính vốn là một tên gián điệp, nhưng do nữ chính hiểu lầm anh ta là một nhà hoạt động yêu nước nên đã cứu anh ta. Vào thời điểm diễn ra phong trào dân chủ, một sự thật rõ ràng rằng rất nhiều nạn nhân bị tra tấ* và giế* hại vì bị nghi ngờ là gián điệp một cách vô căn cứ. Việc sản xuất ra bộ phim bất chấp sự thật lịch sử này rõ ràng là hạ thấp giá trị của phong trào dân chủ. Không chỉ vậy, khi nam chính là gián điệp bỏ trốn và nam phụ là nhân viên an ninh đuổi theo, bài hát “Dear Pine” (Cây Thông Xanh Tươi) vang lên. Bài hát này được sử dụng trong phong trào sinh viên tại thời điểm phong trào dân chủ, nó nhấn mạnh nỗi đau và cả chiến thắng của những người tham gia phong trào. Việc sử dụng một bài hát như vậy làm nhạc nền giữa điệp viên và người của Bộ An ninh Quốc gia trong bối cảnh những năm 1980 là hành động không thể chấp nhận được. Ngoài ra, chúng ta không nên thúc đẩy việc phát sóng bộ phim bởi vì nó có thể được xem từ khắp nơi trên thế giới thông qua dịch vụ OTT, gieo rắc cái nhìn sai lầm về phong trào dân chủ cho nhiều người nước ngoài. Hàn Quốc là một quốc gia dân chủ, đó là điều hiển nhiên, và nền dân chủ này không thể đạt được nếu không có nỗ lực, giành giật bằng nỗi đau và sự hy sinh của hàng nghìn người vô tội. Hơn 30 năm trôi qua, việc phát sóng những bộ phim truyền hình làm suy giảm giá trị của phong trào dân chủ nên bị dừng lại. Hiện nay sức ảnh hưởng của nền văn hóa Hàn Quốc ngày càng lớn mạnh, ngành phát thanh truyền hình cũng nên nghĩ đến mức độ nghiêm trọng của việc xuyên tạc lịch sử.” “Snowdrop” hiện đã chặn phần thảo luận trên bảng tin jTBC. Phần đông Knet cho rằng người hâm mộ nước ngoài không hiểu tranh cãi mà liên tục bênh vực chỉ vì bộ phim “đã được Nhà xanh thông qua.” Họ đang gửi email cho jTBC, trụ sở Disney và Disney Plus, Uỷ ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc, gọi điện liên hệ với hàng loạt doanh nghiệp tài trợ để phản ánh về sự “xuyên tạc lịch sử” của “Snowdrop”. Một số doanh nghiệp nhỏ như Nội thất Heungil / Thời trang Ganisong / Bánh gạo Sarijae / Sàn thương mại Hans Plus / Gốm Dopyeongyo / Đồ ngủ Jo’s Lounge đã huỷ bỏ tài trợ cho “Snowdrop”, yêu cầu xóa phân cảnh có sự hiện diện của nhãn hàng và đưa ra lời xin lỗi chính thức do không nắm rõ về nội dung bộ phim. Trong khi nhiều nhãn hàng còn lại vẫn đang giữ im lặng. Liệu ở tình thế này, quyết định của Nhà Xanh có thay đổi?