Các mẫu truyện về cờ tướng!

Thảo luận trong 'Thế giới cờ' bắt đầu bởi Duy_Tran, 9/4/04.

  1. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    :cool: LuBo là cái thằng Trịnh Quốc Trọng Nghĩa phải không? Đánh là đánh liền, không có gì phải sợ. Lấy nick 21xx ra uýnh nhau cũng thấy xứng đáng B-) Đánh cờ mà sợ thì không phải Duy_Tran này. [-x
     
  2. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    Tôi còn nhớ lúc tôi khoảng 5-6 tuổi ở VN tôi thường theo ngoại tôi học đánh cờ. Ngoại tôi tuy tuổi đã cao nhưng mà Cờ Tướng là môn mà Ông tôi thích nhất. Là một cao thủ rất hâm mộ cờ tướng, ngoại tôi đã nhờ thợ khéo tay vẻ một bàn cờ bằng đá thạch trắng trên sân thượng rồi nhờ người lên Ba Mê Thuộc mua mấy bộ Cờ Ngà bằng tê giác đễ chơi. Không gì thích thú bằng đấu cờ với Ngoại tôi. Tại vì Ông tôi đả trên tám mươi tuổi, mỗi khi suy nghĩ lâu là huyết áp lên cao cho nên đánh cờ với ngoại tôi là có chén hột dưa, một bình trà, một đĩa mứt và một án hương trầm có mùi thơm để dưới gió đuổi muỗi. Hai Ông cháu tôi vừa ăn vừa đánh cờ đàm đạo. Mỗi đêm trăng sáng, xung quanh là đầy đủ hoa thơm cỏ lạ mà Ông Bà Ngoại tôi đã bỏ bao năm tu bổ bốc lên một mùi hương ngào ngạt, ngoại tôi thường vuốt râu uống trà vừa ngắm trăng vừa đánh cờ và ngâm lên hai câu thơ Kiều của Nguyễn Du rằng:

    "Khi chén rượu, khi cuộc cờ
    Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên"

    Mỗi lần đánh cờ với Ngoại tôi, đi một nước cờ hay ngoại tôi thường kễ những tích xưa cho tôi nghẹ Tại sao thế này gọi là Liên Hoàng Kế, Hỏa Thiêu Sạn Đạo hay là Tam Khí Châu Du xuất phát từ đâu..? Ngoại tôi không những dạy tôi những nguyên lý xuất chiến trông khi đánh cờ mà Ngoại thường dùng cờ đễ dạy tôi những cách làm người cũng như dùng thế cờ đễ dạy tôi những miếng võ Thiếu Lâm bí truyền mà ngoại tôi đã từng học khi còn niên thiếu. Con nhớ nha "đánh cờ cũng như đấu võ, khi tấn công thì phải thần tốc, khi thủ thì phải gọn gàng. Tấn thoái liên minh mới bách chiến bách thắng."
     
  3. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    Tại vì còn nhỏ cho nên tôi đánh cờ mỗi khi ăn con là vỗ "bóp bóp" đễ ra oaị Tôi nhớ có một lần trong thế thất thủ tôi ví được con chốt và dùng hết sức bình sanh đập đầu chốt một cái "bóp.."..làm con cờ ngà muốn mẻ đi một miếng. Nhân thế đó Ngoại tôi liền dạy nguyên lý "Không đập đầu chốt" mà đến bây giờ tôi vẫn không quên. Ngoại tôi nói rằng, trong cờ tướng có nhiều loại quân cờ, Tướng Sĩ Tượng, Xe, Pháo, Mã. Nếu nói về tôn ty trật tự thì cao nhất là Tướng rồi mới đến Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã và cuối cùng là con Chốt. Con Chốt sẳn sàng chết bất cứ lúc nào đễ dành thế công. Con chốt cũng sẳn sàng chết khi mà tướng gặp nguỵ. Hễ mà thấy lợi cờ đễ thí chốt thì con chốt sẳn sàng chết, cho nên Ngoại tôi dạy rằng làm người phải có nhân nghĩa. Con chốt chỉ tấn chớ không lùi, nó chết vì chủ để đem chiến công lại nhưng mà người chơi cờ chỉ cắm đầu vỗ mạnh thì thật là chua xót biết mấy. Nói xong, Ngoại tôi cầm con chốt lên vuốt nhè nhẹ như là một con vật vậy. Từ đó về sau, tôi không bao giờ dám vỗ đầu bất cứ một con nào đặc biệt nhất là con chốt..
     
  4. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    Ngoại tôi cũng thường nói, "Quân xe không chiếu hậu". Tại vì xe tượng trưng cho người Quân Tử. Kẻ quân tử không bao giờ đánh sau đích người khác hoặc là ví kẻ cùng đường cho nên Quân xe không chiếu hậu. Nói đến đây, Ngoại tôi liền đem Quan Công ra kể. Khi thua trận Xích Bích, Tào Tháo bỏ ngựa xuống đất chạy chân bởi vì biết tánh Quan Vân Trường là người trung nghĩa không bao giờ giết kẻ dưới ngựa. Tuy thế, Ngoại tôi nói tiếp, Quan Công tha Tào Tháo ở Hoa Dung Lộ là vi phạm quận lệnh trái với nguyên lý trong chiến tranh "Dưỡng hỗ dĩ họa" vả lại cái nguyên lý này còn tùy thuộc vào người chơi bởi vì "Hàn Tính lòn trôn" mới bình thiên hạ cho nên trước khi đánh cờ phải giao trước luật này. Nói tới đoạn này, Ngoại tôi liền ngâm bốn câu thơ:

    "Tào Man thua chạy đến Hoa Dung
    Khéo đâu đường hẻm gặp Quan Công
    Chỉ vì tình nghĩa còn ghi tạc
    Nên đễ rồng ra thoát xuống sông"
    Dân Gian
     
  5. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    "Hắc giả tiên hành" là luật mà Ngoại tôi giãi thích tôi lâu nhất bởi vì nó áp dụng nhiều nguyên lý ngũ hành. Cờ Tướng lấy sự công bằng làm chuẩn mực cho nên bên đỏ, bên đen là hai bên cờ băng nhau nhưng tại sao lại bên đen đi trước? Ngoại tôi giải thích rằng màu sắc ảnh hưởng đến tâm lý, khí lực của con người. Trong luật ngũ hành, màu đen thuộc về âm, ban đêm thì trời tối đen là âm, mà đã thuộc về âm thì xấu hoặc yếu thế thường có ảnh hưởng không tốt vì vậy người chơi cờ đen khí lực sẻ giảm hơn người chơi cờ đỏ. Do đó, để bù lại sự giảm sút khí lực, hoặc xui xẻo, không tốt cho nên người chơi cờ đỏ phải để người chơi cờ đen đi trước. Mặc dầu vậy ngoại tôi nói tiếp nếu mà hai bên hòa nhau thì người chơi cờ đen phải cảm thấy hổ thẹn tại vì đi tiên một nước mà vẫn không thắng được đối phương.
     
  6. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    "Bút sa gà chết" là luật mà tôi phạm nhiều nhất. Mỗi lần đi một con, đút xe vô chân mã là tôi liền xin hoãn lại. Luật này thì tùy thuột vào người chơi cờ. Nếu mà hai người dùng cờ để giải trí thì luật này có thể hồi hoản được tại vì nếu áp dụng triệt để quá, ván cờ sẻ mất phần thú vị. Nhưng mà nếu đánh cờ độ, đấu cờ thì luật này phải nghiêm chỉnh chấp hành. Tôi có dịp đấu với nhiều tay cờ là khách của
    ngoại tôi. Có cụ giao trước là hể đặt con cờ xuống phải gỏ ba lần thì mới tính. Cho nên Ông ta đi một nước, sau khi đặt con cờ xuống bàn xong ngẫm nghỉ một lúc rồi dùng ngón tay gỏ cái cốc rồi suy nghỉ tiếp. Ông ta làm như thế ba lần mới đi. Nếu mà thấy nguy hiểm hay là tính lại, ông ấy đi lại nước khác và suy nghỉ tiếp. Một ván cờ kéo dài 4-5 tiếng nhưng mà rất lý thú vì mọi hai đối thủ điều dùng tinh hoa của cờ để chơi vơi nhaụ

    Và luật sau cùng là "Chiếu Bất Quá Tam". Phàm việc gì cũng có tốt có xấu. Đánh người là hành vi xấu nên đánh tướng đến ba lần thì không còn ra thể thống gì nửa. Người đánh cờ nếu đã chiếu tướng đến ba lần mà không bắt được tướng thì phải biết xấu hổ, đừng chiếu tướng nữa. Số ba trong cờ tướng còn có ý nghĩa triết lý là: Trời có ba cái quý: Nhật, Nguyệt, Tinh (Mặt trời, Mặt trăng, và Sao), Người có ba cái quý Thiên, Địa, Nhân (Trời, Đất, Người) bao trùm hết cả muôn loài vạn vật. Nếu ba cái quý ấy mà hết thì tất bị hư hoại. Cho nên nếu một quân cờ chiếu tướng đến ba lần mà không bắt được tướng là coi như đã hết thế rồi, nếu tiếp tục nữa là trái với đạo lý.
     
  7. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    Ngoại tôi còn giải thích tôi rằng tâm lý con người rất là phức tạp, đa dạng do từng đặc điểm khí chất. Tuy nhiên người ta có thể phân thành các nhóm khí chất chính như sau: người nóng nảy, người điềm tỉnh, người linh hoạt, người ích kỷ hẹp hòi, người nhẫn nại, người kiêu ngạo ..etc.. Qua cuộc cờ, do thể hiện phong cách chơi, người ta đã để bộc lộ tánh tình. Điều này rất rõ ràng và dễ thấy:

    * Người nóng nảy thì thích tấn công, đánh nhanh, vội vàng hấp tấp, muốn kết thúc cuộc cờ sớm, thường sử dụng các chiến lược tấn công.
    * Người kiên nhẫn thì thích thú hơn công thường sử dụng các chiến lược phòng thủ, phản công như Bình Phong Mã, Đơn đề mã, Pháo Giăng. Họ chịu khó tính toán, suy nghĩ liên tục, đợi khi đối phương sơ hở mới tấn công. Đánh chậm, tiêu tốn thì giờ cho cuộc cờ.
    * Người kiêu ngạo háo thắng bộc lộ sự hân hoan ngay khi thắng một quân hay một nước đi có lợi, lấy sự hơn người làm thích thú, luôn cho mình hơn người.
    * Người linh hoạt tính toán nhanh, thông minh xử lý ngay mọi tình huống, nghĩ ra được nhiều thế đánh hay, nước đi của họ lã lướt đẹp mắt, có nhiều sáng tạo.
    * Người ích kỷ hẹp hòi: Ưa hoãn, bất tài mà lại muốn thắng hơn người.
    * Người lơ đễnh thường bỏ sót nước, sơ xuất dễ bị mất quân, dẫn đến thua cuộc, không tập trung tư duy liên tục thậm chí có khi giống như lãng trí đem Xe đi vào chân Ngựa đối phương.
    * Người trầm tĩnh dù thua quân vẫn bình tĩnh chống đỡ, tính toán cẫn thận, đánh chậm mà thắng nước, ít nói, không ồn ào. Họ đi con cờ nhẹ nhàng không có tiếng động.
    * Người hiếu thắng luôn luôn muốn hơn người khác. Khi bị thua là họ muốn đánh hoài đễ gỡ, đến khi nào thắng được một vài ván cờ rồi mới chịu nghỉ ngơi.

    Cho nên những tay danh thủ cao cờ nét mặt ích khi thay đổi. Công cũng như thủ, lợi cờ hay thua cờ họ vẫn trầm tỉnh, cân nhắc đắng đo từng con cờ.

    Tôi đã có dịp đánh cờ với nhiều tay cao cờ. Mặc dầu tuy đã lớn tuổi nhưng tánh tình vẫn không thay đổi. Có người tỏ thái độ rất nóng nảy khi bị thua con, hoặc là bị ví xe rồi theo vài câu xóc họng tỏ ra nóng nảy, mặt mày đỏ gay lên. Lúc đó nước cờ sẽ loạn và chắc chắn sẻ thua đối phương. Có người đánh rất là tỉnh mặc dầu mất cả hai xe nhưng vẫn bình tĩnh chiến đấu đễ lấy lại thế cờ và sau cùng tiêu diệt địch thủ. Cho nên đánh cờ tướng luôn luôn dữ thái độ bình tỉnh, hoà nhả, tâm hồn thảnh thơi và cứ nghĩ là mình đang học đánh cờ, dùng cờ đễ giải buồn hơn là dùng cờ để phân cao thấp. Có như vậy thì nước cờ của chúng ta ngày càng vững mạnh và nghệ thuật chơi cờ tướng cũng được nâng cao hơn.

    Khi nói đến cờ tướng thì ai ai cũng nghỉ chỉ có phái nam, đấng mày râu mới chơi thôi chớ mấy người tay yếu chân mềm như mấy cô thì không thích hợp mấy. Đây là một lối suy nghỉ thật là cạn hẹp. Tôi được hân hạnh quen biết một số nữ cao thủ cờ tướng, không những đã có sắc đẹp nghiêng thành mà cũng là người hâm mộ chơi cờ tướng. Nước cờ của các cô đánh rất khác lạ và biến hóa lạ thường. Lối suy nghỉ của đàn bà khác với đàn ông và có thể nói là sâu hơn và lắc léo hơn cho nên có rất nhiều nước đi mà tôi cũng phải giật mình không thể đoán ra ý nghỉ của đối phương. Có cô vừa đánh cờ vừa cười đễ "phân tâm" đối thủ, có cô thì vừa đánh vừa hỏi chuyện, nhiều lúc "chốt vô cung" cũng không biết đi đường nào. Đó là những điểm khá đặc biệt của phái nữ.
     
  8. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    Cờ tướng không những là một môn giải trí lành mạnh mà còn dạy cho ta biết tâm lý, tánh tình của người đối thủ. Mẹ tôi thường kễ câu chuyện "đánh cờ cưới vợ" của cha tôi cho tôi nghẹ Cha tôi là một tay cao cờ, mỗi lần đến nhà thăm mẹ tôi thị bị Ngoại tôi "hỏi thăm" đủ điều hết. Nhưng Ngoại tôi đắc ý nhất là đánh cờ. Không có gì vui bằng gặp "kỳ phùng địch thủ". Sau mấy ván cờ Ngoại tôi tỏ vẻ rất thích Cha tôi. Sau này, Ngoại tôi kễ cho tôi nghe rằng Cha tôi mỗi lần đánh cờ dụng binh rất kỹ, tâm lý vững vàng và đặc biệt là đánh cờ theo lối quân tử. Có những nước cha tôi đi không thí một con nào mà vẫn dồn địch thủ vào thế yếu. Ngoại tôi thường nói là nếu Cha tôi còn sống đến ngày nay chắc tôi chơi cờ sẻ tiến bộ hơn nhiều và có thể sẻ khá hơn cha tôi bởi vì tôi sở trường là dùng cặp pháo. Pháo giăng, pháo trùng, pháo đầu song đội etc..là những nước cờ công của tôi. Nhưng ngược lại, cha tôi sở trường là cặp Ngựa. Ngoại tôi nói con ngựa cha tôi rất kỳ ảo, chỉ đi có mấy nước mà con ngựa đã nhập cung. Nhưng mà sách thường nói "pháo bảy, ngựa ba". Nói tới đây Ngoại tôi kể một tích đánh cờ xãy ra trong lịch sử VN.

    Lời kết của tác giả:
    Nói tóm lại, cờ tướng là một nghệ thuật rất là tinh xảo. Nó không những rèn luyện trí óc cho người chơi cờ mà còn dạy người chơi cờ cách xữ thế, dạy người Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín cho nên chúng ta nên khuyến khích con em chúng ta học chơi cờ, bảo tồn nền tinh hoa của cờ tướng cũng như dùng cờ tướng làm một môn giải trí lành mạnh và học hỏi được nhiều kinh nghiệm, điển tích của người xưa..
     
  9. So_No_Mi

    So_No_Mi Follow_Your_Heart

    Tham gia ngày:
    24/2/04
    Bài viết:
    12,888
    Nơi ở:
    NaGaSaKi citY
    Làm chi mà post dữ thế ông anh,đúng là chơi cờ thì phải có 1 bàn cờ và quân cờ đẹp,bên cạnh đó là cảnh vật thơ mộng và điều quan trọng nhất là có người chơi là đối thủ của mình phải giỏi hơn và có trình độ tương đương đẻ có cơ hội mà trau dồi...hoc hỏi kinh nghiệm.../
     
  10. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    Thì post lên để cho mọi người thấy cái hay cái đẹp của cờ tướng! Chẳng qua muốn mọi người thấy thích chơi cờ tướng hơn qua bài sưu tầm của tôi thôi!
     
  11. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    Đánh cờ tướng là một trò tiêu khiển thú vị lắm. Dàn binh bố trận, đưa quân mình sang xâm lấn nước người, đánh cho tan tác đội ngũ của đối phương, đánh cho tướng địch phải chắp tay đầu hàng. Vừa công vừa thủ, tiền quân hậu quân phối hợp chặt chẽ, chặn đánh quân thù trên từng tấc đất. Lúc thì xe pháo công thành, khi thì tốt ngựa bắt tướng; lúc thì thương tiếc quân sĩ, bảo vệ cả con tốt mọn, khi thì thí mạng bỏ cả xe tượng để giữ lấy chủ soái tối cao. Chẳng lúc nào là không thú vị.

    Nhưng thú nhất là khi thắng. Vì thắng thì có thể vỗ đùi đánh đét một cái để tự ban thưởng sách lược chinh đông chinh tây tài ba của mình. Ngoài ra, còn là để mục kích cái đau khổ của kẻ đại bại. Còn thua ư? Ồ, quê lắm. Hai khóe miệng tự nhiên chảy xệ xuống, không sao nhích lên nổi. Nhưng cũng phải ráng cười, vì không cười thì có vẻ như muốn mặc nhiên thừa nhận mình dở mà cũng là tự công nhận cái tài giỏi của thằng khỉ đối phương đáng ghét đang cười hí hửng ngay trước mặt. Nếu không cười gượng được thì cũng nói đôi lời vớt vát, chẳng hạn "tại tui sơ hở để chết mất con xe" hoặc, "tại tao lo tấn công quá nên quên thủ con tướng". Cười không nổi, nói không được, im lặng cũng chẳng xong thì chỉ có nước xách bàn cờ mà đập cho đối phương một trận. Anh rượt em, cha đuổi con có khi cũng chỉ vì thua một ván cờ (làm như thể đánh cờ với anh với cha thì phải làm bộ thua hoài vậy!). Sự thắng bại trong một bàn cờ có thể làm thay đổi nhiều thứ.

    Tôi không phải là kẻ đánh cờ tướng chuyên nghiệp. Tôi chưa hề bỏ công để học cờ thế. Tôi biết đánh cờ, vậy thôi. Nhưng, có thể nói là do đánh cờ nhiều năm mà tôi có chút kinh nghiệm trong thế công cũng như thế thủœ để bày được những ván cờ không mấy tệ. Đánh với kẻ cao tay thì dù thắng hay bại tôi cũng học được những nước hay; còn đánh với kẻ thấp cờ, tôi có được cơ hội để thí nghiệm những nước cờ táo bạo mà tôi chưa dám áp dụng với kẻ ngang cơ hay trên cơ mình. Nhưng trong suốt mười mấy năm, kể từ khi bắt đầu tập đánh cờ — lúc mười tuổi — chỉ có hai lần đấu cờ làm tôi nhớ đời. Hai lần đó đều là những bài học ý nghĩa và thú vị cho tôi. Những bài học này không nằm trong thế cờ mà nằm ởœ cái tâm. Đúng, cái tâm của người đánh cờ.
     
  12. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    Lần thứ nhất xảy ra vào năm tôi hai mươi hai tuổi. Đối thủ của tôi — phải sòng phẳng mà gọi như vậy — là một vị Thượng tọa lãnh đạo giáo hội Phật giáo có tiếng tăm. Trong khi chờ đợi thầy tôi (đi vắng chưa về), ông bảo tôi bày cờ ra. Nghe danh ông, tôi đã thấy khớp rồi, nói chi dùng trí mà đấu với ông, dù chỉ là qua những quân cờ. Nhưng đánh thì cứ phải đánh. Trận địa, nếu không bày thì thôi, bày thì phải đánh và đánh thì phải đánh để thắng, không thể nương tay. Vài nước dọ dẫm, tôi lấy được tự tin rồi tấn công tới tấp. Quân tôi ồ ạt sang sông, bắt con tốt, chụp con xe, phá đại pháo, không chừa một mạng. Thành không cung trống, quân tôi ba mặt vây kín, bắt bí tướng già trong tướng phủ. Ông cười vang, khen rằng: "Khá lắm, khá lắm!" rồi bày ván khác. Tôi tự hỏi: "Sao lại có thể dễ dàng như vậy? Nghe nói ông là một trong các vua cờ mà... hay là ông thả mình ván đầu?" Nghĩ vậy, tôi dè dặt và bắt đầu lưu ý cách đánh của ông. Nước cờ của ông thật là kỳ quái. Mỗi con cờ mang cả sức mạnh của sự im lặng chịu đựng, con trước con sau hòa hợp nhịp nhàng trong một khối đồng nhất nhưng lại đa dạng, biến hóa. Ông dụng cờ trong thế thủ, nhưng thế thủ đó lại chính là thế công, chặt chẽ, kỳ bí, lúc ẩn lúc hiện, khi tấn khi thối, không nước nào mà không chứa đựng tiềm lực của sự chinh phục, cảm hóa. Thế đi của ông như nước chảy, như mây trôi, trong khi lối đánh của tôi như lửa chụp, như núi đổ. Chận bắt, phủ đầu, tôi đuổi theo ông như cọp vồ rồng. Ông ung dung tự tại đưa đi những quân cờ khoáng đạt, bao dung; tôi hùng hổ, háo thắng đẩy tới những tinh binh hung tợn. Và cuối cùng, tôi lại thắng; thắng một cách không ngờ; thắng trong sự ngỡ ngàng, kinh dị. Tôi muốn nhìn lại thế cờ tàn trước mặt nhưng ông đưa tay xóa đi và nói: "Khá lắm, con lại thắng thầy rồi!" Nhưng, không thấy có dấu hiệu gì trên nét mặt ông cho thấy ông bị thua hai ván. Mắt ông sáng lên và ông buông một tràng cười sảng khoái y như khi người ta vừa làm được một điều gì đắc ý trên đời. Tôi lui về phòng riêng mà thất thần, giao động. Không, tôi không thắng gì cả. Tôi như một đấu thủ quyền anh đấm vào hư không những cú đấm thôi sơn cực mạnh; và những cú đấm không có đối tượng đón nhận đó chỉ làm cho kẻ đấm thêm mệt nhọc, khó thở mà thôi. Không thể đón bắt được hư không; không thể thắng được sự tịch lặng bằng những âm thanh thịnh nộ; không thể chinh phục được cái không bao la bằng cái có nhỏ mọn. Và, không thể thắng được một cái tâm rỗng, sáng.
     
  13. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    Cho câu lại một bài để cái topic hiện lại cho mọi người đọc nhé mấy Bro. Nó cũ quá nên bị tắt rồi
     
  14. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    Tôi hầu như bỏ cờ tướng từ lúc đó. Nhưng bốn năm sau, ở trong tù, thời giờ rộng rãi, tôi bắt đầu đánh cờ lại cho khuây khỏa. Trong phòng giam hơn sáu mươi người, tôi không gặp tay cờ nào ngang sức. Tôi chịu khó đánh cờ với cả những người mới tập chơi và đôi khi tôi thua họ mà lòng tôi vẫn hững hờ như không. Một năm sau, tôi mới gặp được đối thủ của tôi. Và đây chính là lần đấu cờ thứ hai mà tôi nhớ mãi trong đời.

    Ông ta ở vào tuổi bốn tám hay bốn chín (có người đoán là trên năm mươi), nhưng trông mặt thì còn trẻ lắm. Ông bị giam ở phòng 6, bị các bạn cùng phòng trùm mền đánh cho một trận vì tội làm ăng-ten, tức là tội làm công việc báo cáo mọi sinh hoạt của phòng giam cho cán bộ trại. Lá bài ăng-ten bị lộ ở phòng 6, ông được cán bộ chuyển qua phòng 7 chúng tôi. Sự liên lạc qua lại giữa phòng 6 và phòng 7 rất dễ dàng, vì vậy, phòng chúng tôi nhận ra nhanh chóng tín hiệu của một cây ăng-ten mới. Ông được đón chào và tiếp xử một cách không mấy thân thiện cũng vì lẽ đó. Tuy nhiên, ông cũng tỏ ra là kẻ khoe khoang, khoác lác ngay từ những ngày đầu mới nhập phòng nên được đặt cho biệt danh là ông Bô (cái miệng nói bô bô) chứ tên thật của ông là Dự. Ngoài biệt danh Bô, hai yếu tố khác làm nổi bật cá tính của ông là: thứ nhất, sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chức vụ thiếu tá, binh chủng không rõ ràng (lúc thì Thủy quân lục chiến, lúc thì Pháo binh, lúc thì Bộ binh, chẳng biết đâu mà mò); thứ hai, vô địch cờ tướng của trại giam B5, Biên Hòa. Ông có là vô địch cờ tướng củœa trại giam hay không thì phòng 7 này cũng chưa xác định được vì ông mới vào đây lần đầu; còn ông có là sĩ quan thứ thiệt hay không thì chỉ có cán bộ trại giam mới rõ mà thôi. Tôi thì nhận thấy mấy anh sĩ quan Cộng Hòa thực sự thì ít khi nào đi rao với bạn đồng phòng rằng mình là sĩ quan cả, trừ khi gặp kẻ tâm đầu ý hợp. Cho nên chuyện ông là sĩ quan này nọ, xuất thân từ đâu, chẳng làm tôi quan tâm lắm. Nhưng chính cái đại danh "vô địch cờ tướng của trại B5" đã cho tôi chút hứng thú để lưu ý tới ông ta. Một cái gì đó ngủ yên trong tôi bị đánh thức dậy.

    Trong vòng mấy ngày đầu tiên vào phòng, ông Dự đã dọ hỏi ngay những ai là người cao cờ nhất phòng. Người ta nói chỉ có vài cao thủ thôi, trong đó có tôi. Ông đã tìm được đủ cơ hội để ra chiêu dằn mặt những cao thủ đó và cũng đã chứng tỏ cái chức vô địch cờ tướng của ông không phải là ngoa cho lắm. Nhưng ông và tôi vẫn chưa có dịp đấu cờ với nhau. Trong khi tôi đang đánh cờ với người khác, thỉnh thoảng ông đến gần, im lặng quan sát. Tôi chỉ ngang cờ với những kẻ thấp nhất mà ông chấp cả xe pháo ngựa — có lẽ đó là nhận xét của ông khiến ông chưa có ý rủ tôi đấu cờ. Những tay cao cờ ít khi chịu hạ mình hay tốn thì giờ để đánh với kẻ mới tập chơi vì làm như vậy sẽ hư nước cờ. Tuy vậy, những người trong phòng vẫn cứ thừa nhận tôi là một cao thủ. Điều này khiến cho nhà vô địch hiếu kỳ, háo hức muốn đọ trận với tôi. Tôi bắt được cái nôn nả, bồn chồn của ông trong nhiều ngày. Ông nghĩ là tôi sẽ như những tay chơi cờ khác: ước mong được tiếp cờ với một vô địch (để học hỏi thêm hoặc nếu may mắn, biết đâu lại đoạt giải vô địch), nên ông chịu khó chờ tôi. Nhưng phần tôi, tôi biết sẽ có lúc ông tự mở lời thách đấu với tôi. Và tôi cứ chờ đợi ông.
     
  15. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    Cơ hội đó đến vào dịp Tết. Ông Dự đứng ngoài gà — mách nước — cho một đối thủ của tôi (đây là cách để dọ nước cờ của tôi mà chẳng thiệt thòi gì cho ông nếu lỡ thua). Tôi đánh thắng và ngay lúc đó, tôi muốn ông cắn câu, tôi đùa với đối thủ của mình, làm như không biết có ông đứng bên cạnh:

    "Thấy chưa, nước đó thắng là thắng, dù có Đế Thiên Đế Thích xuống cũng gỡ không nổi nói chi người phàm!"

    Nghe vậy ông chen vào, đẩy đối thủ của tôi sang bên, nói với giọng ra vẻ tự nhiên:

    "Mày dở quá, để tao đánh thử với ông thầy này coi."

    Rồi ông tự động sắp cờ, mắt chẳng nhìn tôi:

    "Thử vài ván đầu năm nhé ông thầy?"

    Tôi chỉ cười và sắp cờ. Ông tự ý bỏ một pháo một ngựa của ông ra ngoài, chấp tôi. Một sự khinh địch thái quá. Tôi nén bất bình. Tôi biết nếu tôi đánh cờ với một cái tâm đầy tự ái và tức giận, tôi sẽ không thắng được ai, tôi nói:

    "Tôi nghĩ là chú chấp tôi thêm con xe nữa mới ngang cờ đó."

    "Con xe nữa? Giỡn hoài, ông thầy cũng thuộc loại khá, tôi đâu dám bỏ xe. Hay là để thử vài ván rồi hãy tính, nhé!"

    Trong phòng, người ta thấy ông đấu cờ với tôi liền tụ lại, xầm xì:

    "Cao thủ gặp nhau rồi."

    Nhiều người còn quảng cáo to hơn:

    "Đến coi, đến coi! Kỳ phùng địch thủ. Tranh giải vô địch cờ tướng trại B5."

    Nhờ trống pháo ngựa mà xe ông tiến nhanh, tấn công chớp nhoáng. Biết ông sở trường nơi cặp xe, tôi tập trung hai pháo hai ngựa của mình để hạ hai con xe của ông. Ông thua ván đầu, mất cả bình tĩnh. Ván kế tiếp ông cũng thua nốt, nóng nảy nói:

    "Thôi đánh đồng đi, không chấp nữa!". Rồi ông lượm con pháo con ngựa ở ngoài vào. Hai ván kế tiếp đánh đồng mà ông vẫn cứ thua. Cả phòng giam la hét cổ võ tôi:

    "Ông thầy hạ vô địch cờ tướng rồi!"

    Ông tiếp tục sắp ván cờ khác nhưng đã đến giờ phát cơm, phải nghỉ. Ông miễn cưỡng rời bàn cờ để đi lãnh cơm. Bưng cơm đến chỗ tôi, vừa ăn ông vừa nói:

    "Bữa nay tôi không được khỏe lắm. Hơn nữa tại tôi dễ ngươi, khinh địch nên thua. Chốc nữa ta lại bày ván khác nhé?"

    "Đánh thì đánh. Mình rảnh rỗi mà, đánh cho đỡ buồn."

    Tôi cười đáp ngay, không suy nghĩ, không từ chối. Ông đánh cờ rất hay, đánh với ông hào hứng lắm. Kể từ nhiều năm rồi, tôi ít khi nào thấy cao hứng với cờ tướng như khi được đánh với ông.

    Thấy tôi đồng ý rồi, ông quay đi chỗ khác. Chờ ông đi rồi các bạn tù quanh tôi mới nói:

    "Ông thầy đánh thẳng tay nghe, cho ổng biết mặt. Vô địch, hứ, kỳ này cho chừa cái tật nói trạng nói dóc."

    "Phải cho hắn biết thế nào là phòng 7!"

    "Ông thầy mà hạ được hắn dài dài thì phòng 7 mình đoạt chức vô địch B5 đó."

    "Hạ rồi, hồi nãy hạ xính vính rồi!"

    Tôi im lặng quan sát chính nỗi lòng mình. Cái háo thắng của tôi chưa chết. Cái tôi nhỏ mọn này đang có vẻ đắc ý với những thắng lợi tầm thường. Danh dự của tôi, danh dự của phòng 7, đó là cái gì nhỉ? Nhưng, trong ván cờ, không ai mong đợi sự bại trận. Đấu là để phân định sự cao thấp, thắng bại. Người ta chỉ có thể vui lòng thua trong một trận đấu mà chính mình cho phép và trường hợp này chỉ có thể xảy ra khi họ thương hay nhường nhịn đối thủ, hoặc coi đối thủ như một kẻ tầm thường không đáng để so tài. Nhưng đối với một đối thủ cao cơ, tự đại, sự cho phép đó có vẻ như bất khả. Tôi phải thắng, đó là ý muốn tự nhiên. Thắng được một kẻ vô địch khoác lác lúc nào cũng tự xưng mình bách chiến bách thắng là điều nên làm. Tôi hầu như quên mất mình là một tu sĩ.

    Bàn cờ lại được bày ra. Sáu mươi mấy người trong phòng giam đều ủng hộ tôi, xúm xít quanh bàn cờ hoặc tụm năm tụm ba bàn tán, chờ đợi kết quả. Mọi sinh hoạt khác trong phòng giam đều trở nên thứ yếu. Tất cả đều như tập trung vào cuộc đọ sức ly kỳ trên bàn cờ. Ông Dự trở thành một chiến sĩ cô đơn, nhưng tôi có thể đọc thấy sự quyết tâm của ông hiện rõ trên nét mặt.

    Phải công nhận là nước cờ của ông thật lão luyện. Không nước nào thừa, không nước nào lầm lỡ. Quân ông tiến nhanh như vũ bão giành thế chủ động. Quân cờ ông vùng vẫy ngang dọc như những hổ tướng tàn bạo, chém giết chẳng nương tay. Ông vây chặt cung cấm của tôi với sự phối hợp tinh diệu của các cánh quân lạnh lùng, vô cảm. Và tôi nhìn rõ, thật rõ, vẻ sắt máu dữ tợn trên những quân cờ màu đỏ của ông. Ông là một tay tinh tường về cờ thế. Vừa đánh ông vừa hô to tên những thế cờ y như người ta hô khẩu lệnh để điều binh ngoài trận địa. Điều này sẽ bất lợi cho ông nếu tôi cũng sành về cờ thế và binh pháp. Nhưng ông biết rõ tôi chẳng am tường gì về nó cả nên ông dùng nó để áp đảo tinh thần tôi, vừa để chứng tỏ ông đánh có bài bản, có kỹ thuật chứ không đánh một cách tài tử, lơ mơ như tôi. Tôi chẳng biết là tôi đã bày những thế trận gì. Có lẽ trong sách cờ thế không có tên gọi cho các nước cờ của tôi. Tùy theo thế công của ông mà tôi thủ, tùy theo chỗ hở của ông mà tôi phản công. Tôi đánh trong thế bị động, ứng biến. Cờ ông cao thì tôi cao theo, cờ ông thấp thì tôi thấp theo. Vì thế, cả ông lẫn tôi đều không ngờ là đôi lúc tôi lại có những nước cờ kỳ quặc, lạ lùng nhưng uyển chuyển và không kém phần bí hiểm. Tôi sực nhận ra rằng trước đây vị Thượng tọa kia đã từng đem cách đánh vô chiêu thức này để đánh với tôi. Sự khám phá đó làm tôi thích thú, hứng khởi. Nhưng chính cái hứng khởi này đã lấn áp ý niệm hơn thua trong tôi. Tôi rơi vào trạng thái mặc tình, tha hồ (nhậm vận — một thuật ngữ của Thiền học), bỏ mặc tất cả với một cõi lòng thênh thang, sảng khoái. Tôi thấy trước mắt mình, chính cái bàn cờ với những ô vuông ngăn chia hai cõi hai nước, một cánh đồng bát ngát mở ra dưới vòm trời cao xanh phảng phất những sợi mây trắng mỏng. Qua những cành lá xanh um của hai hàng cây chen bóng nghiêng ngã bên bờ sông tĩnh lặng, gió từ đâu kéo đến, đưa lên mùi hương ngai ngái êm nhẹ của ngàn hoa nội cỏ.

    Tôi thua ván cờ đó. Cả phòng la ó, có ý trách tôi chểnh mảng. Họ nói, lý ra tôi phải thắng; từ thế thắng tôi đã rơi vào chỗ bại một cách vô lý.
     
  16. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    Ván thứ hai cũng vậy, sắp thắng tôi lại thua. Ông Dự có vẻ đắc ý lắm nhưng vẫn chưa thỏa dạ. Ông hăm hở sắp ván khác rủ tôi đánh tiếp. Tôi từ chối. Anh trưởng phòng 7 kéo tôi lại một góc phòng, nói hành nói hẹ:

    "Ông thầy thả hắn ta hả? Sao sắp thắng rồi lại thua? Ông thương hại hắn ta phải không? Làm ơn làm phước đánh đàng hoàng giùm tôi đi. Ông phải nhớ rằng danh dự phòng 7 đặt vào tay ông đó. Đánh lại đi."

    Nhiều người khác cũng xúm lại, thúc đẩy tôi. Ai cũng nhắc đến danh dự của phòng 7. Tôi trở lại bàn cờ. Ông Dự vẫn còn ngồi đó như muốn tận hưởng niềm vui chiến thắng. Thấy tôi trở lại, ông hiểu ý ngay và sốt sắng sắp bàn cờ khác. Tôi im lặng ngồi xuống, cầm cờ. Lần này, tôi xua quân ào ạt, mũi tiến quân nhọc hoắc như dao găm, chọc thủng mọi thành trì, phá tan quân cấm vệ, xông vào bắt tướng. Một ván, hai ván, ba ván, rồi bốn ván, tôi đều thắng. Thắng vẻ vang. Thắng vì danh dự của phòng 7. Cả phòng reo hò tán thưởng, ca khúc khải hoàn. Ông Dự méo mặt đau khổ, rút về góc phòng. Tôi cũng im lặng rút về một góc. Tự nhiên thấy buồn.

    Người ta thường nhân danh tập thể này để áp đảo, đánh bại tập thể khác. Nhưng thực ra, tập thể chỉ là một danh từ rỗng tuếch; nó chỉ là sự gá hợp gượng gạo của nhiều cái bản ngã nhỏ nhen. Những bản ngã nhỏ nhen này vì không chịu giam mình trong cái vỏ hạn hẹp, đã tự đồng hóa mình vào cái tập thể lớn hơn để thỏa mãn nhu cầu vùng vẫy chiếm hữu của chúng. Danh dự của một tập thể chỉ là danh dự của cá nhân phóng đại ra chứ không gì khác. Cho nên, khi chiến thắng hay thất bại, tập thể vẫn cứ là tập thể, chỉ có từng cá nhân riêng lẻ kia mới thọ nhận được hạnh phúc hay đau khổ mà thôi. Nỗi khát khao hay ước vọng của tôi nhân danh một tập thể vẫn cứ là khao khát hay ước vọng của tôi: một sự vươn dậy của bản ngã.

    Tôi đến chỗ ông Dự, định nói đôi lời gì đó để an ủi ông. Nhưng khi đến rồi, tôi chẳng biết phải mở lời thế nào để ông khỏi hiểu lầm là tôi chọc tức, hoặc sự việc tôi đến chỉ là muốn được xác nhận thêm rằng tôi đã thắng từ chính miệng ông ta. Quả nhiên ông ấy nghĩ vậy. Ông không thèm ngó tôi. Tôi hối hận là đã bước đến chỗ ông dù là với thiện ý. Ông vẫn chưa chịu thua. Ông không tin rằng lối đánh cờ rừng rú của tôi lại có thể thắng được kỹ thuật tinh vi trường lớp của ông. Ông nói:

    "Chưa đâu ông thầy ạ. Ông tưởng rằng qua mấy ván cờ đó ông có thể được coi là thắng tôi sao? Chỉ tại tôi chưa quen cái lối đánh lung tung không có chủ đích, không hợp binh pháp của ông mà thôi. Đánh cờ nhiều năm hẳn ông phải biết rằng khi người ta đã quen thuộc nước cờ của nhau rồi thì sự thế sẽ diễn ra trong một kết cuộc khác hơn chứ, phải không? Hơn nữa, sau lưng ông có mấy chục người ủng hộ, cổ võ, áp đảo tinh thần tôi."

    "Dạ đúng, tôi đến đây để nói với chú cái ý đó. Rằng..."

    "Không, không phải vậy. Ông đến đây để được nghe những lời ca ngợi của tôi đấy thôi."

    "Chú Dự à, chú hiểu lầm rồi."

    "Ông đừng nói nữa. Tôi nói ông nghe này, có ngon thì tối nay đánh ba ván nữa. Đánh độ đàng hoàng."

    "Đánh độ? Nghĩa là sao?"

    "Là đánh cá đó! Ai thua thì nộp cho người thắng một gói thuốc Samit và thua rồi thì coi như thua suốt đời, không cần phải đấu với nhau nữa. Sao, dám không?"

    "Đâu có cần thiết phải làm như vậy, thưa chú. Chú biết mà, tu sĩ chúng tôi chơi cờ đã là quá trớn rồi, đâu nghĩ đến chuyện chơi bạc nữa!"

    "Thấy chưa, ông sợ rồi. Điều đó cho thấy chuyện ông thắng tôi có vẻ như là may mắn, ngáp phải ruồi, chứ có hay ho gì!"

    "Đúng, chó ngáp phải ruồi. Nếu chú cho rằng đánh cờ không phải để giải trí và chỉ có đánh độ mới phân được cao thấp thì tôi xin chịu thua vậy."
     
  17. anaconda_baby

    anaconda_baby Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    28/8/05
    Bài viết:
    68
    Nơi ở:
    kobiet
    Wá hay!Wá tuyệt!Bác có thể cho em hỏi bác kiếm những mẩu truyện này ở đâu thế ạ?Có thể chỉ cho đàn em bít để mở mang tầm nhìn ko ạ?Có điều xin góp ý đôi chút với bác như thế này(đừng giận nhé):
    _post từ từ thôi làm liên tục coi cực kỳ mệt(em coi cả tuần mới xong đấy!)dễ làm người đọc thấy chán lắm dù truyện có hay đến đâu cũng zậy thôi!
    _nhân tiện khi viết bài cũng nên thêm vài câu zui zui cho thêm phần hài hước sẽ lôi cuốn người đọc hơn!
     
  18. mankichi_hacker

    mankichi_hacker T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    12/3/03
    Bài viết:
    664
    đọc hết chỗ này chắc tôi chết luôn mất;)).Mình cũng rất thích chơi cờ tướng ai chơi liên hệ nick [email protected]
     
  19. Duy_Tran

    Duy_Tran Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/8/03
    Bài viết:
    200
    Thx all! Lâu rồi không ghé vô đây, cũng có người thích chơi cờ tướng trong forum này :D
     
  20. Shery

    Shery T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    30/8/05
    Bài viết:
    608
    Bạn có nhìu bài viết về cờ tướng hay quá :p,mình chơi cũng dở lắm,lâu lâu lên Clubxiangqi chơi thôi,khi nào lên đó chơi nhé DT
     

Chia sẻ trang này