Dân không trong nghề, không quen biết, không chuyên môn, vốn 100tr chơi cổ phiếu, thôi nói thật với bác mất tiền đi là vừa.
Vãi ông, 20% mà ông tính trượt giá kiểu gì thành gần ko có lời rồi. Nhiều người chỉ cần 10%/năm, cao hơn lãi ngân hàng đã hài lòng lắm rồi. Nếu như những j ông nêu thì kèo này quá thơm rồi. Lợi nhuận thấp nhất là 20% nếu cty mua lại cổ phiếu quỹ, hoặc cao hơn nếu giá thị trường tốt hơn giá cty mua. Xét về mặt lợi nhuận thì triển thôi. Xét về rủi ro thì cũng khá nghi ngờ tại sao 1 cty lại trả 1 khoản chi phí vốn lớn đến vậy cho 1 khoản đầu tư ngắn hạn 1 năm (cái này đặt câu hỏi thẳng cho CFO bên đó luôn cho nhanh). Giờ phải tham khảo kỹ điều khoản hợp đồng về việc cam kết mua lại của nó sau 1 năm, báo cáo tài chính có thể nhờ ai đó đọc phân tích dùm nếu không rành. Rồi đến trách nhiệm bảo lãnh của các bên khác tham gia. Rồi kế hoạch niêm yết của cty, nếu nó niêm yết 2 sàn HOSE hay HNX thì tốt, thanh khoản cao, UPCOM thì ko tốt bằng.
Ta đọc và phân tích được bản báo cáo tài chính do học kế toán ra.. Giờ đi làm quản lý vẫn quan tâm khá nhiều đến sổ sách và cũng hay thiết kế các form mẫu tính toán. Về khoản niêm yết sàn ta sẽ hỏi kĩ. Cám ơn
Cũng không biết nói bác thế nào. Mình hiện tại cũng là làm cho một tập đoàn, chuyên về tư vấn thuế và trưởng nhóm định giá tập đoàn. Ngày xưa thì chuyên về tư vấn tài chính. Tên thì kêu nhưng nói dễ hiểu là ở đâu thì mình cũng là cái thằng vào đó, dọn sổ sách kế toán theo một mục đích cụ thể: quyết toán thuế, chia cổ tức cho cổ dông muốn rút vốn hay định giá tập đoàn để bán cho các nhà đầu tư tổ chức của nước ngoài (quỹ đầu tư, nhà đầu tư cùng ngành...). Mình khuyên bác thật lòng là bác nên yêu cầu gặp chủ sở hữu của bên đó để chủ động đánh giá họ là người như thế nào rồi quyết định đầu tư. Cái đó là cái quan trọng nhất, chứ sổ sách theo mình bác đừng có tin. Vì sao? Vì nó được toàn những đứa như mình đẻ ra chứ đâu. Cũng có thể gọi là nói quá, nhưng Bọn mình đều là tầng lớp elite nhất của cái VN này sinh ra trong một thế hệ, chẳng ai thi ĐH khối A dưới 28 diểm, ít nhất biết 2 ngoại ngữ, ít nhất có 1 bằng đại học (Kiểm toán - KTQD, HVTC, Tài chính - FTU), 2 đến 3 bằng nghề dắt vai (như mình là LLB, CFA; đám bạn kia ko CFA thì cũng ACCA, CIA) với 1 cái profile tầm 5 cái big brand. Bọn mình đều sẵn sàng làm việc xuyên từ 8h30 sáng cho tới 10h tối, 6 đến 7 tháng liên tục để đúc ra một bộ FSs hoàn chỉnh cho 3 năm gần nhất, cùng tất cả internal control procedures như chuẩn mực quốc tế cho mấy cái công ty phát triển nóng kiểu kia bán cổ phần hoặc IPO với giá cao nhất với mức lương KH trả khoảng 2000$/month và khoản thưởng 1 đến 2% của deal. Nếu bác tự tin rằng ok, anh có thể smart nhưng ko thể qua mặt tôi thì bác cứ chiến dựa trên cái FSs là đc. Nếu ko, thì quan trọng nhất là cá tính của founder. Vì quan điểm của họ về việc bán cổ phần để rút vốn góp hay để cùng nhau chiến đấu; hoặc họ muốn make fair transactions hay họ muốn lừa gà bán đắt thì bọn mình sẽ làm theo. Và chắc chắn là họ có nhờ đến bọn như mình ở VN để làm vì các deal M&A giờ đều thế cả mà. Thậm chị Big4 kiểm toán còn có đội chuyên vào làm audit những cái báo cáo kiểu đó nên kể cả mác big 4 cũng đừng tin. Bọn mình xuất thân hầu hết từ đó nên qua mặt tụi đó dễ ko.
À nếu bác giỏi tiếng anh thì bác tải cái CFA Level 2 - Equity (đọc quyển Exam notes thôi, ko cần đọc book đâu) để hiểu về mô hình định giá. Vì mình nghĩ kiểu gì họ cũng show mấy cái mô hình định giá ra. Nói thêm là mình làm về tài chính, CFA nhưng mình không có động vào chứng khoán, cổ phiếu bao giờ. Tiền dư mình đầu tư vào đất nền, thuê người xây nhà để bán và gửi tiết kiệm. Nó giống như kiểu nhiều nhà bán đồ ăn nhưng ko bao giờ dám ăn đồ mình nấu ấy
Cám ơn những chia sẻ quý báu của bạn. Hôm qua ta đã được đọc bản báo cáo tài chính của bên đó. Bản báo cáo được kiểm toán bởi bên VACO, trong đó có một số điểm cần lưu ý như sau: 1. Bên đó mới bắt đầu làm hạch toán thống nhất từ cuối năm 2015. Tổng vốn đầu năm 2016 là hơn 500 tỉ, tính đến hết năm 2016 số vốn đó tăng lên gần 3 lần với 1.400 tỉ. 2. Nguồn tài sản chủ yếu là đến từ tài sản cố định. Số nợ dài hạn phải trả đầu năm là tầm 50tỉ, đến cuối năm chỉ còn 22tỉ đồng. 3. Nợ phải thu vào khoảng 110tỉ. 4. Vốn chủ sở hữu 1.100tỉ đồng trong đó là 900tỉ từ cổ đông là các cty con và 200tỉ từ các cổ đông mua cổ phần. (Như ta cũng là dạng mua cổ phần, sry vì không nhớ kĩ nên chuyển thành cổ phiếu). 5. Kế hoạch phát triển đến cuối năm 2017 là hơn 70 Trung tâm Anh ngữ trên toàn quốc trong đó là 20-25 Trung tâm tại HCM và các tỉnh lân cận. Kế hoạch phát triển là cứ mở rộng 3 tháng sẽ ngưng lại 2 tháng để chỉnh lý và nâg cao chất lượng 1 lần. Topic này ta hi vọng sẽ có thêm ý kiến đến hết sáng mai để chiều ta sẽ có câu trả lời với bên đó. Mong Anh em giúp đỡ. Thk!
Về nhà đất thì hiện tại theo ta biết là đang vào dịp, nếu đầu tư mua đất nền xây nhà rồi bán chắc chắn có lời... Về phần lời bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố .. Phần vì hiện tại vốn của ta cũng chưa đủ để theo đất đai nên tạm thời đầu tư vào Cổ phần, cổ phiếu sau đó mới tiếp tục tích lũy để chuyển sang nhà đất. Nếu ở HCM thì pm cho xin số ĐT đi, hôm nào anh em ngồi cafe chia sẻ kinh nghiệm tí
VACO hả Chỗ đó một trong mấy sân sau của madame Thanh DTT chứ đâu. Nói chung là lởm khởm, nên tạm coi là vứt cái báo cáo đi được rồi. Gặp CFO thì hỏi thẳng là giấu bao nhiêu doanh thu, lãi thực là bao nhiêu (or lỗ thực...). Vốn chủ sở hữu là công ty con mua cổ phần thì ko tính là vốn chủ vì các bố toàn giao dịch liên kết, N1388 C411 hoặc N112 C411 (xoay vòng tiền nhiều lần) nên số đó chắc chắn là giả. Xem Phải thu 110 tỷ kia bao nhiêu là phải thu khách hàng là các công ty con hoặc công ty có mùi là công ty ma để đẩy cao doanh thu lên. Mỏ rộng như kia là quá nhanh, mất kiểm soát đấy. Mở như thế thì khả năng lỗ rất nặng ở các tỉnh. Yêu cầu được xem báo cáo riêng của từng chi nhánh xem mức lỗ khủng khiếp đến như nào, đánh giá khả năng thoát lỗ cũng như ý định đóng cửa chi nhánh chốt lỗ của lãnh đạo bên đó. Quan trọng nhất vẫn là cá tính của lãnh đạo bên đó như nào thôi. Mình là người đầu tư giá trị mà giá trị của DN dịch vụ cơ bản là con người và tầm nhìn lãnh đạo cả.
CFO ko gặp được mà chuyển thẳng sang gặp CEO luôn. Nói chung buổi nói chuyện diễn ra tốt đẹp nhưng vẫn chưa giải quyết được hết các thắc mắc nên ta quyết định đầu tư 50tr vào đó. 50tr còn lại sẽ suy nghĩ để tiếp tục đầu tư sang mảng khác hoặc có thể để vốn lập kinh doanh riêng
đầu tư chứng khoán thì nên tìm hiểu kiến thức bài bản và chính thống. và nên đầu tư cổ phiếu đã niêm yết để tránh rủi ro. nếu đầu tư những nguồn khác trừ khi bạn có thông tin nội bộ tin cậy. Mình thấy site về chứng khoán này ok này: https://thuvienchungkhoan.vn/
Cty vốn ngàn tỷ mà tốn công tốn sức chỉ để bán 100tr cổ phiếu mình thấy ko ổn tí nào . Giống như đang cố làm hài lòng để chăn gà ấy
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ chỉ có 11.5% giả định mua đầu năm 2017 và giữ tới giờ (internal rate of return, hiểu nôm na là có 1 đồng lãi suất 11.5%, thì 1 năm sau được 1.115 đồng, bỏ lại hết 1.115 đồng đó lãi suât 11.5% thì 1 năm sau nữa thành 1.24 đồng) , tiết kiệm thì miễn cưỡng chấp nhận (thật ra bỏ ngân hàng kỳ hạn 13 tháng liên tục tới giờ có khi ngon hơn, rủi ro bảo đảm thấp hơn), còn đầu tư thì khi nào có tiền chục tỷ trăm tỷ xem như 1 khoản đa dạng hoá danh mục. Còn tiền ít thì cái này mạnh dạn phán bad investment