KLQ nhưng lại mới phát hiện được người cá ở Philippines http://hn.24h.com.vn/phi-thuong-ky-...en-ca-tim-thay-tren-bai-bien-c159a648539.html
Ta mới chơi tới Death Factory à, chưa xong Đã bày ra trò Subdue mà ko cho Silent Assasin thì vô lý quá :(. Đã tốn công ko giết, roài hide body nữa :(
Xài đạn mới cũng có sao đâu nhỉ =.=? Đồ Nga nổi tiếng khoản nhiều loại súng có thể dùng cùng loại đạn mà. Với lại giữa có với 0 có nó khác nhau nhiều lắm. Đồ cũ vẫn có thể xài đc. Ottoman từng xài 1 khẩu pháo 350 năm tuổi mà :P Mà nói thế chứ chẳng phải Vịt giờ còn xài SU100 (và có khi là cả T34) sao >.< ? Search 1 vòng thấy cái này hay nè Khẩu súng 10$ Stern http://militaryhistorynow.com/2013/12/09/the-venerable-sten-britains-10-dollar-submachine-gun/ Volkssturm weapons http://militaryhistorynow.com/2014/...he-arms-and-equipment-of-the-nazi-volkssturm/ Polish Home Army weapons http://militaryhistorynow.com/2014/...-ingenious-weapons-of-the-polish-underground/ British Home Guard weapons (Có cả súng dùng thuốc nổ đen với pike luôn!) http://militaryhistorynow.com/2014/...-impromptu-weapons-of-the-british-home-guard/
Cái tiêu chí Slient Assasin nó dị lắm, subdue không tính là đúng rồi, vì Đã là S/A thì thần không biết quỹ không hay, giết người mà khiến ngta nghĩ là do tai nạn, đi qua không gây tiếng động, không bị phát hiện, có 1 số màn gần như bất khả thi. Subdue thì có nghĩa là đám kia ngất, xong nó sẽ tỉnh lại( đây là tính trong trường hợp hết màn) thì nó vẫn nhớ là có ai đó tấn công nó, chẳng qua là ko biết mặt) nên subdue nhiều ko tính là S/A - - - Updated - - - Một trong những ví dụ ta thấy dễ hiểu nhất cho S/A mà ta đã chơi đc là màn giết Sanchez, tuy dùng súng tỉa bắn nhưng bắn trúng lúc Pejadoe đánh vào người Sanchez nên dân chúng tưởng đó là do Pejadoe giết
Để tạm vài thứ chỗ này cái https://www.youtube.com/watch?v=ARBhSa400e4 https://www.youtube.com/watch?v=UaqISEs_uj0
Nếu tính SA thế cũng ko khó, khó ở chỗ là ngụy trang vẫn bị đám cùng trang phục phát hiện. Mà ko ngụy trang thế éo nào có thể đột nhập vào 1 đám đặc nghẹt lính gác
Cái đó phụ thuộc vào kĩ năng luồn lách và tính toán thời gian dùng bản năng ngụy trang (Instinct-bấm Ctrl), tuy nhiên ở cấp độ Purist thì thời gian đánh lừa chỉ chừng 10 giây + - nên phải tới ngay chỗ có "Hide",( cái này tùy màn, vd màn descent là mấy cái cặp có dụng cụ gì đó, tới gần nó chữ Hide, một số màn thì giả vờ xem menu v.v..)
Lôi đâu ra đạn 122mm cho nó bắn? Nhét đạn 105mm của T-54 hay 125mm của T-72? Nhét vào bắn cho bay luôn tháp pháo. Su-100 của Vịt là hàng trainning, không phải hàng tác chiến, vì đạn 100mm cũng như 122mm, Nga chả còn sản xuất từ thời Cold War. - - - Updated - - - Subdue thì chởi tới Professional, muốn Silent Assassin thì chỉ có mỗi đám target là bị giết, tất cả người khác từ người vô tội tới lính gác đều không bị đụng chạm gì.
Mình lại nghĩ, ấn tượng của ĐV thời kỳ tk 16-18 là những đoàn thuyền chiến galley đến hàng trăm chiếc chứ nhỉ? Sông ngòi, ao hồ dày đặc thì hành quân bằng voi ngựa không dễ. Quê mình ở Hải Hậu, thuộc trấn Sơn Nam xưa, cứ mỗi lần về quê thời 198x là qua mấy lần đò rồi, huống chi ngày xa xưa. Nhà Mạc đánh nhà Lê cũng toàn dùng thuyền: dùng thuyền đánh nhau ở vùng chiêm trũng Hà Nam; đi thuyền vào cửa biển Thanh Hóa ngược dòng sông Mã lên đánh; ngược dòng sông Lam đánh Nghệ An. Sau này nhà Trịnh đánh nhà Mạc ở Cao Bằng mà cũng dùng thuyền, kiểu này chắc ngược sông Hồng lên Phú Thọ, Tuyên Quang, bỏ thuyền đó mà hành quân bộ lên đánh quá.
_ Thực ra thuyền chiến nội địa ở vn vẫn là loại nhỏ thôi, gọi là galley thực ra là tiểu thuyền 50 người, tầm 30-40 người chèo, còn lại là giáp binh và cung thủ. Các tuyến đường thủy lớn mới có thuyền to, nhưng thường chỉ có soái thuyền, cận vệ thuyền mới là thuyền chiến thực sự, được trang bị tốt. Các loại thuyền khác toàn là chưng dụng tạm thời lúc chiến tranh thôi. _ Chiến tranh thủy chiến thời phong kiến làm gì có các đội thuyền lớn chuyên nghiệp cho quân sự ? toàn là chưng dụng hoặc thuê thuyền vận tải, cải tạo thành thuyền chiến mà oánh thôi, có chăng soái hạm thì là thuyền chiến vì liên quan tới tướng lĩnh, quý tộc. Ko phải các bên tham chiến ko muốn làm, mà là ko có điều kiện kinh tế xây dựng. Đừng thấy trong sử ghi cử binh èo cái 10 vạn, thực ra có 1 - 2 vạn lính chiến là ngon, còn thì toàn dân phu, nông dân trưng tập tham gia là chính. Với quân lực và trang bị như vậy thì đừng bao giờ hy vọng có số lượng lớn thuyền chiến chuyên nghiệp. _ Còn tại sao dùng thuyền nhiều, đơn giản là do địa hình vn sông ngòi nhiều, vận lương, vận lính các kiểu rất cần dùng, và dân gian cũng vô khối thuyền cỡ nhỏ cỡ trung, ko tận dụng tại chỗ mới là lạ. Nhưng mà các trận then chốt, vẫn là bộ chiến là chính, vì mục tiêu công phá thành trại. Lúc này voi chiến với sức mạnh vượt trội mới là điểm nhấn chính :3 _ Xem lại bên Nhật thời chiến quốc, các trận đánh trên bộ rất rất nhiều, các trận đánh lớn tời 10 vạn người cũng không ít, nhưng thủy chiến loại lớn ( cả trên sông lẫn biển ) có được mấy hồi ? Nên nhớ Nhật là đảo quốc, vùng giáp biển rất rất nhiều, nhưng tại sao lại ít hải chiến ? đơn giản là phát triển thủy / hải quân cần lượng đầu tư phải nói là khổng lồ, hao tiền tốn của. Các lãnh chúa thà đi bộ vòng xa hơn tí cũng ko muốn chơi tàu đổ bộ quân, vì đơn giản họ không có tàu, tàu để vận lương cũng chưa chắc đủ nữa là tàu chiến :3
Thuyền chiến có điểm đặc biệt ở chỗ luôn luôn là 100% standing army, nên số lượng tàu chuyên dùng thực ra rất ít, trưng dụng của dân là chính. Cái này là điểm chung của chiến tranh Trung đại, khi mà trung ương tập quyền yếu, quân đội chủ yếu do các lãnh chúa phiên phong góp lại. Lãnh địa có giàu mấy cũng khó có sức nuôi được cả đoàn thuyền ngốn lương như tằm ngốn lá giống kiểu HMS Navy sau này.
- Nhà nước phong kiến ĐV có quyền lực tập trung cao độ nên xây dựng được thủy quân thường trực chứ nhỉ? Khác hẳn nước Nhật bị chia cắt thành nhiều lãnh địa nhỏ. Bình thường các thuyền chiến đều có "nhà" hẳn hoi, gọi là " liên" "Hằng ngày khi không có việc, thuyền chiến được cất cẩn thận trong xưởng để bảo quản. Theo P. Poa-vrơ, dọc sông Hương dày đặc những xưởng thuyền của chúa Nguyễn. Theo A. đờ Rốt, “Mỗi thuyền có một nhà thuyền bưng kín. Thường thì thuyền ở trong đó, khi có lệnh mới hạ thủy. Chỉ sau 15 phút đã có thể xuống nước, sẵn sàng chiến đấu”210. Trong Lê triều hội điển, các nhà thuyền mà A. đờ Rốt nói đến đó được gọi là liên. Các liên này làm bằng gỗ, lợp tranh (của vua quan thì lợp ngói) che mưa nắng cho một hoặc hai, ba cái đà, trên đó đặt thuyền. Theo quy định thì thuyền Thiện Hải lớn, thuyền hàng lớn, hàng trung và hàng nhỏ thì cứ năm xưởng (tức năm đà) có ba cái liên. Các thuyền cổ không được làm liên. Mọi trang bị trên thuyền (cả vũ khí lẫn đồ dùng) đều có quy định bảo quản, cấp phát và kiểm tra ngặt nghèo." - Đúng là số thuyền chiến chuyên dụng là ít, nhưng chắc khoảng : Tài liệu khá thống nhất về số thuyền chiến của quân thủy Đàng Trong. Va-sê và đơ Rốt, hai cha cố thế kỷ XVII đều thống nhất là khoảng 200. Va-sê cho biết chi tiết hơn: riêng Phú Xuân có 133, còn lại rải ra ở các dinh. Soa-di (Choisy) cũng cho biết vào năm 1679 Phú Xuân có 131 thuyền chiến. Bo-ri cũng đưa số liệu hơn 100 cho thuyền chiến Đàng Trong. Có lẽ đây chỉ là số thuyền chiến ở Phú Xuân thôi. Số liệu của Va-sê và Soa-di khá phù hợp với số liệu của Lê Quý Đôn, cho phép có thể xác nhận con số 200 cho toàn bộ thuyền chiến của quân thủy Đàng Trong và khoảng 120 – 130 cho riêng quân thủy ở Chính Dinh, tức Phú Xuân. Ở Đàng Ngoài, trừ một số liệu lấy trong Đại Nam thực lục đã gộp chung cả thuyền chiến lẫn thuyền tải lương của quân Trịnh trong cuộc xung đột năm 1672 là 1.000 thuyền (số liệu này cùng gần với số liệu mô tả của đơ Rốt năm 1627 mà Ca-đi-e (Cadière) sau này có chi tiết thêm), thì các số liệu còn lại cũng tương đối thống nhất. Tít-xa-ni-ê (Tissanier), đơ Rốt đều ước quân thủy Đàng Ngoài có khoảng 500 – 600 thuyền chiến. Tài liệu của Phan Huy Chú cho biết số thuyền binh Thị hậu khoảng 50, số thuyền ngoại binh khoảng hơn 200, còn lại rải ra ở các cơ đội Thanh Hoa, An Trường, Nghệ An, Bố Chính… khoảng 200 nữa. Ta-véc-ni-ê (Tavernier) cung cấp số liệu thuyền chiến Trịnh đánh Nguyễn năm 1643 là 318 chiếc. Có thể đây chỉ là số thuyền mà em Ta-véc-ni-ê đếm được ở Thăng Long. Mô tả của đơ Rốt về số thuyền trong cuộc hành quân đánh Nguyễn năm 1627 cho chúng ta biết có khoảng 200 thuyền chiến tiên phong. Đây chính là các thuyền chiến thuộc quân thủy Ngoại binh. Đi kèm thuyền rộng của vua và chúa có 80 thuyền hộ tống. Đó là các đơn vị thuyền Thị hậu và Nội điện được tăng cường. Đi theo sau là khoảng hơn 200 thuyền chiến nữa là số thuyền chiến huy động ở các địa phương. Số còn lại vô kể là thuyền tải binh lương, không được tính vào số thuyền chiến đấu. Tài liệu như trên cho phép xác nhận con số khoảng 500 – 600 thuyền chiến cho toàn bộ quân Đàng Ngoài, trong đó khoảng 350 thuyền chiến Thị hậu và Ngoại binh ở Thăng Long là hợp lý (đơ Rốt cũng cho biết số thuyền của quân Đàng Ngoài nhiều gấp ba lần Đàng Trong).
_ Nếu số lượng " thuyền chiến " của thủy quân đàng trong là 200 thì ko kém gì lực lượng của Holy Leage trong trận thủy chiến Lepanto năm 1571, vốn lớn nhất thời phục hưng bên Tây. Trong đó phe Holy Leage có 214 galleys và 6 pháo hạm galleasses , phe Thổ Nhĩ Kỳ có 243 Galleys. Bạn đừng bảo dân đàng trong giàu ko kém cả phe Holy Leage Tây Âu nhé, vốn tụ tập hầu như toàn bộ thủy quân Ý, Genoa, Venetian, Neapoli, và có sự hỗ trợ từ Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, các quốc đảo Sicily, Malta ( thèng Pháp lại về phe Thổ Nhĩ Kỳ, cái này là sự thật ). Và tất nhiên là cái khối liên minh đó nó giàu gấp nhiều lần đàng trong, vốn còn phải bán thổ sản thô đổi vũ khí từ thuyền buôn Tây :3 Cái số lượng 200 thuyền chiến đàng trong đó chưa biết đúng ko , nhưng chắc chắn là ko phải thuyền chiến chuyên dụng. _ Tiếp nữa là, các giáo sĩ có lẽ sẽ nhầm kha khá vì họ không quen thuộc cách hành binh của các quốc gia châu Á nói chung và Vn nói riêng. Ở Châu Âu, thuyền buôn là tư nhân, thuyền chiến là nhà nước quản lý, nhưng sở hữu cũng là tư nhân luôn, vì nó thuộc về các quý tộc đẳng cấp cao. Thuyền của họ bình thường dùng để bảo vệ con đường buôn bán trên biển và các bên cảng khỏi bọn hải tặc ( và hệ thống buôn bán đó cũng là tư nhân ). Khi chính quyền tổ chức chiến tranh trên biển, nhà nước sẽ bỏ tiền " thuê " lại, hoặc quý tộc góp " cổ phần " vào chiến tranh, trong đó bỏ ra thủy thủ, thuyền chiến. Khi kết thúc, dù thắng hay thua, cũng sẽ kết toán dựa trên đóng góp, lợi nhuận ( chiến lợi phẩm, nô lệ, tù binh, lợi nhuận từ thị trường ... ) hoặc lỗ vốn ( người chết, thuyền chìm ) chia theo cổ phần. Với người châu Âu thời phục hưng, chiến tranh cũng là 1 hoạt động buôn bán đặc biệt, vì thế đừng lạ kỳ. Mãi tới thời cận đại, khi mà Louis XIV sun king của nước Pháp tổ chức lại quân đội thành lực lượng chuyên nghiệp phục vụ hoàng đế, thì các tàu chiến mới dần dần quốc hữu hóa. _ Ở vn nó khác, Hoàng đế tập quyền, nhưng ko chỉ huy được địa phương, mà cần sự đồng ý ủng hộ của các quý tộc địa phương khi tham gia chiến tranh. Thuyền bè thì lập tức trưng tập tại chỗ, góp vào hạm đội. Ở vn thời đó thuyền ko chia ra nhiều chức năng, mà gộp lại : vận lương, vận binh, thủy chiến, buôn bán, tất cả trong 1. Cũng vì thuyền cỡ trung cỡ nhỏ nhiều nên làm thế để tận dụng nguồn lực. Nhà nước ko nuôi cả đội thuyền chiến, mà chỉ có số ít thuyền to làm soái hạm chở tướng lĩnh, còn thuyền nhỏ tự động lấy của dân tham gia chiến đấu ( và dân chèo cũng góp vào dân phu luôn ) Oánh xong trả về lại tiếp tục buôn bán. Các giáo sĩ sẽ lầm tưởng ngần đó thuyền đều của nhà nước vì hạm đội rất đông đảo, tham gia chiến đấu nhiều. Nhưng thực ra đều là của dân bị trưng tập cả, bởi vì theo truyền thống châu âu, thuyền chiến là quân thường trực, ở đây lại ko phải. _ Thời đó ở vn, chiến lược đường thủy là tận dụng chủ yếu cho vận tải quân sự, giao thông liên lạc là chính, dân chài, chèo thuyền, bốc vác bến tàu, đều là bán dân phu cả, thời bình làm công, buôn bán, thời chiến lập tức vào quân ( có thể coi là dân quân, phủ binh ) Tại sao đường thủy ko phải phục vụ buôn bán là chính ? bởi vì nho học, sĩ nông công thương ạ, nắm quyền là nho sĩ, địa chủ, họ ko quan tâm buôn bán mấy, tổ chức buôn bán nội địa thường nhỏ lẻ, thiếu hệ thống chuyên nghiệp như Tây Âu, đương nhiên sẽ ko sử dụng thuyền vận trọng tải lớn ( thuyền lớn là vận lương quân sự của nhà nước ). Tiếp theo là chính quyền cũng ko cho phép tư nhân nắm thuyền chiến ( chính sách hạn chế vũ khí dân gian để giảm bạo loạn ) và tư nhân cũng ko dùng thuyền chiến làm gì, vì thế chỉ có nhà nước được đóng thuyền to, thuyền chiến chuyên dụng. Nhưng nhà nước nào nuôi nổi hạm đội khổng lồ phục vụ thủy chiến ? Đó là 1 cái vòng luẩn quẩn thôi :) _ Cuối cùng, các giáo sĩ sang là để truyền đạo, họ cũng ko phải quân nhân hay lính đánh thuê, ko quen thuộc hành binh. Dù họ học tập rất giỏi, có thể học hỏi lính đánh thuê và thủy thủ trên thuyền buôn về các kỹ năng quân sự, nhưng về bản chất, họ KO quan tâm tới quân sự, họ chỉ quan tâm truyền đạo thôi. Tới VN họ bị ảnh hưởng bởi cuộc nội chiến nên mới bất đắc dĩ phục vụ các chúa như một tư vấn viên quân sự kiêm môi giới buôn bán, nhưng thực chất họ ko phải. Vì thế ghi chép của họ có thể nhầm lẫn về quân sự là chuyện rất bình thường, mặc dù các con số ghi có lẽ đúng, nhưng ý nghĩa chưa chắc đúng. Nếu thực sự muốn tham khảo tư liệu quân sự, nên đọc ghi chép của các lính oánh thuê và sĩ quan quân sự Pháp, Bồ sang VN thời Tây Sơn, Nguyễn Ánh. Các giáo sĩ ghi chép về sự kiện xã hội có thể khách quan, nhưng riêng về số liệu quân sự, chắc chắn thua xa các sĩ quan quân sự đánh thuê đó. p/s : tới cuối phục hưng, đầu cận đại, các pháo hạm trên 40 pháo ở Tây vẫn thuộc sở hữu tư nhân, nữ hoàng và hoàng đế Anh vẫn phải bỏ tiền túi tạo thuyền, vì thế bọn Anh mới có cái tên HMS ( his/ her majesty 's ship )
Hôm qua mới chơi lại màn R&D trong phần của Death Factory, được mức Shadow ngon vãi, chỉ subdue đúng 1 thằng và giết 2 mục tiêu = tạo tai nạ giả, nếu ko bị phát giác lúc bỏ trốn 2 lần chắc max luôn
Nhiều quá loãng thread Shogun 2, bỏ ra đây vậy. - In đậm 1, điều bạn muốn là thứ mà các nhà nghiên cứu quân sự VN rất cần chỉ tiếc là các cụ chẳng thèm ghi lại nên chỉ còn dựa vào ghi chép của các giáo sĩ Tây để biết sơ qua. - In đậm 2, từ sau đời nhà Trần, quân đội thân binh..... đã bị thay đổi hết vào thời nhà Lê, quân đội nhà Lê do nhà nước quản lí và điều động. Anh nào mà tí toáy thích cát cứ là cho ăn hành ngay. - Về kinh tế, xã hội thời Trịnh Nguyễn mới có nghiên cứu gần đây là quyển "Xứ Đàng Trong" của Li Tana cho thấy chúa Nguyễn khá giàu còn chúa Trịnh thì qua các ghi chép thì cũng không nghèo. - Thật sự thì dân ta biết chế súng hơi kinh dị, có truyền thống từ xưa đến nay. Đến đồng bào dân tộc thiểu số còn chế flintlock musket (súng kíp) dễ như không thì nói gì đến chúa Trịnh, Nguyễn. Đến Lê Quý Đôn trong "Kiến văn tiểu lục" còn thấy vậy nữa là: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/.../trong-lo-sung-cua-nguoi-mong.html#ad-image-3 [video=youtube;aQd6Enpzd9U]https://www.youtube.com/watch?v=aQd6Enpzd9U&list=PLT5VlIPMOthl4Mb30zC_0hGQZqJN3pSxd&index=114[/video] - - - Updated - - - Chả thấy giống "tiểu thuyền" tí nào. Đóng trăm chiếc là chuyện bình thường: Thủy binh Đại Việt cũng do nhà nước quản lí tất tần tật.
mấy lão cho hỏi tí : cái phòng tuyến macedonia là của nước nào và ở vào thời gian nào vậy ?( search không thấy ) p/s: xin luôn tí info
1. Nguyên vật liệu chế súng kíp cách đây 200 năm khác hẳn súng kíp của đồng bào dân tộc nhập vật liệu dưới xuôi lên rồi đục đẽo thành. Cách đây 200 năm khẩu đại bác được gọi là thần công được cúng tế đàng hoàng, dân thường đừng hi vọng kiếm được thuốc súng và rèn được các chi tiết trong khẩu súng. 2. Ảnh xem thế thôi chứ còn cần nhiều dẫn chứng nữa. Nếu chỉ dựa vào một hai bút ký của nhà truyền giáo thì không ổn, vì sẽ sinh ra tình trạng như này: http://ngm.nationalgeographic.com/ngm/0507/feature2/ [spoil][/spoil] Cái nhỏ là chiếc Santa Maria của Christopher Columbus. chưa nghe bao giờ luôn?
1. 200 năm ? Lê Quý Đôn (1726 - 1784), Kiến văn tiểu lục (1777), Phong vực, Tuyên Quang: "Dân bản thổ cứ đẻ ra là mua súng, lớn lên là tập bắn súng, súng kíp (flintlock musket) đều tự họ chế lấy, quan bản thổ chỉ phát cho thuốc đạn, họ lại mua riêng súng trụ (chưa rõ nhưng chắc chắn là cannon) sửa lại để dùng." Chả biết cái huyền thoại súng đại bác bắn không được vì phải cúng tế từ đâu ra chứ Tây thì nó chưa từng thấy bao giờ: - Trận đánh đồn gần Chùa Cây Mai: "Trong khoảng cách năm trăm thước, đạn của đối phương rơi tới tấp vào quân Pháp và Tây ban nha. Ðường bắn của quân An nam chính xác, đúng cả hướng và cả chiều cao. Trong đồn, các cổ pháo, súng nhỏ cầm tay, súng trường bắn ra xối xả. Mỗi khi phó đề đốc, bộ tham mưu và quân hộ vệ của ông dừng lại chỗ nào thì trong thành nhắm vào chỗ đó bắn ra rất rát và mảnh liệt. Pháo binh chịu trận trước tiên; chỉ trong vài phút, nhiều pháo thủ và ngựa bị trúng đạn. Khoảng cách quá ngắn trước mặt địch làm giảm ưu thế của khí giới có tầm bắn xa và chính xác của ta; mặc dù tầm đạn của ta chính xác, liên tục và ưu thế hơn, nhưng sức kháng cự của bọn An nam không bị đánh tan cũng không nao núng chút nào. Thương vong của ta tăng lên; đại tướng de Vassoigne, đại tá Tây ban nha Palanca Gutierrez, chuẩn úy Lesèble và thượng sĩ Joly bị thương nặng... ...Trong trận đánh ngày 24 tháng 2 này, quân An nam chấp nhận đối đầu bằng đại pháo với ta tuy họ yếu kém nhưng không thấy lòng can trường của họ bị sứt mẻ hay nao núng một chút nào cả: nhiều xác chết rải rác dọc theo tường phòng thủ cho thấy hiệu quả của súng nòng có khía của ta. Nhưng khi quân ta xung phong, tiến thẳng vào họ, thì họ thối lui nhưng không chạy, khoảng cách vẫn còn nhìn thấy nhau. Chuyện này cũng thấy ghi trong các phúc trinh về những trận đánh trước đây ở Saĩgon và Touranne." "Quân ta buộc phải tạm dừng quân vì trận đụng độ nhỏ này, nhưng lại tiếp tục tiến lên. Khoảng sáu giờ chiều thì đến địa điểm cắm quân, tức là ngay sau thành Kì hòa. Nơi đây đồng ruộng không còn hoàn toàn trống trải nữa: có vài chòm cây rải rác, rừng chồi cũng rải rác một vài nơi. Một ngôi làng gồm vài căn nhà đổ nát dựa vào một đám cây cách thành địch chừng hai cây số. Thủy sư đề đốc đặt đại bản doanh tại một trong những căn nhà bỏ hoang trong ngôi làng này. Ngay lúc đó thì đại pháo trong thành Kì hòa cũng bắn ra vài phát hướng về phía làng. Một viên đạn xuyên ngang mái nhà đại bản doanh, đồng thời súng nhỏ cũng bất thần bắn tới tấp từ khu rừng chồi vào các lều cắm quân của ta. Bộ binh hướng về phía bìa rừng để chống trả loạt tấn công bất ngờ này. Lính Tây ban nha, tiếp theo là đại đội thuộc tàu Renommée và hai đại đội khác nữa tiến lên đánh xung kích. Ngựa kéo đại pháo đã tháo cương, vì thế phải dùng tay kéo hai khẩu pháo nòng 4 đặt vào vị trí. Quân địch thì không thấy đâu hết mà súng cứ xối xả thật can trường, suốt nữa tiếng đồng hồ." - Trận thành Kỳ Hòa ngay hôm sau: "(Khi hai bên) thôi đánh chiêng và cũng ngưng đánh trống, các đại pháo trong thành Kỳ Hoà bắn ra, vang rền, tiếng nổ của súng địch có cường độ giống nhau nên rất dễ nhận, tiếng các quả đạn xé gió rít lên rồi im bặt, không có một tiếng động nào khác... ...Tiếng súng của đối phương, lúc đầu thưa thớt, dần dần nhặt hơn. Súng bắn mạnh và chính xác, nhất là về hướng bắn thì rất đúng. Quân An Nam có lợi thế hơn vì mặt trời chiếu thẳng vào mắt quân Pháp. Pháo binh vừa đạt vị trí 1.000 thước đã thấy có thiệt hại. Ðã có người và ngựa chết hoặc bị thương; một xe tải đạn có một bánh xe vỡ tan tành từng mảnh. Trung tá Crouzat thúc quân kéo súng rất nhanh đến vị trí 500 thước, rồi 200 thước; ở vị trí gần này tránh bớt được nhiều bất lợi do bị mặt trời chiếu vào mắt...Hai bên bắn nhau kịch liệt...Trên ruộng không có chỗ nào ẩn núp, chỉ biết đưa thân cho súng đạn. Thiệt hại đã khá rõ. Chỉ còn biết lợi dụng vào chiến thắng vừa đạt được hôm qua khích động quân sĩ để họ xông lên...Thủy sư đề đốc (Léonard Charner) ra lịnh cho hai cánh quân tiến lên." - Trận Mỹ Tho: "Bất thình lình, đồn hiện ra ngay trước mặt chỉ cách bốn trăm thước, đúng vào một khúc quanh của con kinh. Pháo hạm số 18 đi đầu có mang cờ hiệu của trung tá Bourdais bắn một quả đạn. Ðồn An nam liền bắn trả ba quả, ba quả đạn An nam đều có hiệu lực. Một rớt lên tàu, một làm bị thương một quân lính của ta; quả thứ ba làm bay mất quả tim và cánh tay trái của trung tá Bourdais. Tức thời pháo hạm 18 vọt lên, theo sau là pháo hạm 31. Cả hai được các pháo hạm 16 và 22 dàn ra yểm trợ. Bốn đại pháo nòng 30 có khía phóng đạn liên hồi vào đồn An nam. Ðồn bị lủng nát, quân phòng ngự bỏ đồn rút lui. Quân Pháp liền chiếm đồn." Léopold Pallu, Histoire de L’Expédition de Cochinchine en 1861 (Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861) 2. Thuyền chiến Mông Đồng thì ảnh nhiều lắm, cả trong và ngoài nước: [SPOIL] Mông Đồng- chạm gỗ đình Hương Canh Mông Đồng trên Chương Đỉnh [/SPOIL]
Quote lại giống hệt tớ nói còn gì. Thuốc súng là cái quý nhất thì dân không tự làm được. Mà đừng nhét lời vào mồm người khác, nói không bắn được đi cúng lúc quái nào? Nhân tiện: mấy thanh niên này bưng kiểu biện luận của LSVN sang, đọc cũng được nhưng lậm quá bưng luôn cả lối hành văn khoe chữ, lắm lúc nhìn 2 người reply qua lại cố phô xem ai quote được nhiều sách hơn chứ chả thèm đọc bài thằng kia gõ cái gì. Nói ngắn ngắn thôi cho thằng khác đọc với. Mà món sử VN này tớ không đọc sâu, lâu lâu đọc thấy có chỗ hở chọc một phát xem thế nào thôi chứ cũng không theo lâu được.